TT&HĐ III - 32/c

                                           Việt Nam 1900 - 1945 - Những Thước Phim Xưa

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

    

 

(Tiếp theo)

Tất nhiên, việc tìm một chính quyền tay sai người bản xứ cũng được Nhật tính trước từ lâu. Cụ HuỳnhThúc Kháng là một yếu nhân trong phong trào Duy Tân, được nhắm tới đầu tiên, đã thẳng thắn khước từ. Nhưng cách mạng tháng Tám thành công, sau khi tiếp xúc với Hồ Chủ tịch, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc”. 


Huỳnh Thúc Kháng
Huynh Thuc Khang.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 31 tháng 5 năm 1946 – 21 tháng 9 năm 1946
0 năm, 113 ngày
Vị trí  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nhiệm kỳ 2 tháng 3 năm 1946 – 21 tháng 4 năm 1947 (mất)
1 năm, 50 ngày
Tiền nhiệm Võ Nguyên Giáp
Kế nhiệm Phan Kế Toại (quyền)
Vị trí  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thứ trưởng Hoàng Hữu Nam
Thông tin chung
Sinh 1 tháng 10 năm 1876
Tiên Phước, Quảng Nam, Đại Nam
Mất   21 tháng 4, 1947 (70 tuổi)
 
Và Cụ đã làm được những việc to lớn thiết thực cho việc bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ. Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh đang bị cầm tù ở Côn Đảo, Nguyễn Hòa Hiệp là người quen biết cũ, đương nhiệm chức sư trưởng đệ tam sư đoàn của Nhật, dẫn một viên tướng Nhật ra đảo mời hợp tác nhưng ông kiên quyết từ chối mặc dù ông biết “Nếu phải hoàn thành xong hình phạt tù tại Côn Nôn, tôi chắc chắn phải để xương tại đây”! Nửa tháng sau, ông trút hơi thở cuối cùng tại nơi địa ngục trần gian ấy! (Nguyễn An Ninh qua hồi ức của những người thân – NXB Văn học 2009).

 


Nguyễn An Ninh
Nguyễn An Ninh là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Wikipedia
Sinh: 5 tháng 9, 1900, Chợ Lớn, Việt Nam
Mất: 14 tháng 8, 1943, Côn Đảo, Việt Nam

Bài thơ cuối cùng

Sống và chết
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phài, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.

Đó thật sự là những con người đẹp, làm việc đẹp và viết nên trang sử đẹp, đáng là niềm tự hào cho mỗi người Việt Nam ta. 

Ngô Đình Diệm cũng được Nhật để mắt tới nhưng họ không lạ gì con người này. Trong tình thế ấy, Trần Trọng Kim là sự lựa chọn cuối cùng. Ông được Nhật đưa sang Chiêu Nam Đảo (Singapour) trước đó cả năm trời, qua Băng Cốc (Thái Lan), về Sài Gòn, ra Huế vào giờ phút chót. Ông viết trong hồi ký “Một cơn gió bụi”:

“Có một điều nên nói cho rõ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ tìm lấy người mà làm việc. Và tôi đã định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước thì tôi thôi ngay, không làm nữa. 


“Chừng mười giờ sáng ngày 17 tháng tư năm 1945, tôi đem danh sách ấy vào trình vua Bảo Ðại. Vào đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, đã ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi: “Cụ đã lập thành chính phủ rồi à?”. Tôi nói: “Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu trình hoàng thượng để ngài chuẩn y”.
“Tôi đệ trình vua Bảo Ðại, ngài xem xong phán rằng: “Ðược”. Khi ấy ông Yokohama nói: “Xin cho tôi xem là những ai”. Ông xem rồi, trả lại tôi và nói: “Tôi chúc mừng cụ đã chọn được người rất đứng đắn”. Sự thực là thế, chứ không như người ta đã tưởng tượng là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những người của họ đã định trước”.

Có ai không nghĩ rằng đó là vở kịch được người Nhật dàn dựng từ đầu chí cuối?

Ngày 8/5/1945, chỉ một ngày trước khi phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh, tại Huế, Hoàng đế Bảo Đại đọc Tuyên chiếu thành lập nội các. Tân Tổng trưởng đưa ra bản Tuyên cáo khẳng định nền độc lập mới có được sau 80 năm bị Pháp áp chế và cám ơn Nhật Bản đã ra tay “giải phóng”, kêu gọi Quốc dân phải cố gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thật hợp tác với nước Đại Nhật Bản”, lấy quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, quốc kỳ Quẻ Ly đỏ trên nền vàng (ứng với hoàng đế làm chủ phương Nam). Bà con kinh đô nhạo là “vương rút ruột”. Vấn đề là có thật Nhật “giải phóng” cho Việt Nam không, hay chỉ là động tác tháo vòng xích cũ, choàng vào cổ cái vòng xích mới xiết chặt hơn để kéo dài cơn hấp hối của tên phát xít cuối cùng?!    

Kế hoạch của tân chính phủ đưa ra thì nhiều nhưng chỉ là những ý tưởng hão huyền. Trước hết vì chính quyền quân phiệt Nhật kiềm chế khắt khe cả về mọi mặt. Trong khi chính phủ thì “hữu danh vô thực”: Không lực! Không quyền! Không được nhân dân ủng hộ! Mặt trận Việt Minh kêu gọi phải tận dụng thời cơ, tự ta giải phóng cho ta, đồng thời cảnh báo những ai nhẹ dạ cả tin: “Lợi dụng Nhật tức là tự để mình cho Nhật lợi dụng; lợi dụng Nhật, đi theo Nhật tức là trốn ra ngoài hàng ngũ kháng Nhật cứu nước mà toàn thể đồng bào đương hăng hái bước vào; lợi dụng Nhật là “đánh đu với tinh”; lợi dụng Nhật là tự tử” (Báo Cứu quốc, số 24 ngày 25/6/1945). Yêu cầu bức thiết lúc bấy giờ là cứu đói. Trong khi các kho thóc đầy ắp, ngoài việc cấp ăn cho lính còn dùng thay than cho các tàu thủy, tàu hỏa và nhà máy! Khắp Bắc Kỳ, nhiều làng vắng tanh không một bóng người, cảnh chết đói đầy đường, đầy phố! Việt Minh hô hào phá kho thóc Nhật cứu đói cấp thời, thì tân Chính phủ lại công bố: “Chúng tôi vẫn hợp tác chặt chẽ với nhà đương chức Nhật Bản” và ra lệnh kết án tử hình những ai cướp phá kho tàng ngũ cốc! Cái gọi là Bộ Tiếp tế làm được vài việc vặt, coi như vô dụng! Bộ Tài chính chuyên làm một việc gom tiền thuế của dân giao cho giặc! Chỉ riêng trong 5 tháng tồn tại, Chính phủ Trần Trọng Kim đã nộp cho Nhật khoản tiền 720triệu Đồng Đông Dương (Piastre), không thua số tiền 726triệu do chính quyền Decoux nộp trong 5 năm (1940-1945). Cụ thể là: 1940: 6tr; 1941: 58tr; 1942: 86tr; 1943: 116tr; 1944: 360tr; 1945 cho đến ngày 9/3: 100tr. Tổng cộng trong thời gian Thế chiến hai, chính quyền Đông Dương đã nộp cho Nhật 1 tỷ 446 triệu Piastre, tương đương 14 tỷ 460 triệu Franc lúc đó (BS Ngô Văn Quỹ - sđd). Thật sự đó là tội ác với nhân dân và lịch sử mà chính quyền Trần Trọng Kim không thể chạy tội được! Vai trò lịch sử của nội các do ông lãnh đạo thực chất là như thế. Dù rằng thành viên trong nội các đều là những người có đủ học thức và đức hạnh, chánh trực thanh liêm, lúc hữu sự muốn góp phần mình giúp nước nhưng trước thực tế đều thấy bị cô lập và bất lực, rã đám dần.  Sau cách mạng tháng Tám, phân nửa các vị theo Chính phủ kháng chiến cho tới ngày thắng lợi hoàn toàn. Một số ra định cư ở nước ngoài và hầu như không có ai hợp tác với các chính quyền tay sai ngoại bang sau đó. 

  Chân dung một người lính Nhật Bản thời kỳ Nhật chiếm đóng Đông Dương.


       Luật sư Phan Anh, người sớm nhận ra sự thật, đứng hẳn về phía cách mạng và có những đóng góp to lớn, sau này viết: “Chúng tôi đã lầm rất lớn. Chúng tôi đã tưởng lợi dụng được một đế quốc chống một đế quốc khác, tranh thủ quyền lợi về ta, nhưng trái lại bọn Nhật đã lợi dụng chúng tôi, ít nhất cũng là về danh nghĩa. Đó là một bài học đau đớn!” (Phan Anh – Con đường đi tới cách mạng tháng 8 của tôi – Báo Nhân dân số 2346 ngày 21/8/1960). Giả như có một “khoảng trống quyền lực” mà nhân dân không được tổ chức, không có lực lượng thì làm sao giành được chính quyền? Huống chi quyền lực vẫn nằm trong tay quân phiệt Nhật tới giờ phút chót! Đó là sự thật lịch sử! Riêng vị Tổng trưởng nội các, sau khi quân Nhật bị giải giáp về nước, cách mạng tháng Tám thành công, quân Pháp quay lại tái xâm lược Việt Nam, ngài lại tìm đến cố vấn Vĩnh Thụy đang đào tẩu ở Hương Cảng, theo lời phế đế về Sài Gòn nghe ngóng. Ở đây, vị học giả đã nhìn ra chân tướng cái xã hội nhố nhăng này: “Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Liên hiệp Pháp chỉ là một thứ cũi chó mạ vàng! Còn về phương diện người mình, thì không có gì đáng vui, phe nọ đảng kia lăng nhăng chẳng đâu vào đâu cả!”. Và nhìn ra một sự thật là: “Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có Việt Minh mới làm nổi”. Tuy nhiên nhà nho vẫn loanh quanh xứ trời nam, hy vọng  được mời ra hợp tác với lời an ủi của bậc thánh hiền: “Dụng chi tắc hành. Xả chi tắc tàng” (Dùng thì ra làm việc. Bỏ thì ở ẩn). Mòn mỏi đợi chờ, trước khi bỏ xác xứ người, ông thầy ngán ngẩm thở than: “Nghĩ cho cùng, ở đời chẳng cái đếch gì ra cái đếch gì”!
                                                              ***  
Cách mạng Việt Nam, sau ngày Nhật đảo chính Pháp, bước vào thời kỳ cao trào chống Nhật, cứu nước. Bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh. Ban thường vụ Trung ương Đảng chỉ rõ: “Nếu Nhật đem quân đánh phá khu du kích thì đội quân du kích phải khéo dùng chiến thuật hóa chẵn thành lẻ, hóa lẻ thành chẵn phối hợp với nhân dân đằng sau quân địch đánh phá, nhiễu loạn làm cho chúng phải rút lui”.
Tháng 4-1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng ra nghị quyết về nhiệm vụ chống lại cuộc tấn công của Nhật vào các khu căn cứ địa, đại ý như sau:
- Vì là đang thời kỳ xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, nên phải dùng chiến thuật đánh du kích, đánh úp địch bằng những trận nhỏ, nắm chắc phần thắng để giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng.
- Phát động du kích thành nhiều chiến khu, nhiều căn cứ địa để đề phòng địch bao vây.
- Dùng chiến thuật “dĩ công vi thủ” (lấy tấn công làm phòng thủ) mà đối phó khi địch bao vây. Nếu không giữ được căn cứ thì kiên quyết rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Thi hành vườn không nhà trống.
- Các chiến khu và căn cứ địa phải liên kết chặt chẽ, tương ứng được với nhau.
Từ sau ngày 9-3 đến cuối tháng 4-1945, bằng nhiều hình thức hoạt động du kích kết hợp với nổi dậy của nhân dân địa phương, Việt Minh đã giải phóng được phần lớn nông thôn của 6 tỉnh ở Việt Bắc, lập chính quyền cách mạng ở những vùng đó.

de quoc nhat bi giang xe giua tan cong lien xo va tan cong dong nam a hinh 3                        Lính phát xít Nhật hành quân ở Philippines. Ảnh: Tàng thư quốc gia Mỹ.
 
Sau khi hất cẳng Pháp, đến cuối tháng 3, quân Nhật bắt đầu tràn lên chiếm đóng các tỉnh lỵ, sục xuống các làng xã, tiến đánh các khu du kích, đặc biệt, vào trung tuần tháng 5, chúng huy động hàng ngàn quân mở cuộc càn quét lớn khu căn cứ của Việt Minh ở giữa sông Lô và quốc lộ 3.
Bằng cuộc chiến tranh du kích ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên, các lực lượng vũ trang cách mạng và quần chúng nhân dân đã nhanh chóng bẻ gãy các mũi tiến công càn quét của Nhật, đánh bật chúng ra khỏi các vùng giải phóng, bao vây chúng trong một số huyện lỵ, tỉnh lỵ, vừa giữ vững được chính quyền cách mạng, vừa tiếp tục mở rộng vùng giải phóng.
Sau khi Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, quân Nhật lại tiếp tục mở các cuộc càn quét mới, nhưng đều thất bại. Không những bảo vệ vững chắc cùng giải phóng đã tạo lập được, các lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Bắc đã sẵn sàng cùng toàn dân xông lên, tổng khởi nghĩa…


Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân
      Ngoài căn cứ địa Việt Bắc ra, hoạt động thành lập chiến khu, căn cứ địa và đấu tranh du kích để bảo vệ và mở rộng những địa bàn đó của Việt Minh cũng diễn ra tại những nơi khác ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và cả ở Nam Kỳ (vùng Tân Uyên đang manh nha trở thành căn cứ địa, sau này trở nên lừng danh với cái tên: Chiến khu Đ).
      Khi Thế chiến thứ II sắp kết thúc, Nhật còn muốn nắm lực lượng thanh niên để phục vụ mưu đồ riêng. Ở Nam Kỳ Nhật mời Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch lập Thanh niên Tiền phong, biểu trưng là cờ nền vàng sao đỏ (thực ra xứ ủy Nam Kỳ đã chủ động nắm tổ chức này). Nhật cũng vận động Bộ trưởng Phan Anh lập ra tổ chức thanh niên. Lúc này ở Bắc Kỳ đã có “Đoàn Thanh niên cứu quốc” trong đoàn thể Việt Minh. Tổ chức “Thanh niên Phan Anh” ra đời ở Huế. Ông bàn với giáo sư Tạ Quang Bửu là người có ảnh hưởng rất lớn trong giới học sinh ở Huế đứng ra mở “Trường võ bị thanh niên tiền tuyến” và mời ông Phan Tử Lăng – võ quan chỉ huy lực lượng Bảo an binh ở kinh đô Huế và cả Trung kỳ, làm Hiệu trưởng. Các ông đều có tinh thần dân tộc cao và sớm liên hệ với Việt Minh. Nhà trường kêu gọi: “Đất nước ta sẽ rất cần thanh niên có học, có hiểu biết về quân sự” và hứa: “Học xong không bắt buộc ra làm việc cho chính phủ”! Thực chất là chủ động chuẩn bị bổ sung cho lực lượng vũ trang yêu nước khi cần. Số người ghi danh vào học khá đông, có cả một số sinh viên từ Hà Nội vào theo học. Lá “cờ quẻ kiền” ba sọc đỏ (tượng trưng cho người quân tử làm điều nghĩa hiệp), được lấy làm biểu tượng của thanh niên Võ bị. Vậy là Mặt trận Việt Minh thông qua những người yêu nước, chủ động biến tướng một tổ chức phục vụ cho ý đồ của Nhật thành một tổ chức nòng cốt của mình. Cách mạng thành công, đổi tên là “Trường võ bị Thuận Hóa” và mở rộng thành phong trào “Thanh niên tiền tuyến”, góp phần đẩy mạnh phong trào “Nam tiến” sôi động trong cả nước, bổ sung tiếp ứng kịp thời cho mặt trận phía Nam. Nước nhà vừa độc lập thì bước ngay vào cuộc kháng chiến từ Nam lan nhanh ra Bắc. Cũng như Thanh niên Tiền phong,  Thanh niên Tiền tuyến chấm dứt vai trò lịch sử, hợp nhất vào tổ chức Thanh niên cứu quốc trong Mặt trận Việt minh. Cuộc trường kỳ kháng chiến giành thống nhất, độc lập kết thúc thắng lợi, tám học viên khóa đầu của Trường võ bị được phong quân hàm cấp tướng (Hồi ký của Thiếu tướng QĐNDVN Mai xuân Tần).

Quân lính Pháp tại một quán cafe vỉa hè ở Sài Gòn.
                                  Quân lính Pháp tại một quán cafe vỉa hè ở Sài Gòn

    Nhân chuyến công cán qua Trung Quốc, Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đào nhiệm và lưu trú ở Hồng Công. Giữa năm 1948, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại, chủ cũ tìm đến ký với phế đế cái gọi là Hiệp định Hạ Long, công nhận nền độc lập của Việt Nam  nằm trong khối Liên hiệp Pháp và lập ra cái chính phủ quốc gia! Phục dựng lá “cờ quẻ kiền” làm quốc kỳ và lấy bài hát “Tiếng gọi thanh niên” (của Lưu Hữu Phước) ra đời trong phong trào thanh niên tiền khởi nghĩa, làm quốc ca. Ngay lập tức, Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh ra tuyên bố cảnh cáo: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ theo pháp luật nước nhà trừng trị bọn phản quốc ấy. Đối với các nước trên thế giới, tôi thay mặt chính phủ và nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố không bao giờ thừa nhận những giấy tờ gì do bọn bù nhìn ấy ký kết với bất cứ nước nào”!
         “Quân đội quốc gia” được gấp rút nặn ra. Với lệnh Tổng động viên, học sinh trung học ở các thành thị trong vùng tạm chiếm bị dồn vào các trường sỹ quan trù bị Nam Định, Thủ Đức và Võ bị Đà Lạt. Lá “cờ quẻ kiền” với bài ca vốn ra đời từ phong trào yêu nước sôi nổi chống ngoại xâm nhưng đã bị đánh tráo nhận vơ cho cái quốc gia ngụy tạo! Từ đấy “cờ quẻ kiền” hết đi sau “cờ tam tài” rồi “cờ hoa” trong những cuộc tàn sát, khủng bố, giết chóc đồng bào ta!

Anh cuc hiem dan xe tang Phap trong Chien tranh Viet Nam 
 Dù sau này được biết đến là một trong những quốc gia mạnh về sản xuất xe tăng chủ lực. Tuy nhiên, trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1946-1954), Quân đội viễn chinh Pháp chủ yếu sử dụng các loại xe tăng do Mỹ cung cấp. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ M5 (Mỹ chế tạo trong CTTG 2) của Sư đoàn thiết giáp số 2 LeClerc trong hoạt động tuần tra ở miền Bắc Việt Nam, năm 1946

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)