Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 31/x

                                                               Trận đánh Waterloo

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG X (XXXI): TỘI ÁC

 

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt nó xuống dưới con thú”
André Bourguignon

"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi, thói xấu của nó và sám hối cho chúng."
Aleksandr Solzhenitsyn
 
"Kẻ phạm vào tội lỗi là con người; đau buồn về nó là thánh nhân; kiêu hãnh về nó là ác quỷ."
 
"Trong giấc mơ của tao, thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp. Một đám sương mù đen che lấp ánh nắng mặt trời, bóng tối nhấn chìm cuộc sống với những tiếng rên la gào thét của những con người hoảng loạn. Đột nhiên, một tia sáng lóe lên. Một ngọn nến lung linh thắp sáng hy vọng cho hàng triệu tâm hồn khốn khổ. Một cây nến nhỏ, tỏa sáng trong bóng tối bao la. Tao mỉm cười và thổi tắt nó…
 

"Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt" 

Napoleon Bonaparte.

 "Luôn nhớ rằng mình sẽ phải chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào suy nghĩ mình có cái gì để mất. Khi bạn chẳng còn gì, không có lý do nào để bạn không đi theo chính trái tim mình" - Steve Jobs




 (Tiếp theo)

 

Napôlêông Bônapác là một người có thiên tài nhiều mặt. Một trong những thiên tài ấy là “thấy” được những con người có biệt tài về mặt này hay mặt khác và biết dung nạp, đặt họ vào đúng vị trí để họ có thể phát huy được hết tài năng phục vụ cho Đế chế. Một trong những lĩnh vực mà Napôlêông hết sức quan tâm và ra sức củng cố vì hiểu được tầm quan trọng cực kỳ của nó chính là công tác tình báo - gián điệp trong đối nội cũng như đối ngoại. Dưới thời ông, hàng loạt cơ quan mật ra đời, hoạt động độc lập nhau, có khi nhằm giám sát nhau và chỉ trực thuộc Hoàng đế; chẳng hạn như: Cục tình báo Bộ quan hệ đối ngoại, cơ quan tình báo của Hiến binh ưu tú, cơ quan tình báo quân sự… Điều hành những cơ quan đó là những nhân vật ưu tú về tài năng như: Savary, Desmarest, Talleyrand, Landrieux, Fouché … Trong số đó, nổi bật lên trên hết là Fouché.
Phusê (Joseph Fouché) giữ chức Bộ trưởng cảnh sát. Ông là một thiên tài trong nghề của mình, nhất là trong công tác mật vụ, phản gián. Napôlêông thoát được mọi mưu phản trong nước là nhờ vào sự mẫn cán và tài ba của Phusê. Phusê đã dùng tiền bạc và mánh khóe mà mua chuộc được hoàng hậu đa tình Joséphine và bí thư của Hoàng đế là Bourienne. Nhờ hai “điệp viên tại chỗ” này mà ông nắm được các báo cáo của những cơ quan mật khác và có thể chỉ ra ngay những kẻ theo dõi ông theo lệnh của vị Hoàng đế đa nghi. Vì thế mà Phusê nắm chắc tình hình có khi hơn cả Hoàng đế và người ta phải thừa nhận ông là người hùng thứ nhì của nước Pháp sau Napôlêông.


                                                Joseph Fouché (1759-1820)
Ngay từ buổi bình minh của sự nghiệp lâu dài và đẫm máu của mình, khi mới chỉ là một tướng trẻ, Bônapác chỉ huy chiến dịch nước Ý mà ông đề xướng và Viện Đốc Chính (cơ quan hành pháp cao nhất của chính quyền Pháp lúc đó) cho rằng không mấy quan trọng về mặt chiến lược, Napôlêông đã thấy ngay công tác tình báo kiểu manh mún, mỗi tư lệnh đơn vị tham gia chiến dịch trên đều có vài điệp viên, là thiếu hiệu quả, cần phải thay thế bằng một cơ quan tình báo chính trị - quân sự tập trung đủ mạnh để có thể thu thập thông tin có giá trị hơn một cách đồng bộ. Ông đã chọn đại tá kỵ binh tên là Langdriơ (Landrieux) thực hiện việc này. Sự lựa chọn này thật không chê vào đâu được. Langdriơ đã trở thành người “cái gì cũng biết, cái gì cũng làm được”. Mạng lưới gián điệp của ông này giăng ra trong một khu vực rất rộng lớn, điệp viên có mặt ở khắp nơi: Rôma, Turinô, Florenxia, Vơnidơ, Napôli, Viên, Pari, cả trong Viện Đốc Chính, trong quân đội đối phương, trong chính đội quân của Bônapac. Langdriơ có thể tiêu diệt từ trứng nước bất kỳ cuộc mưu phản, bạo loạn nào; có thể làm cho cả một thành phố bỗng dưng nổi dậy… Có thể là do phản ứng lại việc tàn sát tại Vêrône trong dịp lễ Phục sinh và với lý do Đốc Chính nhận được một số báo cáo giả mà ông bị thuyên chuyển về nước. Nhưng Bônapác vẫn giữ lại và sử dụng cái cơ quan tình báo mà Langdriơ đã lập ra. Nhờ có nó mà Bônapác chiếm được đảo Manta không mất một viên đạn.
Ở Bộ Tổng tham mưu có phòng tình báo do tướng Savary chỉ huy. Năm 1810, Savary thay Fusê làm Bộ trưởng cảnh sát nhưng vẫn kiêm nhiệm chức Cục trưởng cơ quan tình báo quân sự và như vậy, trở thành thủ trưởng chính của tất cả các cơ quan tình báo Pháp. Để thấy Savary là người tài năng đến đâu, chỉ cần nhìn vào sự nghiệp tóm tắt của ông: là sĩ quan mật vụ dưới chế độ Đốc Chính và Tổng Tài của cuộc cách mạng Pháp; năm 1800 là Tư lệnh hiến binh; năm 1803 được phong cấp tướng; năm 1807 được phong Công Tước; 1810 là Bộ trưởng cảnh sát và Cục trưởng Cục tình báo quân sự; trung thành tuyệt đối với Napôlêông, muốn theo Napôlêông đi đày ra đảo Thánh Bà Hêlen nhưng bị người Anh bắt giam; năm 1816 vượt ngục trốn sang Cận Đông, rồi về Pháp; năm 1831 tái ngũ, được cử làm Tư lệnh quân đội Pháp ở Châu Phi.

Savary peinture.jpg

Sinh ra 26 tháng 4 năm 1774
Marcq
Chết 2 tháng 6 năm 1833 (59 tuổi)
Savary không có cái thiên tài của Fusê nên trong việc bảo vệ nội bộ đã để xảy ra một sự kiện nghiêm trọng. Số là Malet, lính ngự lâm quân, theo cách mạng, năm 1804 lên cấp tướng, bị đuổi khỏi chức vụ rồi bị tống giam vì lập ra tổ chức bí mật bất hợp pháp mang tên là “Anh em xanh”. Bị giam nhưng vẫn ngầm tổ chức được cuộc đảo chính vào đêm 20-10-1812. Lúc đó Napôlêông đã đem quân đi đánh nước Nga xa xôi, 14 ngày liền không có tin tức gì về ông. Malet tung tin hoàng đế đã chết và lôi kéo được hai trung đoàn, bắt Savary đang ngủ, chiếm Bộ Nội Vụ và Cục Cảnh Sát rồi đưa hai người theo y lên nắm hai cơ quan này. Nhưng tướng Aullin, Tư lệnh sư đoàn 1 không theo quân phiến loạn, liền bị Malet rút súng bắn chết. Các sĩ quan của Aullin bèn xông vào tước súng và bắt giữ luôn tên này. Mất kẻ cầm đầu, cuộc bạo loạn thất bại. Malet và mười hai đồng bọn bị xử bắn, còn Savary thì bị chế nhạo. Tuy nhiên, khi trở về, Napôlêông vẫn quyết định cho Savary giữ chức vụ cũ. Công bằng mà nói với những thành tích khác và nhất là việc tuyển mộ được Sumâytơ (Charles Louis Schulmeister), Savary đã làm được nhiều việc đắc lực cho Hoàng đế, vẫn là thủ trưởng đầy năng lực của cơ quan tình báo quân sự Pháp.
Sumâytơ là một con người có những cá tính xung khắc nhau đến kỳ lạ. Là người đặc biệt có tài trong nghề tình báo và được các nhà phân tích thừa nhận là một trong những điệp viên vĩ đại nhất qua mọi thời đại. Ông sinh năm 1770 tại một vùng hẻo lánh bên hữu ngạn sông Ranh. Cha ông là mục sư. Vì thèm khát danh vọng, ông thường tự khoe mình là dòng dõi của một gia tộc cao quí ở Hunggari. Ông được giáo dục rất cẩn thận và kết hôn với con gái một kỹ sư. Năm 1788, ông mở một tiệm nhỏ buôn bán gia vị và thuốc lá tại Strasbourg. Dần dà, tiệm nhỏ đó chỉ còn như một cái mác ngụy trang của một trùm buôn lậu trên sông Ranh. Năm 1799, Savary hành quân trong xứ Rhénanie và biết đến ông. Năm sau Sumâytơ được Savary tuyển dụng và bốn năm sau thì thực thụ vào nghề tình báo.
Sumâytơ đã phụng sự hết sức nhiệt thành cho Hoàng đế và nước Pháp Đế chế bằng những chuyến công tác đầy khó khăn nguy hiểm tại Áo, Đức, Hà Lan, Anh và Ailen.
Là một người rất nóng tính, trong chuyến công tác tại Strabourg theo lệnh của Savary để điều tra những âm mưu chia cắt nước Pháp, Sumâytơ đã rút súng bắn luôn hai thủ lĩnh mưu phản. Ông là người vô cùng xảo quyệt nhưng chỉ với mục đích vì nước Pháp, muốn làm cho nước Pháp của ông quang vinh. Không bao giờ ông phản phúc, mặc dù ở thời đại ông, sự phản bội là một hiện tượng phổ biến (chúng ta nhớ lại Tanlâyrăng, Mácmông, Murat, Morô…). Nhiều người cho rằng ông không có tình cảm, nhưng trong thực tế thì ông có nhiều con nuôi và bao giờ cũng tỏ ra đại lượng với không chỉ bạn bè mà cả những người không phải là bạn bè…
Sumâytơ được trả lương như ông hoàng nhưng cũng có những thu nhập không chính đáng. Savary và ông, thông qua một tay sai tên là Bernard thu tiền hồ các sòng bạc rồi hai người chia nhau, hàng năm lên tới 9 triệu quan. Nhờ thế mà Sumâytơ có thời trở nên rất giàu có. Ông có hai lâu đài, trong đó có một cái tên là Meinau. Meinau được người ta ca tụng: một lâu đài sang trọng với 2 hécta vườn theo kiểu Anh và có 162 hécta rừng bao quanh tuyệt đẹp. Chỉ lâu đài đó thôi, đã là một núi vàng rồi. Ông chỉ còn ước ao đến một tấm huân chương bắc đầu bội tinh. Ấy vậy mà không hiểu sao, Napôlêông đã từ chối việc khen thưởng đó bằng lời tuyên bố bất ngờ và có phần khinh mạn: “Người ta thưởng gián điệp bằng vàng chứ không khen bằng huân chương”.
                                  Charles Louis Schulmeister
Hình ảnh mô tả Charles Louis Schulmeister (1770-1853) .jpg.
sinh
Neufreistett
mất (82 tuổi)
Strasbourg
Có lẽ chiến công lớn lao nhất của Sumâytơ trong toàn bộ sự nghiệp tình báo của ông là đã đạo diễn làm nên trận thắng của quân Pháp tại Ulm vào năm 1805, mở đường tiến tới Viên - thủ đô nước Áo.
Khi chân ướt, chân ráo tới Viên, Sumâytơ diễn lại vở cũ thời xưa của mình: xuất thân trong một gia đình quí tộc cao quí Hunggari, di cư sang Pháp, nhưng phải trốn khỏi đó vì ai cũng biết ông thân với dòng họ Habsbourg. Tướng Mark kết thân với ông và tiến cử ông vào triều đình Áo. Khi chiến tranh nổ ra, tướng Mark dùng ông làm cố vấn tình báo cho mình. Trên cương vị này Sumâytơ tuyển mộ và cộng tác chặt chẽ với chỉ huy quân báo Áo là đại úy Word. Sumâytơ đã cố gắng làm cho tướng Mark tin rằng quân lính Pháp đã chán ngấy chiến tranh và sẵn sàng nổi dậy chống Napôlêông, rằng nhiều phần tử đang âm mưu phản loạn ở nước Pháp đã viết thư cho ông, và để chứng minh, ông đã đưa trình cho tướng Mark những tờ báo kích động bạo loạn được in và lưu truyền bí mật trong nước Pháp - mà thực ra là do Savary chế tác, làm cho vị tướng này mê tít. Khi tướng Mark đưa bốn vạn quân tinh nhuệ nhất của Áo đến Souabe, chờ hội quân với đạo quân Nga do tướng Cutudốp chỉ huy để lúc đó mới cùng tiến đánh đạo quân Pháp do thống chế Ney chỉ huy, thì quân Pháp đột nhiên rút lui (theo âm mưu sắp đặt trước của Sumâytơ). Sumâytơ ru ngủ Mark rằng quân Pháp rút chạy là do binh lính chống đối, không chịu chiến đấu, và đây chính là thời cơ có một không hai đánh tan quân Pháp. Mark bèn thay đổi quyết định, không chờ hội với quân Nga nữa mà tổ chức tiến quân truy đuổi đạo quân của Ney. Quân Pháp rút từ từ đến Ulm thì quân Áo bắt kịp. Nhưng đến đây đạo quân của Ney đột nhiên dừng lại, không những không hoảng loạn mà tỏ rõ quyết tâm nghênh chiến. Đã thế hai bên sườn quân Áo còn xuất hiện hai đạo quân Pháp do hai tướng Soult và Dupont chỉ huy, cùng lúc đó đạo quân kỵ binh Pháp của tướng Murát cũng đã có mặt sau lưng quân Áo. Lâm vào thế hoàn toàn tuyệt vọng, tướng Mark đầu hàng ngày 19-10.
Tại Viên, người ta vẫn chưa hay biết về sự thảm bại ở Ulm. Sumâytơ đã tung ra những tin tốt lành của đạo quân trên thực tế đã không còn tồn tại, khiến cho ông được giới thiệu lên quần thần của vua Áo cũng như vua Nga. Thậm chí khi tin thất bại về đến Viên và Mark đã bị nhà vua bắt giam mà Sumâytơ vẫn còn lừa gạt và giữ được tín nhiệm một thời gian nữa. Đến khi Sumâytơ lâm vào tình thế nguy hiểm, sắp bị bắt thì cũng là lúc tướng Murát kéo quân vào Viên (ngày 13-11). Lúc này Sumâytơ mới lộ nguyên hình là sĩ quan Pháp và được Napôlêông giao trọng trách Tổng ủy viên cảnh sát thành Viên một thời gian ngắn. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn đó thôi ông cũng đã kịp đưa hàng loạt sách mang tư tưởng tiến bộ của các nhà văn nổi tiếng Pháp như Vônte (Voltaire), Điđơrô (Didorot)… vào thủ đô của nước Áo phong kiến cổ hủ.
 
Lanơ (Jean Lannes)
Perrin - Jean Lannes, duc de Montebello, Maréchal de France (1769-1809).jpg
Tiểu sử
Sinh Pháp Lectoure, Pháp
Mất Áo Lobau, Áo (trong Trận Aspern-Essling)
Là một thống chế của Napoléon I. Lannes nổi tiếng là một vị chỉ huy dũng cảm và tài năng, ông được coi là một trong những thống chế thân cận nhất của Napoléon. Khi Lannes chết, vị hoàng đế đã nói: "Ta phát hiện ra Lannes khi ông ấy chỉ là một kẻ tầm thường, ta mất Lannes khi ông ấy đã là một người vĩ đại" ("Je l'avais pris pygmée, je l'ai perdu géant").
 
Năm 1809, Sumâytơ được giữ chức Tổng ủy viên các lực lượng tác chiến của Hoàng gia. Đây là đỉnh cao nhất về danh vọng trong sự nghiệp của ông.
Năm 1814, khi quân châu Âu Liên minh tràn vào nước Pháp, quân Áo đã không quên mối thù cũ, đốt phá cả hai lâu đài của Sumâytơ. Ông đã không quỵ lụy để lấy lòng kẻ chiến thắng như nhiều nhân vật cao cấp khác. Trong sự kiện “Một trăm ngày”, khi Napôlêông từ đảo Elbe trở lại nắm quyền, Sumâytơ đến Pari và tức khắc bị cơ quan phản gián của Phổ bắt giữ. Sau khi chấm hết thời đại Napôlêông ở Oatéclô, ông mới được thả với khoản tiền chuộc phải chịu khá lớn.
Khi Lui XVIII lên ngôi, Sumâytơ đã khôn khéo tránh được sự trả thù của ông vua này. Ra khỏi đời sống chính trị, ông cho tu sửa lại hai lâu đài, gả con gái rất linh đình và làm phúc khá tốn kém. Ông quay về nghề kinh doanh nhưng thua lỗ, phải bán cả hai lâu đài rồi mua một ngôi nhà nhỏ ở quê hương Strasbourg. Cuối đời, Sumâytơ sống an bình, rất đúng mực, được mọi người xung quanh tôn trọng. Để thanh minh trước những dư luận không tốt về quá khứ của mình, ông cũng viết hồi ký và cho xuất bản. Sumâytơ mất năm 1853, thọ 83 tuổi.

 
Nây (Michel Ney)
Charles Meynier Michel Ney 2.jpg
Tiểu sử
Sinh Đức Sarre, Đức
Mất Pháp Paris, Pháp
Binh nghiệp
Phục vụ Pháp Pháp
Năm tại ngũ 1787-1815
Cấp bậc Thống chế Pháp
Ông là một trong 18 vị thống chế được thụ phong đầu tiên của Napoléon. Ney có biệt danh là Le Rougeaud ("tướng mặt đỏ") và được Napoléon cũng như các binh sĩ dưới quyền gọi là le Brave des Braves ("người dũng cảm nhất trong số những người dũng cảm").
 
Davu (Louis Nicolas Davout)
Louis nicolas davout.jpg
Tiểu sử
Sinh Pháp Annoux, Pháp
Mất Pháp Savigny-sur-Orge, Pháp
Binh nghiệp
Phục vụ Pháp Pháp
Năm tại ngũ 1788-1815
Cấp bậc Thống chế Pháp
Là một thống chế của Hoàng đế Napoléon I, được mệnh danh là Chim đại bàng đầu hói và được coi là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự Pháp. Trong các trận đánh Austerlitz đến Borodino, Davout đều đóng vai trò quyết định trong quân đội của Napoleon. Trận phòng thủ Hamburg của ông giữa các năm 1813 - 1814 được coi là một kiệt tác. Davout được xem là một vị thống soái quả cảm, thông minh và giỏi binh thư. Nổi tiếng là một thống chế tài năng trên chiến trường và luôn cực kì nghiêm khắc trong quân ngũ, đối phương thường gọi Davout là "Thống chế thép" (The Iron Marshal). Trong khi binh tướng dưới quyền luôn tuân phục, e sợ và kính nể ông, lực lượng của ông là đội quân được chăm lo chu đáo nhất, có kỷ cương tốt nhất trong Đại quân của Hoàng đế Napoléon I.
 
André Masséna
André Masséna (Fontaine et Gros).jpg
Tiểu sử
Sinh Pháp Nice, Pháp
Mất Pháp Pháp
Binh nghiệp
Phục vụ Pháp Pháp
Năm tại ngũ 1775-1815
Cấp bậc Thống chế Pháp
Là một thống chế của Napoléon I. Masséna được nhiều nhà sử học coi là một trong những chỉ huy bộ binh xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự Pháp, chính Napoléon đã nhận xét ông là chỉ huy xuất sắc nhất của quân đội Đế chế Pháp. Nhờ thành tích trên chiến trường, Masséna có biệt danh là "đứa con yêu quý của chiến thắng" (l'Enfant chéri de la Victoire).

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét