TT&HĐ III - 32/f

 
Douglas MacArthur – Vị Tướng Dám Thách Thức Tổng Thống Hoa Kỳ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)



Trước đó, Pháp đã vận động Anh và Mỹ cho phép đặt một phái bộ không chính thức của Pháp ở Hà Nội. Ngày 22-8-1945, Xanhtơni (Sainteny), sĩ quan tình báo của Pháp cùng 4 sĩ quan Pháp khác, theo chân phái đoàn Mỹ do thiếu tá Pati (Patty) - thuộc cơ quan tình báo chiến lược Mỹ Q.S.S (tiền thân của cục tình báo chiến lược Mỹ - C.I.A) chỉ huy, đáp máy bay từ Côn Minh (Trung Quốc) đến Hà Nội. Do mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp mà nhóm Xanhtơni bị cô lập ở Phủ toàn quyền cũ. Mãi hai tháng sau, nhóm này mới được Tưởng cho phép đặt trụ sở không chính thức ở một ngôi nhà gần trường Kỹ nghệ thực hành (ở phố Quang Trung).
Dựa vào sự giúp đỡ của viên tướng Mỹ cố vấn cho Lư Hán là Caladơ (Callagher), Xanhtơni mua được vũ khí của quân Tưởng để trang bị cho lính Pháp ở trong thành. Ngoài ra, nhóm Xanhtơni còn xúc tiến việc liên lạc móc nối với lũ quan cai trị cũ của Pháp đang sống và chờ đợi ở khách sạn Mêtrôpôn (nay là khách sạn Thống Nhất) cũng như làm một số việc xấu xa khác… Tất cả những hành động của nhóm Xanhtơni đều nằm trong mưu đồ phục vụ cho việc tái chiếm Đông Dương của Pháp.

a
“Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông G.Xanhtơny – đại diện Chính phủ Pháp và tướng Lơcléc – Trưởng phái đoàn quân sự Pháp đến chào Người tại Bắc Bộ Phủ, tháng 3-1946”
a
Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm Kim tự tháp Sekherat, Ai Cập trên đường thăm chính thức nước Pháp ngày 9-6-1946
a
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà lưu niệm của đại thi hào Tagor trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 2-1958.
Thực ra ý đồ muốn lập lại quyền thống trị Đông Dương của Thực dân Pháp đã có từ lâu. Ngay từ 24-3-1945, chính phủ lưu vong Đờ Gôn đã ra một tuyên bố về Đông Dương, trong đó có đoạn:
“Đông Dương sẽ được thành lập theo kiểu liên bang gồm 5 xứ khác nhau (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên, Ai Lao). Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp xây dựng thành khối liên hiệp Pháp mà quyền ngoại giao sẽ do Pháp đại diện.
Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang, đứng đầu là một viên toàn quyền và gồm những bộ trưởng chịu trách nhiệm trước viên toàn quyền đó. Chính phủ liên bang sẽ là người trọng tài của 5 xứ. Bên cạnh viên toàn quyền có một hội đồng nhà nước, trong đó người Đông Dương chiếm nhiều nhất là 50% số ghế. Một quốc hội được bầu ra phải phản ánh quyền lợi của nước Pháp…”.
Đến tháng 6-1945, Lơcléc, một tướng Pháp cừ khôi của chính phủ Đờ Gôn trong chiến tranh thế giới thứ hai, thuộc dòng họ quí tộc có truyền thống binh nghiệp vào hàng lâu đời nhất của Pháp, được Đờ Gôn cử làm tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Viễn Đông. Lực lượng này bao gồm sư đoàn thiết giáp số 2, hai sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3 và số 9 (hầu hết là lính châu Phi). Ngoài ra còn có 6.000 lính Pháp bị đuổi dạt sang Trung Quốc từ Bắc - Đông Dương khi Nhật đảo chính và đang ẩn náu ở đó, cùng với khoảng 5.000 lính Pháp bị Nhật bắt giam ở Hà Nội, Sài Gòn… cũng được “đặt dưới sự chỉ huy của tướng Lơcléc”.
Ngày 18-8-1945, Lơcléc cùng bộ phận “tiền trạm” đáp máy bay đi Xri Lanca, liên lạc với tổng hành dinh của tư lệnh lực lượng Anh ở Đông Nam Á, với nhiệm vụ “khẩn khoản đề nghị với Anh cho Pháp được đưa một bộ phận trang bị nhẹ, có tính chất tượng trưng đi theo quân Anh vào tiếp quản miền Nam Đông Dương, trong khi chờ đợi lực lượng viễn chinh tiếp tục kéo vào sau”.
Tuy nhiên, hành động chớp thời cơ cực kỳ mau lẹ của Cách mạng Tháng Tám (chỉ sau Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh có 5 ngày, đã thành công!) làm cho khi Hồ Chủ Tịch trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập và tự do, tại vườn hoa Ba Đình thì cả Anh, Mỹ, Tưởng, Pháp, và nói chung là cả cái đám có tâm hồn không lấy gì làm trong sáng ấy vẫn chưa kịp kéo vào Việt Nam.
Ngày 27-8-1945, đại tá Pháp là Xêdin nhảy dù xuống Hớn Quản, được quân Nhật đưa về Sài Gòn, đã nhân danh ủy viên cộng hòa Pháp ở miền Nam - Đông Dương gặp Ủy ban nhân dân Nam Bộ đòi công nhận bản tuyên bố ngày 24-3 của Đờ Gôn. Ủy ban Cách mạng kiên quyết bác bỏ và còn đòi Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Để tỏ rõ thiện chí, Ủy ban Cách mạng cũng tuyên bố sẵn sàng hợp tác với nước Pháp mới.
Ngày 2-9-1945, giữa lúc 50 vạn nhân dân Sài Gòn họp mít tinh mừng ngày Độc Lập thì một số người Pháp nấp trong nhà thờ Đức Bà xả súng bắn vào đám đông, làm chết 47 người và nhiều người khác bị thương.
Với danh nghĩa vào giải giáp quân Nhật ở Đông Nam Á theo Hội nghị Pốtxđam, ngày 6-9-1945, những đơn vị đầu tiên của quân Anh đã đổ bộ vào Sài Gòn. Ngày 11-9, tư lệnh quân Anh là Grêxi (Douglas D. Gracy) đến Sài Gòn. Ngày 12-9, một lữ đoàn thuộc sư đoàn 20 của quân đội Hoàng gia Anh cũng tập kết đến nơi. Đến theo quân Anh có 120 lính thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 của Pháp.

ho so mat am muu dao chinh lat do nhat hoang de tiep tuc the chien 2 hinh 1 Quân Nhật đầu hàng quân Mỹ. Ít người biết có âm mưu đảo chính ở Tokyo để ngăn việc đầu hàng, chỉ vài giờ trước ngày Nhật đầu hàng. Ảnh: Lục quân Mỹ.
ho so mat am muu dao chinh lat do nhat hoang de tiep tuc the chien 2 hinh 5 Phía Nhật ký văn kiện đầu hàng chính thức trước sự chứng kiện của phe Đồng minh trên boong tàu ở vịnh Tokyo vào ngày 2/9/1945. Ảnh: YouTube.
 
Từ ngày quân Anh đóng quân ở Sài Gòn, tình hình ở đây ngày càng căng thẳng. Bất chấp chủ quyền của Việt Nam, quân Anh hành động rất ngang ngược. Chúng lấy vũ khí của Nhật trang bị cho tù binh Pháp, dùng bọn này thay Nhật tăng cường canh gác ở một số nơi, cấm nhân dân ta mang vũ khí và biểu tình, ra lệnh giới nghiêm ban đêm. Nghiêm trọng hơn, ngày 15-9, Grêxi đòi tước vũ khí của lực lượng vũ trang Cách mạng, buộc quân đội Cách mạng phải rút khỏi thành phố, đòi đặt công an Cách mạng dưới quyền chỉ huy của chúng.
Được sự dung túng của quân Anh, bọn phản động thân Pháp ngóc đầu dậy, ra mặt chống lại Cách mạng, chuẩn bị gây bạo loạn, lật đổ chính quyền…
Ngày 22-9, sau khi quân Anh trả tự do cho tù binh Pháp bị Nhật giam giữ trước đó thì Pháp quyết định nhanh chóng dùng vũ lực đánh chiếm Sài Gòn. Lực lượng của Pháp ở Sài Gòn lúc này gồm có 120 lính thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5, 1.400 tù binh Pháp mới được thả, cùng khoảng 500 Pháp kiều vũ trang, dựa trên thế lực và sự yểm trợ của 2.800 quân Anh với 5.000 quân Nhật được Grêxi ra lệnh tham gia “giữ gìn trật tự”. Đáng lẽ thực hiện nhiệm vụ giải giáp quân Nhật theo yêu cầu Đồng Minh thì lại ra lệnh cho quân Nhật yểm trợ người Pháp chống lại Việt Minh - một lực lượng đứng về phe Đồng Minh chống phát xít và đã có chủ quyền đất nước. Đó là hành động thực sự bê bối không phải của riêng Grêxi mà là sự thể hiện của những cấu kết thực dân đen tối. Hành động đó rõ ràng là đê hèn và mang tính tội ác đối với nhân dân Việt Nam.
Từ khi quân Anh kéo vào, quân dân Nam Bộ đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chính Phủ, tránh xung đột vũ trang với Anh, và do đó mà đã rút các đơn vị vũ trang thuộc “Đệ nhất sư đoàn” Cộng hòa vệ binh mới thành lập (gồm khoảng 10 ngàn người) ra khỏi Sài Gòn. Trong thành phố chỉ còn lực lượng tự vệ của Công đoàn.
Đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, giặc Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước Việt Nam lần thứ hai.
 
                                      Dân quân Nam Bộ năm 1945
                                          Nhân dân Nam Bộ ngăn sông đánh giặc. Ảnh tư liệu (Báo QĐND) 
Quần chúng Sài Gòn sôi sục căm thù, đòi cho lệnh đánh. Ngày 23-9, vào lúc 10 giờ sáng, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ họp hội nghị tại ngôi nhà số 625 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi) và đi đến quyết định: hết sức tránh đụng độ với quân Anh và quân Nhật, nhưng kiên quyết đánh trả Thực dân Pháp. Đúng vào 12 giờ trưa ngày hôm đó, nhân dân Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung đã đứng lên theo tiếng gọi của non sông, tiến hành kháng chiến chống quân xâm lược Pháp. Và thế là:
“Mùa thu rồi
Ngày 23
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến
Rền khắp trời
Lời hoan hô
Quân dân Nam nhịp bước tiến ra trận tiền
Thuốc súng kém
Chân tay không
Mà đoàn người giàu lòng vì nước
Nóp với giáo
Mang ngang vai
Nhưng thân trai nào kém oai hùng
Cờ phấp phới bay ngang trời
Sao vàng xao xuyến
Khắp nơi bưng biền
Một lòng nguyền với tổ tiên
Ta đem thân ra đền cho nước
Ta đem thân ta đền ơn trước
Muôn thu sau lừng tiếng anh hào
Người Việt Nam lắm chí cao…”
(Bài hát: “Nam Bộ kháng chiến”)

 

                            NAM BỘ KHÁNG CHIẾN

Ngày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam Bộ những lới tâm huyết:
“Hỡi đồng bào Nam Bộ!
Nước ta vừa tranh quyền độc lập thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng, hoặc chạy trốn; nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháp hoặc bí mật hoặc công khai lại mò đến. Trong bốn năm, họ đã bán nước ta hai lần, nay họ lại muốn thống trị dân ta một lần nữa.
Tôi tin và đồng bào cả nước đều tin vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của một nhà đại cách mạng Pháp: “Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ!”
Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và đồng bào toàn quốc sẽ hết sức ủng hộ những chiến sĩ và nhân dân đương hy sinh đấu tranh để giữ vững nền độc lập tự do của nước nhà.
Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng, tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.
Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa.
Tôi chỉ muốn dặn đồng bào Nam Bộ một lời: Đối với những người Pháp bị bắt trong cuộc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận; nhưng phải đối đãi họ khoan hồng, phải làm cho thế giới, trước hết cho dân Pháp biết rằng chúng ta chỉ đòi quyền độc lập, tự do, chứ chúng ta không vì tư thù tư oán; làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước”.

Kết quả hình ảnh cho nam bô kháng chiến
Nam bộ kháng chiến”.

Một đơn vị Nam tiến tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào Nam chi viện cho mặt trận Nam Bộ năm 1945. Ảnh: baotanglichsu.vn.
Có câu chuyện thế này: trong khoảng thời gian quân Anh vào tiếp quản Sài Gòn để thực thi nhiệm vụ giải giáp quân Nhật theo kế hoạch của Đồng Minh (nhưng với cách làm thật “ngược đời”!) thì một nhóm thuộc lực lượng OSS của Mỹ do trung tá Điuê (A. Peter Dewey) chỉ huy cũng được điều đến hỗ trợ. Chứng kiến cách hành xử của Grêxi, tư lệnh quân Anh, với nhãn quan nhạy bén của mình, Điuê đã thực sự lo ngại. Theo ông thì những hành động của Grêxi là rất tai hại, thổi bùng thêm ngọn lửa căm thù trong lòng người dân Việt nhằm vào phương Tây. Ông liên tục gửi báo cáo về Mỹ chỉ trích Grêxi. Đáp lại, Grêxi đã lệnh cho Điuê phải rời khỏi Việt Nam. Sáng ngày 26-9-1945, Điuê ra sân bay Sài Gòn, tìm hiểu lịch bay để chuẩn bị về Mỹ. Chiếc xe Jeep ông lái không cắm cờ Mỹ vì lệnh cấm của Grêxi (chỉ có xe của ông ta, trong vai trò tư lệnh, mới được cắm cờ). Xe đang chạy thì đột nhiên Điuê thấy một mớ cây nằm chắn giữa đường, đành phải giảm tốc độ và chạy vòng lách qua. Ngay lúc đó có ba người Việt Nam đứng ở rãnh mương bên đường. Điuê quát họ bằng tiếng Pháp. Tưởng rằng ông ta là sĩ quan Pháp, họ đã đáp trả bằng một tràng súng máy làm bay mất phần sau hộp sọ của ông. Điuê chính là quân nhân Mỹ đầu tiên bị giết tại Việt Nam. Điều quá ư trớ trêu là với nhãn quan nhạy bén của mình, chính Điuê đã tiên tri: “Nam Kỳ đang bốc cháy! Người Pháp và Anh sẽ bị kết liễu tại đây, và chúng ta phải chạy khỏi Đông Nam Á”.
Ngày 3/10/1945, 10.000 quân Pháp do Leclerc chủ huy đổ bộ xuống Sài Gòn. Ngày 9/10/1945, Pháp Anh ký thỏa hiệp tại Luân Đôn xác định Anh hoàn toàn ủng hộ Pháp trong việc cai trị toàn Đông Dương dưới vĩ tuyến 16. Đêm ngày 10/10/1945, bộ đội Việt Nam tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Lực lượng Việt Nam giao chiến với quân Anh, Pháp tại tất cả các cửa ngõ vào Sài Gòn. Người Anh yêu cầu Nhật hỗ trợ. Nhật đồng ý tham chiến. Lực lượng Anh, Pháp, Nhật đã phá vỡ cuộc phong tỏa Sài Gòn của Việt Nam sau hai tuần chiến đấu liên tục. Ngày 16/10/1945, phía Việt Nam ngừng bao vây Sài Gòn và rút quân về vùng nông thôn do lực lượng Anh, Pháp, Nhật quá mạnh. Không quân Hoàng gia Anh và không quân Nhật tiếp tục ném bom vào các địa điểm đóng quân của Việt Nam.
Phản ứng trước việc Anh dùng quân đội Nhật tấn công lực lượng Việt Nam, tướng Douglas MacArthur phát biểu: "Nếu có gì đó làm máu tôi sôi lên thì đó là việc tôi thấy các nước Đồng Minh của chúng ta ở Đông Dương và Java sử dụng quân Nhật để đàn áp các dân tộc nhỏ bé này mà chúng ta đã hứa giải phóng. Đó là một sự phản bội kinh tởm nhất.".

Douglas MacArthur
Douglas MacArthur smoking his corncob pipe.jpg
Douglas MacArthur năm 1945
Tiểu sử
Sinh 26 tháng 1, 1880
Little Rock, Arkansas
Mất 5 tháng 4, 1964 (84 tuổi)
Washington, D.C.
 Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 - 5 tháng 4 năm 1964) là một danh tướng của Hoa Kỳ và là Thống tướng Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippines Army). Ông là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. MacArthur đã nhận được Huân chương Danh dự. Ông được bổ nhiệm chỉ huy cuộc xâm chiếm Nhật Bản mà đã được hoạch định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Nhưng khi thấy không còn cần thiết nữa, MacArthur chính thức chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.
       Ông được biết đến với câu nói quân sự nổi tiếng: "In war, there is no substitute for victory" (Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng). MacArthur đã chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn (Chiến tranh thế giới thứ nhất,Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên) và là một trong 5 người được phong quân hàm Thống tướng (General of the Army).
 
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)