TT&HĐ III - 32/v
Bàn cờ thế: Đối đầu_Phần1
Bàn cờ thế: Đối đầu_Phần 2
Bàn cờ thế: Đối đầu_Phần 3
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
***
VNCH xuất sinh từ gian lận:
Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ
Thủy, Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo
Công giáo lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào
Nha đã cải đạo cho dòng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita
(João Batista).
Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ngô Đình Khả từng làm võ quan từ triều Đồng Khánh, theo Nguyễn Thân một người hợp tác với chính phủ Liên bang Đông Dương (thuộc Pháp) đàn áp các phong trào chống Pháp như nhóm Văn Thân của ngự sử Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Khả từng làm tới Thượng thư triều đình nhà Nguyễn kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái.
Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ngô Đình Khả từng làm võ quan từ triều Đồng Khánh, theo Nguyễn Thân một người hợp tác với chính phủ Liên bang Đông Dương (thuộc Pháp) đàn áp các phong trào chống Pháp như nhóm Văn Thân của ngự sử Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Khả từng làm tới Thượng thư triều đình nhà Nguyễn kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái.
Là
người mộ đạo, Ngô Đình Khả dẫn gia đình ông đi lễ mỗi buổi sáng. Năm
1907,
thấy chính quyền bảo hộ Pháp phế bỏ và đày vua Thành Thái sang Phi
Châu, ông Ngô Đình Khả xin từ quan về quê làm ruộng để tỏ sự bất mãn. Có
thuyết khác cho rằng, vì ông Khả không chịu ký vào đơn yêu cầu Thành
Thái thoái vị, nên bị chính quyền bảo hộ Pháp cách chức. Dù đã từ quan
nhưng ông Ngô Đình Khả vẫn đủ sức để chu cấp cho các con ông ăn học.
Lúc nhỏ, Ngô Đình Diệm ngoài giúp cha làm ruộng còn cùng người anh Ngô Đình Thục vào học ở trường dòng Pellerin Huế. Cảm thấy cuộc sống ở trường dòng quá khắt khe, ông đã bỏ trường dòng.
Năm 1913, lúc 12 tuổi, Ngô Đình Diệm thi vào trường Collège Quốc học, học chương trình tổng hợp bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Trưởng giáo (tức hiệu trưởng) trường là Ngô Đình Khả, cha ông.
Theo Moyar, cá tính độc lập quá mức của Ngô Đình Diệm không thích hợp với các khuôn phép trong nhà thờ. Ngoài ra, Ngô Đình Diệm còn thừa hưởng từ cha tinh thần chống thực dân Pháp xâm lược.Tốt nghiệp trung học với thành tích học tập xuất sắc ở trường Collège Quốc học, Ngô Đình Diệm được trao học bổng đi học ở Paris. Nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, ông nhập học Trường Hậu bổ (trường Hành chính công và Luật) ở Hà Nội, một trường danh tiếng của Pháp đào tạo công chức người Việt. Trong lúc học ở trường Hậu bổ, Ngô Đình Diệm yêu con gái của thầy dạy học và đây là mối tình duy nhất trong cuộc đời ông. Sau khi người con gái đó quyết định vào Nữ tu viện, Ngô Đình Diệm sống độc thân suốt phần đời còn lại. Theo Nhân Hưng, mối tình đầu của Ngô Đình Diệm là với tiểu thư Trang Đài, con gái út của quan Thượng thư họ Nguyễn ở An Cựu, Huế.
Sau khi tốt nghiệp trường Hậu bổ với vị trí đứng nhất lớp vào năm 1921, Ngô Đình Diệm nối bước anh cả Ngô Đình Khôi (lúc này đang làm việc trong Bộ Binh triều đình Huế) vào quan trường. Bắt đầu bằng chức quan thấp nhất, Ngô Đình Diệm từng bước được thăng chức. Nơi làm việc đầu tiên của ông là thư viện hoàng gia ở Huế. Trong cùng năm, ông làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên.
Năm 1926, Ngô Đình Diệm làm tri phủ Hải Lăng, Quảng Trị, sau đó làm quản đạo phủ Ninh Thuận.
Lúc nhỏ, Ngô Đình Diệm ngoài giúp cha làm ruộng còn cùng người anh Ngô Đình Thục vào học ở trường dòng Pellerin Huế. Cảm thấy cuộc sống ở trường dòng quá khắt khe, ông đã bỏ trường dòng.
Năm 1913, lúc 12 tuổi, Ngô Đình Diệm thi vào trường Collège Quốc học, học chương trình tổng hợp bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Trưởng giáo (tức hiệu trưởng) trường là Ngô Đình Khả, cha ông.
Theo Moyar, cá tính độc lập quá mức của Ngô Đình Diệm không thích hợp với các khuôn phép trong nhà thờ. Ngoài ra, Ngô Đình Diệm còn thừa hưởng từ cha tinh thần chống thực dân Pháp xâm lược.Tốt nghiệp trung học với thành tích học tập xuất sắc ở trường Collège Quốc học, Ngô Đình Diệm được trao học bổng đi học ở Paris. Nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, ông nhập học Trường Hậu bổ (trường Hành chính công và Luật) ở Hà Nội, một trường danh tiếng của Pháp đào tạo công chức người Việt. Trong lúc học ở trường Hậu bổ, Ngô Đình Diệm yêu con gái của thầy dạy học và đây là mối tình duy nhất trong cuộc đời ông. Sau khi người con gái đó quyết định vào Nữ tu viện, Ngô Đình Diệm sống độc thân suốt phần đời còn lại. Theo Nhân Hưng, mối tình đầu của Ngô Đình Diệm là với tiểu thư Trang Đài, con gái út của quan Thượng thư họ Nguyễn ở An Cựu, Huế.
Sau khi tốt nghiệp trường Hậu bổ với vị trí đứng nhất lớp vào năm 1921, Ngô Đình Diệm nối bước anh cả Ngô Đình Khôi (lúc này đang làm việc trong Bộ Binh triều đình Huế) vào quan trường. Bắt đầu bằng chức quan thấp nhất, Ngô Đình Diệm từng bước được thăng chức. Nơi làm việc đầu tiên của ông là thư viện hoàng gia ở Huế. Trong cùng năm, ông làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên.
Năm 1926, Ngô Đình Diệm làm tri phủ Hải Lăng, Quảng Trị, sau đó làm quản đạo phủ Ninh Thuận.
Trong
suốt thời gian làm quan, Ngô Đình Diệm có tiếng là người mẫn
cán, công chính, là nhà lãnh đạo Công giáo và là người theo chủ nghĩa
dân tộc. Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc Công giáo ở Việt Nam từ thập niên
1920 đến thập niên 1930 cũng tạo điều kiện cho sự thăng tiến trong quan
trường của Ngô Đình Diệm. Sự thăng tiến nhanh chóng của Ngô Đình Diệm
một phần nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu
Bài
(anh trai ông, Ngô Đình Khôi, là con rể của ông Nguyễn Hữu Bài). Nguyễn
Hữu Bài (1863–1935) là một người Công giáo ủng hộ việc bản địa hóa Nhà
thờ Việt Nam và tăng quyền lực hành chính cho chế độ quân chủ.
Nguyễn Hữu Bài được người Pháp đánh giá cao, trở thành người bảo trợ
cho Ngô Đình Diệm do mối quan hệ chặt chẽ về gia đình cũng như tôn giáo.
Năm 1929, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận. Làm quan ở Bình Thuận ông có tiếng về đạo đức làm việc. Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy đầu tiên của nông dân do những người cộng sản tổ chức. Theo Fall, Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng hộ cách mạng. Ông cho rằng cách mạng không thể quét sạch người Pháp, nhưng có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan lại.
Ngày 8 tháng 4, năm 1933, Bảo Đại (1913-1997) đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại. Ngô Đình Diệm nhận lời Bảo Đại làm Thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội vụ ngày nay) theo lobby của Nguyễn Hữu Bài. Ông là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký đứng đầu ủy ban cải cách hành chính. Ông đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo hộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884, hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì các đề xướng không được chấp nhận, ông từ chức Thượng thư Bộ Lại ngày 12 tháng 7 năm 1933, chỉ sau 3 tháng nhậm chức. Ngô Đình Diệm lên án Hoàng đế Bảo Đại "chẳng là gì mà chỉ là công cụ trong tay người Pháp", và đã vứt bỏ các huân chương, chức tước được Bảo Đại trao. Sau đó người Pháp đã dọa bắt và lưu đày Ngô Đình Diệm.
Năm 1929, Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận. Làm quan ở Bình Thuận ông có tiếng về đạo đức làm việc. Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy đầu tiên của nông dân do những người cộng sản tổ chức. Theo Fall, Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng hộ cách mạng. Ông cho rằng cách mạng không thể quét sạch người Pháp, nhưng có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan lại.
Ngày 8 tháng 4, năm 1933, Bảo Đại (1913-1997) đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại. Ngô Đình Diệm nhận lời Bảo Đại làm Thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội vụ ngày nay) theo lobby của Nguyễn Hữu Bài. Ông là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký đứng đầu ủy ban cải cách hành chính. Ông đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo hộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884, hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì các đề xướng không được chấp nhận, ông từ chức Thượng thư Bộ Lại ngày 12 tháng 7 năm 1933, chỉ sau 3 tháng nhậm chức. Ngô Đình Diệm lên án Hoàng đế Bảo Đại "chẳng là gì mà chỉ là công cụ trong tay người Pháp", và đã vứt bỏ các huân chương, chức tước được Bảo Đại trao. Sau đó người Pháp đã dọa bắt và lưu đày Ngô Đình Diệm.
Tháng 9 năm 1933, Thượng thư Bộ lại Ngô Đình Diệm từ chức (Theo một tài liệu khác thì ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933).
Tháng 12.1933 cụ Phan Bội Châu cho đăng bài thơ Vô đề (5) trên báo
Tiếng Dân, sau đó cụ xác nhận là làm để tặng Ngô Đình Diệm với “cái lòng
khen”; nhưng khi biết Ngô Đình Diệm muốn trở lại làm quan thì cụ Phan
cho rằng, “cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vứt đi”:
Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.
Sau khi từ chức Thượng thư Bộ Lại, Ngô Đình Diệm trở về làm một thường dân sống ở Huế cùng gia đình ông, nhưng vẫn bị giám sát. Ông dành thời gian cho việc đọc sách, thiền định, đi lễ nhà thờ, làm vườn, đi săn, và chụp ảnh nghiệp dư. Ngoài ra, ông đẩy mạnh các hoạt động dân tộc chủ nghĩa qua việc gặp gỡ và giao lưu với các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam, như Phan Bội Châu, một người bạn của ông. Phan Bội Châu là nhà hoạt động chống thực dân mà Ngô Đình Diệm kính trọng vì kiến thức Nho giáo uyên thâm của ông, và vì Phan Bội Châu lập luận rằng những lời dạy của Nho giáo có thể được áp dụng cho Việt Nam hiện đại.
Ngô Đình Diệm ngấm ngầm ủng hộ Hoàng thân Cường Để
đang sống lưu vong tại Nhật nhằm thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ
chính quyền bảo hộ Pháp. Ông bị xem là quá khích giống như Nguyễn Hải
Thần, Nguyễn Tường Tam. Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan
Long, Lê Văn Kim,... tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận
động chính giới Pháp tại Paris bãi nhiệm Toàn quyền Đông Dương Pierre
Pasquier.
Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú
tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên
toàn quyền mới Eugene René Robin đã bãi bỏ chỉ định của Pasquier. Ông
vào Huế dạy tại trường Thiên Hựu (Providence) do anh ông là Ngô Đình
Thục làm Giám học.
Thời
kỳ 1942-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo tổ chức Đại
Việt Phục hưng Hội, dựa Nhật chống Pháp với thành phần nòng cốt là quan
lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7
năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và vây bắt Ngô Đình Diệm ở
tại phủ Cam. Trong thư gửi Toàn quyền Đông Dương, ông Thục kêu gọi Pháp
ân xá cho em mình:
- "Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An và Hà Tĩnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận
- ...Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi... Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp".
Nhờ
sự giúp đỡ của hiến binh Nhật,
ông thoát nạn và về trú tại lãnh sự Nhật ở Huế. Sau vài ngày, người
Nhật đưa Ngô Đình Diệm vào Đà Nẵng rồi dùng máy bay quân sự chở thẳng
vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh của Nhật. Ông cũng được Việt Nam
Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận
động nhân sự ở Trung Kỳ để chống Pháp.
5 vị Thượng thư từ trái qua phải Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn
Tại Sài Gòn, ông đã tham gia thành lập Ủy ban Kiến quốc với mục tiêu phò
tá hoàng thân Cường Để. Tuy nhiên Nhật không ủng hộ Cường Để về nước
làm vua mà ủng hộ Bảo Đại lập chính quyền thân Nhật với quốc hiệu mới là
Đế quốc Việt Nam. Bảo Đại đã từng mời ông làm thủ tướng trong chính
quyền mới nhưng không thành mà thay vào đó là Trần Trọng Kim.Sau khi Bảo
Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh giành chính
quyền, Ngô Đình Diệm cùng với một số người thân trong gia đình bị Việt
Minh bắt ở Tuy Hoà, Phú Yên ngoại trừ Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn.
Anh cả Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi cùng con trai mình là Ngô Đình
Huân trên đường bị du kích giải ra Hà Nội thì bị lực lượng áp tải này xử
bắn do nghi ngờ ông định chống lại lực lượng Việt Minh. Nguyên do là
trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, Ngô Đình Khôi khuyên hoàng đế Bảo Đại
đừng thoái vị vì ông đã tích trữ được một số vũ khí, lại có thêm Ngô
Đình Huân giữ vai trò liên lạc giữa triều đình Huế và Đế quốc Nhật Bản,
nên có người tố cáo cha con ông Khôi có âm mưu cấu kết với Nhật chống
lại Việt Minh.
Thời điểm đó, một đơn vị biệt kích Pháp nhảy dù xuống miền Tây Thừa
Thiên và bị Việt Minh bắt, nhóm này có nhiệm vụ liên lạc với các quan
lại bản xứ để lập lại chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Ngô Đình Diệm bị
giải ra Hà Nội. Sau đó Ngô Đình Nhu cũng bị Việt Minh bắt giam rồi được
thả. Theo phim tài liệu Sứ mệnh đặc biệt của Đài Truyền hình Việt
Nam nói về chuyến công tác phía nam của ông Hoàng Quốc Việt trong Cách
mạng Tháng Tám, thì ông Hoàng Quốc Việt (sau khi nghe ông Hải, Bí thư
Ban cán sự Đảng tỉnh Quảng Ngãi
báo cáo đã bắt được Ngô Đình Diệm) đã thả ông Diệm theo chỉ thị của Hồ
Chí Minh rằng các nhân sĩ trí thức phải được thả ra, và đưa ông Diệm ra
Hà Nội gặp Hồ Chí Minh. Ông Ngô Đình Diệm được giao làm cố vấn cho Vĩnh
Thụy, là cố vấn tối cao của Chính phủ.
Gia đình trị họ ngô:
Dòng họ Ngô Đình: (hình năm 1963, từ trái sang) Cố vấn Ngô Đình Nhu, Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, em gái tổng thống Diệm, bà mẹ (ngồi), bà Trần Lệ Xuân, ông Ngô Đình Cẩn. Hàng con cháu: Trác, Quỳnh, Lệ Quyên, Lệ Thủy
Ngô Đình Diệm bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang nhưng được trả tự do theo lệnh ân xá vào năm 1946. Theo tài liệu của Mỹ, tại Hà Nội, Ngô Đình Diệm gặp Hồ Chí Minh. Ngô Đình Diệm hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh lý do giết anh của ông thì được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó một hành động tự phát của du kích địa phương do đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau đó, cũng theo tài liệu của Mỹ, Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng vì cho rằng ông có tài lãnh đạo. Ngô Đình Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời đó với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này, và do đó Ngô Đình Diệm từ chối hợp tác với Hồ Chí Minh.Sau khi được Việt Minh phóng thích, Ngô Đình Diệm duy trì các mối liên lạc với một số lãnh đạo Việt Minh với hy vọng có thể thuyết phục họ bỏ Hồ Chí Minh và quay sang ủng hộ ông. Những cuộc trao đổi này khơi dậy những quan tâm đáng kể trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ trong năm 1947-1948. Nhiều quan chức Việt Minh ngưỡng mộ Ngô Đình Diệm và Ngô Ðình Thục, thậm chí còn có tin đồn Ngô Đình Diệm đã lôi kéo được tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân sự cao nhất của Việt Minh ở Nam Bộ, đào ngũ (về sau tin đồn này được xác định là không đúng). Ông cũng tìm cách liên minh với các lãnh đạo các đảng phái quốc gia. Giữa năm 1947, ông liên minh với Nguyễn Tôn Hoàn, một lãnh đạo Công giáo ở Nam Bộ và là thành viên sáng lập Ðại Việt Quốc dân Ðảng.
Tháng 2 năm 1948, Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo phe quốc gia gặp nhau tại Sài Gòn để thảo ra một kế hoạch đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Năm 1948, khi cựu hoàng Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều đình với Pháp để ký hiệp định Pháp-Việt, Ngô Đình Diệm sang Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại kiên định trong "vấn đề độc lập dân tộc". Ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Sau đó khi Bảo Đại ký hiệp định với Pháp ở Hạ Long cho Việt Nam một nền độc lập hạn chế, Ngô Đình Diệm tỏ ra thất vọng. Ông từ chối lời mời làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại với lý do "không tin người Pháp, càng không tin vào nền độc lập nửa vời mà Pháp vẽ ra", và quay về Huế sống với Ngô Đình Cẩn và có thời gian Ngô Đình Diệm lên sống với vợ chồng Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt.
Miller thấy rằng những tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ nói lên được một hiểu biết mơ hồ về Diệm cho đến tháng 5/1954. Theo Miller, Bảo Đại quyết định chọn Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông hoàng này công nhận rằng Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, bởi vì sự không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản… Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại”.
Diệm đã chứng minh lời của quốc trưởng nhận xét về năng lực của mình là không sai. Trong thời kỳ hậu hiệp định Geneva, phớt lờ chiến lược hòa giải và cải tổ của Hoa Kỳ, Diệm đã trấn áp và dẹp tan những đối thủ chính trị của Diệm mà không có bất kỳ một sự thỏa hiệp nào để kiểm soát thành công quân đội quốc gia, giành lấy quyền lực từ những viên tướng thân Pháp, thực hiện chương trình kiến quốc của ông.
Những kiến giải của Miller về thời kỳ này không những đưa ra một sự hiểu biết mới về Diệm, mà còn thách thức các nhà sử học nhận thức lại lịch sử quan hệ Mỹ-Diệm ngay từ buổi đầu.
Sự bất đồng tư tưởng này đã khuấy đục liên minh Mỹ-Diệm trong quá trình triển khai một trong những chương trình kiến quốc quan trọng nhất: phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, với mấu chốt của vấn đề là giải quyết tình trạng dư thừa dân số bằng cách di dân.
Trên bình diện quốc gia, Diệm khởi động chương trình tự cung tự cấp như là một đặc trưng trong viễn kiến của Diệm về phát triển cộng đồng để phát động sự tham gia tự giác và đóng góp của toàn dân vào những mục tiêu công ích của nhà nước.
Kế hoạch dinh điền của Diệm không tránh khỏi sự phàn nàn từ phía Mỹ.
Miller đã phân tích rất sâu sắc sự khác biệt của hai trường phái kiến quốc của Mỹ sau thế chiến thứ II bao gồm chủ nghĩa tân thời cao cấp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoa học và kỹ thuật, và chủ nghĩa tân thời bậc thấp chú trọng vào các chương trình phát triển ở phạm vi hẹp mang tính địa phương.
Cả hai trường phái này đều không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ không thể Tây hóa lối sống và điều kiện kinh tế xã hội của người Việt.
Do vậy, dù đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ là cần cung cấp nguyên liệu sản xuất cho dân tái định cư, nhưng Diệm bảo lưu quan điểm của mình, rằng việc cung cấp tư liệu sản xuất không quan trọng bằng nghĩa vụ và bổn phận tự lập của cộng đồng.
Do đó ông sẵn sàng tiếp tục thực hiện kế hoạch mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Mối bất hòa về chương trình dinh điền, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đã đẩy Washington và Saigon vào một tình trạng tồi tệ mới.
Chiến lược gìn giữ an ninh nội địa tập trung vào công cuộc chống nổi dậy ở vùng nông thôn nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cộng sản luôn là mối bận tâm của chính quyền Diệm.
Miller chứng minh rằng không phải mọi hoạt động quân sự của Diệm đều do Mỹ điều khiển hoàn toàn, thậm chí còn xảy ra những bất đồng trong nội bộ Mỹ.
Về xây dựng lực lượng, ví dụ, phái bộ cố vấn của đại học Michigan (MSUG) muốn phát triển Lực lượng Bảo an như là một lực lượng cảnh sát dân sự, trong khi đó các cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) lại muốn lực lượng này là một mô hình bán quân sự hoạt động như một đội quân phụ trợ.
Còn với Diệm, Bảo an là một lực lượng lai ghép, kết hợp quyền lực của cảnh sát như quyền giám sát, giam cầm, và phản gián với năng lực quân sự.
Chỉ trích các giải pháp của cố vấn Mỹ không phù hợp với quan điểm của mình, cũng như hoàn cảnh an ninh của miền Nam Việt Nam, Diệm tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng Bảo an như một nhân tố chính trong cuộc chiến chống lại chiến tranh du kích. Là một cựu quan chức có nhiều trải nghiệm về cách trị dân, hơn ai hết, Diệm hiểu rằng: để cai quản vùng nông thôn cần kết hợp các giải pháp chính trị, quân sự, xã hội và kinh tế
Ngược lại, Diệm không bao giờ có quan điểm Dân chủ là một sự cạnh tranh mang tính đa nguyên giữa các đối thủ, đảng phái, và tư tưởng.
Thay vì vậy, Diệm cho rằng nền móng dân chủ của ấp chiến lược là huy động sức mạnh toàn thể dân chúng tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù của chế độ.
Miller không thể không thừa nhận rằng dù có nhiều khiếm khuyết và bất cập, nhưng Ấp Chiến Lược là một chương trình thành công, tạo nên một bước ngoặt đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống lại Cộng sản ở miền Nam, mang lại hy vọng cho một chiến thắng chung cuộc. Trận Ấp Bắc vào tháng 1/1963 vẫn không dập tắt sự lạc quan của Diệm, vì vậy họ Ngô đã ra lệnh cho Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ chuẩn bị kế hoạch Bắc tiến, chiếm lại miền Bắc Việt Nam.
Và cuối cùng, Diệm muốn Mỹ viện trợ vũ khí và các nguyên vật liệu khác nhưng không chấp nhận sự việc các cố vấn Mỹ can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam.
(Còn tiếp)
Thượng Thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm (thứ hai từ phải). Hình bên: Tổng Thống Diệm ôm hôn tướng Dương Văn Minh, theo các nguồn thì sau này chính tướng Minh ra lệnh hạ sát anh em Tổng Thống trong cuộc đảo chánh 1963 vì tư thù.
5 vị Thượng thư từ trái qua phải Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn
Gia đình trị họ ngô:
Dòng họ Ngô Đình: (hình năm 1963, từ trái sang) Cố vấn Ngô Đình Nhu, Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, em gái tổng thống Diệm, bà mẹ (ngồi), bà Trần Lệ Xuân, ông Ngô Đình Cẩn. Hàng con cháu: Trác, Quỳnh, Lệ Quyên, Lệ Thủy
Ngô Đình Diệm bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang nhưng được trả tự do theo lệnh ân xá vào năm 1946. Theo tài liệu của Mỹ, tại Hà Nội, Ngô Đình Diệm gặp Hồ Chí Minh. Ngô Đình Diệm hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh lý do giết anh của ông thì được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó một hành động tự phát của du kích địa phương do đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau đó, cũng theo tài liệu của Mỹ, Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng vì cho rằng ông có tài lãnh đạo. Ngô Đình Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời đó với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này, và do đó Ngô Đình Diệm từ chối hợp tác với Hồ Chí Minh.Sau khi được Việt Minh phóng thích, Ngô Đình Diệm duy trì các mối liên lạc với một số lãnh đạo Việt Minh với hy vọng có thể thuyết phục họ bỏ Hồ Chí Minh và quay sang ủng hộ ông. Những cuộc trao đổi này khơi dậy những quan tâm đáng kể trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ trong năm 1947-1948. Nhiều quan chức Việt Minh ngưỡng mộ Ngô Đình Diệm và Ngô Ðình Thục, thậm chí còn có tin đồn Ngô Đình Diệm đã lôi kéo được tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân sự cao nhất của Việt Minh ở Nam Bộ, đào ngũ (về sau tin đồn này được xác định là không đúng). Ông cũng tìm cách liên minh với các lãnh đạo các đảng phái quốc gia. Giữa năm 1947, ông liên minh với Nguyễn Tôn Hoàn, một lãnh đạo Công giáo ở Nam Bộ và là thành viên sáng lập Ðại Việt Quốc dân Ðảng.
Tháng 2 năm 1948, Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo phe quốc gia gặp nhau tại Sài Gòn để thảo ra một kế hoạch đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập của Việt Nam. Năm 1948, khi cựu hoàng Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều đình với Pháp để ký hiệp định Pháp-Việt, Ngô Đình Diệm sang Hồng Kông thuyết phục Bảo Đại kiên định trong "vấn đề độc lập dân tộc". Ông cũng vận động các quan chức Pháp nhượng bộ thêm về phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Sau đó khi Bảo Đại ký hiệp định với Pháp ở Hạ Long cho Việt Nam một nền độc lập hạn chế, Ngô Đình Diệm tỏ ra thất vọng. Ông từ chối lời mời làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại với lý do "không tin người Pháp, càng không tin vào nền độc lập nửa vời mà Pháp vẽ ra", và quay về Huế sống với Ngô Đình Cẩn và có thời gian Ngô Đình Diệm lên sống với vợ chồng Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt.
Miller thấy rằng những tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ nói lên được một hiểu biết mơ hồ về Diệm cho đến tháng 5/1954. Theo Miller, Bảo Đại quyết định chọn Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông hoàng này công nhận rằng Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, bởi vì sự không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản… Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại”.
Diệm đã chứng minh lời của quốc trưởng nhận xét về năng lực của mình là không sai. Trong thời kỳ hậu hiệp định Geneva, phớt lờ chiến lược hòa giải và cải tổ của Hoa Kỳ, Diệm đã trấn áp và dẹp tan những đối thủ chính trị của Diệm mà không có bất kỳ một sự thỏa hiệp nào để kiểm soát thành công quân đội quốc gia, giành lấy quyền lực từ những viên tướng thân Pháp, thực hiện chương trình kiến quốc của ông.
Những kiến giải của Miller về thời kỳ này không những đưa ra một sự hiểu biết mới về Diệm, mà còn thách thức các nhà sử học nhận thức lại lịch sử quan hệ Mỹ-Diệm ngay từ buổi đầu.
Sự bất đồng tư tưởng này đã khuấy đục liên minh Mỹ-Diệm trong quá trình triển khai một trong những chương trình kiến quốc quan trọng nhất: phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, với mấu chốt của vấn đề là giải quyết tình trạng dư thừa dân số bằng cách di dân.
Trên bình diện quốc gia, Diệm khởi động chương trình tự cung tự cấp như là một đặc trưng trong viễn kiến của Diệm về phát triển cộng đồng để phát động sự tham gia tự giác và đóng góp của toàn dân vào những mục tiêu công ích của nhà nước.
Kế hoạch dinh điền của Diệm không tránh khỏi sự phàn nàn từ phía Mỹ.
Miller đã phân tích rất sâu sắc sự khác biệt của hai trường phái kiến quốc của Mỹ sau thế chiến thứ II bao gồm chủ nghĩa tân thời cao cấp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoa học và kỹ thuật, và chủ nghĩa tân thời bậc thấp chú trọng vào các chương trình phát triển ở phạm vi hẹp mang tính địa phương.
Cả hai trường phái này đều không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ không thể Tây hóa lối sống và điều kiện kinh tế xã hội của người Việt.
Do vậy, dù đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ là cần cung cấp nguyên liệu sản xuất cho dân tái định cư, nhưng Diệm bảo lưu quan điểm của mình, rằng việc cung cấp tư liệu sản xuất không quan trọng bằng nghĩa vụ và bổn phận tự lập của cộng đồng.
Do đó ông sẵn sàng tiếp tục thực hiện kế hoạch mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Mối bất hòa về chương trình dinh điền, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đã đẩy Washington và Saigon vào một tình trạng tồi tệ mới.
Chiến lược gìn giữ an ninh nội địa tập trung vào công cuộc chống nổi dậy ở vùng nông thôn nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cộng sản luôn là mối bận tâm của chính quyền Diệm.
Miller chứng minh rằng không phải mọi hoạt động quân sự của Diệm đều do Mỹ điều khiển hoàn toàn, thậm chí còn xảy ra những bất đồng trong nội bộ Mỹ.
Về xây dựng lực lượng, ví dụ, phái bộ cố vấn của đại học Michigan (MSUG) muốn phát triển Lực lượng Bảo an như là một lực lượng cảnh sát dân sự, trong khi đó các cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) lại muốn lực lượng này là một mô hình bán quân sự hoạt động như một đội quân phụ trợ.
Còn với Diệm, Bảo an là một lực lượng lai ghép, kết hợp quyền lực của cảnh sát như quyền giám sát, giam cầm, và phản gián với năng lực quân sự.
Chỉ trích các giải pháp của cố vấn Mỹ không phù hợp với quan điểm của mình, cũng như hoàn cảnh an ninh của miền Nam Việt Nam, Diệm tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng Bảo an như một nhân tố chính trong cuộc chiến chống lại chiến tranh du kích. Là một cựu quan chức có nhiều trải nghiệm về cách trị dân, hơn ai hết, Diệm hiểu rằng: để cai quản vùng nông thôn cần kết hợp các giải pháp chính trị, quân sự, xã hội và kinh tế
Ngược lại, Diệm không bao giờ có quan điểm Dân chủ là một sự cạnh tranh mang tính đa nguyên giữa các đối thủ, đảng phái, và tư tưởng.
Thay vì vậy, Diệm cho rằng nền móng dân chủ của ấp chiến lược là huy động sức mạnh toàn thể dân chúng tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù của chế độ.
Miller không thể không thừa nhận rằng dù có nhiều khiếm khuyết và bất cập, nhưng Ấp Chiến Lược là một chương trình thành công, tạo nên một bước ngoặt đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống lại Cộng sản ở miền Nam, mang lại hy vọng cho một chiến thắng chung cuộc. Trận Ấp Bắc vào tháng 1/1963 vẫn không dập tắt sự lạc quan của Diệm, vì vậy họ Ngô đã ra lệnh cho Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ chuẩn bị kế hoạch Bắc tiến, chiếm lại miền Bắc Việt Nam.
Và cuối cùng, Diệm muốn Mỹ viện trợ vũ khí và các nguyên vật liệu khác nhưng không chấp nhận sự việc các cố vấn Mỹ can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam.
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét