Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 32/s

 
Những thước phim màu có một không hai về Chiến thắng Điện Biên Phủ



Roman Karmen  (1906 - 1978) là một trong những nhà làm phim tài liệu vĩ đại nhất thế kỷ XX. Cuộc đời nghệ thuật của ông rất đa dạng trong các vai trò: Đạo diễn, biên kịch, quay phim, nhà báo, nhà sư phạm điện ảnh. Những thước phim tư liệu mà Karmen để lại thật sự là những thiên anh hùng ca huyền thoại.
Đạo diễn Roman Karmen cùng hai đồng sự Xôviết Evghenhi Mukhin và Vladimia Echurin được Nhà nước Liên Xô giao nhiệm vụ sang Việt Nam làm phim tài liệu vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Được sự chỉ dẫn của Bác Hồ, sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp và nhân dân Việt Nam, Karmen đã miệt mài lao động, hoàn thành xuất sắc bộ phim màu "Việt Nam" (1954) ghi lại những giây phút hào hùng nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những năm tháng hòa bình đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.

 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đạo diễn Roman Karmen tại Việt Bắc năm 1954
Đối với nền điện ảnh cách mạng Việt Nam non trẻ, Karmen như người thầy, người anh, người bạn lớn. Bộ phim "Việt Nam" của ông đã để lại dấu ấn và những kinh nghiệm sâu sắc cho nền điện ảnh Việt Nam. Ngày 18-7-1955, đạo diễn Roman Karmen vinh dự được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)



      Đợt 3 từ 1 tháng 5 đến 7 tháng 5, QĐNDVN đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Sau khi lực lượng của Pháp đã trở nên tuyệt vọng, suy kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến đấu, và quân Pháp ở Bắc Bộ cũng đã hết lính dù và lính lê dương (légionnaire) có thể ném tiếp xuống Điện Biên Phủ, QĐNDVN tổ chức đợt đánh dứt điểm các quả đồi phía đông.
      Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định, công binh Việt Nam đào đường hầm từ trận địa tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công việc ngay trước mũi súng quân Pháp, trong tầm kiểm soát của lựu đạn, khắc phục thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân Pháp phát hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân Pháp tiến xuống cửa hầm, dù phải hy sinh tới người cuối cùng, để bảo vệ bí mật tuyệt đối ý đồ đào hầm.
       Tại phía đông, trung đoàn 98 tiến công cứ điểm C1 lần thứ hai. Thiếu tá Jean Bréchignac, vẫn đặt sở chỉ huy trên Eliane 4, đã linh cảm trận đánh Eliane 1 sắp nổ ra. Ngày 1 tháng 5, Bréchignac quyết định đưa đại đội 3 của tiểu đoàn dù tiêm kích số 2 lên thay thế cho đại đội Clédic đã bị tiêu hao, đồng thời ra lệnh cho đại đội 1 sẵn sàng tham gia phản kích.

Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 17
Thừa thắng xông lên, quân đội Việt Nam mở đợt tấn công lần 3, từ ngày 1/5 đến 7/5, Việt Minh đánh chiếm các cứ điểm còn lại. Riêng đồi A1, cứ điểm được xây dựng kiên cố nhất đã tiến hành tới 4 đợt tiến công nhưng chỉ chiếm được nửa quả đồi. Đêm 6/5, quân đội Việt Nam phải dùng 1000 tấn thuốc nổ bí mật phá sập hệ thống hầm ngầm, chiếm được quả đồi.
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 18
17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của Tướng De Castries.
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 19
Tướng De Castries và toàn bộ Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Sau này De Castries - người từng theo học Trường Quân sự Saint Cyr nổi tiếng thế giới - đã thốt lên rằng: "Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào".
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 19
Toàn bộ 16.000 lính Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoặc bắt sau khi kết thúc chiến dịch.
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 20
Sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954, Hội nghị Geneva bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương.
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 21
Đại diện cho Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam, ông Tạ Quang Bửu, ký hiệp định đình chiến năm 1954.
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 22
Thiếu tướng Delteil thay mặt Bộ Tổng tư lệnh Quân đội liên hiệp Pháp ở Đông Dương ký bản hiệp định đình chiến ở Việt Nam và Lào ở Hội nghị Geneva.

       Ngày 1-5, Đại đội 811 của QĐNDVN đã có 20 ngày đêm phòng ngự tại C1, được lệnh rời khỏi trận địa 200 mét cho hỏa pháo chuẩn bị. Sơn pháo đặt trên đồi D1 nhắm từng hỏa điểm trên C1 bắn phá. Dứt tiếng pháo, tổ bộc phá lập tức mở những hàng rào cự mã ngăn cách, đưa bộ đội xông lên phía Cột Cờ. Chỉ sau năm phút, QĐNDVN đã chiếm được Cột Cờ. Lực lượng dù xung kích của Pháp mới lên tiếp viện bắn xối xả vào khu vực Cột Cờ. Tuy nhiên, Đại đội 1480 từ phía dưới tiến lên đã kịp thời có mặt, cùng với 811 hình thành hai mũi tiến công chia cắt quân Pháp để tiêu diệt.
      Nửa đêm, toàn bộ quân Pháp bị tiêu diệt. Dây thép gai và mìn lấy từ trận địa lập tức được trải ra sườn đồi thành một bãi chướng ngại dày đặc, đề phòng quân Pháp phản kích. Sau hơn 30 ngày đêm liên tục chiến đấu, trận đánh tại C1 lúc này đã kết thúc.
      Ở phía đông sông Nậm Rốm, hai tiểu đoàn 166 và 154 của trung đoàn 209 tiến công các cứ điểm 505 và 505A (Dominique 3). Một đại đội của tiểu đoàn6e BPCvà những đơn vị lính Algérie, lính Thái tại đây, do tiểu đoàn trưởng Chenel chỉ huy, chống cự khá quyết liệt. 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5, trung đoàn 209 tiêu diệt hoàn toàn hai cứ điểm này, chấm dứt sự tồn tại của trung tâm đề kháng Dominique.
     Trên cánh đồng phía tây, trận đánh tiêu diệt cứ điểm 811A (Huguette 5) của trung đoàn 88 diễn ra rất nhanh chóng. Với những đường hào đã đào xuyên qua hàng rào cứ điểm, bộ đội bất thần tổ chức xung phong. Toàn bộ đại đội Âu Phi vừa tới thay quân để tăng cường phòng thủ cứ điểm này, bị diệt gọn trong vòng không đầy 80 phút.
Như vậy, ngay trong đêm đầu của đợt tiến cống thứ ba, Pháp đã mất thêm bốn cứ điểm: C1, 505, 505A ở phía đông, và 311A ở phía tây.
Đêm ngày 4 tháng 5, trên cánh đồng phía tây, sau khi tiêu diệt 311A, đại đoàn 308 tiếp tục đánh 311B '(Huguette 4)' ở phía trong. Trung đoàn 36 tiêu diệt 1 đại đội gồm lính lê dương và lính Maroc, đưa trận địa tới gần trung tâm đề kháng Lili (Lilie, từ Claudine mới tách ra), tấm bình phong cuối cùng che chở cho sở chỉ huy Đờ Cát ở hướng này. Buổi sáng, Pháp phản kích định chiếm lại nhưng thất bại.
       Cũng trong ngày 5 tháng 5, trung đoàn 174 báo cáo đường hầm ở A1 đã hoàn thành. Trong đêm, một tấn bộc phá chia thành những gói hai mươi kg, được đưa vào đặt dưới hầm ngầm Pháp. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1954, tiểu đoàn 255 của 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối hôm đó.
       Trước giờ G năm phút, các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về A1, nhắm mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và ánh chớp của ngàn cân bộc phá. Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm, trên đồi A1 có một đám khói lớn phụt lên. Khối bộc phá nổ cách hầm ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên, diệt phần lớn đại đội dù 2 của Trung úy Edme (Étmơ) đóng ở đây. Nguyễn Hữu An lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Khối bộc phá một tấn đã tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị đánh A1 trong đợt trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi. Trên đỉnh đồi, lính dù dựa vào chiến hào và công sự đã được củng cố trong thời gian qua ra sức chống đỡ chờ quân viện. Quá nửa đêm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của tiểu đoàn 249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng của quân Pháp.
      4 giờ sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, Đại úy Jean Pouget chỉ còn lại 34 lính dù. Quân dù đã sử dụng đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Pouget bị thương nặng và bị bắt. Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.



Tiến quân tiêu diệt cứ điểm đồi Độc Lập



Lính Pháp phản kích cứ điểm Độc Lập, bị bộ đội đánh trả quyết liệt phải tháo chạy



      Lính Pháp phản kích cứ điểm Độc Lập, bị bộ đội đánh trả quyết liệt phải tháo chạy
       Đến sáng ngày 7 tháng 5, QĐNDVN đã tiến công tiêu diệt cứ điểm C2, 506, 507, 310F. Các quả đồi phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả dĩ chiếm lại. Tại Mường Thanh, 12 giờ, Langlais triệu tập cuộc họp các chỉ huy tiểu đoàn. Lần này vắng mặt những người chỉ huy dù. Theo kế hoạch Albatross, quân Pháp sẽ mở cuộc phá vây vào 20 giờ ngày hôm nay, mồng 7 tháng 5. Nhưng con đường cách đây ba ngày còn để ngỏ phía nam Junon, đã bị ba đường hào cắt ngang. Chỉ huy các tiểu đoàn lần lượt báo cáo đơn vị mình không ở trong trạng thái thực hiện một cuộc phá vây mà họ tin là khó sống sót. Những người dự họp đều nhận thấy: dù có hy sinh phần lớn quân rút chạy, cũng khó giúp cho một nhóm người thoát khỏi thung lũng. Cuộc tiến công của những người lính kiệt sức nhắm vào những vị trí được đối phương bảo vệ vững chắc, sẽ là một hành động tự sát.
       Đúng 3 giờ chiều, các đại đoàn được lệnh: "Không cần đợi trời tối, lập tức mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Đơn vị phía đông đánh thẳng vào khu vực trung tâm, đơn vị phía tây giáp công sang, cùng tiến vào sở chỉ huy của địch. Phải đánh thật mạnh, bao vây thật chặt, không để cho Đờ Cát hoặc bất cứ tên địch nào chạy thoát".
       QĐNDVN tổng tiến công trên khắp các mặt trận. Quân Pháp đã sức tàn lực kiệt, rệu rã kéo cờ quyết định đầu hàng. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức dẫn đại đội 360 luồn dưới làn đạn của những khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân Pháp hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật nhảy lên mặt đất, dùng một lính bảo an người Việt dẫn theo đường tắt tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của de Castries. Các đài quan sát báo cáo về: "Quân ta từ ba phía đang đánh vào khu trung tâm, 312 từ phía đông tiến qua cầu Mường Thanh, 308 từ phía tây mở đường qua sân bay, và từ phía tây nam mở đường vào Lili, hướng về sở chỉ huy của Đờ Cát. Quân địch chỉ chống cự lẻ tẻ."
       Lúc đó, Đại đội 360 chỉ còn 5 người: Tạ Quốc Luật, Hoàng Đăng Vinh, Bùi Văn Nhỏ, Nguyễn Văn Lam và Đào Văn Hiếu. Khoảng 17 giờ, sau khi dùng thủ pháo tiêu diệt tổ bảo vệ ở phòng ngoài sát cửa ra vào, 5 chiến sĩ vượt qua gian hầm thứ 2, tiến vào gian hầm giữa khá rộng có tướng de Castries và các sĩ quan Pháp đang ở đấy. Tạ Quốc Luật nói bằng tiếng Pháp, đại ý: "Các ông hàng đi. Các ông thua rồi. Các ông phải ra lệnh cho các ổ đề kháng bỏ súng, đầu hàng và điện về Hà Nội không cho máy bay ném bom xuống Điện Biên nữa".

Bộ đội ta reo mừng chiến thắng bên xác máy bay địch.

Quân lính Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng.

17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên nóc hầm Tướng De Castries.

       Sau đó, nhóm chiến sĩ dẫn giải tù binh lên khỏi hầm, đi về phía cầu Mường Thanh rồi bàn giao cho Nguyễn Thăng Bình - Trung đoàn Phó Trung đoàn 209 - trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn Tiểu đoàn 130. 5 giờ 30 chiều, đại đoàn 312 báo cáo lên: "Toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng Đờ Cát".
      Cụm phân khu Nam Hồng Cúm mưu toan chạy sang Lào nhưng bị các đơn vị QĐNDVN đuổi theo, tất cả đã bị bắt không đi thoát. Gần 12.000 quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đều bị bắt làm tù binh.
Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16.000 người, họ đã không thể nào lật ngược thế cờ. Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 tới 2.293 người chết, 5.240 tới 6.650 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Toàn bộ 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội Quân đội Quốc gia Việt Nam bị tiêu diệt. Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706, gồm 1 chuẩn tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá. Thiệt hại về phía Mỹ là 2 phi công chết và 1 bị thương.
      Về không quân, Pháp bị tổn thất 59 phi cơ bị phá hủy (38 chiếc bị bắn rơi, 21 chiếc bị phá hủy khi đậu trên sân bay), trong đó có 3 máy bay khác bị phá hủy trước ngày 13 tháng 3 năm 1954, 2 trực thăng cũng bị phá hủy. Ngoài ra còn có 186 phi cơ khác bị trúng đạn và hư hại ở các mức độ khác nhau. Phía Mỹ có 1 phi cơ C-119 bị bắn rơi. Về trang bị nặng, Pháp mất toàn bộ trang bị vũ khí, xe tăng và pháo binh ở Điện Biên Phủ. Phía QĐNDVN thu giữ 3 xe tăng, 28 đại bác, 5.915 súng các loại, 20.000 lít xăng dầu cùng rất nhiều đạn dược, quân trang quân dụng khác.
       Thiệt hại về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hồ sơ quân y của Việt Nam là 4.020 người chết, 9.691 người bị thương, và 792 mất tích. Hiện nay tại Điện Biên Phủ, có 3 nghĩa trang liệt sĩ trận này là nghĩa trang phía gần đồi Độc Lập, nghĩa trang gần đồi Him Lam và nghĩa trang gần đồi A1, lần lượt các nghĩa trang trên có 2.432 ngôi, 896 ngôi và 648 ngôi mộ, tổng cộng là 3.976 ngôi. Do một trận lũ lớn vào năm 1954 cuốn trôi các bia mộ nên 3.972 mộ đều là liệt sĩ vô danh. Chỉ có 4 ngôi được đặt riêng biệt là mộ các anh hùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Trần Can là còn biết được.
Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen: "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào đia phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn... "
       Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến gặp và chúc mừng Bộ tổng tham mưu và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại đây bằng kinh nghiệm chính trị, ông đã nói một câu chúc mừng kèm dự đoán chính xác: "Chúc mừng chú (Võ Nguyên Giáp) thắng trận. Nhưng đừng chủ quan, còn phải đánh với Mỹ nữa. Sớm muộn gì chúng cũng sẽ nhảy vào Đông Dương thế chỗ Pháp" 
       Thế là, sau 55 ngày đêm "khoét núi,ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn...", cứ điểm Điện Biên Phủ đã thất thủ, toàn bộ hơn 16.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh.
Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện
Tiểu sử
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 1924
Triệu Sơn, Thanh Hóa, Liên bang Đông Dương
Mất 1954 (29–30 tuổi)
Trần Can
Trần Can
Tiểu sử
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 1931
Sơn Thành, Yên Thành, Nghệ An
Mất 1954
Bế Văn Đàn
Bế văn đàn.jpg
Tiểu sử
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 1931
Triệu Ẩu, Phục Hòa, Cao Bằng
Mất 12 tháng 12 năm 1953

        Đối với thực dân Pháp, trận này là một thất bại thảm hại và bất ngờ. Mặc dù đã chiến đấu nhiều năm và về sau còn được Hoa Kỳ trợ giúp đắc lực, Pháp đã không thể bình định Việt Nam. Thảm bại này khiến cho họ không còn nhân lực và ý chí để mà tiếp tục ứng chiến. Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Dù đã áp dụng kỹ nghệ "Chiến tranh hiện đại", Pháp đã không thể nào tránh khỏi những biến cố này. Nhiều Sĩ quan nổi giận trước thất bại chính trị và quân sự này và họ lại đổ tội cho các chính trị gia, giống như hồi bị Đức đánh bại năm 1940.
       Sau này, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Marcel Bigeard, nguyên là trung tá phó chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sang thăm Việt Nam năm 1993, nhìn lại chiến trường cũ, đã có một câu với một nhà quay phim nước ngoài: "Nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh". Còn tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp rằng: "Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc".
       Chỉ huy phó của Tập đoàn cứ điểm, đại tá Pierre Langlais cũng viết trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ của ông rằng: "Ở Điện Biên Phủ, nếu người ta muốn nhìn thẳng vào sự thật, thì ắt phải thấy rằng viện trợ cho Việt Minh chỉ là một giọt nước đặt bên cạnh dòng thác vật tư của Mỹ đổ vào cho người Pháp chúng ta". Nhà báo Pháp Giuyn Roa khẳng định: "Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng Navarre mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200, 300 kg hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilông. Cái đã đánh bại tướng Navarre không phải bởi các phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương..."
Trận Điện Biên Phủ được coi là một trong những trận đánh được phân tích tỉ mỉ nhất trong lịch sử. Thắng lợi quyết định của lực lượng Việt Minh dưới quyền Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch ác liệt đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh Đông Dương, chính trận chiến này đã đưa Việt Nam lên trở thành quốc gia thuộc địa đầu tiên dùng vũ lực buộc quân đội một nước phương Tây rút về nước, giành được độc lập, được xem là một đòn giáng mạnh vào nước Pháp nói riêng và thế giới phương Tây nói chung. (1940-2005) Theo cuốn The French Secret Services của sử gia Douglas Porch, thảm bại Điện Biên Phủ đã "thay đổi diễn tiến lịch sử Pháp" và sánh vai với các thất bại trước kia của Pháp dưới quyền tướng Joseph Joffre (1914) và Maurice Gamelin (1940). Được chiến thắng của người Việt Nam cổ vũ, các khu vực thuộc địa ở châu Phi cũng đồng loạt nổi dậy.
      Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ Kháng chiến chống Pháp. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa,nghèo nàn và lạc hậu châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc hiện đại châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương.  Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng kết:
       "Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một chân lý vĩ đại. Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa"
       Lúc này phần lớn lãnh thổ Việt Nam trong tay Việt Minh. Các vùng kiểm soát bao gồm hầu hết miền Bắc (trừ Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Yên, Móng Cái,...) hầu hết Bắc Trung Bộ (trừ duyên hải nhỏ Quảng Bình đến Quảng Nam), hầu hết Trung Trung Bộ (gồm cả Quảng Ngãi, Quy Nhơn,...), Bắc Tây Nguyên, một phần nhỏ Nam Tây Nguyên, một phần cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ (trong đó có các địa phương phía nam đồng bằng sông Hồng, bắc Tây Nguyên và một số vùng khác, cùng với một số thị xã nhỏ ở miền bắc có Việt Trì, một số thị xã nam đồng bằng sông Hồng, Công Tum, An Khê...mới giành được). Phần lớn lãnh thổ Lào (vùng núi phía đông), một phần lãnh thổ Campuchia (đông bắc, nhỏ hơn là vùng rừng núi tây và tây nam, một phần đông nam) thuộc phe cách mạng.
      Nhìn vào lịch sử, nước Pháp đã tạo ra nhiều sự kiện chấn động thế giới, cả tự hào lẫn hổ thẹn. Dân tộc Pháp đã để lại trong lịch sử sự oanh liệt, quả cảm bao nhiêu thì tầng lớp thống trị quí tộc - thực dân của nó cũng để lại sự nhục nhã, yếu hèn bấy nhiêu. Biểu hiện nhục nhã nhất của thực dân Pháp là hành động của chúng ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam. Bị phát xít Đức thôn tính dễ dàng tại chính quốc, bị Nhật hất cẳng quá dễ dàng ở thuộc địa, phải xin xỏ, chạy chọt Đồng Minh (Anh - Mỹ) để vào Nam Bộ; ký hiệp ước thua thiệt với Tàu Tưởng để thực ra là xin xỏ vào Bắc Bộ; lật lọng hiệp ước với chính phủ Việt Minh, bước đường cùng lại phải đi xin xỏ Mỹ để rồi vẫn cứ bị Việt Minh đánh tan ở Điện Biên Phủ, đành phải “bán cái” cho Mỹ. Trận Điện Biên Phủ đã là cái mốc đánh dấu sự suy tàn không khắc phục nổi của chủ nghĩa thực dân cũ trên khắp thế giới.
Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công, đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng, quân dân việt nam đã đánh bại quân xâm lược Pháp bằng trận tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (7-5-1954). Đúng là:
                           “Chín năm làm một Điện Biên
                           Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
                                                   (Thơ Tố Hữu)
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Do sức ép của Trung Quốc và Liên Xô, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý với một bản hiệp định mang lại cho họ ít hơn những gì họ đã giành được trên chiến trường. Tuy ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam được tuyên bố độc lập, và điều quan trọng là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được công nhận, nhưng Việt Nam bị tạm thời chia đôi thành hai khu vực quân sự để hai bên quân đội, Việt Minh và Pháp, tập kết. Quân Pháp sẽ rút dần khỏi Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử đi đến thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm.


Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về – bộ đội tiếp quản thủ đô Hà Nội tháng 10 năm 1954

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trái) và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón Bác Hồ tại Hà Nội hồi năm 1955. “

Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ" và khẳng định: "Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng". Cũng trong ngày này Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm phản đối sự chia đôi đất nước. Tuy nhiên, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã lên tiếng: "Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần phải khóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay, thì 2 năm nữa sẽ có một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất nhiều so với những giọt lệ mà quý vị (Quốc gia Việt Nam) nhỏ ra ở đây". Ngày 20-7-1954, Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sĩ) về Đông Dương kết thúc. Bản Tuyên ngôn chính trị của Hội nghị và Hiệp định đình chiến ở Đông Dương được công bố. Hòa bình được lập lại trên cơ sở Pháp và các cường quốc dự Hội nghị (riêng Mỹ đã không chịu ký vào bản Tuyên bố chung) công nhận sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; Lào; Cămpuchia; quân viễn chinh Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam (lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời); công việc nội bộ của Việt Nam, do Việt Nam tự giải quyết (sẽ thực hiện tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 để đi tới thống nhất đất nước); đến năm 1956, quân Pháp phải rút hết khỏi Đông Dương.
Hiệp định Giơnevơ là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ nhưng rất vẻ vang của nhân dân Đông Dương, trong đó, cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam mang tính vừa là nền tảng vừa là xung kích và có ý nghĩa quyết định. Dân tộc Việt  có quyền tự hào về tinh thần quốc tế trong sáng của mình và cũng hoàn toàn có quyền tự hào về tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta” (lời Hồ Chí Minh).
Trong cuộc xâm lược của thực dân Pháp này, thương vong của Pháp là 140.992, trong đó có 75.867 chết và mất tích, 65.125 bị thương. Quân bản xứ ở Đông Dương có 419.000 chết, bị thương hoặc bị bắt. Về vũ khí, Pháp mất 435 máy bay, 603 tàu chiến và ca nô, 9.283 xe quân sự, 255 pháo, 504 xe quân sự và 130 nghìn súng các loại. Số thương vong của Việt Minh được Pháp ước tính khoảng 175.000 - 300.000 chết và 300.000 - 500.000 bị thương (hiện vẫn chưa có số liệu kiểm chứng từ phía Việt Nam). Khoảng 125.000–400.000 dân thường thiệt mạng.
Cuộc chiến đã góp phần làm nước Pháp suy sụp và phân hóa. Càng về cuối cuộc chiến, sự phản đối chiến tranh trong lòng nước Pháp ngày càng dữ dội hơn. Đại tướng Pháp Henry Navare viết:
Chi phí cho cuộc xâm lược của Pháp tăng hàng năm theo cấp số nhân. Năm 1945: 3 tỷ Franc; năm 1946: 27 tỷ Franc; năm 1947: 53 tỷ Franc; năm 1948: 89 tỷ Franc; năm 1949: 130 tỷ Franc; năm 1950: 201 tỷ Franc; năm 1951: 308 tỷ Franc; năm 1952: 535 tỷ Franc. Tổng cộng trong toàn bộ cuộc chiến, nước Pháp đã chi phí 3.370 tỷ Franc (vượt dự kiến 2.385 tỷ Franc), tương đương gần 60 tỷ USD theo thời giá 2008, (trung bình là 1 tỉ Franc/ngày), bằng 28% giá trị GDP của Pháp năm 1953. Chính phủ Pháp thay đổi 20 lần, trung bình mỗi chính phủ chỉ tồn tại 7 tháng (có chính phủ chỉ tồn tại trong 7 ngày). 7 lần cao uỷ Pháp bị triệu hồi, 8 tổng chỉ huy quân đội Pháp kế tiếp nhau bị thua trận.  
Thành quả đạt được là rất to lớn song chưa toàn vẹn, chưa tương xứng với thắng lợi quân sự mà nhân dân Đông Dương gặt hái được. Bị như vậy là do áp lực của những cường quốc tham gia hội nghị Giơnevơ mang tâm hồn vụ lợi, ích kỷ, kẻ thì điên cuồng chống cộng, kẻ không chống cộng thì đem thí quyền lợi của dân tộc anh em, đồng chí hướng nhằm bảo vệ quyền lợi   của dân tộc mình một cách hẹp hòi,ích kỷ, không mã thượng.
16 giờ ngày 9-10-1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên sang phía Gia Lâm. Nếu tính từ năm 1873 (Hà Thành thất thủ lần thứ nhất) thì sau đúng 81 năm bị xâm lăng, Hà Nội mới sạch bóng quân xâm lược Pháp. Nhiều phóng viên phương Tây chứng kiến quang cảnh lễ hạ cờ cuối cùng của quân viễn chinh Pháp đã mô tả: “Từng phân đội lính Âu Phi mệt mỏi, ngán ngẩm trong những bộ quần áo ướt sũng nước mưa đứng trước cột cờ sơn trắng. Sau bài kèn, cờ từ từ hạ. Tướng Pháp là Mátxông đỡ lấy lá cờ 3 sắc ướt nhẽo, gập lại, buồn bã bước ra giao cho quan năm Đăcrăngsơ - một sĩ quan chuyên coi đám lính gác thành từ ngày quân Pháp gây chiến tại Hà Nội - nói vài câu với giọng trầm buồn… Khi đội kèn lại nổi lên, với một điệu rầu rĩ rồi kết thúc… thì mặt nhiều sĩ quan của Pháp ướt đẫm những nước… những giọt nước mắt hòa lẫn nước mưa…”
Sáng ngày 10-10-1954, sư đoàn 308 với đầy đủ các đơn vị bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… , đại diện cho quân đội nhân dân Việt Nam, mở cuộc hành quân khải hoàn từ 5 cửa ô tiến vào Hà Nội. Đi đầu đoàn quân ấy là Trung đoàn Thủ Đô, lực lượng đã đánh những trận quyết tử kìm chân Pháp tại Hà Nội trong những ngày đầu Toàn quốc Kháng chiến. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng quang cảnh đó trong những câu hát sau đây:
                           “Trùng trùng say trong câu hát
                           Lớp lớp đoàn quân tiến về
                           Chúng ta đi reo vang
                           Lúc quân thù đầu hàng
                           Cờ Hà Nội tung bay trên phố.
                           Trùng trùng quân đi như sóng
                           Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời
                           Chúng ta đem vinh quang
                           Sức dân tộc trở về
                           Người Hà Nội tươi vui từ đây.
                           Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về
                           Như đài hoa đón ngày mở năm cánh đào
                           Nhỏ giọt sương xuống long lanh
                          
                           Trùng trùng…”
Chiều ngày 10-10-1954, vào lúc 15 giờ, hàng vạn nhân dân Hà Nội dự lễ chào cờ Chiến Thắng. Cờ đỏ sao vàng, tượng trưng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam thống nhất độc lập và tự do phần phật trên đỉnh Cột Cờ như phượng múa, rồng bay giữa bầu trời thu gió lộng.
Tuy nhiên cuộc chiến đấu giành quyền sống cơ bản của Dân tộc Việt vẫn chưa kết thúc. Chỉ mới có một nửa đất nước được hoàn toàn giải phóng, còn nửa kia, phần phía Nam từ vĩ tuyến 17, từ bên kia bờ sông Hiền Lương trở xuống đến Mũi Cà mau còn phải chờ đợi thêm hai năm nữa để thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử theo như qui định của Hiệp định Giơnevơ.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ - Đi du lịch Điện Biên phần 3
Trong khi Việt nam tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định, chờ ngày thống nhất, Bắc và Nam xum họp một nhà (ai mà không thấy kết quả tổng tuyển cử tự do nếu xảy ra thì cũng chỉ là thủ tục, hình thức vì ý chí thống nhất của Dân tộc Việt đã quá rõ ràng) thì Đế quốc Mỹ lại ra sức phá bỏ Hiệp định đó, dựng nên chính quyền tay sai ở Miền Nam.
Sống trên một dải đất trù phú chim trời cá nước, rừng vàng biển bạc, nhưng cũng gặp biết bao nhiêu gian lao, tình thế hiểm nghèo, Dân tộc Việt đã được hun đúc nên những đức tính hiếm có: chan hòa, vị tha, thông minh, kiên cường, bất khuất, mã thượng, tin người. Cũng vì mã thượng mà Dân tộc ấy đã thực hiện theo đúng tinh thần của Hiệp định Giơnevơ. Cũng vì tin người mà Dân tộc ấy đã không ngờ lại phải lên đường chiến đấu với kẻ xâm lược mới là Đế quốc Mỹ - cường quốc số một thế giới và không kém phát xít Đức về sự tàn bạo, trong suốt 20 năm ròng rã nữa. Cũng vì thông minh, kiên cường mà Dân tộc ấy đã làm cho cuộc chiến tranh vệ quốc của mình trở thành cuộc kháng chiến thần thánh, được toàn thể nhân loại ngưỡng mộ, cảm phục. Cũng vì bất khuất mà suốt mấy ngàn năm, Dân tộc ấy vẫn hiên ngang tồn tại bên cạnh một gã láng giềng khổng lồ xấu tính, luôn túc trực trong mình âm mưu bành trướng, xâm lược. Cũng vì chan hòa, vị tha mà sau khi đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”, Dân tộc ấy lại chủ động bắt tay với chính quyền Mỹ, xóa đi mọi hiềm khích để cùng nhau gác lại quá khứ, hướng tới một tương lai vì lợi ích của hai dân tộc Việt - Mỹ và cũng đồng thời vì lợi ích của cả nhân loại.

(Còn tiếp) 
-------------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét