TT&HĐ III - 32/g

                                           

Những Ngày Đầu Độc Lập Và Âm Mưu Lũng Đoạn Của Quân Đội TƯỞNG GIỚI THẠCH

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)

Khi tới Sài Gòn, Lơcléc đặt sở chỉ huy trong lớp rào bảo vệ của quân Anh. Đến ngày 31-12, đã có 145 chuyến tàu biển chở tới miền Nam - Việt Nam 27.907 lính Pháp và 2.325 xe quân sự. Thực hiện chiến thuật “vết dầu loang”, Lơcléc đã chiếm được một số thành phố, thị xã, thị trấn và các đầu mối giao thông quan trọng. Nhưng cuộc tiến công đánh nống ra đó đã bị ngăn chặn ngày một tích cực và mạnh mẽ bởi cuộc chiến tranh nhân dân đang ngày được củng cố và mang ý chí của cả một dân tộc đồng lòng. Những dấu hiện về khả năng bị sa lầy của đội quân viễn chinh Pháp đã bắt đầu xuất hiện. Tình hình đó đã cho viên tướng mẫn cán Lơcléc thấy rằng nếu quân Pháp thực hiện giai đoạn 2 là “tiếp tục cuộc hành quân ra Bắc - Việt Nam”, nhất định sẽ bị chống cự lại mạnh mẽ hơn gấp bội phần. Hơn nữa, quân Tưởng ở Bắc Kỳ vẫn chưa chịu cho lực lượng Pháp trở lại. Đầu năm 1946, Lơcléc điện báo về Pháp:
“… cho tới nay đã giải tỏa được Sài Gòn và đánh thông ra miền Nam - Trung Kỳ, nhưng đã bị chết 600, bị thương 1.600 binh lính. Việt Minh vẫn đang tiếp tục chống cự quyết liệt. Trung bình mỗi ngày có 3 cuộc đụng độ với Việt Minh. Không còn lực lượng dự trữ nữa. Việc chiếm lại Bắc Kỳ, dù chỉ là một bộ phận, là điều không thể thực hiện được. Không thể nào chỉ với khoảng một sư đoàn mà chinh phục được một xứ sở rộng bằng hai phần ba diện tích nước Pháp, trong đó nhân dân đang hồ hởi, được vũ trang, quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của mình”.
Bằng nhãn quan quân sự mẫn tiệp của mình, Lơcléc chắc chắn là viên tướng lĩnh Pháp nhìn vấn đề Việt Nam tỉnh táo nhất. Ông này cho rằng đạt được sự thỏa thuận riêng lẻ với Tưởng Giới Thạch (cho phép quân Pháp thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải phóng quân Nhật ở Bắc Kỳ) là không đủ mà phải thương lượng nghiêm chỉnh với Việt Minh và “không nên ngần ngại tuyên bố công nhận nền độc lập của Việt Nam”, nếu muốn đảm bảo an toàn cho quân Pháp kéo vào Hà Nội. Trong một bức thư gửi đô đốc Đácgiăngliơ, Cao ủy Pháp ở Đông Dương, Lơcléc nhấn mạnh:
“Tôi không hề bao giờ có ý định dùng vũ lực thuần túy để chiếm lại Đông Dương. Kinh nghiệm ở Nam Kỳ trong mấy tháng qua đã chứng tỏ, muốn tiến hành thắng lợi công cuộc bình định, phải có những đạo quân lớn, lớn hơn rất nhiều mức quân số chúng ta có thể có được: Vì vậy, trong khi vẫn chuẩn bị cho cuộc hành quân, tôi xin lưu ý ngài Cao ủy về những điểm có lợi hơn, đó là giải pháp hòa bình, tức là một mặt thương lượng với Trung Quốc, một mặt đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh…”

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ ngày 06-3-1946 với đại diện Pháp Sainteny.
Ông Hoàng Minh Giám đọc bản hiệp định.
(ảnh tư liệu)


Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đại diện quốc tế tham dự lễ ký Hiệp định sơ bộ chụp ảnh lưu niệm trước nhà 38 Lý Thái Tổ sau lễ ký.
Nhưng với bản chất thực dân, gắn liền với dã tâm và tính ngạo mạn của nó ở lực lượng cực hữu, trong đó có Đácgiăngliơ, chính phủ Pháp đã khăng khăng đòi dùng bạo lực khuất phục chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ hòng duy trì chế độ thuộc địa khi xưa.
Đến đây, chúng ta đột nhiên có một liên tưởng đến hai giai đoạn na ná giống nhau về hình thức của hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp. Đó là trong cuộc xâm lược lần thứ nhất có giai đoạn: sau khi chiếm Gia Định, giặc Pháp đánh tỏa ra chiếm lục tỉnh Nam Kỳ rồi tiến ra gây hấn Bắc Kỳ, đánh chiếm Hà Nội rồi đánh tỏa ra chiếm Bắc Kỳ. Song song với quá trình đó là những hiệp ước được ký giữa triều đình Huế và chính phủ Pháp. Trong cuộc xâm lược lần thứ hai cũng có giai đoạn tương tự: sau khi chiếm Sài Gòn, giặc Pháp đánh lan ra chiếm Nam Bộ, rồi cũng tiến ra gây hấn Bắc Bộ, đánh chiếm Hà Nội rồi mở rộng chiến tranh ra khắp Bắc Bộ. Song song với quá trình đó cũng có những hiệp ước được ký giữa Chính phủ Việt Minh và Chính phủ Pháp. Cũng có thể cho rằng tình thế của hai giai đoạn đó là hao hao giống nhau. Nếu kẻ thù chính của quân dân Bắc Kỳ ở giai đoạn trước là quân Pháp và quân Mãn Thanh thì kẻ thù chính của quân dân Bắc Bộ ở giai đoạn sau là quân Pháp và quân Tàu Tưởng. 
Tuy nhiên đó chỉ là những nét phác giống nhau bề ngoài. Sự khác nhau giữa chúng là hết sức cơ bản, có tính tương phản rõ rệt. Ở giai đoạn trước, đối diện với thực dân Pháp là một triều đình Huế bạc nhược, một Tự Đức đê hèn, ký hiệp ước với Pháp để cầu hòa mà thực chất là rút lui, đầu hàng, bán nước, đưa dân tộc Việt Nam vào vòng nô dịch ngoại bang. Ở giai đoạn sau, đối diện với thực dân Pháp là một Chính phủ Cách mạng trung kiên, một Hồ Chí Minh anh hùng, ký hiệp ước với Pháp cũng để cầu hòa nhưng thực chất là “hòa để tiến”, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thống nhất và độc lập dân tộc vừa mới giành được từ ngoại bang bằng bất kỳ giá nào.
Phải nói rằng giai đoạn từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946 là giai đoạn khó khăn, phức tạp và hiểm nghèo nhất của Cách mạng Việt Nam, khi mà Chính quyền Cách mạng đang trong bước hình thành còn non yếu, trước hàng loạt kẻ thù lăm le bóp nghẹt: giặc Pháp, giặc Tưởng, giặc phản động tay sai, giặc đói, giặc dốt…
Chính trong lúc ngàn cân treo sợi tóc đó, thiên tài của đại anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh vụt sáng chói hơn bao giờ hết.
Đều xuất phát từ quyền lợi ích kỷ của mình, và đều lấy Việt Nam ra làm con bài thương lượng, Cộng hòa Pháp và Trung Hoa Dân quốc đã ký một hiệp ước tại Trùng Khánh (Trung Quốc) vào ngày 28-2-1946, theo đó, Pháp sẽ trả lại cho Tưởng toàn bộ các “tô giới” và “nhượng địa” trên đất Trung Quốc để đổi lại việc Tưởng sẽ đồng ý cho quân đội Pháp kéo vào Bắc - Đông Dương thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Cũng theo hiệp ước này thì quá trình thay thế sẽ được tiến hành từ ngày 1 đến ngày 15 và hoàn tất vào ngày 31-3-1946 theo một kế hoạch đã bàn định giữa Pháp và Tưởng cũng tại Trùng Khánh.
Việc ký hiệp ước Pháp - Trung đã tạo ra một tình thế hết sức nguy hiểm. Nếu Pháp tiến quân vào Bắc - Việt Nam thì dù với chiêu bài “tiếp quản” vẫn là nhằm thực hiện âm mưu xâm lược. Do đó, buộc quân dân miền Bắc phải chiến đấu để bảo vệ thành quả cách mạng. Sự bùng nổ chiến sự sẽ tạo ra cái cớ là tình hình không ổn định để quân Tưởng ở lại làm thế lực cho bọn phản dân hại nước Quốc Dân Đảng đánh phá chính quyền Việt Minh. Hơn nữa, một cuộc chiến đấu xảy ra sớm như vậy mà còn phải chống lại cùng lúc ba kẻ thù Pháp, Tưởng, bè lũ tay sai phản động, sẽ không những không tạo ra được khoảng thời gian quí báu, cần thiết để Việt Minh chuẩn bị chu đáo kỹ càng hơn cho Toàn quốc kháng chiến mà còn tạo ra sự bao vây, chia cắt đối với lực lượng vũ trang Cách mạng đang trong thời kỳ củng cố.
 
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người về nước triệu tâp hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Mục đích của cuộc Cách mạng Tháng 8 là độc lập - tự do. Sự kiện Pháp gây hấn, đánh chiếm Nam Bộ đã lộ rõ ý chí quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa của chúng. Do vậy lúc đó, kẻ thù số một và nguy hiểm nhất của dân tộc Việt chính là thực dân Pháp. Một cuộc kháng chiến toàn diện chống Pháp là không thể tránh khỏi. Nhưng cần phải trì hoãn càng lâu càng tốt thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh đó (không làm xuất hiện cuộc chiến tranh đó là tốt nhất, nhưng nếu như thế thì hoặc Cách mạng phải rời bỏ mục đích độc lập, tự do của mình, hoặc thực dân Pháp không còn mang… bản chất thực dân nữa!), để vừa có thêm thời gian chuẩn bị tổ chức lực lượng đánh lâu dài, vừa (và đây là điều tối quan trọng) cho quân Tưởng rút hết đi (kéo theo là sự tan rã của bè lũ phản động trong nước), chỉ còn phải “đấu tay đôi” với Pháp. Thực hiện được điều này là rất khó khăn, tài năng không xuất chúng sẽ không làm được.
Dân tộc Việt đã đặt nhiệm vụ nặng nề đó lên vai Hồ Chí Minh, người con ưu tú nhất của mình trong một thời đại, vị đại anh hùng dân tộc mà phải trăn trở suốt hơn 150 năm, tính từ khi Quang Trung - Nguyễn Huệ băng hà, đất nước Việt Nam mới hun đúc nên được.
Còn Hồ Chí Minh thì chủ động đứng ra nhận lãnh gánh vác trách nhiệm đó và đã hoàn thành sứ mạng mà dân tộc Việt Nam trao cho, một cách tuyệt vời nhất: kết quả tuyệt vời, phong thái tuyệt vời. Không đao to búa lớn, không phùng má trợn mang, cũng không yếu mềm bạc nhược, không ủ dột van nài, cương trong nhu, nhu trong cương, không phải nhu mà cũng không phải cương, không kiêu mà cũng không nản, cứ thản như nước chảy thì bèo trôi, ấy vậy mà việc thành. Như thế không phải là tuyệt vời nhất sao? Đọc những tư liệu lịch sử ghi chép những hồi ức, cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá của các nhân vật từng trực tiếp tham gia, trực tiếp đối mặt với Hồ Chí Minh, và của các học giả nghiên cứu lịch sử ở cả hai phía bạn, thù về quãng đời hoạt động của ông trong những ngày tháng ấy (chưa cần nói đến cả cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước quên thân của ông), chúng ta thấy ở con người Hồ Chí Minh tỏa ra, ánh lên cái ý chí chủ động tiến công của Lý Thường Kiệt, cái đĩnh đạc xác quyết của Trần Hưng Đạo, cái ung dung thấu triệt của Nguyễn Trãi, cái kiên định sắt đá của Nguyễn Huệ. Như thế không phải là tuyệt vời nhất sao?

 
Trên tàu Emile Bertin tại Vịnh Hạ Long, ngày 24/3/1946. Từ trái sang phải: Hồ Chí Minh, Jean Sainteny, Tướng Leclerc, và Thống Đốc Thierry d’Argenlieu.


 

Tác giả Jean Sainteny và Hồ Chí Minh trên đường đến Vịnh Hạ Long. Lên tàu Catalina ngày 24/3/1946.
 
Tựu trung lại, phương châm hành xử của Hồ Chí Minh trong giai đoạn ngặt nghèo đó là theo thời lựa thế, dĩ bất biến ứng vạn biến… và như thế, đó cũng chính là sự biểu hiện của cái quan niệm vô vi vô bất vi (trông như không làm mà lại làm được tất cả) của Đạo Gia. Sự thể hiện của Hồ Chí Minh trong những nhận định hết sức tinh tế của ông về thị phi, trong sự đối xử hết sức nhã nhặn và đầy nhân văn của ông ngay với cả kẻ thù xâm lược, trong sự yêu thương trìu mến của ông khi nói đến Đại Chúng, đến “người cùng khổ”, trong tình cảm thiết tha của ông đối với nền độc lập - tự do của dân, của nước, trong thái độ của ông đối với chiến tranh và trong sự căm ghét của ông đối với cường bạo, áp bức, bất công, đã làm cho tâm hồn cộng sản của ông, hóa ra lại rất gần gũi với tâm hồn Lão Tử, một đại hiền triết của phương Đông cổ đại.
Theo King C. Chen, nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa Dân Quốc thì ngay từ ngày 18-8-1945 đã có những tiếp xúc và thương lượng Pháp - Việt. Lúc đó Hồ Chí Minh đã đưa ra 5 điều kiện mà nội dung chủ yếu là sự độc lập của Việt Nam, đổi lại Việt Minh sẵn sàng chấp nhận người Pháp làm cố vấn “chống ngoại xâm”. Mà ngoại xâm là ai nếu không phải là quân Tưởng như sau này đã thấy? Thật rõ, Hồ Chí Minh đã “gợi ý” người Pháp chọi lại người Trung Hoa khi mà quân Tưởng còn chưa kéo vào chiếm đóng Bắc - Việt Nam.
       Ngày 20/8/1945, Việt Cách cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến vào Việt Nam. Ngày 30/9/1945, Nguyễn Hải Thần dẫn đầu một phái đoàn tới gặp Tiêu Văn (cuối tháng 8 năm 1945, 20 vạn quân Tưởng do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu Văn làm phó tư lệnh vượt biên giới Việt-Trung tiến vào Việt Nam) để thảo luận về việc loại bỏ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương. Tiêu Văn tỏ ra không ủng hộ ý định của Nguyễn Hải Thần. Cuối tháng 10/1945, bảy đảng viên Việt Cách dưới quyền Nguyễn Hải Thần ký bản "Đoàn kết tinh thần" với Việt Minh theo đó Việt Cách sẽ liên kết với Việt Minh chống lại sự xâm lược của Pháp, bảo vệ nền độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên sau đó nhiều người chối bỏ họ đã ký bản "Đoàn kết tinh thần". Nguyễn Hải Thần công khai bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Việt Nam. Hàng loạt vụ đụng độ giữa Việt Minh và Việt Cách xảy ra khiến công chúng bị sốc và làm các chỉ huy quân đội Trung Hoa Dân quốc tại miền Bắc Việt Nam khó chịu. Tiêu Văn gây sức ép lên tất cả các bên để buộc họ thành lập chính phủ liên hiệp.

 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội và du kích đi tham gia Chiến dịch Biên Giới đóng quân ở huyện Phục Hòa, Cao Bằng (3.1951). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát mặt trận đánh mở màn của bộ đội ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên Giới (1950). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 3
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi công tác ở Việt Bắc. Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác, Tuyên Quang (1951). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Biên Giới. Nơi ở của Người di chuyển theo các trận đánh, có khi chỉ là túp lều cỏ dựng tạm vài hôm (1950). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 6
Bác Hồ chống gậy lên non xem trận địa “Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây”. Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 7
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Nhận định về triển vọng của cuộc kháng chiến chống Pháp, Người nói: “Nay tuy châu chấu đá voi, nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra” (2.1951). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1.5.1952). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 10
Người trao tặng huy hiệu cho các cán bộ, chiến sĩ lập nhiều chiến công, tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ (5.1954). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 11
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ sau chiến thắng Điện Biên Phủ tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (2.7.1954). Nguồn ảnh: Tư liệu
 chum anh hiem chu tich ho chi minh va qdnd viet nam (phan 1) hinh anh 12
Trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong được nghe Chủ tịch Hồ Chí minh nói chuyện tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (19.9.1954). Nguồn ảnh: Tư liệu

       Tuy nghi ngờ, thậm chí thù địch nhau nhưng các thành viên Việt Minh và Việt Quốc vẫn gặp nhau thậm chí còn ký kết các thỏa thuận. Ngày 29/9/1945, Nguyễn Lương Bằng (Việt Minh) và Chu Bá Phượng (Việt Quốc) gặp nhau và đồng ý chấm dứt xung đột, thả tù nhân và ngừng lên án nhau công khai. Ngày 19/11/1945, Hồ Chí Minh, Vũ Hồng KhanhNguyễn Hải Thần thỏa thuận về các nguyên tắc chung nhằm định hướng đàm phán thành lập chính phủ liên hiệp, quân đội thống nhất và kết thúc cuộc đấu tranh đảng phái để cùng nhau chống Pháp. Ngày 24/11/1945, sau buổi lễ trước trụ sở Việt Quốc, lãnh tụ 3 tổ chức Việt Minh, Việt Cách, Việt Quốc ký bản ghi nhớ cam kết các bên sẽ không tấn công lẫn nhau, đi đến thống nhất và hỗ trợ Nam Bộ kháng chiến.
        Ngày 23/12/1945, Tướng Tiêu Văn tổ chức một cuộc họp hòa giải các bên để thành lập chính phủ liên hiệp. Tại cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đề nghị Hồ Chí Minh hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách thành lập một chính phủ bao gồm thành viên của Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh và các đảng phái nhỏ khác. Nguyễn Hải Thần sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh làm Phó Chủ tịch.
Do các đảng phái đối lập phản đối nên Hồ Chí Minh đồng ý loại Võ Nguyên Giáp và Trần Huy Liệu ra khỏi nội các. Các bên tổ chức Hội nghị và họp nhiều lần để thảo luận ai sẽ nắm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ đồng thời làm thế nào chia sẻ quyền lực trong Vệ quốc quân. Phan Anh được chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng tuy anh trai ông ta là thành viên Việt Minh. Các đảng phái đối lập hy vọng Phan Anh sẽ chống lại việc Việt Minh cố gắng nắm toàn bộ Bộ chỉ huy và Bộ tổng tham mưu Vệ quốc quân nhưng họ sẽ thất vọng. Hội nghị cũng xem xét các nhân sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng ĐoànTrần Đình Nam xem ai thích hợp cho vị trí Bộ trưởng Bộ nội vụ. Ngô Đình Diệm bị loại vì quá chống cộng còn Bùi Bằng Đoàn quá thân Việt Minh. Trong 2 người còn lại, Hồ Chí Minh đã chọn Huỳnh Thúc Kháng. Ông gửi điện cho Kháng và cử sứ giả đến gặp ông này. Huỳnh Thúc Kháng miễn cưỡng chấp thuận. Không ai phản đối Huỳnh Thúc Kháng làm Bộ trưởng Nội vụ vì ông có uy tín khắp cả nước. Hội nghị cũng thành lập Ủy ban Kháng chiến gồm 9 người với Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch và Vũ Hồng Khanh làm Phó chủ tịch.

(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)