TT&HĐ III - 32/o

 

                                               CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC

                                                           

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe
                                                       

 

 

(Tiếp theo)



Ở các vùng khác, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công phối hợp đồng bộ từ Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Bộ, buộc Pháp phân tán xé lẻ khối quân cơ động. Việt Minh tiến đánh Tây Bắc, Pháp không còn lực lượng cơ động để ứng cứu, hình thành Chiến cục đông-xuân 1953-1954.
Tháng 7 năm 1953, chỉ huy mới của Pháp, tướng Henri Navarre, đến Đông Dương. Được sự hứa hẹn về việc Mỹ tăng viện trợ quân sự, Navarre chuẩn bị cho một cuộc tổng phản công mà báo chí Pháp và Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre".
Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle ("Con én") vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Lạng Sơn, quân Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó truyền thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ trong khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1. 

                 Bộ đội cùng đồng bào các dân tộc Tây Bắc xẻ núi, làm đường vào trận địa.
 

 Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954. Từ phải sang trái:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp,
Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Trần Đăng Ninh, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.
 


Tuyến đường goòng bắc qua sông ở Bồng Sơn (Bình Định)
để phục vụ kháng chiến chống Pháp
   
   Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953 Pháp rút quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm Na Sản để ngăn Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quân Pháp ở Lào.
     Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở Cuộc hành quân Moutte vào Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc tiến công 1953-1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch Quân đội Nhân dân Việt Nam được đề ra hồi tháng 9, đồng bằng Bắc Bộ chỉ là chiến trường phối hợp. Cuộc hành quân Moutte diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật mã Việt Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1953 Quân đội nhân dân Việt Nam tiến quân sang Lào. Chính phủ Vương quốc Lào lên án "Việt Minh xâm lược".
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ - Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân vượt trội của Pháp. 


Đoàn xe vận tải phục vụ chiến dịch Đông Xuân (1953 - 1954)

      Navarre đã chọn Điện Biên Phủ - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường không, với sự chi viện của khoảng 400 máy bay. Quân Pháp sau những trận đánh nống thất bại, đã nhường các điểm cao xung quanh cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, Navarre cho rằng khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao. Điện Biên Phủ được Navarre xem như là một "cái nhọt tụ độc", hút hết phần lớn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ.
Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở Nam Bộ. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các chỉ huy quân sự quyết định mở Chiến cục đông-xuân 1953-1954 để xé lẻ khối quân chủ lực của Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con đường mòn Hồ Chí Minh.
Chiến dịch Lai Châu và Chiến dịch Trung Lào tháng 12 năm 1953 đến tháng 1 năm 1954 đã giúp Quân đội Nhân dân Việt Nam nắm giữ mảng lớn còn lại của vùng Tây Bắc (Điện Biên Phủ chỉ là một thung lũng nhỏ) và phần lớn vùng Trung và Nam Lào.
Để đối phó, Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" trong con mắt phương Tây. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đã rơi vào một cái "bẫy" của Võ Nguyên Giáp khi "đặt bẫy" đối thủ của mình. Việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở đã hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bộ đội Đại đoàn 316 cùng lực lượng địa phương mở đường cơ động Tuần Giáo-Điện Biên Phủ trong Đông-Xuân 1953-1954.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này đang tham chiến tại Triều Tiên). Những cuộc tiến công trên toàn Đông Dương không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những đơn vị phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Liên Xô về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 khi quân Pháp đầu hàng. Ở Washington đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống Eisenhower đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ.
Cục diện chiến trường Đông Dương, tại thời điểm trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ Việt Nam, nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, một số thị xã nhỏ, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, Pháp kiểm soát một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp. Việt Minh kiểm soát gần như toàn bộ miền Bắc Việt Nam nhưng tại miền Nam Việt Nam, quân đội Quốc gia Việt Nam và quân đội Pháp chiếm ưu thế, quân đội riêng của các giáo phái tự trị cũng khá mạnh nên Việt Minh chỉ kiểm soát được một số vùng tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Chiến dịch Mouette
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
French indochina napalm 1953-12 1.png
Máy bay Pháp ném bom napalm vào vị trí của Đại đoàn 320 trong Chiến dịch Hải Âu
.
Thời gian 15 tháng 10 năm 1953 – 6 tháng 11 năm 1953
Địa điểm Thanh Hóa và Ninh Bình (Việt Nam)
Kết quả Quân đội Nhân dân Việt Nam thắng

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam, tiền thân của quân ngụy Việt Nam Cộng Hòa sau này).
Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ, và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng quân đội của một cường quốc châu Âu bằng sức mạnh quân sự. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm và rút ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa của Pháp ở Châu Phi được cổ vũ mạnh mẽ cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.


Chiếc mũ cối (ở đây là mũ thời Đệ nhị Đế chế Pháp) là một hình tượng đại diện cho chủ nghĩa thực dân.
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, quân Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập được quyền kiểm soát vững chắc tại nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương và đã phải cầu viện sự trợ giúp của Hoa Kỳ.
Kết quả là tới năm 1954, 80% chiến phí của Pháp ở Đông Dương là do Hoa Kỳ chi trả. Tới năm 1953, viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đã lên tới 2,7 tỷ trong đó viện trợ quân sự là 1,7 tỷ đôla, năm 1954 Mỹ viện trợ thêm 1,3 tỷ đô la nữa. Tổng cộng Mỹ đã cung cấp cho Pháp trên 40 vạn tấn vũ khí, gồm 360 máy bay, 347 tàu thuyền các loại, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 16.000 xe vận tải, 17,5 vạn súng cá nhân.
Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình mà không cần sự chấp thuận của Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Henri Navarre than phiền trong hồi ký: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ."Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Dwight D. Eisenhower mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Eisenhower quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để "tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự". Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại. 

Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm gắn huy chương lên quân kỳ của trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. sau lưng ông là Tổng trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát.
      Pháp bổ nhiệm tổng chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:
  • Bước thứ nhất: Thu Đông 1953 và Xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của Việt Minh; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng 3 tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng Quân đội Quốc gia Việt Nam (QGVN) và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của Việt Minh.
  • Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc Việt Minh phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực Việt Minh.
Từ hàng ngũ quân đội Pháp, Stefan Kubiak đã đứng trong hàng quân của Việt Minh, chiến đấu như một người cộng sản. Với những đóng góp của mình vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, người lính lê dương đó đã được vinh dự mang họ Bác Hồ.
Trong ký ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ Nguyễn Xuân Tính (phường Trung Đô, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) vẫn in đậm hình ảnh của một người lính ngoại quốc cao lớn. Họ gặp nhau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Qua sự “sửng sốt” ban đầu về một người lính “mắt xanh, mũi lõ” trong hàng ngũ Bộ đội Cụ Hồ là sự ngưỡng mộ, kính phục của người lính Việt Nam. Và họ đã gọi nhau bằng hai từ “đồng chí”.
ho chi toan
Stefan Kubiak - Đại tá Hồ Chí Toán (Ảnh tư liệu).
Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Tính nhớ lại: “Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ vào giai đoạn ác liệt nhất, tôi còn nhớ rất rõ, ngày đó, tôi được lệnh theo đồng chí Toàn - Thủ trường đơn vị sang Đại đội Pháo binh. Trên trận địa pháo, tôi quá đỗi ngạc nhiên khi thấy một người nước ngoài cao lớn trong bộ trang phục Bộ đội Cụ Hồ. Ông đang say sưa tính toán các phương án, cự ly trên tấm bản đồ tác chiến.
Như đọc được sự ngạc nhiên trong mắt tôi, đồng chí Toàn kể sơ qua về người lính Tây ở trong hàng ngũ của Bộ đội Cụ Hồ. Thì ra, đó là Stefan Kubiak, một người dân Ba Lan, đã từng đứng “bên kia chiến tuyến”.
Sinh ra ở Ba Lan, Stefan Kubiak lớn lên và bị cuốn vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi kết thúc chiến tranh, ông bị rơi vào tay quân Pháp và bị cưỡng bức vào đội quân lê dương ngoại quốc rồi được đưa tới Việt Nam. Người lính ấy đã được dạy cầm súng bắn vào những người "chống lại sự khai phá văn minh của Pháp quốc".
Thế nhưng, những ngày tháng cầm súng, người lính lê dương này nhận ra rằng mình đang cố gắng tiêu diệt những người đang bảo vệ Tổ quốc của mình trước sự xâm lăng của ngoại bang. Bằng tinh thần dũng cảm, gan dạ và tình yêu đất nước, con người hồn hậu nơi đây, Stefan Kubiak đã rời bỏ hàng ngũ những người lính lê dương để đứng vào hàng ngũ những người chiến đấu vì chính nghĩa.

(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)