Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 32/r



                                           Điện Biên Phủ - Trận chiến châu chấu đá voi

 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe
 
 
 
 
 
(Tiếp theo)
                                           

        Lúc 17 giờ 05 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, lực lượng QĐNDVN chính thức nổ súng...
Chiến dịch được tiến hành làm ba đợt.
Đợt 1 từ 13 tháng 3 đến 17 tháng 3, QĐNDVN tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm.
Các đơn vị được bố trí như sau: Đại đoàn 312 (thiếu trung đoàn 165) tiến công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam. Trung đoàn 165 (312) và trung đoàn 88 (đại đoàn 308) tiêu diệt trung tâm đề kháng đồi Độc Lập. Trung đoàn 36 (308) tiêu diệt trung tâm đề kháng Bản Kéo. Trung đoàn 57 (đại đoàn 304) kiềm chế pháo binh đối phương ở Hồng Cúm.

Tướng De Castries và các tướng lĩnh sĩ quan pháp bàn luận kế hoạch xây dựng chốt giữ cứ điểm Điện Biên Phủ
 
       Để bảo đảm nguyên tắc "trận đầu phải thắng", tham mưu đã bố trí một lực lượng mạnh hơn quân Pháp gấp 3 lần, nếu kể cả lực lượng dự phòng, gấp 5 lần, có kế hoạch phòng pháo, phòng không, chống phản kích, dự kiến các tình huống cơ bản và cách xử lý trong quá trình diễn biến chiến đấu. Công tác kiểm tra được thực hiện tỉ mỉ.
Chỉ sau năm ngày chiến đấu, cánh cửa phía bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã mở toang. Lực lượng phản kích Pháp không thể giành lại những vị trí đã mất, đặc biệt chỗ dựa của tập đoàn cứ điểm là sân bay đã bị uy hiếp nghiêm trọng. Ngày 20/3/1954, Tổng tham mưu trưởng Pháp - Ely, được phái sang Mỹ cầu viện. Ely phát biểu công khai: "Pháp không thể thắng được với phương tiện hiện có trong tay" và yêu cầu Mỹ tăng cường giúp đỡ vũ khí, đặc biệt là máy bay ném bom B-26, và nếu cần thì can thiệp bằng không quân.
Mới chưa hết ba ngày chiến đấu, quân Pháp ở Điện Biên Phủ đã tiêu thụ một số lượng đạn dược khổng lồ: 12.600 viên đại bác 105 ly, 10.000 viên đạn cối 120 ly, 3.000 viên đạn trọng pháo 155 ly, chiếm gần nửa số lượng dự trữ. 11 khẩu súng cối 120 ly bị phá hủy hoàn toàn, và 4 khẩu đại bác 105, 155 ly hỏng cần được thay thế. Nhưng con nhím Điện Biên Phủ lúc này không chỉ cần có đạn dược và lương thực. Pháp cần vận chuyển cho binh đoàn đồn trú những thứ tối cần thiết không thể thả bằng dù, và di tản thương binh đã làm cho những căn hầm cứu chữa dưới lòng đất bên bờ sông Nậm Rốm trở nên ngột ngạt. Nhưng do chiến hào của QĐNDVN đã vào gần, đặc biệt là sự tiếp cận của súng máy phòng không, những cuộc hạ cánh ban đêm trở nên hết sức khó khăn. Pháo cao xạ đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với những viên phi công Pháp và Mỹ. Các loại máy bay chiến đấu vận tải, kể cả pháo đài bay B-24 Liberator của Hoa Kỳ, liên tiếp bị bắn rơi trên bầu trời Điện Biên Phủ.


Cột khói bốc lên sau trận đánh mở màn trên đồi Him Lam, ngày 13/3/1954. Ảnh: Getty

      Tổng kết đợt 1, QĐNDVN đã tiêu diệt hoàn toàn 2 tiểu đoàn tinh nhuệ, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội quân Quốc gia Việt Nam bị bắt, tổng cộng 2.000 lính đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, 12 máy bay bị bắn rơi. Báo cáo kết luận tại Hội nghị sơ kết đợt 1 chiến dịch đã kết luận phải tiếp tục "nắm vững phương châm và chủ trương tác chiến, tích cực hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn 2".
        Đợt 2 từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh phân khu trung tâm đặc biệt là dãy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm.
       Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dẫy đồi phía đông khống chế cánh đồng Mường Thanh (các cụm Dominique và Eliane) với hơn một vạn quân, nằm trên dãy đồi phía đông và ken nhặt với nhau trên cánh đồng hai bên bờ sông Nậm Rốm. Hơn ba mươi cứ điểm ở đây được chia thành 4 trung tâm đề kháng mang tên những cô gái: Huguette, Claudine, Eliane, Dominique. Mỗi trung tâm đề kháng gồm nhiều cứ điểm. Huguette và Claudine gồm khoảng hai chục cứ điểm ở phía tây, nằm trên cánh đồng bằng phẳng bên hữu ngạn sông Nậm Rốm. Eliane và Dominique ở phía đông, gồm hơn một chục cứ điểm tiếp giáp nhau bên tả ngạn sông Nậm Rốm, có những cao điểm lợi hại kiểm soát toàn bộ trận địa khu trung tâm. Trong số các cao điểm này, Eliane 2 (đồi A1) giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó khống chế một phạm vi khá rộng gồm cả khu vực sở chỉ huy của de Castries và hai chiếc cầu trên sông Nậm Rốm.

Loat anh kinh dien ve chien thang Dien Bien Phu-Hinh-2
Loat anh kinh dien ve chien thang Dien Bien Phu-Hinh-4
        Chủ trương của Đảng ủy Mặt trận trong đợt 2 là tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh chiếm đồng thời các cao điểm phía đông. Trong số này, có 5 cao điểm quan trọng. Đó là các cao điểm E, D1 thuộc trung tâm đề kháng Dominique, và các cao điểm C1, C2, A1 thuộc trung tâm đề kháng Eliane.
      18 giờ ngày 30 tháng 3 năm 1954, đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu.
       Tại cao điểm C1 (Eliane 1), QĐNDVN lần đầu mở rào bằng đạn phóng bộc lôi. Sau 5 phút tiểu đoàn 215 của Trung đoàn 98 đã dọn xong cửa mở qua bảy lần rào dây thép gai, sau đó xung phong. Được sự hỗ trợ của pháo binh, trong 10 phút, đại đội 38 đã chiếm được chiếc lô cốt nằm trên mỏm đất cao nhất nhô lên trên đỉnh đồi, được gọi là mỏm Cột Cờ, và cắm lá cờ Quyết chiến Quyết thắng lên nóc sở chỉ huy. Quân Pháp dồn về những lô cốt ở khu vực phía tây, gọi pháo bắn vào trận địa. Các chiến sĩ QĐNDVN xung kích dùng lưỡi lê, lựu đạn lao lên đánh giáp lá cà. Trận đánh diễn ra đúng 45 phút. Toàn bộ một đại đội 140 lính thuộc tiểu đoàn I/4e RTM bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Số thương vong của QĐNDVN là 10 người.
       Đồi C2 (Eliane 4) kế tiếp C1 bởi một dải đất hình yên ngựa. 23 giờ, một trung đội của đại đội 35 đột nhập được một đoạn hào của C2, chiếm liên tiếp 11 lô cốt và ụ súng. Tuy nhiên lực lượng phía sau qua nhiều lần xung phong đều bị hỏa lực rất mạnh của Pháp cản lại. Tiểu đoàn 215 quyết định lui về C1 tiếp tục chuẩn bị tạo điều kiện tiến công C2 ban ngày.
      Tại cao điểm D1 (Dominique 2), Trung đoàn 209 sử dụng hai tiểu đoàn 166 và 154, thời gian mở cửa đột phá cũng diễn ra nhanh. Chỉ sau 5 phút, ở hướng chính, tiểu đoàn 166 đã phá xong ba lượt hàng rào và xung phong vào căn cứ, thọc sâu chia cắt đội hình Pháp ra từng mảng để tiêu diệt. Tuy nhiên, ở hướng phụ, giao thông hào đã bị Pháp lấp mất 50 mét, tiểu đoàn 154 tiến vào gặp lầy, mở cửa chậm bị hỏa lực trong đồn khống chế, phải mất gần một giờ mới lọt vào trong đồn. Viên đại úy Garandeau, chỉ huy tiểu đoàn III/3e RTA, bị pháo vùi chết trong hầm của sở chỉ huy. Sau hai giờ chiến đấu, QĐNDVN chiếm toàn bộ đồi D1.


Bộ đội Việt Nam tấn công những cứ điểm của Pháp tại sân bay Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 4/1954.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (áo đen) cùng các tướng lĩnh quân đội Việt Nam hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3/1954. Đợt tấn công đầu tiên của bộ đội Việt Nam nhắm vào các điểm chốt Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo của quân đội thực dân Pháp diễn ra từ ngày 13/3 đến 17/3.
Xe tăng Pháp quần thảo trên cánh đồng Mường Thanh
Quân Pháp đồn trú trong cứ điểm Điện Biên
Pháp huy động hàng trăm lượt máy bay chở quân và nhu yếu phẩm thả dù tiếp tế cho cứ điểm Điện Biên Phủ
Tướng De Castries trong hầm chỉ huy tại cứ điểm Điện Biên Phủ
Quân Pháp nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ

      
Tại cao điểm E (Dominique 1), pháo nổ đúng lúc diễn ra cuộc thay quân giữa một đại đội của tiểu đoàn III/3e RTA với đại đội của tiểu đoàn 5e BPVN tới thay thế đang tập trung dọc giao thông hào không có hầm trú ẩn. Toàn bộ quân số của 2 đại đội với đầy đủ trang bị, cùng đại đội súng cối hạng nặng nằm giữa vị trí bị pháo bắn tiêu diệt. Hai mũi tiến công của tiểu đoàn 16 và tiểu đoàn 428 (trung đoàn 141) mở cửa qua hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn và chiếm toàn bộ cứ điểm vào lúc 19 giờ 45 phút. Đại đoàn tiếp tục điều tiểu đoàn 130 tiến công sang D2, các đơn vị vừa chiếm được đồi E phát triển vào các ngọn đồi ở phía trong. Cuộc chiến đấu kéo dài cho đến khi trời sáng.
        Tại đồi A1 (Eliane 2), trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An chủ động ra lệnh cho hỏa lực của trung đoàn bắn vào cứ điểm yểm hộ cho xung kích mở cửa trong nửa giờ. Tuy nhiên, pháo binh Pháp lúc này đã kịp phản pháo, bắn dữ dội vào cửa mở. Mất hơn nửa giờ, hai mũi tiến công của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua 100 mét rào và bãi mìn lọt vào đồn. Pháp đã dựa vào địa thế tự nhiên của quả đồi, bố trí công trình phòng thủ thành ba tuyến. Bên ngoài, ở tiền duyên là tuyến chống cự chủ yếu. Tuyến trung gian có đặt trận địa hỏa lực. Trên đỉnh đồi là tuyến cố thủ và sở chỉ huy. Trong cứ điểm có nhiều tuyến chiến hào và giao thông hào liên hoàn. Tất cả các lô cốt và hầm trú ẩn đều có nắp đậy, chịu được đạn súng cối và pháo. Lực lượng QĐNDVN bị tổn thất nhiều khi vượt qua cửa mở.
       Lúc này cuộc chiến đấu trên những cao điểm khác đã kết thúc, Pháp dồn tất cả hỏa lực đại bác và súng cối vào A1 mong cứu vãn tình hình. Các đợt xung phong của tiểu đoàn 255 cũng không vượt qua hàng rào lửa đại bác. Quá nửa đêm, cuộc chiến đấu tại A1 diễn ra giằng co. Mỗi bên giữ được nửa đồi.
Sở chỉ huy nhận định: Bộ đội đã hoàn thành phần quan trọng nhiệm vụ đợt 2, nhưng vẫn chưa chiếm được cao điểm phòng ngự then chốt A1. Trung đoàn 174 đã sử dụng cả lực lượng dự bị, không còn khả năng giải quyết A1, trung đoàn 98 đánh xuống C2 không thành công, đã bị tiêu hao, cần điều một đơn vị khác tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt A1, và phòng ngự ở C1 ban ngày. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại. Đại đoàn 308 đưa trung đoàn 102 từ phía tây sang phía đông, tiếp tục tiến công tiêu diệt A1 và phòng ngự tại C1.
Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1)-Hinh-3 Máy bay Douglas C-47 'Dakota' của Pháp hạ cánh ở Điện Biên Phủ sau khi đường băng được thiết lập từ ngày 24/11/1953. Ảnh: Getty
Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1)-Hinh-4

Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1)-Hinh-5
       Các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là các đồi A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), D1 (Dominique 2). Một mặt, Pháp dựa vào hầm ngầm, lô cốt để cố thủ và đưa quân từ các điểm khác dùng xe tăng và lính dù, lính lê dương (légionnaire) phản kích các cứ điểm này vì có tính sống còn với quân Pháp.
       Ngày 31 tháng 3, Tiểu đoàn 8e BPC lợi dụng màn khói đại bác tiến lên bò lên Dominique 2. Lúc này lực lượng cảnh giới của QĐNDVN đã tử thương khi pháo Pháp bắn phá. Sau 25 phút, Pháp chiếm lại gần hết đồi D1, dồn đại đội phòng ngự vào một góc. Bộ đội Việt Nam dùng lựu đạn, lưỡi lê đánh lui những đợt phản kích của Pháp, quyết tử giữ mảnh đồi còn lại. Tuy đường dây điện thoại đã đứt, nhưng đài quan sát trung đoàn phát hiện kịp thời sự có mặt của quân Pháp trên D1, lập tức dùng pháo bắn chặn và điều lực lượng lên tăng viện. Hai đại đội chi viện đã đảo lộn thế trận. Đại úy Pichelin, chỉ huy đại đội dù xung kích, tử trận. Thấy tình thế bất lợi, Tiểu đoàn trưởng Tourret yêu cầu thiếu tá Bigeard tiếp viện thêm lực lượng. Bigeard đáp: "Tôi không còn gì trong tay. Nếu không giữ được nữa thì biến!" Sau 1 giờ chiến đấu, quân Pháp rút về Mường Thanh. Bigeard đã không chiếm lại được Dominique 2 mà còn phải bỏ luôn cả Dominique 5 (D3) do một đại đội Thái bảo vệ và rút trận địa pháo tại Dominique 5 (210), vì biết những cao điểm này không thể đứng vững nếu đã mất Dominique 2.
      1 giờ 30 chiều cùng ngày, Bigeard trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn dù 6e BPC và 5e BPVN tiến lên Eliane 1. Đại đội 273 của trung đoàn 102 đã có mặt trên cao điểm từ buổi sáng cùng với bộ phận còn lại của đại đội 35 trung đoàn 98 đánh trả. Lần này Pháp chiếm được điểm cao Cột Cờ, đẩy những chiến sĩ phòng ngự vào thế bất lợi. Pháo binh không thể tiếp tục yểm hộ vì không phân biệt được vị trí 2 bên. Các chiến sĩ đã lấy vải dù trắng buộc lên đầu súng làm chuẩn cho pháo binh. Trong lúc pháo nổ dồn dập, trung đoàn đưa một bộ phận tăng viện theo đường hào mới đào phía đồi D, cùng với những người phòng ngự đánh bật quân Pháp khỏi Cột Cờ, khôi phục lại trận địa. 16 giờ, Bigeard buộc phải ra lệnh rút lui, để lại trận địa gần 100 lính Pháp tử trận.
       Những cuộc phản kích của Pháp ngày 31 tháng 3 đã hoàn toàn thất bại. 10 giờ tối, Chỉ huy trưởng Phân khu Trung tâm Langlais gọi điện thoại cho Bigeard, hỏi có thể giữ được những gì còn lại trong đêm nay không! Bigeard trả lời: "Thưa Đại tá, chừng nào còn một người sống sót, tôi sẽ không bỏ Eliane (A1)". A1 đã trở thành "thành luỹ cuối cùng" (dernier rempart) của tập đoàn cứ điểm.
      Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, phía QĐNDVN đã áp dụng chiến thuật "vây lấn" rất có hiệu quả bằng việc đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp.
Những tuyến chiến hào dài khoảng hơn 100 km và việc đào công sự được thực hiện liên tục thường xuyên. Dựa trên những yêu cầu về chiến thuật, QĐNDVN đã xây dựng hai loại đường hào: đường hào trục dùng cho việc cơ động pháo, vận chuyển thương binh, điều động bộ đội với số lượng lớn và đường hào tiếp cận địch của bộ binh.
  • Loại đường hào thứ nhất chạy một vòng rộng bao quanh toàn bộ trận địa địch ở phân khu trung tâm.
  • Loại đường hào thứ hai chạy từ những vị trí trú quân của đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng cắt ngang đường hào trục, tiến vào vị trí sẽ tiêu diệt.
      Các loại đường hào này đều có chiều sâu 1,7 mét và không quá rộng để bảo đảm an toàn trước bom đạn địch, giữ bí mật cho bộ đội khi di chuyển. Đáy của đường hào bộ binh rộng 0,5 mét, đáy hào trục rộng 1,2 mét. Dọc đường hào, bộ binh có hố phòng pháo, hầm trú ẩn, chiến hào và ụ súng để đối phó với những cuộc tiến công của Pháp.
Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của bộ đội nhích dần đến gần phân khu trung tâm. Từ những đầu hào chỉ cách quân Pháp vài chục mét, bộ đội dùng ĐKZ bắn sập dần những lô cốt, ụ súng. Chiến hào tiến vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho chính những người tiến công.


Tổng tư lệnh Gilles trong giờ giải lao. Gilles là một viên tướng chỉ huy sắt đá khi đó đã ngoài 50 tuổi, từng được phong tặng huân chương chiến sĩ về nhảy dù ở tuổi 44. Gilles chỉ huy hàng ngàn tay lính ở khu vực Đông Dương và là một sĩ quan cao cấp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khu vực phía bắc đồi A1.
Các tay lính nhảy dù của quân đội Pháp.
Những viên lính nhảy dù  thành công.
Khu vực bãi nhảy dù của sĩ quan Natasha.
Những người Thái được yêu cầu thu gấp dù cho binh lính Pháp.
Đào hào.
Trung sĩ cấp cao Alibert (đứng) và Hạ sĩ Durrafour (ngồi).
Khu vực chiếm đóng phía sông Nậm Rốn.
Khu vực đặt bom tự động.
Các sĩ quan Pháp trong giờ nghỉ, Hạ sĩ Andreucci (trái) và Hạ sĩ Missy (ngoài cùng).
Tướng Gilles.
Tướng Gilles và máy bay quan sát Morance 500 sau lưng.
Khu vực không quân đầu tiên tại Điện Biên Phủ.
Lính lê dương tham chiến. Người đứng ngoài cùng bên phải là viên sĩ quan Sergeant Boutin.
Nữ sĩ quan hiếm hoi của quân đội Pháp Brigitte Friand.
Lính Pháp nhảy dù trong trận Điện Biên Phủ.
Lính Pháp sử dụng xe tăng M24 Chaffee của Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Quân đội Pháp chiến đấu trong giao thông hào.
Pháp sử dụng một lượng nhỏ xe tăng M24 Chaffee của Mỹ nhằm đẩy nhanh cuộc tấn công
Thiếu tướng Văn Tiến Dũng tại hội nghị Trung Giã, tháng 7-1954. Trung Giã là một địa điểm cách Hà Nội 40 km về phía Bắc, trên quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Thái Nguyên. Tại đây, vào ngày 10-7-1954 đã diễn ra hội nghị quân sự Việt-Pháp thảo luận các vấn đề trong đó có quy trình Pháp rút khỏi Hà Nội. (nguồn manhhai).
Lính gác của Việt Minh (phải) và lính Pháp (trái) tại Hội nghị Trung Giã. (nguồn.manhhai).
Xe jeep của phía Pháp bị quân đội Việt Minh bắt giữ, tháng 7-1954 (nguồn.manhhai).
Hình ảnh được một nhiếp ảnh gia người Liên Xô chụp khi trận chiến kết thúc.




                            Những tấm ảnh màu hiếm hoi về trận chiến tại Điện Biên Phủ

       Quân Pháp sống trong những điều kiện cực kỳ khủng khiếp. Trên diện tích 1 km vuông, một khoảng rộng bên bờ sông phải dành cho bệnh viện và cái "hố chung". Nếu tập đoàn cứ điểm không ngừng thu hẹp thì khu vực dành cho thương binh và người chết cũng không ngừng phát triển. Công binh Pháp ra sức đào thêm những nhánh hào mới để mở rộng bệnh viện nhưng vẫn không đủ chỗ cho thương binh. Nhiều thương binh phải nằm ngay tại cứ điểm. Chiếc máy xúc duy nhất còn lại chỉ chuyên vào việc đào hố chôn người chết. Danh mục đồ tiếp tế cho Điện Biên Phủ có thêm một yêu cầu khẩn cấp, đó là thuốc sát trùng và thuốc diệt côn trùng DDT. Ruồi nhặng kéo tới đẻ trứng trên những vết thương. Thương binh nặng nằm trên những chiếc giường ba tầng, sáu người trong một căn hầm nhỏ. Nhiều người bị thương sọ não và mắc chứng hoại thư. Máu mủ của những người nằm bên trên nhảy xuống những người nằm bên dưới. Những cẳng tay, cẳng chân, những ống tiêm chôn ngay trong đường hầm, khi trời mưa, nước bên ngoài chảy vào, tất cả lại lềnh bềnh nổi lên. Phần lớn những bộ phận lọc nước đã bị hỏng. Những viên chỉ huy ra lệnh cho binh lính đào giếng nhưng chỉ thấy một thứ nước váng dầu đục ngầu. Rời công sự đi lượm dù hoặc lấy nước là làm mồi cho lính bắn tỉa, khó trở về an toàn. Điện Biên Phủ khẩn thiết yêu cầu gửi thật nhiều ống nhòm ngầm (kính tiềm vọng) vì nhô đầu lên khỏi chiến hào để quan sát đã trở thành mạo hiểm.
       Một trung đoàn QĐNDVN trong một tuần đã thu được 776 dù với đủ cả đạn, gạo, đồ hộp, sữa, dầu hỏa... Số hàng này Pháp đã phải dùng khoảng 30 chuyến Đakôta để chuyên chở lên đây. Đại đoàn 304 thu được 600 viên đạn pháo 105 ly, 3.000 viên đạn cối 120 ly và 81 ly, hàng tấn đạn các cỡ khác, hàng chục tấn lương thực, thuốc men. Tổng số đạn pháo thu được là hơn 5.500 viên, tương đương 1/3 kho đạn của QĐNDVN, đã bổ sung đáng kể tình trạng thiếu đạn vào cuối chiến dịch.
      Cuốn "Nhật ký chiến sự" của Jean Pouget ghi nhận: "Có tới 50% kiện hàng rơi ngoài bãi thả. Ngày 1-4, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị trí. Ngày 6-4, hơn mười khẩu pháo không giật 75mm thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9-4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả chỉ thu được... 6 tấn. Ngày 13-4, máy bay C-119 của Mỹ đã "trút toàn bộ số đạn pháo 105mm xuống trận địa Việt Minh, coi như tiếp tế đạn cho đối phương!". Ngày 18-4, hơn 30 tấn hàng "rơi lạc" sang trận địa Việt Minh. Ngày 27-4, có tới 70% số dù hàng rơi lạc mục tiêu. Ngày 5-5, hầu hết số hàng do C-119 thả xuống đều rơi xuống trận địa Việt Minh"
      Để động viên tinh thần cho lính Pháp ở Điện Biên Phủ, tháng 4 năm 1954, chính phủ Pháp đã thăng quân hàm trước thời hạn cho de Castries, từ Đại tá lên Chuẩn tướng (nhiều tài liệu tiếng Việt ghi là Thiếu tướng). Ngày 15 tháng 4, lúc 16 giờ, một chiếc C-119 bay đến lượn mấy vòng rồi thả xuống một loạt dù, trong đó có một chiếc dù đỏ rơi gần trận địa QĐNDVN. Nó được đưa về trụ sở trung đoàn. Trong hòm toàn những gói quà gồm thuốc lá, rượu, xúc xích, áo may ô, lưỡi dao cạo râu, và một lá thư màu hồng của vợ Castries gửi cho chồng nhân dịp được thăng lên tướng. Số hàng này được giữ lại và trao cho de Castries 1 tháng sau, khi ông ta đã trở thành tù binh.
Cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ càng ngày càng yếu thế cho phía Pháp. Tình cảnh của quân Pháp ngày càng bi đát và đi đến cùng cực. Điện Biên Phủ cho thấy khi bị bao vây cô lập thì một tiền đồn dù mạnh đến đâu rồi cũng sẽ bị tiêu diệt.
Ngày 20-3, tướng Ely, tổng tham mưu trưởng Pháp bay sang Washington nhờ Mỹ chi viện. Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower đã mắc nợ với cử tri Mỹ lời 1 hứa khi tranh cử là sẽ tạo một không khí hòa dịu trong tình hình quốc tế đang bị đầu độc vì chiến tranh Lạnh giữa Tây và Đông. Nhưng ông ta không thể giữ thái độ thờ ơ trước lời kêu cứu của nhà cầm quyền Pháp. Trong hồi ký "Không có thêm những Việt Nam mới" (No more Vietnams), Tổng thống Nixon viết: "Đô đốc Radford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trương liên quân, đề nghị chúng ta dùng 60 máy bay ném bom B-29 ở Philippines mở các cuộc đột kích vào ban đêm để tiêu diệt các vị trí của Việt Minh. Và đặt ra kế hoạch mang tên "Cuộc hành binh Chim kền kền" (Opération Vautour) nhằm đạt cùng mục tiêu với ba quả bom nguyên tử chiến thuật nhỏ".
Những phe phái "diều hâu" ở Washington cũng xúc tiến kế hoạch. Ngày 3 tháng 4 năm 1954, Ngoại trưởng Mỹ John Dulles và đô đốc Arthur Radford họp với 8 nghị sĩ có thế lực trong Quốc hội, thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, phổ biến ý định của Tổng thống muốn có một nghị quyết cho phép sử dụng lực lượng không quân và hải quân Mỹ ở Đông Dương. Dulles nhấn mạnh Đông Dương sụp đổ có thể dẫn tới mất toàn bộ Đông Nam Á, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bị đẩy về quần đảo Hawaii. Nếu Mỹ không giúp Pháp thì hậu quả sẽ là Pháp phải từ bỏ chiến tranh Đông Dương.

Ngày 20/11/1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, và xây dựng nơi đây thành pháo đài bất khả xâm phạm. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Việc Pháp chọn Điện Biên Phủ làm pháo đài, điểm cố thủ nhận được nhiều đánh giá khác nhau. Trong cuốn sách "Kể chuyện đất nước", nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện phải thốt lên: "Từ máy bay nhìn xuống, người ta tự hỏi: Không hiểu vì sao Navarre, một trong những tướng tài ba nhất của thực dân Pháp lại đem quân tự nhốt vào vào cái "chậu" bốn bề bịt kín thế này... Đi bộ từ đồng bằng lên, nhớ lại cảnh đoàn dân công trèo đèo lội suối dưới làn bom đạn của địch... người ta tự hỏi: Không hiểu vì sao Tướng Giáp lại dẫn những đơn vị chủ lực của mình từ nơi xa xôi đến đây để giao chiến trong hoàn cảnh vô cùng không thuận lợi?"... Nhưng lịch sử có lý của nó. Thực tiễn trên chiến trường sau đó đã chứng minh điều đó.  (Nguồn: Báo Đầu tư)
Lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tinh nhuệ và được trang bị vũ khí tối tân với hệ thống phòng ngự liên hoàn. Tại đây, Pháp xây dựng 2 sân bay là Mường Thanh và Hồng Cúm, để tiếp viện và di chuyển quân sĩ. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Tại Điện Biên Phủ, Pháp còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn của đồng minh Mỹ về hậu cần và vũ khí. Trong ảnh, máy bay vận tải hạng nặng C119 của Mỹ chuẩn bị cất cánh chở hàng giúp thực dân Pháp.(Nguồn: Báo Đầu tư)
Về lực lượng, Pháp có 16.000 quân tại Điện Biên Phủ, được bố trí ở 3 phân khu. Phân khu Bắc gồm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Phân khu trung tâm gồm các cao điểm phía Đông, sân bay Mường Thanh, và các cứ điểm phía tây Mường Thanh. Phân khu Nam gồm cụm cứ điểm và sân bay Hồng Cúm. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Với quân tướng đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự vật cản vững chắc, quân lương đầy đủ, người Pháp cho rằng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự là "pháo đài khổng lồ không thể công phá". Pháp tin rằng, quân đội Việt Minh với cách đánh truyền thống, khó khăn thiếu thốn về vũ khí, lương thực, sẽ dễ dàng sa lưới. Vì thế, ngay từ đầu năm 1954, Pháp cho máy bay rải tuyền đơn thách thức Việt Minh tấn công. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Về phía Đảng Lao Động Việt Nam, dù thấy trước nhiều khó khăn, nhưng xác định Điện Biên Phủ là cơ hội lớn sẽ tạo nên bước ngoặt chiến lược, từ đó chấm dứt cuộc kháng chiến trường kỳ, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương vẫn xem xét các phương án tiến đánh Điện Biên Phủ. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp xác định, quân Pháp tuy từ xa đến, song có hỏa lực mạnh, vũ khí hiện đại, công sự kiên cố, nếu không có phương án tác chiến đúng đắn thì khó có thể thắng địch. Xác định rõ khó khăn và tầm quan trọng của mặt trận này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh". (Nguồn: Báo Đầu tư)
Ngày 14/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" và dự định ngày nổ súng là 20/1. Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng những đợt tiến công ồ ạt. Song một đơn vị đại bác vào trận địa chậm và kế hoạch bị lộ nên lịch tấn công dời đến ngày 26/1. Ngày đêm 25/1, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã suy nghĩ và đưa ra quyết định chuyển từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh", sang "đánh chắc, tiến chắc", đánh dài ngày theo kiểu bóc vỏ từng cứ điểm đối phương. Quyết định đó của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này được ông coi là "quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân" của ông. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Để khắc phục vấn đề hậu cần, Đảng Lao động Việt Nam đã huy động tối đa sức người, sức của. Dân quân tham gia chiến dịch lên đến 260.000 người, cao gấp nhiều lần bộ đội chiến đấu. Tính tổng cả chiến dịch đã huy động tới 12 triệu ngày công. Trong ảnh, công an bảo vệ dân quân mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Bên cạnh xe cơ giới, chiến dịch Điện Biên Phủ đã huy động hơn 20 nghìn chiếc xe đạp thồ tham gia vận chuyển hàng hóa, vũ khí. Ban đầu, một xe chỉ chở được 100 kg, nhưng sau, dân quân Việt Nam đã cải tiến thêm tay ngai, quấn lốp, để mỗi xe chở được trên 200 kg, có xe 300 kg. Xe của chiến sĩ Ma Văn Thắng, quê Phú Thọ chở được 352 kg, đạt kỷ lục trong chiếndịch Điện Biên Phủ. Lực lượng xe đạp thồ của dân quân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành một trong những kỳ tích về quyết tâm và sức người trong điều kiện chiến tranh. (Nguồn: Báo Đàu tư)
Đường vận chuyển trên sông Nậm Na cũng được khai thông. Dân công đã đóng được 11.600 bè gỗ, tổ chức vận chuyển được 1.700 tấn gạo. Để chống chọi với thời tiết núi rừng khắc nghiệt, các đơn vị bộ đội tổ chức ăn sạch, ở sạch, dựng bếp Hoàng Cầm, tăng gia sản xuất. Vì thế trong chiến dịch sức khỏe bộ đội tốt, không có dịch bệnh xảy ra. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Trong khi đó, Pháp không ngờ quân đội Việt Minh đã tháo lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm, dùng sức người kéo vào lòng chảo Điện Biên Phủ. Quân đội Việt Minh cũng xây dựng được hệ thống giao thông hào chằng chịt hơn 400 km, và ngày càng khép chặt vòng vây quân Pháp. Để đem đến quyết định thắng lợi trên đồi A1, quân đội Việt Nam đã gỡ mìn, lấy thuốc nổ, chuẩn bị khối bộc phá 1000 kg. (Nguồn: Báo Đầu tư)
17h30 ngày 13/3/1954, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Đợt 1 từ13/3 đến 17/3, Việt Minh tấn công vào phân khu Bắc. Sau 5 ngày đã làm chủ Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Chiến thắng này mở rộngcánh cửa phía bắc Điện  Biên Phủ và khích lệ tinh thần chiến sĩ. (Nguồn: Báo Đầu tư)
Đợt 2 của chiến dịch bắt đầu từ ngày 30/3 đến 30/4, tiến công vào tập đoàn cứ điểm phía Đông, gồm các ngọn đồi C1, E, D, A1. Trong đợt tiến công lần 2, một thời gian biểu mới được áp dụng cho bộ đội là ngủ ngày, đánh suốt đêm. Việt Minh dùng chiến thuật vây lấn bằng hệ thống giao thông hào dần bao vây, siết chặt, đào hào cắt ngang cả sân bay, vào tận chân lô cốt cố thủ của địch. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Ngày 9 tháng 4, tại Washington, Eisenhower họp với Radford, các tham mưu trưởng ba quân chủng và nhiều sĩ quan cao cấp khác xem xét lần cuối mọi mặt tình hình. Rát pho là người duy nhất ủng hộ một cuộc can thiệp của Mỹ dù là đơn phương để tránh sự thất trận ở Điện Biên Phủ. Các Tham mưu trưởng Hải quân, Không quân tỏ vẻ không mặn mà. Riêng Tham mưu trưởng Lục quân Matthew Ridgway phản đối quyết liệt. Ridgway viện dẫn sự thất bại thảm hại từ cuộc hành binh "Bóp nghẹt" (Strangle) của Mỹ ở Triều Tiên, nhằm tiêu diệt con đường tiếp tế, để chứng minh sự hạn chế của những hành động bằng không quân trong loại chiến tranh này. Ridgway cho rằng những cuộc ném bom sẽ dẫn Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh mới bằng bộ binh tốn kém với lối thoát không rõ ràng ở lục địa châu Á.
Ý kiến của Ridgway được nhiều người tán đồng và kế hoạch Chim kền kền bị đình chỉ. Nhưng mười năm sau, cũng tại Việt Nam, nhà cầm quyền Mỹ đã quên những kinh nghiệm này.

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét