Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

TT&HĐ III - 32/e


                   Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2- 9- 1945 đến trước ngày 19- 12- 1946

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và ngay lập tức tấn công đội quân Quan Đông ở Mãn Châu. Sự kiện này làm rúng động chính quyền Nhật ở Đông Dương, gây chia rẽ, tan rã, mất tinh thần quân Nhật đóng ở đó. Mặt khác nó cũng mở ra cơ hội cho thực dân Pháp đang lăm le khôi phục lại địa vị của chúng ở Việt Nam.
Khoảng giữa tháng 8-1945, Trung ương Đảng khẩn trương triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng. Giữa lúc Hội nghị đang họp thì nhận được tin Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Sau khi nhận định tình hình, Hội nghị đã xác định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”, “Tình hình vô cùng khẩn cấp”. Ngay đêm 13-8, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn dân tổng khởi nghĩa. Ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1. Tất cả các đơn vị Giải phóng quân được lệnh chiến đấu.


Lệnh tổng khởi nghĩa được phát hành rộng rãi
và được toàn thể nhân dân đồng tình hưởng ứng
Quân Nhật ở Đông Dương lúc này còn nguyên một quân đoàn (quân đoàn số 38) với 6 vạn người vẫn trang bị đầy đủ vũ khí và các đơn vị không quân, hải quân… cùng với lực lượng ngụy quân gồm hơn 2 vạn lính bảo an. Tuy nhiên tinh thần chiến đấu của chúng đã không còn nữa.
Trong khi đó, lực lượng vũ trang cách mạng mới chỉ có khoảng 5 ngàn Giải phóng quân và khoảng vài vạn dân quân tự vệ với trang bị vũ khí kém nhưng tinh thần chiến đấu lại rất cao, thể hiện ý chí quật cường của cả một dân tộc đang khao khát độc lập tự do hơn bao giờ hết, tựu trung trong câu nói của Hồ Chí Minh: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Với khí thế sục sôi cao độ đó, với sách lược mềm dẻo “trung lập hóa quân Nhật”, trong thời cơ chín muồi có một không hai đó, chỉ trong vòng 12 ngày, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã thành công trên hầu khắp đất nước Việt Nam. Có thể nói sự thành công này là kết quả của hành động kiên quyết cách mạng có thế và lực áp đảo quân thù.
Lực có được là từ sự đấu tranh bền bỉ, chuẩn bị lâu dài, thế có được là do biết chớp được thời cơ và ở đây thời cơ đã trở thành một lực lượng quan trọng, to lớn của cách mạng. Hay có thể nói khác đi rằng: thời cơ đã làm cho chính quyền Nhật và tay sai ở Việt Nam trở thành một cái xác cồng kềnh nhưng đã mất hồn và bất lực.

Hình ảnh Đại đoàn kết - Bài học tuyệt vời từ Cách mạng Tháng Tám số 1

Sự kiện Cách mạng Tháng Tám là mốc son vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Ngày 17/8, ở Hà Nội, Tổng hội Viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát thành phố với sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Lúc này, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc kỳ và Thành uỷ Hà Nội, quần chúng cách mạng đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh. Cán bộ Việt Minh đã diễn thuyết báo tin cho đồng bào biết quân phiệt Nhật đã đầu hàng và giới thiệu chủ trương đường lối cứu nước của Việt Minh, kêu gọi nhân dân đánh đổ chính quyền bù nhìn thân Nhật.

Cuộc mít tinh đã biến thành cuộc biểu tình, tuần hành thị uy, bắt đầu từ quảng trường Nhà hát Thành phố và lan khắp nơi trên phố phường Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công.

Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.

Ngày 19/8/1945, nhân dân giành chính quyền tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội).

Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát lớn.

Việc nhân dân Việt Nam giành chính quyền ngày 19/8/1945 đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi vận mệnh của đất nước và dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Riêng ở Hà Nội kính yêu, diễn tiến của phong trào Cách mạng dẫn đến khởi nghĩa cướp chính quyền được tóm tắt như sau:
Chỉ trong vòng 5 tháng (từ ngày Nhật đảo chính Pháp đến tháng 8-1945), phong trào đấu tranh của công nhân, quần chúng Hà Nội bộc phát, sôi nổi và mang tính chất tập dượt, biểu dương lực lượng chính trị. Cũng sau ngày 9-3-1945, ở Hà Nội ra đời những lực lượng vũ trang tuyên truyền đầu tiên. Tháng 4-1945, Thành ủy triệu tập hội nghị quyết định đẩy mạnh việc phát triển các đội tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong, tổ chức mua sắm vũ khí và mở các lớp huấn luyện tuyên truyền cấp tốc.
Ngày 20-4-1945, hàng trăm thanh niên nam nữ nội thành đã được huy động đến tham dư cuộc mít tinh lớn tại xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm).
Ngày 29-4, một cuộc mít tinh gồm hàng ngàn thanh niên được tổ chức ở chợ Canh (Hoài Đức). Tại đây, các nữ đội viên tuyên truyền xung phong đã giải thích tình hình và kêu gọi quần chúng tham gia Việt Minh đánh Nhật cứu nước.
Trong tháng 5, Đoàn thanh niên xung phong Hoàng Diệu đột nhập diễn thuyết ở nhiều nơi như: trường Gia Long (phố Phủ Doãn), trường Kỹ Nghệ (phố Quang Trung), chợ Láng (quận Đống Đa), nhà máy rượu (phố Lò Đúc)… Sang tháng 6, hoạt động xung phong tuyên truyền càng sôi nổi: nói chuyện ở cửa trường Phêlit Phôrơ (cuối đường Trần Phú), cắt ngang buổi diễn ở rạp Tố Như (phố Hàng Bạc) để tuyên truyền chính sách của Việt Minh, phá cuộc mít tinh ngày 17-6 (kỷ niệm Nguyễn Thái Học) do đám Đại Việt (thân Nhật) tổ chức ở vườn Bách Thảo với ý đồ ca ngợi phát xít Nhật… Ở vùng ngọai thành phong trào chống Nhật và tay sai cũng phát triển rầm rộ…
Ở Hà Nội, các sinh viên cánh tả tổ chức biểu tình với danh nghĩa Tổng hội sinh viên kêu gọi Bảo Đại thoái vị, thành lập nền cộng hòa dưới sự bảo trợ của Việt Minh, yêu cầu Việt Minh thảo luận với tất cả các đảng phái để thành lập chính phủ Lâm thời, đồng thời kêu gọi nhân dân và các đảng phái ủng hộ chính phủ Lâm thời bảo vệ nền độc lập của đất nước. Việt Minh phát động công nhân, nông dân cướp chính quyền trên toàn quốc. Trước áp lực đó, Bảo Đại mời Việt Minh thành lập một chính phủ mới dưới quyền ông thay thế chính phủ Trần Trọng Kim.
Tháng 5/1945, các thành viên của các đảng Đại Việt Quốc dân Đảng, Đại Việt Dân chính Đảng thân Nhật và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) gặp nhau tại Trung Quốc để thành lập một liên minh đặc biệt nhằm phối hợp hoạt động giữa các nhóm trong nước và nhóm lưu vong trong trường hợp Trung Quốc đưa quân vào Đông Dương. Đại Việt Dân chính Đảng sáp nhập vào Việt Nam Quốc dân Đảng.
 Khi Nhật tuyên bố đầu hàng vào tháng 8/1945, ở Việt Nam chỉ có lực lượng vũ trang của Đại Việt còn lực lượng vũ trang của Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn còn ở Trung Quốc. Ngày 17/8/1945, Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc dân Đảng, dẫn đầu một đơn vị 250 người hành quân vào Hà Nội.
Tuy nhiên ngày 19/8/1945, lực lượng này đã không ngăn cản Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội. Tối hôm đó, các đảng viên Đại Việt và Việt Quốc tổ chức họp nhưng không thống nhất được kế hoạch chống Việt Minh giành chính quyền.
Các đơn vị khác của Đại Việt ở các tỉnh không thể tiến về Hà Nội do lũ sông Hồng. Quân đội của Đại Việt rút về phía Đông và phía Tây Hà Nội chờ diễn biến tình hình.

Đại Việt Dân chính Đảng
Flag of Vietnamese Nationalist Army.png
Hiệu kỳ.
Chủ tịch     Nguyễn Tường Long
Tổng bí thư     Nguyễn Tường Tam
Thành lập     1938
Giải tán     1945
Báo chí     Ngày Nay
Ý thức hệ     Chủ nghĩa Tam Dân       
Việt Nam Quốc dân Đảng
 
Flag of VNQDD.svg
Đảng kỳ.
Lãnh tụ     Nguyễn Thái Học
Vũ Hồng Khanh
Nguyễn Tường Tam
Chủ tịch     Trần Tử Thanh
Thành lập     25 tháng 12, 1927
Báo chí     Tiếng dân
Tổ chức thanh niên     Đoàn thanh niên Ký Con
Đoàn thanh sinh Phó Đức Chính
Ý thức hệ     Chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa Tam Dân
Đầu tháng 7-1945, hai đại biểu Thành ủy Hà Nội đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào và một đoàn đại biểu nhân dân Hà Nội cùng lên đường đến Tân Trào dự Quốc dân đại hội. Bước sang tháng 8, điều kiện chuẩn bị khởi nghĩa về chủ quan đã chín muồi và tình thế thuận lợi khách quan đã xuất hiện.
Chính quyền tay sai bù nhìn ở Bắc Kỳ lúc này đã thực sự hoảng sợ, ngỏ ý muốn gặp đại diện của Việt Minh. Ngày 13-8, Nguyễn Khang dẫn đầu một phái đoàn Việt Minh đến gặp Khâm sai Bắc Kỳ. Trong cuộc gặp gỡ này, phía chính phủ bù nhìn nói rõ ý muốn mời Việt Minh tham gia chính quyền và xin ngừng bạo động chống Nhật: Họ sẽ đứng ra điều đình để Nhật trao lại quyền độc lập(!) và cả vũ khí. Một đề nghị thật sự khôi hài! Phía Việt Minh đã bác nó, tuyên bố rõ lập trường chống phát xít và đường lối cách mạng của mình.
Ngày 15-8, chính phủ Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh. Ở Hà Nội, các nơi Nhật đóng quân đều treo cờ rũ. Xứ ủy Bắc Kỳ họp ngay tại cơ sở làng Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), chủ động ra quyết định xúc tiến khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh do Xứ ủy phụ trách (chủ trương của Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân đại hội tại Tân Trào đã có nhưng chưa kịp truyền đạt tới).
Hội nghị cán bộ quân sự bất thường được Thành ủy Hà Nội triệu tập tại chùa Hà (làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm) để bàn công tác quân sự chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
Một ngày sau, tức ngày 16-8, Thành ủy lại triệu tập một hội nghị cán bộ mở rộng ở xóm Duệ Tú (làng Dịch Vọng), để thông báo quân lệnh số 1 (vừa nhận được) và thành lập Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội - sau này gọi là Ủy ban khởi nghĩa. Tối hôm sau, ủy ban đã triệu tập cuộc họp tại nhà bà Hai Nhã (làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm) để quyết định kế hoạch và ngày giờ khởi nghĩa.
Ngày 17-8, báo chí hàng ngày đã công khai thông tin Nhật đầu hàng vô điều kiện.
 Cũng trong ngày đó, cái gọi là Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ họp ở Khai trì tiến đức (nay là phòng bán vé máy bay ở phố Lê Thái Tổ) với mục đích tìm cách chống phá cuộc khởi nghĩa mới phát động của Việt Minh.
Vào buổi chiều, cái gọi là Tổng hội viên chức đã tổ chức một cuộc mít tinh tại quảng trường Nhà hát thành phố, nhằm hô hào quần chúng ủng hộ chính quyền bù nhìn.
Vì Việt Minh đã có sẵn những nhân mối trong tổ chức này nên Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội đã quyết định tương kế tựu kế, chiếm diễn đàn để tuyên truyền cách mạng. Trong dòng người kéo về quảng trường có những tiểu tổ tự vệ chiến đấu, những đoàn viên tuyên truyền xung phong, hội viên các tổ chức cứu quốc… để thi hành nhiệm vụ trên.
Hai giờ chiều, cuộc mít tinh bắt đầu. Sau lời khai mạc, một diễn giả thuộc phe chính phủ bù nhìn chuẩn bị nói thì một đội viên tự vệ đứng cạnh lễ đài bỗng giương cao lá cờ đỏ sao vàng. Hàng vạn người reo lên:
- Cờ Việt Minh! Cờ Việt Minh!...
Tức khắc, từ trong đám đông dự mít tinh trên quảng trường, nhiều lá cờ đỏ sao vàng cũng xuất hiện. Cả biển người náo động. Lính bảo an và cảnh sát có tới hàng trăm tên, súng có trong tay nhưng bất lực.
Bên lễ đài, cờ (quẻ ly) của bù nhìn bị hạ. Từ bao lơn Nhà hát thành phố, một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn tỏa ra phủ kín mặt trước lễ đài. Cả biển người lại đồng loạt vỗ tay vang dậy. Một đội viên tuyên truyền xung phong Việt Minh bước đến trước loa phóng thanh và sau khi sự ồn ào dịu xuống, đã nói về những chuyển biến của tình hình thế giới rồi kêu gọi đồng bào đoàn kết, cầm vũ khí nổi dậy. Tiếp đó, một đại biểu phụ nữ lên hô hào nữ giới tham gia khởi nghĩa.
Tiếng reo hò hưởng ứng Việt Minh từ quần chúng tham gia mít tinh lại vang lên. Ông Nguyễn Khang, đại diện cho Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân Hà Nội vùng lên khởi nghĩa và đề nghị quần chúng có mặt tại cuộc mít tinh chuyển sang biểu tình tuần hành.
Đồng bào hưởng ứng ngay và nhanh chóng xếp thành đội ngũ dưới sự hướng dẫn của các tiểu tổ tự vệ chiến đấu, hội viên cứu quốc… Theo hiệu lệnh từ loa phóng thanh, một đoàn biểu tình phút chốc được hình thành và bắt đầu tuần hành.
Có thể nói rằng chính thời khắc này là phút giây đầu tiên của Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đoàn biểu tình có lá cờ đỏ sao vàng dẫn đầu đi dọc phố Tràng Tiền, tới Bờ Hồ thì rẽ sang phố Đinh Tiên Hoàng. Dọc đường, người ở hai bên hè phố nhập vào đoàn ngày một đông. Ban đầu, đám lính bảo an và cảnh sát của chính quyền bù nhìn còn đi trên hè, nhưng đến vườn hoa Chí Linh, theo sự vận động của tiểu tổ tự vệ, họ cũng nhập luôn vào hàng ngũ biểu tình. Đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành qua Hàng Đào, Hàng Ngang, Đồng Xuân, rẽ sang phố Phan Đình Phùng. Tới đây, trời bỗng đổ mưa rào nhưng đoàn biểu tình vẫn tiến, qua Cửa Bắc, rẽ sang phố Hùng Vương, qua Phủ toàn quyền, xuôi theo đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ ngày nay), tới Cửa Nam thì tản ra các ngả phố…

               Bức họa lễ xuất quân của 34 chiến sỹ Giải phóng quân tại cây đa Tân Trào 8/1945
Ngay tối hôm ấy (17-8), Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội họp bàn biện pháp cụ thể tiến hành khởi nghĩa và quyết định khởi sự vào sáng ngày 19-8-1945.
Ngày 19-8, mới sáng ra, cả Hà Nội, trên khắp các nẻo đường đã rực rỡ rừng cờ sao. Từ các cửa ô, từng đoàn nông dân lũ lượt tấp vào. Đồng bào ở Láng, Mọc, Thái Hà đã tập hợp thành đội ngũ kéo đi chiếm đại lý Hoàn Long trước khi vào nội thành dự mít tinh. Tất cả các đường ô Cầu Giấy, Chợ Dừa, Cầu Dền, Vống Mác, Yên Phụ, các vùng Chợ Bưởi, Nghĩa Đô, và cả từ bên kia sông Hồng, từ Gia Lâm, Ái Mộ, đồng bào nườm nượp kéo về nội thành.
Đi đầu từng đoàn là các đội tự vệ, trai thì mặc quần áo nâu chẽn ống, đầu trần, gái thì chít khăn vuông, áo nâu, quần thâm nịt ống. Người nào cũng có một thứ vũ khí trong tay: súng, giáo mác, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm, liềm, hái… cả bà con nông dân ở thị xã Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng, Hoài Đức cũng nô nức về tụ hội…
Đúng 11 giờ, cuộc mít tinh bắt đầu. Sau phút mặc niệm tưởng nhớ các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh, ba phát súng báo hiệu lễ chào cờ. Trong tiếng nhạc của bài “Tiến quân ca” hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên giữa quảng trường.
Vị đại diện Ủy ban quân sự cách mạng Thành phố lên lễ đài đọc lời kêu gọi toàn dân khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang, chia ra làm hai đoàn chính đi chiếm các công sở. Một đoàn đi chiếm Phủ Khâm sai (phố Ngô Quyền), Tòa Thị chính (phố Đinh Tiên Hoàng) và Sở cảnh sát Trung ương (phố Hàng Bài). Đoàn trước không gặp sự kháng cự nào đáng kể.
Đoàn sau, lúc đầu bị quân Nhật dùng xe tăng bít các ngả đường, nhưng sau, trước khí thế của quần chúng, địch phải nhượng bộ. Lực lượng Cách mạng thu được 400 súng và thêm một kho vũ khí. Ngoài ra, các đơn vị tự vệ cũng tỏa ra chiếm được kho bạc, sở mật thám…
Đến đây, chính quyền thành phố đã nắm trọn trong tay quần chúng cách mạng. Cuộc khởi nghĩa ở thành phố Hà Nội đã thắng lợi.
70 năm trước, người dân cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời trước ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 16 - 17/8, Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy.19/8/1945 hàng vạn nhân dân Hà Nội đã xuống đường biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, lá cờ đỏ sao vàng ngập tràn trên các tuyến phố. (Ảnh tư liệu)
Ngày 19/8/1945 hàng vạn nhân dân Hà Nội đã xuống đường biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Cờ đỏ sao vàng ngập tràn trên các tuyến phố.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
Từ ngày 14 đến 18/8, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội AnChính phủ lâm thời được thành lập ngày 25/8/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng Hồ Chí Minh về đến Hà Nội. Hai hôm sau, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
Ngày 28/8/2915, người dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền. Như vậy, từ ngày 14 đến 28/8, các địa phương cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn.
Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà NộiVua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời là ông Trần Huy Liệu.
Chiều 30/8/1945 tại Huế, vua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của Chính phủ lâm thời là ông Trần Huy LiệuNhững ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước. Lần đầu tiên chế độ Dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu -TTXVN
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!", trích Tuyên ngôn Độc lập.

Tại miền Nam, sau khi đảo Pháp, ngày 14/8/1945, Nhật cho phép Bảo Đại cử một Khâm sai đại thần nắm quyền cai trị tại Nam Kỳ đồng thời bổ nhiệm những người Việt thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất vào các vị trí trong bộ máy chính quyền do các viên chức dân sự Pháp đã bị Nhật tống giam.
Ngày 16/8/1945, người Việt tiếp quản Sài Gòn. Điều này được chào đón như một cuộc cách mạng. Ngày 19/8/1945, Khâm sai Nguyễn Văn Sâm đến Sài Gòn. Nhật chuyển giao vũ khí cho chính quyền Việt Nam và các đảng phái thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất.
Trong cuộc họp ngày 22/8/1945 của Mặt trận Quốc gia Thống nhất, Trần Văn Giàu thuyết phục các đảng phái trong Mặt trận chuyển giao quyền lực cho Việt Minh vì Mặt trận có thể bị Đồng Minh xem là một tổ chức thân Nhật còn Việt Minh lại đang hợp tác với Đồng Minh (tình báo quân sự Mỹ OSS) chống Nhật.
 Ngày 23/8/1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhất quyết định rút lui, nhường quyền lãnh đạo cho Việt Minh thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Ngày 25/8/1945, tại Sài Gòn, Việt Minh tuyên bố thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ gồm 9 người đều là thành viên Việt Minh. Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ ra tuyên bố họ là bộ phận phía Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tại Huế, Chính phủ Đế quốc Việt Nam đồng loạt từ chức và chuyển giao quyền lực cho phong trào Việt Minh. Theo lời thuật của Phan Anh, Bộ trưởng Bộ Thanh niên thì "với tư cách bộ trưởng, chúng tôi trăm phần trăm ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả, kể cả Thủ tướng Trần Trọng Kim, đã có sự nhất trí toàn vẹn, sâu sắc về sự chuyển tiếp ấy.
Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện Huế. Theo lời yêu cầu của hai ông này, chiều ngày 25 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông thoái vị với lý do "Hạnh phúc của dân Việt Nam, độc lập của nước Việt Nam, muốn đạt mục đích ấy, Trẫm đã sẵn sàng hy sinh hết tất cả mọi phương diện, và cũng vì mục đích ấy nên Trẫm muốn sự hy sinh của Trẫm phải có lợi cho Tổ quốc. Xét thấy điều bổ ích nhất cho Tổ quốc lúc này là sự đoàn kết toàn thể quốc dân, Trẫm đã tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi rằng trong giờ nghiêm trọng này rằng đoàn kết là sống mà chia rẽ là chết. Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc bộ lên quá cao, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi Quốc hội thì không thể nào tránh khỏi nạn Nam Bắc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân lại thuận tiện cho người ngoài lợi dụng, cho nên mặc dầu Trẫm hết sức đau đớn nghĩ tới công lao Liệt Thánh vào sinh ra tử trong gần bốn trăm năm để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận Hóa đến Hà Tiên, mặc dầu Trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua trong hai mươi năm mới gần gũi quốc dân được mấy tháng chưa làm được gì ích lợi cho quốc dân như lòng Trẫm muốn, Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một Chính phủ dân chủ Cộng hòa...". Ông cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Đối với các đảng phái đã từng phấn đấu cho nền độc lập quốc gia, nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng Chính phủ dân chủ cộng hòa nước ta đã xây đắp ở trên sự đoàn kết của toàn thể nhân dân.". Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
 Ngày 28 tháng 8 thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên cáo cho biết: "Chính phủ lâm thời không phải là chính phủ riêng của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) như có người đã lầm tưởng. Cũng không phải là một Chính phủ chỉ bao gồm đại biểu của các chính đảng. Thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ cộng hòa chính thức".
Ngày 24-8-1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới làng Phú Gia (huyện Từ Liêm), hôm sau thì vào nội thành, ở tại nhà số 48 Hàng Ngang.
Ngày 28-8, danh sách Chính phủ lâm thời được công bố trên các báo chí Hà Nội.
Đúng 14 giờ ngày 2-9-1945, các thành viên của Chính phủ Cách mạng lâm thời đã có mặt trên lễ đài. Sau khi chào cờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập - tự do - hạnh phúc.
Buổi lễ tổng kết bằng “Lời thề độc lập”:
“Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề: Kiên quyết một lòng ủng hộ chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chúng tôi xin thề: cùng Chính phủ giữ vững nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng”.
Không có dấu hiệu của cuộc cách mạng vô sản tại Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyền sở hữu tư nhân phương tiện sản xuất, chỉ quyết định loại bỏ các quan lại và hệ thống phân cấp hành chính và chính trị cũ của Đế quốc Việt Nam, giải tán các Hội đồng Nhân sĩ và thay bằng các Ủy ban Nhân dân do dân địa phương bầu ra. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện một số cải cách nhưng thận trọng để không tạo ra sự chống đối của giai cấp trung lưu và đại địa chủ...
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng kêu gọi các hội buôn và người dân tham gia vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 9 năm 1945 với số lượng không quá 30.000 tấn do chiến tranh bùng nổ khi Pháp đưa quân đội vào Nam Kỳ.
Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Chính phủ cũng chi ngân sách sửa chữa các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, hệ thống đê tại miền Bắc đã sửa xong.
Để giải quyết tận gốc nạn đói, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất. Chính phủ còn vận động tư nhân cho mượn các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất, lương thực làm ra được dùng để cứu tế. Cuối năm 1945 đầu 1946 không còn kịp thời vụ để trồng lúa nữa, nên chính phủ phát động dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu (khoai lang, đậu, bắp...) bù cho phần lúa thiếu hụt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước năm 1945. Chỉ trong 5 tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946 đã đạt 614.000 tấn, tương đương 506.000 tấn lúa, đủ đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945.
     Trong năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ". Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh.
Đội Tự vệ đỏ ở Hòa Quân, Đông Sở, Nghệ An trong cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh năm 1930
Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân đã được hình thành và từng bước trưởng thành, góp phần xứng đáng vào những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Trong các tài liệu của Việt Minh những ngày đầu sau độc lập chỉ nhắc đến Việt Minh, tuy nhiên những ngày sau khẳng định việt Minh bao gồm Đảng Cộng sản và các tổ chức khác, và nhấn mạnh các cuộc khởi nghĩa trước đó như Bắc Sơn, Nam Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản tuyên bố "tự giải tán" (trong khi chiến sự tại Nam Bộ rất ác liệt) đăng tải trên báo Cứu Quốc của Việt Minh ngày 12, kèm tổ chức kỷ niệm ngày sinh Tôn Trung Sơn. Tờ báo đăng tiểu sử nhà đại cách mạng Trung Hoa, cho biết Hồ chủ tịch tham dự chủ tọa buổi lễ do Hội Văn hóa cứu quốc tổ chức, đề nghị nhân dân treo cờ hai nước. Báo cũng cho biết Hiến pháp "ngăn ngừa sự lũng đoạn chính quyền của một giai cấp, một đảng phái, một cá nhân nào". Ngày 13 tháng 11 báo Cứu quốc đã tường trình "Vì những kẻ phản bội quyền lợi dân tộc, cố ý không hiểu chính sách của Việt Minh, phao tin trong dân chúng và dèm pha với các nước Đồng minh rằng Việt Minh là cộng sản sẽ thực hành chính sách cộng sản, mục đích chúng gây sự chia rẽ mặt trận dân tộc, và gieo mối hoài nghi trước thế giới".
Trước đó, báo Cứu quốc ngày 21 tháng 9 đã bác bỏ thành lập Mặt trận công nông thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất với lý do "Đã bao năm dưới ách phát xít Nhật - Pháp chẳng những công nhân bị thất nghiệp, nông dân bị phá sản, cả địa chủ cũng bị cướp thóc, cướp đất, tư sản cũng bị đình đốn kỹ nghệ và thương nghiệp; ngoài ra biết bao các từng lớp nhân dân khác đều chung một tai nạn chết đói chết rét. Việt Minh đã liên kết các giai cấp các tầng lớp nhân dân đó đánh đuổi kẻ thù chung, giành quyền độc lập tự do cho dân tộc... Quyền lợi của giai cấp công nhân và tư sản, nông dân và địa chủ lúc nào cũng mâu thuẫn nhau, nhưng lúc này phải nhân nhượng nhau, phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết".
Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và ngay lập tức tấn công đội quân Quan Đông ở Mãn Châu. Sự kiện này làm rúng động chính quyền Nhật ở Đông Dương, gây chia rẽ, tan rã, mất tinh thần quân Nhật đóng ở đó. Mặt khác nó cũng mở ra cơ hội cho thực dân Pháp đang lăm le khôi phục lại địa vị của chúng ở Việt Nam.
Khoảng giữa tháng 8-1945, Trung ương Đảng khẩn trương triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng. Giữa lúc Hội nghị đang họp thì nhận được tin Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Sau khi nhận định tình hình, Hội nghị đã xác định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”, “Tình hình vô cùng khẩn cấp”. Ngay đêm 13-8, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn dân tổng khởi nghĩa. Ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1. Tất cả các đơn vị Giải phóng quân được lệnh chiến đấu.


Lệnh tổng khởi nghĩa được phát hành rộng rãi
và được toàn thể nhân dân đồng tình hưởng ứng
Quân Nhật ở Đông Dương lúc này còn nguyên một quân đoàn (quân đoàn số 38) với 6 vạn người vẫn trang bị đầy đủ vũ khí và các đơn vị không quân, hải quân… cùng với lực lượng ngụy quân gồm hơn 2 vạn lính bảo an. Tuy nhiên tinh thần chiến đấu của chúng đã không còn nữa. 
Trong khi đó, lực lượng vũ trang cách mạng mới chỉ có khoảng 5 ngàn Giải phóng quân và khoảng vài vạn dân quân tự vệ với trang bị vũ khí kém nhưng tinh thần chiến đấu lại rất cao, thể hiện ý chí quật cường của cả một dân tộc đang khao khát độc lập tự do hơn bao giờ hết, tựu trung trong câu nói của Hồ Chí Minh: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Với khí thế sục sôi cao độ đó, với sách lược mềm dẻo “trung lập hóa quân Nhật”, trong thời cơ chín muồi có một không hai đó, chỉ trong vòng 12 ngày, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã thành công trên hầu khắp đất nước Việt Nam. Có thể nói sự thành công này là kết quả của hành động kiên quyết cách mạng có thế và lực áp đảo quân thù. 
Lực có được là từ sự đấu tranh bền bỉ, chuẩn bị lâu dài, thế có được là do biết chớp được thời cơ và ở đây thời cơ đã trở thành một lực lượng quan trọng, to lớn của cách mạng. Hay có thể nói khác đi rằng: thời cơ đã làm cho chính quyền Nhật và tay sai ở Việt Nam trở thành một cái xác cồng kềnh nhưng đã mất hồn và bất lực.

Hình ảnh Đại đoàn kết - Bài học tuyệt vời từ Cách mạng Tháng Tám số 1

Sự kiện Cách mạng Tháng Tám là mốc son vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Ngày 17/8, ở Hà Nội, Tổng hội Viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát thành phố với sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Lúc này, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc kỳ và Thành uỷ Hà Nội, quần chúng cách mạng đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh. Cán bộ Việt Minh đã diễn thuyết báo tin cho đồng bào biết quân phiệt Nhật đã đầu hàng và giới thiệu chủ trương đường lối cứu nước của Việt Minh, kêu gọi nhân dân đánh đổ chính quyền bù nhìn thân Nhật.

Cuộc mít tinh đã biến thành cuộc biểu tình, tuần hành thị uy, bắt đầu từ quảng trường Nhà hát Thành phố và lan khắp nơi trên phố phường Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công.

Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.

Ngày 19/8/1945, nhân dân giành chính quyền tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội).

Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát lớn.

Việc nhân dân Việt Nam giành chính quyền ngày 19/8/1945 đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi vận mệnh của đất nước và dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Riêng ở Hà Nội kính yêu, diễn tiến của phong trào Cách mạng dẫn đến khởi nghĩa cướp chính quyền được tóm tắt như sau:
Chỉ trong vòng 5 tháng (từ ngày Nhật đảo chính Pháp đến tháng 8-1945), phong trào đấu tranh của công nhân, quần chúng Hà Nội bộc phát, sôi nổi và mang tính chất tập dượt, biểu dương lực lượng chính trị. Cũng sau ngày 9-3-1945, ở Hà Nội ra đời những lực lượng vũ trang tuyên truyền đầu tiên. Tháng 4-1945, Thành ủy triệu tập hội nghị quyết định đẩy mạnh việc phát triển các đội tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong, tổ chức mua sắm vũ khí và mở các lớp huấn luyện tuyên truyền cấp tốc.
Ngày 20-4-1945, hàng trăm thanh niên nam nữ nội thành đã được huy động đến tham dư cuộc mít tinh lớn tại xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm). 
Ngày 29-4, một cuộc mít tinh gồm hàng ngàn thanh niên được tổ chức ở chợ Canh (Hoài Đức). Tại đây, các nữ đội viên tuyên truyền xung phong đã giải thích tình hình và kêu gọi quần chúng tham gia Việt Minh đánh Nhật cứu nước. 
Trong tháng 5, Đoàn thanh niên xung phong Hoàng Diệu đột nhập diễn thuyết ở nhiều nơi như: trường Gia Long (phố Phủ Doãn), trường Kỹ Nghệ (phố Quang Trung), chợ Láng (quận Đống Đa), nhà máy rượu (phố Lò Đúc)… Sang tháng 6, hoạt động xung phong tuyên truyền càng sôi nổi: nói chuyện ở cửa trường Phêlit Phôrơ (cuối đường Trần Phú), cắt ngang buổi diễn ở rạp Tố Như (phố Hàng Bạc) để tuyên truyền chính sách của Việt Minh, phá cuộc mít tinh ngày 17-6 (kỷ niệm Nguyễn Thái Học) do đám Đại Việt (thân Nhật) tổ chức ở vườn Bách Thảo với ý đồ ca ngợi phát xít Nhật… Ở vùng ngọai thành phong trào chống Nhật và tay sai cũng phát triển rầm rộ…
Ở Hà Nội, các sinh viên cánh tả tổ chức biểu tình với danh nghĩa Tổng hội sinh viên kêu gọi Bảo Đại thoái vị, thành lập nền cộng hòa dưới sự bảo trợ của Việt Minh, yêu cầu Việt Minh thảo luận với tất cả các đảng phái để thành lập chính phủ Lâm thời, đồng thời kêu gọi nhân dân và các đảng phái ủng hộ chính phủ Lâm thời bảo vệ nền độc lập của đất nước. Việt Minh phát động công nhân, nông dân cướp chính quyền trên toàn quốc. Trước áp lực đó, Bảo Đại mời Việt Minh thành lập một chính phủ mới dưới quyền ông thay thế chính phủ Trần Trọng Kim.
Tháng 5/1945, các thành viên của các đảng Đại Việt Quốc dân Đảng, Đại Việt Dân chính Đảng thân Nhật và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) gặp nhau tại Trung Quốc để thành lập một liên minh đặc biệt nhằm phối hợp hoạt động giữa các nhóm trong nước và nhóm lưu vong trong trường hợp Trung Quốc đưa quân vào Đông Dương. Đại Việt Dân chính Đảng sáp nhập vào Việt Nam Quốc dân Đảng.
 Khi Nhật tuyên bố đầu hàng vào tháng 8/1945, ở Việt Nam chỉ có lực lượng vũ trang của Đại Việt còn lực lượng vũ trang của Việt Nam Quốc dân Đảng vẫn còn ở Trung Quốc. Ngày 17/8/1945, Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc dân Đảng, dẫn đầu một đơn vị 250 người hành quân vào Hà Nội. 
Tuy nhiên ngày 19/8/1945, lực lượng này đã không ngăn cản Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội. Tối hôm đó, các đảng viên Đại Việt và Việt Quốc tổ chức họp nhưng không thống nhất được kế hoạch chống Việt Minh giành chính quyền. 
Các đơn vị khác của Đại Việt ở các tỉnh không thể tiến về Hà Nội do lũ sông Hồng. Quân đội của Đại Việt rút về phía Đông và phía Tây Hà Nội chờ diễn biến tình hình. 

Đại Việt Dân chính Đảng
Chủ tịch Nguyễn Tường Long
Tổng bí thư Nguyễn Tường Tam
Thành lập 1938
Giải tán 1945
Báo chí Ngày Nay
Ý thức hệ Chủ nghĩa Tam Dân

Việt Nam Quốc dân Đảng
 
Lãnh tụ Nguyễn Thái Học
Vũ Hồng Khanh
Nguyễn Tường Tam
Chủ tịch Trần Tử Thanh
Thành lập 25 tháng 12, 1927
Báo chí Tiếng dân
Tổ chức thanh niên Đoàn thanh niên Ký Con
Đoàn thanh sinh Phó Đức Chính
Ý thức hệ Chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa Tam Dân
Đầu tháng 7-1945, hai đại biểu Thành ủy Hà Nội đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào và một đoàn đại biểu nhân dân Hà Nội cùng lên đường đến Tân Trào dự Quốc dân đại hội. Bước sang tháng 8, điều kiện chuẩn bị khởi nghĩa về chủ quan đã chín muồi và tình thế thuận lợi khách quan đã xuất hiện. 
Chính quyền tay sai bù nhìn ở Bắc Kỳ lúc này đã thực sự hoảng sợ, ngỏ ý muốn gặp đại diện của Việt Minh. Ngày 13-8, Nguyễn Khang dẫn đầu một phái đoàn Việt Minh đến gặp Khâm sai Bắc Kỳ. Trong cuộc gặp gỡ này, phía chính phủ bù nhìn nói rõ ý muốn mời Việt Minh tham gia chính quyền và xin ngừng bạo động chống Nhật: Họ sẽ đứng ra điều đình để Nhật trao lại quyền độc lập(!) và cả vũ khí. Một đề nghị thật sự khôi hài! Phía Việt Minh đã bác nó, tuyên bố rõ lập trường chống phát xít và đường lối cách mạng của mình.
Ngày 15-8, chính phủ Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh. Ở Hà Nội, các nơi Nhật đóng quân đều treo cờ rũ. Xứ ủy Bắc Kỳ họp ngay tại cơ sở làng Vạn Phúc (thị xã Hà Đông), chủ động ra quyết định xúc tiến khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh do Xứ ủy phụ trách (chủ trương của Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân đại hội tại Tân Trào đã có nhưng chưa kịp truyền đạt tới). 
Hội nghị cán bộ quân sự bất thường được Thành ủy Hà Nội triệu tập tại chùa Hà (làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm) để bàn công tác quân sự chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
Một ngày sau, tức ngày 16-8, Thành ủy lại triệu tập một hội nghị cán bộ mở rộng ở xóm Duệ Tú (làng Dịch Vọng), để thông báo quân lệnh số 1 (vừa nhận được) và thành lập Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội - sau này gọi là Ủy ban khởi nghĩa. Tối hôm sau, ủy ban đã triệu tập cuộc họp tại nhà bà Hai Nhã (làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm) để quyết định kế hoạch và ngày giờ khởi nghĩa.
Ngày 17-8, báo chí hàng ngày đã công khai thông tin Nhật đầu hàng vô điều kiện.
 Cũng trong ngày đó, cái gọi là Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ họp ở Khai trì tiến đức (nay là phòng bán vé máy bay ở phố Lê Thái Tổ) với mục đích tìm cách chống phá cuộc khởi nghĩa mới phát động của Việt Minh. 
Vào buổi chiều, cái gọi là Tổng hội viên chức đã tổ chức một cuộc mít tinh tại quảng trường Nhà hát thành phố, nhằm hô hào quần chúng ủng hộ chính quyền bù nhìn. 
Vì Việt Minh đã có sẵn những nhân mối trong tổ chức này nên Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội đã quyết định tương kế tựu kế, chiếm diễn đàn để tuyên truyền cách mạng. Trong dòng người kéo về quảng trường có những tiểu tổ tự vệ chiến đấu, những đoàn viên tuyên truyền xung phong, hội viên các tổ chức cứu quốc… để thi hành nhiệm vụ trên.
Hai giờ chiều, cuộc mít tinh bắt đầu. Sau lời khai mạc, một diễn giả thuộc phe chính phủ bù nhìn chuẩn bị nói thì một đội viên tự vệ đứng cạnh lễ đài bỗng giương cao lá cờ đỏ sao vàng. Hàng vạn người reo lên:
- Cờ Việt Minh! Cờ Việt Minh!...
Tức khắc, từ trong đám đông dự mít tinh trên quảng trường, nhiều lá cờ đỏ sao vàng cũng xuất hiện. Cả biển người náo động. Lính bảo an và cảnh sát có tới hàng trăm tên, súng có trong tay nhưng bất lực. 
Bên lễ đài, cờ (quẻ ly) của bù nhìn bị hạ. Từ bao lơn Nhà hát thành phố, một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn tỏa ra phủ kín mặt trước lễ đài. Cả biển người lại đồng loạt vỗ tay vang dậy. Một đội viên tuyên truyền xung phong Việt Minh bước đến trước loa phóng thanh và sau khi sự ồn ào dịu xuống, đã nói về những chuyển biến của tình hình thế giới rồi kêu gọi đồng bào đoàn kết, cầm vũ khí nổi dậy. Tiếp đó, một đại biểu phụ nữ lên hô hào nữ giới tham gia khởi nghĩa.
Tiếng reo hò hưởng ứng Việt Minh từ quần chúng tham gia mít tinh lại vang lên. Ông Nguyễn Khang, đại diện cho Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân Hà Nội vùng lên khởi nghĩa và đề nghị quần chúng có mặt tại cuộc mít tinh chuyển sang biểu tình tuần hành. 
Đồng bào hưởng ứng ngay và nhanh chóng xếp thành đội ngũ dưới sự hướng dẫn của các tiểu tổ tự vệ chiến đấu, hội viên cứu quốc… Theo hiệu lệnh từ loa phóng thanh, một đoàn biểu tình phút chốc được hình thành và bắt đầu tuần hành. 
Có thể nói rằng chính thời khắc này là phút giây đầu tiên của Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đoàn biểu tình có lá cờ đỏ sao vàng dẫn đầu đi dọc phố Tràng Tiền, tới Bờ Hồ thì rẽ sang phố Đinh Tiên Hoàng. Dọc đường, người ở hai bên hè phố nhập vào đoàn ngày một đông. Ban đầu, đám lính bảo an và cảnh sát của chính quyền bù nhìn còn đi trên hè, nhưng đến vườn hoa Chí Linh, theo sự vận động của tiểu tổ tự vệ, họ cũng nhập luôn vào hàng ngũ biểu tình. Đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành qua Hàng Đào, Hàng Ngang, Đồng Xuân, rẽ sang phố Phan Đình Phùng. Tới đây, trời bỗng đổ mưa rào nhưng đoàn biểu tình vẫn tiến, qua Cửa Bắc, rẽ sang phố Hùng Vương, qua Phủ toàn quyền, xuôi theo đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ ngày nay), tới Cửa Nam thì tản ra các ngả phố…


              
Bức họa lễ xuất quân của 34 chiến sỹ Giải phóng quân tại cây đa Tân Trào 8/1945 

Ngay tối hôm ấy (17-8), Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội họp bàn biện pháp cụ thể tiến hành khởi nghĩa và quyết định khởi sự vào sáng ngày 19-8-1945.
Ngày 19-8, mới sáng ra, cả Hà Nội, trên khắp các nẻo đường đã rực rỡ rừng cờ sao. Từ các cửa ô, từng đoàn nông dân lũ lượt tấp vào. Đồng bào ở Láng, Mọc, Thái Hà đã tập hợp thành đội ngũ kéo đi chiếm đại lý Hoàn Long trước khi vào nội thành dự mít tinh. Tất cả các đường ô Cầu Giấy, Chợ Dừa, Cầu Dền, Vống Mác, Yên Phụ, các vùng Chợ Bưởi, Nghĩa Đô, và cả từ bên kia sông Hồng, từ Gia Lâm, Ái Mộ, đồng bào nườm nượp kéo về nội thành. 
Đi đầu từng đoàn là các đội tự vệ, trai thì mặc quần áo nâu chẽn ống, đầu trần, gái thì chít khăn vuông, áo nâu, quần thâm nịt ống. Người nào cũng có một thứ vũ khí trong tay: súng, giáo mác, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm, liềm, hái… cả bà con nông dân ở thị xã Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng, Hoài Đức cũng nô nức về tụ hội…
Đúng 11 giờ, cuộc mít tinh bắt đầu. Sau phút mặc niệm tưởng nhớ các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh, ba phát súng báo hiệu lễ chào cờ. Trong tiếng nhạc của bài “Tiến quân ca” hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên giữa quảng trường. 
Vị đại diện Ủy ban quân sự cách mạng Thành phố lên lễ đài đọc lời kêu gọi toàn dân khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang, chia ra làm hai đoàn chính đi chiếm các công sở. Một đoàn đi chiếm Phủ Khâm sai (phố Ngô Quyền), Tòa Thị chính (phố Đinh Tiên Hoàng) và Sở cảnh sát Trung ương (phố Hàng Bài). Đoàn trước không gặp sự kháng cự nào đáng kể. 
Đoàn sau, lúc đầu bị quân Nhật dùng xe tăng bít các ngả đường, nhưng sau, trước khí thế của quần chúng, địch phải nhượng bộ. Lực lượng Cách mạng thu được 400 súng và thêm một kho vũ khí. Ngoài ra, các đơn vị tự vệ cũng tỏa ra chiếm được kho bạc, sở mật thám…
Đến đây, chính quyền thành phố đã nắm trọn trong tay quần chúng cách mạng. Cuộc khởi nghĩa ở thành phố Hà Nội đã thắng lợi. 
70 năm trước, người dân cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời trước ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập. 

Ngày 16 - 17/8, Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy.19/8/1945 hàng vạn nhân dân Hà Nội đã xuống đường biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, lá cờ đỏ sao vàng ngập tràn trên các tuyến phố. (Ảnh tư liệu)
Ngày 19/8/1945 hàng vạn nhân dân Hà Nội đã xuống đường biểu tình, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Cờ đỏ sao vàng ngập tràn trên các tuyến phố.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
Từ ngày 14 đến 18/8, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội AnChính phủ lâm thời được thành lập ngày 25/8/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng Hồ Chí Minh về đến Hà Nội. Hai hôm sau, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
Ngày 28/8/2915, người dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền. Như vậy, từ ngày 14 đến 28/8, các địa phương cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn.
Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà NộiVua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời là ông Trần Huy Liệu.
Chiều 30/8/1945 tại Huế, vua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của Chính phủ lâm thời là ông Trần Huy LiệuNhững ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
Thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước. Lần đầu tiên chế độ Dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Tư liệu -TTXVN
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những ngày tháng Tám lịch sử năm 1945
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!", trích Tuyên ngôn Độc lập.

Tại miền Nam, sau khi đảo Pháp, ngày 14/8/1945, Nhật cho phép Bảo Đại cử một Khâm sai đại thần nắm quyền cai trị tại Nam Kỳ đồng thời bổ nhiệm những người Việt thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất vào các vị trí trong bộ máy chính quyền do các viên chức dân sự Pháp đã bị Nhật tống giam. 
Ngày 16/8/1945, người Việt tiếp quản Sài Gòn. Điều này được chào đón như một cuộc cách mạng. Ngày 19/8/1945, Khâm sai Nguyễn Văn Sâm đến Sài Gòn. Nhật chuyển giao vũ khí cho chính quyền Việt Nam và các đảng phái thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất. 
Trong cuộc họp ngày 22/8/1945 của Mặt trận Quốc gia Thống nhất, Trần Văn Giàu thuyết phục các đảng phái trong Mặt trận chuyển giao quyền lực cho Việt Minh vì Mặt trận có thể bị Đồng Minh xem là một tổ chức thân Nhật còn Việt Minh lại đang hợp tác với Đồng Minh (tình báo quân sự Mỹ OSS) chống Nhật.
 Ngày 23/8/1945, Mặt trận Quốc gia Thống nhất quyết định rút lui, nhường quyền lãnh đạo cho Việt Minh thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Ngày 25/8/1945, tại Sài Gòn, Việt Minh tuyên bố thành lập Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ gồm 9 người đều là thành viên Việt Minh. Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ ra tuyên bố họ là bộ phận phía Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tại Huế, Chính phủ Đế quốc Việt Nam đồng loạt từ chức và chuyển giao quyền lực cho phong trào Việt Minh. Theo lời thuật của Phan Anh, Bộ trưởng Bộ Thanh niên thì "với tư cách bộ trưởng, chúng tôi trăm phần trăm ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả, kể cả Thủ tướng Trần Trọng Kim, đã có sự nhất trí toàn vẹn, sâu sắc về sự chuyển tiếp ấy.
Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh là Trần Huy LiệuCù Huy Cận đến cung điện Huế. Theo lời yêu cầu của hai ông này, chiều ngày 25 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông thoái vị với lý do "Hạnh phúc của dân Việt Nam, độc lập của nước Việt Nam, muốn đạt mục đích ấy, Trẫm đã sẵn sàng hy sinh hết tất cả mọi phương diện, và cũng vì mục đích ấy nên Trẫm muốn sự hy sinh của Trẫm phải có lợi cho Tổ quốc. Xét thấy điều bổ ích nhất cho Tổ quốc lúc này là sự đoàn kết toàn thể quốc dân, Trẫm đã tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi rằng trong giờ nghiêm trọng này rằng đoàn kết là sống mà chia rẽ là chết. Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc bộ lên quá cao, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi Quốc hội thì không thể nào tránh khỏi nạn Nam Bắc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân lại thuận tiện cho người ngoài lợi dụng, cho nên mặc dầu Trẫm hết sức đau đớn nghĩ tới công lao Liệt Thánh vào sinh ra tử trong gần bốn trăm năm để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận Hóa đến Hà Tiên, mặc dầu Trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua trong hai mươi năm mới gần gũi quốc dân được mấy tháng chưa làm được gì ích lợi cho quốc dân như lòng Trẫm muốn, Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một Chính phủ dân chủ Cộng hòa...". Ông cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Đối với các đảng phái đã từng phấn đấu cho nền độc lập quốc gia, nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng Chính phủ dân chủ cộng hòa nước ta đã xây đắp ở trên sự đoàn kết của toàn thể nhân dân.". Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị". 
 Ngày 28 tháng 8 thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên cáo cho biết: "Chính phủ lâm thời không phải là chính phủ riêng của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) như có người đã lầm tưởng. Cũng không phải là một Chính phủ chỉ bao gồm đại biểu của các chính đảng. Thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ cộng hòa chính thức".
Ngày 24-8-1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới làng Phú Gia (huyện Từ Liêm), hôm sau thì vào nội thành, ở tại nhà số 48 Hàng Ngang.
Ngày 28-8, danh sách Chính phủ lâm thời được công bố trên các báo chí Hà Nội.
Đúng 14 giờ ngày 2-9-1945, các thành viên của Chính phủ Cách mạng lâm thời đã có mặt trên lễ đài. Sau khi chào cờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập - tự do - hạnh phúc.
Buổi lễ tổng kết bằng “Lời thề độc lập”:
“Chúng tôi, toàn thể dân Việt Nam xin thề: Kiên quyết một lòng ủng hộ chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chúng tôi xin thề: cùng Chính phủ giữ vững nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng”.
Không có dấu hiệu của cuộc cách mạng vô sản tại Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyền sở hữu tư nhân phương tiện sản xuất, chỉ quyết định loại bỏ các quan lại và hệ thống phân cấp hành chính và chính trị cũ của Đế quốc Việt Nam, giải tán các Hội đồng Nhân sĩ và thay bằng các Ủy ban Nhân dân do dân địa phương bầu ra. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện một số cải cách nhưng thận trọng để không tạo ra sự chống đối của giai cấp trung lưu và đại địa chủ...
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng kêu gọi các hội buôn và người dân tham gia vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 9 năm 1945 với số lượng không quá 30.000 tấn do chiến tranh bùng nổ khi Pháp đưa quân đội vào Nam Kỳ. 
Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Chính phủ cũng chi ngân sách sửa chữa các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, hệ thống đê tại miền Bắc đã sửa xong.
Để giải quyết tận gốc nạn đói, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất. Chính phủ còn vận động tư nhân cho mượn các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất, lương thực làm ra được dùng để cứu tế. Cuối năm 1945 đầu 1946 không còn kịp thời vụ để trồng lúa nữa, nên chính phủ phát động dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu (khoai lang, đậu, bắp...) bù cho phần lúa thiếu hụt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước năm 1945. Chỉ trong 5 tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946 đã đạt 614.000 tấn, tương đương 506.000 tấn lúa, đủ đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945.
     Trong năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ". Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh.

Cac to chuc tien than luc luong Cong an nhan dan gop phan vao thang loi vi dai cua Cach mang Thang Tam nam 1945 - Anh 1
Đội Tự vệ đỏ ở Hòa Quân, Đông Sở, Nghệ An trong cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh năm 1930
Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân đã được hình thành và từng bước trưởng thành, góp phần xứng đáng vào những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Trong các tài liệu của Việt Minh những ngày đầu sau độc lập chỉ nhắc đến Việt Minh, tuy nhiên những ngày sau khẳng định việt Minh bao gồm Đảng Cộng sản và các tổ chức khác, và nhấn mạnh các cuộc khởi nghĩa trước đó như Bắc Sơn, Nam Kỳ. 
Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản tuyên bố "tự giải tán" (trong khi chiến sự tại Nam Bộ rất ác liệt) đăng tải trên báo Cứu Quốc của Việt Minh ngày 12, kèm tổ chức kỷ niệm ngày sinh Tôn Trung Sơn. Tờ báo đăng tiểu sử nhà đại cách mạng Trung Hoa, cho biết Hồ chủ tịch tham dự chủ tọa buổi lễ do Hội Văn hóa cứu quốc tổ chức, đề nghị nhân dân treo cờ hai nước. Báo cũng cho biết Hiến pháp "ngăn ngừa sự lũng đoạn chính quyền của một giai cấp, một đảng phái, một cá nhân nào". Ngày 13 tháng 11 báo Cứu quốc đã tường trình "Vì những kẻ phản bội quyền lợi dân tộc, cố ý không hiểu chính sách của Việt Minh, phao tin trong dân chúng và dèm pha với các nước Đồng minh rằng Việt Minh là cộng sản sẽ thực hành chính sách cộng sản, mục đích chúng gây sự chia rẽ mặt trận dân tộc, và gieo mối hoài nghi trước thế giới"
Trước đó, báo Cứu quốc ngày 21 tháng 9 đã bác bỏ thành lập Mặt trận công nông thay cho Mặt trận dân tộc thống nhất với lý do "Đã bao năm dưới ách phát xít Nhật - Pháp chẳng những công nhân bị thất nghiệp, nông dân bị phá sản, cả địa chủ cũng bị cướp thóc, cướp đất, tư sản cũng bị đình đốn kỹ nghệ và thương nghiệp; ngoài ra biết bao các từng lớp nhân dân khác đều chung một tai nạn chết đói chết rét. Việt Minh đã liên kết các giai cấp các tầng lớp nhân dân đó đánh đuổi kẻ thù chung, giành quyền độc lập tự do cho dân tộc... Quyền lợi của giai cấp công nhân và tư sản, nông dân và địa chủ lúc nào cũng mâu thuẫn nhau, nhưng lúc này phải nhân nhượng nhau, phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét