TT&HĐ III - 32/m
Bàn cờ thế: Chiến đấu trong vòng vây - Phần 1
Bàn cờ thế: Chiến đấu trong vòng vây - Phần 2
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Đầu
tháng 1 năm 1947, thành lập Trung đoàn Thủ Đô với lực lượng là chiến sĩ
và tự vệ Hà Nội, trung đoàn này về sau là nòng cốt của Sư đoàn Quân
tiên phong 308, chỉ huy Vương Thừa Vũ (ban đầu gọi là Đại đoàn).
Sư đoàn có mệnh danh là Sư đoàn Thép, được các sử gia và các nhà nghiên
cứu tại Việt Nam cũng như quốc tế coi là một trong những sư đoàn xuất
sắc nhất trên thế giới. (Xem Phillip Davidson, Vietnam at war,)
Theo công sứ Mỹ O'Sullivan, người Việt Nam chiến đấu với một sự "ngoan
cường và dũng cảm chưa từng thấy", gợi lại hình ảnh binh lính Nhật trong
Đại chiến thế giới lần thứ hai
Với lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang hiện đại của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng là một kỳ công đáng khích lệ cho quân đội non trẻ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các lực lượng Quyết tử Việt Nam đã thực hiện chiến thuật chiến tranh đô thị cầm chân quân Pháp, tạo thời gian để chính quyền Việt Nam rút ra và tổ chức cuộc chiến tranh lâu dài, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp, tạo điều kiện sau này để chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi quyết định cuối cùng tại trận Điện Biên Phủ.
Về phía Pháp, chiếm được Hà Nội với tổn thất tương đối nhỏ (chừng vài trăm thương vong trên tổng số chừng 110.000 quân Pháp có mặt tại Đông Dương vào đầu năm 1947) cũng là một chiến thắng. Quân Pháp tin tưởng sau khi chiếm được Hà Nội, họ sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng bình định được toàn bộ Việt Nam, nhưng cuộc chiến đã kéo dài 9 năm, kết thúc tại chiến trường Điện Biên Phủ với thất bại hoàn toàn của người Pháp.
Chiến lược của cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo được tóm lược trong tài liệu Kháng chiến nhất định thắng lợi, một tài liệu tuyên truyền của Trường Chinh, phát hành những ngày đầu kháng chiến. Tài liệu chia kháng chiến ra 3 giai đoạn: cầm cự, phòng ngự, phản công. Diễn biến chiến tranh về sau đúng như vậy.
Bộ đội pháo binh Sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947. Ảnh: qdnd.vn
Hồ Chí Minh vẫn chưa bỏ cuộc trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rải truyền đơn trên đường phố Hà Nội thông báo với "nhân dân Pháp" rằng chính phủ Việt Nam sẵn lòng tồn tại hòa bình trong Liên hiệp Pháp, rằng chiến tranh nổ ra là do "bọn thực dân phản cách mạng tìm cách chia rẽ và gây chiến", rằng chỉ cần Pháp công nhận độc lập và thống nhất của Việt Nam thì thái độ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc sẽ được lập tức khôi phục. Ngày hôm sau, đài Việt Minh bắt đầu định kì phát các lời kêu gọi tái đàm phán. Ngày 23 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cho Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ các lãnh thổ thuộc địa, và tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque, đề nghị một cuộc họp giữa đại diện cả hai bên. Một vài ngày sau, ông chính thức đề nghị ngừng bắn và tổ chức một cuộc hội nghị hòa bình mới tại Paris trong khuôn khổ Hiệp định sơ bộ hồi tháng 3.
Nhà Xã hội chủ nghĩa Marius Moutet đã được gửi đến tìm hiểu về triển vọng chính trị, và trở về với kết luận rằng chỉ có một giải pháp quân sự đã được hứa hẹn. Như Đô đốc d'Argenlieu, Moutet tin rằng có thể sẽ không có cuộc đàm phán với Hồ Chí Minh. Ông đã viết về "vỡ mộng tàn nhẫn của thỏa thuận mà không thể được đưa vào hiệu lực...", và tuyên bố rằng: "Chúng tôi không còn có thể nói về một thỏa thuận tự do giữa Pháp và Việt Nam... Trước bất kỳ cuộc đàm phán ngày hôm nay, cần thiết phải có một quyết định quân sự". Trước áp lực của các đảng phái cánh tả Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, Thủ tướng Ramadier - một đại biểu xã hội chủ nghĩa, thông báo rằng chính phủ của ông ủng hộ nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam: "Độc lập trong Liên hiệp Pháp [và] liên minh của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó" và Pháp sẵn sàng đàm phán một cuộc hòa giải với những đại diện chân chính ở Việt Nam.
Với lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang hiện đại của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng là một kỳ công đáng khích lệ cho quân đội non trẻ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các lực lượng Quyết tử Việt Nam đã thực hiện chiến thuật chiến tranh đô thị cầm chân quân Pháp, tạo thời gian để chính quyền Việt Nam rút ra và tổ chức cuộc chiến tranh lâu dài, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp, tạo điều kiện sau này để chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi quyết định cuối cùng tại trận Điện Biên Phủ.
|
||||||||
|
||||||||
. | ||||||||
|
Về phía Pháp, chiếm được Hà Nội với tổn thất tương đối nhỏ (chừng vài trăm thương vong trên tổng số chừng 110.000 quân Pháp có mặt tại Đông Dương vào đầu năm 1947) cũng là một chiến thắng. Quân Pháp tin tưởng sau khi chiếm được Hà Nội, họ sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng bình định được toàn bộ Việt Nam, nhưng cuộc chiến đã kéo dài 9 năm, kết thúc tại chiến trường Điện Biên Phủ với thất bại hoàn toàn của người Pháp.
Chiến lược của cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo được tóm lược trong tài liệu Kháng chiến nhất định thắng lợi, một tài liệu tuyên truyền của Trường Chinh, phát hành những ngày đầu kháng chiến. Tài liệu chia kháng chiến ra 3 giai đoạn: cầm cự, phòng ngự, phản công. Diễn biến chiến tranh về sau đúng như vậy.
- Cầm cự: bao gồm gian đoạn vừa đánh vừa đàm trước 19/12/1946 đến hết Chiến dịch Việt Bắc. Thời này có cuộc Nam Bộ Kháng chiến, cầm cự miền Nam, miền Trung, Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp, Toàn quốc kháng chiến ở các tỉnh, Hà Nội 1946, nỗ lực vãn hồi hòa bình, công cuộc di tản lên chiến khu. Cuối cùng là đánh bại Pháp trong Chiến dịch Việt Bắc.
- Phòng ngự: sau chiến dịch Việt Bắc đến hết Chiến dịch Biên giới. Có các chiến dịch lớn: Chiến dịch Đông Bắc, Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, Chiến dịch Biên giới.
- Phản công: Chiến dịch Trung Du, Chiến dịch Đồng Bằng, Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Chiến dịch Tây Bắc, Chiến dịch Hòa Bình, Chiến dịch Thượng Lào, Kế hoạch Navarre, Chiến cục đông-xuân 1953-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương (21/7/1954).
Hồ Chí Minh cùng các chiến sĩ cách mạng tại căn cứ địa Việt Bắc.
Đại tướng đi Chiến dịch Biên giới.
Đại tướng thị sát thị xã Cao Bằng sau Chiến dịch Biên giới.Hồ Chí Minh vẫn chưa bỏ cuộc trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Ngay ngày đầu tiên của cuộc chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rải truyền đơn trên đường phố Hà Nội thông báo với "nhân dân Pháp" rằng chính phủ Việt Nam sẵn lòng tồn tại hòa bình trong Liên hiệp Pháp, rằng chiến tranh nổ ra là do "bọn thực dân phản cách mạng tìm cách chia rẽ và gây chiến", rằng chỉ cần Pháp công nhận độc lập và thống nhất của Việt Nam thì thái độ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc sẽ được lập tức khôi phục. Ngày hôm sau, đài Việt Minh bắt đầu định kì phát các lời kêu gọi tái đàm phán. Ngày 23 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cho Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ các lãnh thổ thuộc địa, và tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque, đề nghị một cuộc họp giữa đại diện cả hai bên. Một vài ngày sau, ông chính thức đề nghị ngừng bắn và tổ chức một cuộc hội nghị hòa bình mới tại Paris trong khuôn khổ Hiệp định sơ bộ hồi tháng 3.
Nhà Xã hội chủ nghĩa Marius Moutet đã được gửi đến tìm hiểu về triển vọng chính trị, và trở về với kết luận rằng chỉ có một giải pháp quân sự đã được hứa hẹn. Như Đô đốc d'Argenlieu, Moutet tin rằng có thể sẽ không có cuộc đàm phán với Hồ Chí Minh. Ông đã viết về "vỡ mộng tàn nhẫn của thỏa thuận mà không thể được đưa vào hiệu lực...", và tuyên bố rằng: "Chúng tôi không còn có thể nói về một thỏa thuận tự do giữa Pháp và Việt Nam... Trước bất kỳ cuộc đàm phán ngày hôm nay, cần thiết phải có một quyết định quân sự". Trước áp lực của các đảng phái cánh tả Pháp như Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, Thủ tướng Ramadier - một đại biểu xã hội chủ nghĩa, thông báo rằng chính phủ của ông ủng hộ nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam: "Độc lập trong Liên hiệp Pháp [và] liên minh của ba nước An Nam, nếu người dân An Nam mong muốn nó" và Pháp sẵn sàng đàm phán một cuộc hòa giải với những đại diện chân chính ở Việt Nam.
Trả
lời phỏng vấn với Tướng Georges Catroux vào tháng 1 năm 1947 ở Moscow,
bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Mikhailovich Molotov
nói rằng “ông hy vọng rằng Pháp và Việt Nam có thể đạt được một thoả
thuận khiến cho cả đôi bên đều hài lòng,” và không dẫn đến việc tái
thiết “một chế độ cai trị thực dân”. Liên Xô không trợ giúp cho Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và cũng không đưa vấn đề Việt Nam ra Liên hiệp quốc. Cũng trong năm 1947, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị Liên Xô hỗ trợ
cuộc kháng chiến của họ bao gồm viện trợ quân sự và kinh tế, cung cấp
chuyên gia quân sự, tuyên truyền quốc tế có lợi cho Việt Nam và giúp
Việt Nam tham gia Liên Hiệp Quốc nhưng Liên Xô phớt lờ những yêu cầu này.
Bác Hồ làm việc tại Bản Chương, xã Hùng Lợi, Yên Sơn, Tuyên Quang (1949)
Bác Hồ trên đường đi công tác ở Khâu Lấu, Tân Trào (1949)
Bác Hồ trên đường đi thăm nhân dân (1949)
Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định giải phóng biên giới Việt – Trung (1949) Bác Hồ và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt,
Võ Nguyên Giáp
Bác Hồ ngồi câu cá trên sông Phó Đáy
Các cháu con em cán bộ ATK thăm Bác Hồ năm (1950)
Bác Hồ xem báo cáo chiến dịch (1950)
Bác Hồ nói chuyện tình hình quốc tế cho các chiến sĩ Cảnh vệ ATK (1950)
Bác Hồ làm việc tại Khuôn Mạ - Việt Bắc (1950)
Bác Hồ tự đánh máy tất cả các văn kiện, chính sách…. (1950)
Bác Hồ nghỉ bên Thác Dẫng sông Phó Đáy (1950)
Bác Hồ trong giờ phút thư giãn ở Việt Bắc
Bác bế cháu bé Nguyễn Minh Phương tại trại trẻ nhi đồng ở Việt Bắc (1950)
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ ngơi trên đường đi Chiến dịch (1951)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo
tại Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (1951)
Trong giờ nghỉ tại Đại hội mặt trận thống nhất Việt Minh – Liên Việt (1951)
Trong tháng hai, năm 1947, người Pháp đưa các điều kiện để Hồ Chí Minh đầu hàng vô điều kiện. Hồ thẳng thừng bác bỏ những, yêu cầu người đại diện Pháp, "Nếu bạn ở vị trí của tôi, bạn sẽ chấp nhận họ chăng?... Trong Liên hiệp Pháp không có chỗ cho những kẻ hèn nhát". Tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh kêu gọi chính phủ Pháp và người Pháp: "Một lần nữa, chúng tôi tuyên bố long trọng rằng nhân dân Việt Nam mong muốn chỉ thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp, và chúng tôi cam kết bảo đảm quyền lợi kinh tế và văn hóa Pháp..".
Ngày 19 tháng 4 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thông điệp đến Chính phủ Pháp, đề nghị nối lại đàm phán trên cơ sở "hai nước anh em trong Liên hiệp Pháp, một liên hiệp của những người tự do, hiểu biết và yêu thương nhau". Trong khi đó, Thủ tướng Ramadier tuyên bố trong tháng 3 năm 1947, rằng: "Chúng ta phải bảo vệ cuộc sống và tài sản của người Pháp, của người nước ngoài, bạn bè ở Đông Dương của chúng ta có niềm tin vào tự do Pháp"
Nhưng
tất cả đều không đem lại kết quả gì, người Pháp muốn có phản ứng quân
sự mạnh trước khi tính đến chuyện đàm phán. Emile Bollaert, Cao ủy Pháp
mới được bổ nhiệm từ tháng 3 năm 1947, được tướng Leclerc khuyên "đàm
phán bằng mọi giá". Những người thân cận ông như Pierre Messmer và Paul
Mus
cũng thiên về chiều hướng đối thoại. Nhưng đã có hơn 1.000 binh sĩ Pháp
chết hoặc mất tích, và cộng đồng người Pháp ở Đông Dương phản đối kịch
liệt việc thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước mà họ
chỉ gọi bằng cái tên Việt Minh, tổ chức nắm đa số trong chính phủ.Bác Hồ làm việc tại Bản Chương, xã Hùng Lợi, Yên Sơn, Tuyên Quang (1949)
Bác Hồ trên đường đi công tác ở Khâu Lấu, Tân Trào (1949)
Bác Hồ trên đường đi thăm nhân dân (1949)
Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định giải phóng biên giới Việt – Trung (1949) Bác Hồ và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt,
Võ Nguyên Giáp
Bác Hồ ngồi câu cá trên sông Phó Đáy
Các cháu con em cán bộ ATK thăm Bác Hồ năm (1950)
Bác Hồ xem báo cáo chiến dịch (1950)
Bác Hồ nói chuyện tình hình quốc tế cho các chiến sĩ Cảnh vệ ATK (1950)
Bác Hồ làm việc tại Khuôn Mạ - Việt Bắc (1950)
Bác Hồ tự đánh máy tất cả các văn kiện, chính sách…. (1950)
Bác Hồ nghỉ bên Thác Dẫng sông Phó Đáy (1950)
Bác Hồ trong giờ phút thư giãn ở Việt Bắc
Bác bế cháu bé Nguyễn Minh Phương tại trại trẻ nhi đồng ở Việt Bắc (1950)
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ ngơi trên đường đi Chiến dịch (1951)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo
tại Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (1951)
Trong giờ nghỉ tại Đại hội mặt trận thống nhất Việt Minh – Liên Việt (1951)
Trong tháng hai, năm 1947, người Pháp đưa các điều kiện để Hồ Chí Minh đầu hàng vô điều kiện. Hồ thẳng thừng bác bỏ những, yêu cầu người đại diện Pháp, "Nếu bạn ở vị trí của tôi, bạn sẽ chấp nhận họ chăng?... Trong Liên hiệp Pháp không có chỗ cho những kẻ hèn nhát". Tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh kêu gọi chính phủ Pháp và người Pháp: "Một lần nữa, chúng tôi tuyên bố long trọng rằng nhân dân Việt Nam mong muốn chỉ thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp, và chúng tôi cam kết bảo đảm quyền lợi kinh tế và văn hóa Pháp..".
Ngày 19 tháng 4 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thông điệp đến Chính phủ Pháp, đề nghị nối lại đàm phán trên cơ sở "hai nước anh em trong Liên hiệp Pháp, một liên hiệp của những người tự do, hiểu biết và yêu thương nhau". Trong khi đó, Thủ tướng Ramadier tuyên bố trong tháng 3 năm 1947, rằng: "Chúng ta phải bảo vệ cuộc sống và tài sản của người Pháp, của người nước ngoài, bạn bè ở Đông Dương của chúng ta có niềm tin vào tự do Pháp"
Ngày 23 tháng 4, qua Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch lại gửi thông điệp tới Bollaert đề nghị ngừng bắn lập tức và đàm phán. Tự tin vào ưu thế quân sự, Bollaert đáp lại bằng một loạt các điều kiện đòi quân đội Việt Nam hạ vũ khí trước khi khôi phục hòa bình. Hồ Chí Minh từ chối thẳng các yêu cầu này khi Paul Mus đến chiến khu Việt Bắc gặp ông để truyền đạt thông điệp trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát trận đánh mở màn của bộ đội ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên Giới (1950
Theo tài liệu của Mỹ, rất sớm trong chiến tranh, Pháp đã tăng nỗi ám
ảnh về âm mưu của Cộng sản Việt Nam. D'Argenlieu đô đốc ở Sài Gòn kêu
gọi một chính sách quốc tế phối hợp để các cường quốc phương Tây chống
lại sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, bắt đầu với Việt Nam.
Trong Quốc hội thảo luận vào tháng 3 năm 1947, một đại biểu cánh hữu cáo
buộc rằng bạo lực tại Việt Nam đã được chỉ đạo từ Moskva: "Chủ nghĩa dân tộc ở Đông Dương là một phương tiện, cuối cùng là chủ nghĩa đế quốc Liên Xô."
Cả chính phủ lẫn người dân Pháp chú ý tuyên bố tháng 1 năm 1947 của tướng Leclerc: "Chống chủ nghĩa cộng sản sẽ là một công cụ vô dụng chừng nào vấn đề của chủ nghĩa dân tộc còn chưa được giải quyết."
Về phần mình, Hồ Chí Minh đã ban hành kháng cáo lặp đi lặp lại để Pháp
ngưng chiến và công nhận nền độc lập của Việt Nam, thậm chí đề xuất "Khi
Pháp công nhận sự độc lập và thống nhất của Việt Nam, chúng tôi sẽ lui
về làng của chúng tôi, vì chúng tôi không tham vọng quyền lực, danh dự"...
Mùa hè năm 1947, lực lượng chủ lực của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có khoảng 60.000 người, chưa kể tự vệ và du kích địa phương. Vũ khí thiếu, chủ yếu là do tự tạo và lấy được của Pháp. Yếu về hỏa lực nhưng cơ động và có hỗ trợ lớn của nhân dân, các tiểu đoàn Việt Nam ngày càng có khả năng tránh các trận càn của Pháp và tấn công đối phương lại những nơi mình lựa chọn. Quân chủ lực chính quy của Việt Nam tổ chức như quân đội phương Tây, nhưng thừa kế nhiều kinh nghiệm chiến tranh cổ truyền của Việt Nam. Quân đội và Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lực lượng dân quân du kích là những chiến sĩ bán quân sự, nửa bí mật nửa công khai, sống tại nhà, vừa làm ruộng vừa chiến đấu trong lòng địch.
Hoàn thành việc đánh rộng ra vùng đồng bằng, Pháp quyết định tiến công lên Việt Bắc để sớm kết thúc chiến tranh. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, cuộc hành quân Léa tấn công vào chiến khu Việt Bắc bắt đầu. Quân Pháp tiến nhanh nhưng đã không định vị được những nơi đóng các cơ quan đầu não của đối phương. Lực lượng vũ trang của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhanh chóng được phân tán, sử dụng du kích vận động chiến, bất thần phục kích, đánh tiêu hao quân Pháp ở những khu vực hiểm yếu. Pháp không đạt được mục đích tiêu diệt căn cứ Việt Bắc, nhưng cũng đã cắt được đường số 4 và kiểm soát biên giới Việt Trung, cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thế giới bên ngoài.
Đại biểu ba nước Đông Dương Việt – Miên – Lào (1952)
Cuộc chiến tranh du kích tại đồng
bằng gây khó khăn lớn cho Pháp. Ở mọi nơi, bộ đội Việt Nam vẫn tự do đi
lại, tuyển quân, thu thuế. Có những hội tề (chính quyền làng xã
trong vùng Pháp kiểm soát) được lập ra để che mắt Pháp nhưng hành động
theo Việt Minh. Dân chúng gánh thóc gạo từ vùng do Pháp chiếm đóng đi
đóng thuế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các đội du kích được thành lập
khắp các vùng bị chiếm quấy rối quân Pháp, Pháp phải để phần lớn quân
chủ lực giữ đồng bằng Bắc Bộ.
Mặc dù là vùng do Pháp kiểm soát, nhưng thực chất đồng bằng màu mỡ đông
dân đó vẫn là nguồn cung cấp nhân lực, hàng hóa và lương thực lớn nhất
cho Việt Nam.
Thắng lợi duy nhất của Pháp trong mùa hè này là về chính trị, khi tướng Nguyễn Bình - Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam tại Nam Bộ ra sách lược: Tổ chức lại lực lượng vũ trang các giáo phái để biên chế chính quy thành Vệ quốc đoàn. Trong năm 1947, sau những xung đột quân sự với Việt Minh và nhất là sau khi giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích (Hòa Hảo cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ) cả hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo đều chấm dứt hợp tác với Việt Minh để tạm thời hợp tác với Pháp chống Việt Minh. Năm 1948, một phần lực lượng Bình Xuyên cũng hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh.
Sau chiến dịch Léa, xung đột lặng xuống. Thiếu phương tiện để tiếp tục các chiến dịch tấn công, quân Pháp chỉ giới hạn trong các hoạt động vừa phải ở đồng bằng. Nhưng cũng tại đồng bằng, lực lượng vũ trang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phân tán thành các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, tổ chức thêm các đội du kích hoạt động bán công khai, sống tại nhà, vừa làm ruộng vừa chiến đấu, thực hiện các hoạt động quấy rối quân Pháp. Các cán bộ của chính quyền và mặt trận Việt Minh vẫn đi lại tuyển quân, thu thuế trong vùng Pháp kiểm soát. Những vùng này vẫn tiếp tục là nơi cung cấp một số loại nhu yếu phẩm như thuốc men, lương thực, vải vóc... cho Việt Nam. Tại các chiến khu, chính quyền Việt Nam củng cố căn cứ, tổ chức tự sản xuất lương thực và vũ khí để có thể kháng chiến lâu dài.
Lực lượng vũ trang và du kích đồng bằng sông Hồng tổ chức các trận chiến quấy rối quân Pháp. Cuối chiến tranh, quân địa phương và du kích cầm giữ phần lớn quân Pháp trong vùng đồng bằng. Mỗi chuyến hàng của Pháp từ Hải Phòng về Hà Nội phải tụ thành đoàn lớn, nhiều xe tăng và lính bảo vệ mới đi thoát. Các đường bộ bị đào bới ngăn cản xe cơ giới, đường sắt bóc hết gang thép làm vũ khí.
Thắng lợi duy nhất của Pháp trong mùa hè này là về chính trị, khi tướng Nguyễn Bình - Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam tại Nam Bộ ra sách lược: Tổ chức lại lực lượng vũ trang các giáo phái để biên chế chính quy thành Vệ quốc đoàn. Trong năm 1947, sau những xung đột quân sự với Việt Minh và nhất là sau khi giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích (Hòa Hảo cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ) cả hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo đều chấm dứt hợp tác với Việt Minh để tạm thời hợp tác với Pháp chống Việt Minh. Năm 1948, một phần lực lượng Bình Xuyên cũng hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh.
Sau chiến dịch Léa, xung đột lặng xuống. Thiếu phương tiện để tiếp tục các chiến dịch tấn công, quân Pháp chỉ giới hạn trong các hoạt động vừa phải ở đồng bằng. Nhưng cũng tại đồng bằng, lực lượng vũ trang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phân tán thành các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, tổ chức thêm các đội du kích hoạt động bán công khai, sống tại nhà, vừa làm ruộng vừa chiến đấu, thực hiện các hoạt động quấy rối quân Pháp. Các cán bộ của chính quyền và mặt trận Việt Minh vẫn đi lại tuyển quân, thu thuế trong vùng Pháp kiểm soát. Những vùng này vẫn tiếp tục là nơi cung cấp một số loại nhu yếu phẩm như thuốc men, lương thực, vải vóc... cho Việt Nam. Tại các chiến khu, chính quyền Việt Nam củng cố căn cứ, tổ chức tự sản xuất lương thực và vũ khí để có thể kháng chiến lâu dài.
Lực lượng vũ trang và du kích đồng bằng sông Hồng tổ chức các trận chiến quấy rối quân Pháp. Cuối chiến tranh, quân địa phương và du kích cầm giữ phần lớn quân Pháp trong vùng đồng bằng. Mỗi chuyến hàng của Pháp từ Hải Phòng về Hà Nội phải tụ thành đoàn lớn, nhiều xe tăng và lính bảo vệ mới đi thoát. Các đường bộ bị đào bới ngăn cản xe cơ giới, đường sắt bóc hết gang thép làm vũ khí.
Hình ảnh giản dị của Hồ Chí Minh-một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt
Nam, đã tạo nên biết bao nguồn cảm xúc cho các văn nghệ sĩ. Để rồi từ
đây, nhiều tác phẩm giá trị về nhiều mặt đã ra đời.
Nhà thơ Tố Hữu thấy Hồ Chí Minh cưỡi ngựa đi giữa núi rừng chiến khu như một ông tiên bèn viết bài thơ Việt Bắc, trong đó có đoạn:
"Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, dẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo…"
Tại
miền Trung Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát từ Hội An đến
Mũi Đại Lãnh,
gần như ngăn đôi đất nước. Ở miền Nam, quân Pháp ở tình thế tốt hơn do
lực lượng chính trị và quân sự tại đây ở xa và liên lạc rất khó khăn với
chủ lực ở miền Bắc. Lực lượng của tướng Nguyễn Bình bị đẩy về các chiến
khu trong vùng ngập mặn và rừng núi, họ còn gặp sự chống đối của các
giáo phái người Việt như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Năm 1948, quân
Pháp tổ chức cuộc hành quân Véga nhằm phá hủy cơ quan đầu não kháng
chiến ở Nam Bộ và nhiều cuộc hành quân khác vào Đồng Tháp Mười nhưng đều
thất bại. Cuối năm 1949, quân đội Pháp tại Đông Dương dưới quyền tướng
M. Carpentier mất quyền chủ động.
Cho đến thời điểm này, Hồ Chí Minh vẫn cố gắng kêu gọi Pháp hãy ngừng bắn và tôn trọng nền độc lập của Việt Nam. Ông viết:
Cho đến thời điểm này, Hồ Chí Minh vẫn cố gắng kêu gọi Pháp hãy ngừng bắn và tôn trọng nền độc lập của Việt Nam. Ông viết:
-
- "Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn. Song nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuyệt những người Pháp quân phiệt. Nói cho rõ hơn là: Cũng như những nước độc lập khác cự tuyệt quân đội ngoại quốc đóng trên đất nước mình, nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuyệt quân đội Pháp đóng ở Việt Nam."
Trong 3 năm đầu của cuộc chiến tranh, Mỹ đã giữ một thái độ "trung lập"
nhưng ủng hộ Pháp rất rõ ràng. Mỹ chẳng muốn tự đặt bản thân vào một vị
thế khó xử là công khai ủng hộ chủ nghĩa thực dân,
nhưng cũng không muốn làm mất lòng Pháp - một đồng minh quan trọng ở
châu Âu. Do vậy, chính quyền Truman đã bí mật trao cho Pháp nhiều khoản
viện trợ về tài chính và quân sự.
tại ATK Định Hóa.
tại ATK Định Hóa.
Bữa cơm thân mật của Hồ Chí Minh tại chiến khu Việt Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại Chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
Hồ Chí Minh nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ,
chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở Chiến khu Việt Bắc.
Là
người lãnh đạo cách mạng nhưng Bác rất tiết kiệm, sống giản dị. Vì vậy,
hàng ngày, Hồ Chí Minh cùng các đồng chí sống tại Chiến khu Việt Bắc lại cùng
nhau tăng gia sản xuất.
Đầu năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu
chính thức gửi viện trợ quân sự cho Pháp ở
Đông Dương. Tháng 1 năm 1951 người Pháp nhận được 20 xe tăng M24, 40
khẩu pháo 105-mm và 250 quả bom thông thường và cả bom napalm cùng đạn
dược và vũ khí tự động. Tới tháng 1/1953, Pháp đã nhận được 900 xe thiết
giáp cùng với 15.000 xe vận tải các loại, gần 2.500 khẩu pháo,
24.000 vũ khí tự động, 75.000 vũ khí cá nhân và gần 9.000 máy radio.
Ngoài ra, Không quân Pháp đã nhận được 160 máy bay F6F Hellcat và F8F
Bearcat, 41 máy bay ném bom B-26 Invader, 28 máy bay vận tải C-47
cùng với 155 động cơ máy bay và 93.000 quả bom. Cho tới khi Pháp thất
bại hoàn toàn thì phía Mỹ đã viện trợ trên 1 tỷ USD mỗi năm (tương đương
khoảng 5,8 tỷ USD theo thời giá năm 2004) và chi trả 78% chi phí chiến
tranh của Pháp ở Đông Dương.
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét