CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 344
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chiến dịch 'Hoa thường xuân', kế hoạch đánh úp Liên xô và sự thất bại của tình báo Mỹ
Tiếp cận thông tin bí mật của Liên Xô
Vào đầu những năm 1970, Hải quân, Cục Tình báo Trung ương (CIA) và Cục An ninh Quốc gia (NSA) Mỹ đã quyết định tiến hành một chiến dịch tình báo chưa từng có gần bờ biển Liên Xô - ở vùng biển Okhotsk, phía Bắc Thái Bình Dương. Chiến dịch mang mật danh “Ivy Bells” (“Hoa thường xuân”).
Liên Xô coi Biển Okhotsk là vùng nước nội địa của mình. Dưới đáy biển Okhotsk đã có đường dây liên lạc bằng cáp giữa căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên bán đảo Kamchatka và Sở chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương ở Vladivostok. Trên đáy biển đã đặt các cảm biến thủy âm để phát hiện tàu ngầm lạ, các tàu nổi của Hạm đội Thái Bình Dương thường xuyên tuần tra vùng biển này.
CIA và Tình báo Hải quân Mỹ biết được sự tồn tại của đường dây liên lạc bằng cáp. Có lẽ, các vệ tinh do thám của Mỹ đã ghi lại các hoạt động lắp đặt dây cáp. Có lẽ, một trong những tàu ngầm Mỹ phát hiện dây cáp vì các cuộc đàm thoại qua đường dây liên lạc phát ra bức xạ điện từ. (Khi đó, các tàu ngầm Mỹ đã vào Biển Okhotsk, và các tàu ngầm Liên Xô đã tiếp cận bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ).
Washington đã đưa ra một quyết định táo bạo: cài đặt thiết bị nghe trộm cáp liên lạc dưới biển để nắm bắt các thông tin đặc biệt quan trọng của Liên Xô. Để thực hiện nhiệm vụ này họ đã sử dụng tài ngầm Halibut ("Cá chim") có ký hiệu SSGN-587. Halibut được chuyển đổi thành tàu ngầm diesel-điện chạy bằng năng lượng hạt nhân, được trang bị các thiết bị hải dương học hiện đại nhất để thực hiện nghiên cứu vùng biển sâu. Trên tàu Halibut còn có một tàu ngầm mini với máy ảnh và video có khả năng hoạt động ở vùng nước rất lạnh và trong những cơn bão dữ dội, có buồng giải nén cho các thợ lặn (đặc nhiệm SEAL "hải cẩu"), cũng như thiết bị nghe trộm. Ngoài ra, hai tàu ngầm Mỹ đã hộ tống Halibut. Nhiệm vụ của chúng là đánh lạc hướng các tàu chống ngầm của Liên Xô.
Vào mùa thu năm
1971, tàu ngầm mini và các thợ lặn đã tìm được cáp thông tin liên lạc
dưới nước ở độ sâu 65 m. Các thợ lặn đã lắp đặt thiết bị nghe trộm
lên dây cáp. Trên thiết bị dài khoảng 1m với pin lithium có máy ghi âm
có thể thường xuyên ghi lại mọi thông tin các cuộc đàm thoại mà không
làm hỏng cáp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu ngầm Halibut trở về căn
cứ tại Trân Châu Cảng. Và trên đường về, tàu ngầm đã nhặt được mảnh
vỡ của tên lửa Liên Xô "Bazalt" từ đáy biển. Đây là một "hoạt động bao
che" dành cho thủy thủ đoàn. Không phải tất cả các thành viên của
đội Halibut đều biết về mục đích thực sự của chiến dịch.
Một năm sau, Halibut quay trở lại bờ biển Liên Xô để thay thế thiết bị nghe trộm cũ bằng một thiết bị trinh sát tiên tiến hơn được đặt tên là "Cocoon" có khả năng nghe trộm tới 60 kênh và ghi âm trong suốt 3.000 giờ với chế độ chọn lọc (ghi âm được bật vào thời điểm truyền tín hiệu). Tất nhiên, bản thân dây cáp không bị hư hỏng (phía Liên Xô có thể nhận ra ngay), thông tin (như các chuyên gia Liên Xô phát hiện sau đó) đã được thu bằng ăng ten cảm ứng có bộ khuếch đại. Với thiệt bị hiện đại hơn "Cocoon" các tàu ngầm Mỹ ít thường xuyên hơn phải quay lại khu vực cài thiết bị để các thợ lặn thu thập băng từ đã ghi, nhờ đó đã giảm nguy cơ gặp tàu Liên Xô hoặc ít nhất bị giam giữ.
Chiến dịch bị bại lộ
Trong gần 10 năm, người Mỹ đã nghe trộm các cuộc điện đàm của Hải quân Liên Xô. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, vệ tinh do thám của Mỹ đã ghi lại hoạt động đáng ngờ của các tàu Liên Xô trong khu vực đặt thiết bị “Cocoon”. Và trong lần “viếng thăm” biển Okhotsk tiếp theo, tàu ngầm Mỹ không chỉ gặp hai tàu ngầm Liên Xô đang chờ họ mà còn không tìm thấy thiết bị nghe trộm. Rõ ràng, Liên Xô đã tìm thấy và trục vớt, đưa lên mặt nước thiết bị trinh sát "Cocoon"của Mỹ. Các tàu ngầm Mỹ khẩn trương rút lui và báo cáo sự việc cho cấp trên. CIA, NSA và Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, chiến dịch Ivy Bells cuối cùng bị bại lộ.
Đến nay vẫn chưa biết bằng cách nào các sĩ quan phản gián của Hạm đội Thái Bình Dương đã phát hiện “Cocoon”. Theo một trong những giả thuyết, vào tháng 8 năm 1981, một tàu đánh cá Liên Xô ở vùng biển Okhotsk đã thả neo và làm hỏng dây cáp, cắt đứt liên lạc giữa Kamchatka với Sở chỉ huy. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (1981-1986), Đô đốc Vladimir Sidorov hồi tưởng lại:
"Tôi đã ra chỉ thị gửi một tàu đặt cáp đến khu vực dây cáp bị đứt. Vào ban đêm, tôi đã được thông báo rằng, trong quá trình tìm kiếm chỗ đứt cáp các thợ lặn đã phát hiện một container khổng lồ không rõ mục đích. Phần đuôi của container nóng lên vì một lý do nào đó ... "
Khoe khoang và phản bội
Các chuyên gia Liên Xô lo ngại rằng, container có thể chứa thiết bị “tự sát”. Do đó, ban đầu họ quyết định không nâng container lên, và khẩn cấp báo cáo về phát hiện này cho Matxcơva. Cơ quan An ninh Nhà nước KGB đã vào cuộc. Các thợ lặn được lệnh phải cẩn thận nâng container lên và đưa nó đến căn cứ, trong mọi trường hợp không được mở ra nó. Sau đó "Cocoon" đã được đưa đến Matxcơva và được mở ở đó. Cả mục đích và nguồn gốc của nó đều nhanh chóng được xác lập: bên container có tấm dán "Made in USA"!
Có cả những giả thuyết khác. Theo một giả thuyết, giám đốc CIA dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, Đô đốc Turner được cho là đã vô tình tiết lộ sự tồn tại của “Cocoon”. Theo giả thuyết thứ hai, vào tháng 1 năm 1980, sĩ quan NSA Ronald Pelton bị sa thải khỏi cơ quan vì nghiện ma túy. Trong tình huống khó khăn khi phải kiếm kế sinh nhai, anh ta đã quyết định bán thông tin về chiến dịch Ivy Bells cho Đại sứ quán Liên Xô tại Washington. Thông tin có được đã cho phép Liên Xô giải quyết vấn đề.
An ninh của Liên Xô có bị tổn hại do chiến địch của các cơ quan đặc nhiệm Mỹ?
Tất nhiên, chiến dịch này đã gây phương hại đến an ninh quốc gia, nhưng, không phải với quy mô lớn như Hoa Kỳ dự kiến. Cựu phó giám đốc tình báo thứ nhất của Hạm đội Thái Bình Dương, Chuẩn Đô đốc Anatoly Shtyrov cho biết:
Đã có một vụ rò rỉ thông tin, nhưng nó không gây ra những ảnh hưởng quá nghiêm trọng... Trên thực tế, tín hiệu đi qua một dây cáp như vậy được mã hóa, và thông tin chỉ có thể được giải mã bằng một khóa đặc biệt. Nếu không có khóa, thì có thể mất cả trăm năm để giải mã. Người Mỹ đã giải mã một số thông tin có mức độ bảo vệ yếu và không phải là bí mật nhà nước. Nhưng, không nhiều hơn. Vì vậy, tiền đóng thuế của người Mỹ chỉ đơn giản là bị ném xuống biển”.
Hiện nay cả các cường quốc lớn và những quốc gia nhỏ đang tiến hành và sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động tình báo quân sự chiến lược, kể cả bằng các phương pháp điện tử. Tuy nhiên, trong nửa thế kỷ qua, khoa học công nghệ đã phát triển mạnh, nên việc sử dụng các phương pháp phức tạp và rủi ro như trong chiến dịch Ivy Bells là không hợp lý.
Cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ tiết lộ tin 'động trời'
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, cựu Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ John Ratcliffe tiết lộ, chính phủ Mỹ sẽ dỡ bỏ tấm màn bí mật bao trùm lên những lần nhìn thấy đĩa bay.
Cựu Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ John Ratcliffe. Ảnh: BI |
Nói với người dẫn chương trình Maria Bartiromo của Fox News, ông John Ratcliffe cho hay: "Sẽ có nhiều thông tin về các vụ nhìn thấy vật thể bay không xác định (đĩa bay) được công bố... Một số cái đã được giải mật. Và khi nói về những lần nhìn thấy đĩa bay, chúng ta nói về những vật thể mà các phi công của không quân và hải quân đã thấy hoặc đó là những hình ảnh mà vệ tinh thu thập được. Những vật thể này đều có hành động khó lý giải".
Quan chức tình báo cấp cao dưới thời Tổng thống Donald Trump này cho biết như vậy vài tháng sau khi Lầu Năm Góc công bố 3 video về đĩa bay, trả lời cho những đồn đoán suốt nhiều năm.
Ba video về đĩa bay mà Lầu Năm Góc công bố năm 2020, đều do camera gắn trên các máy bay của hải quân ghi được vào năm 2004 và 2015. Hình ảnh trong video cho thấy, các vật thể màu đen trôi nổi và đôi lúc tăng tốc với tốc độ đáng kinh ngạc, trước sự chứng kiến của các phi công.
Ảnh: BI |
Ban đầu, những đoạn phim này bị rò rỉ cho giới truyền thông. Sau đó, Hải quân Mỹ buộc phải xác nhận tính chính thống của nó theo Đạo luật Tự do thông tin.
Cựu thượng nghị sĩ Harry Reid, người đã rót 22 triệu USD vào các cuộc điều tra đĩa bay của chính phủ, cho biết, việc Lầu Năm Góc công bố các video trên chỉ là "vết xước trên bề mặt" của những gì Chính phủ Mỹ thu thập được. "Mỹ cần xem xét nghiêm túc, một cách khoa học vào vấn đề này cũng như bất cứ tác động tiềm ẩn nào với an ninh quốc gia. Người Mỹ xứng đáng biết được những vấn đề đó".
Ông Ratcliffe cuối tuần trước cho hay, có nhiều báo cáo về việc nhìn thấy đĩa bay trên khắp thế giới.
Người dẫn chương trình của Fox News cho hay, Lầu Năm Góc sẽ công bố báo cáo về những lần nhìn thấy đĩa bay khó lý giải vào ngày 1/6 tới. Hiện, Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận gì về thông tin trên.
Hoài Linh
Số phận viên tướng tình báo Liên Xô làm việc cho CIA
Đăng Bẩy |
Trong lịch sử ngành tình báo Xôviết thì Polyakov là một trong những trường hợp quá quắt nhất, kẻ phản bội lại chính là người không ai nghĩ tới: một chiến sĩ từng chiến đấu tại mặt trận, có công lao, lên đến thiếu tướng mà lại làm việc cho Mỹ…
Tháng 5-1988, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan sang thăm chính thức Liên Xô.
Người đứng đầu nước Mỹ quá cảm động về sự tiếp đón thịnh tình đã tuyên
bố với các phóng viên: “Tôi không gọi Liên Xô là vương quốc của cái ác
nữa”…
Có lẽ tưởng được Gorbachyov đánh giá cao cử chỉ đó của mình nên trong thời gian trò chuyện riêng, Reagan gợi ý rằng nước Mỹ “sẵn sàng đánh đổi ngài Polyakov lấy bất kỳ nhà tình báo nào của Liên Xô đang bị bắt giữ ở Mỹ”.
Rõ ràng người Mỹ sẵn sàng vào cuộc đổi chác để thả không chỉ một mà vài điệp viên Xôviết cùng lúc để chỉ lấy một “ngài Polyakov”. Gorbachyov hoặc là không hiểu thực việc, hoặc là không hiểu Reagan muốn nói gì…
Được một lát, sau khi trao đổi với những nhân vật có chức trách, ông bảo Reagan: “Phía Mỹ có thể không đề cập đến chuyện Polyakov được không?”. Trong lịch sử ngành tình báo Xôviết thì Polyakov là một trong những trường hợp quá quắt nhất, kẻ phản bội lại chính là người không ai nghĩ tới: một chiến sĩ từng chiến đấu tại mặt trận, có công lao, lên đến thiếu tướng mà lại làm việc cho Mỹ…
Dmitri Polyakov là ai?
Dmitri Polyakov sinh năm 1921 tại Ukraina trong một gia đình kế toán viên, học xong bậc phổ thông thi đỗ vào trường Pháo binh Kiev, bước vào chiến tranh với chức vụ trung đội trưởng. Polyakov chiến đấu chống bọn phát xít ở các mặt trận Karelsky, mặt trận phía Tây và mặt trận Ukraina-3, từng được thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng II và Huân chương Sao Đỏ.
Kết thúc chiến tranh với quân hàm thiếu tá, Trưởng phòng Trợ lý Ban Chỉ huy Tình báo của Tập đoàn quân số 26, Polyakov được đánh giá là sĩ quan đầy triển vọng nên được cử đi học tiếp tại Khoa Tình báo Học viện Frunze, sau đó về công tác tại Tổng cục Tình báo (GRU). Tháng 5-1951, Dmitri Polyakov bắt đầu công việc tại New York với tư cách sĩ quan Cao ủy thuộc Đại diện Quốc phòng Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Năm 1959, khi mang quân hàm đại tá, Polyakov qua lại New York với vai trò Thư ký Đại diện Quốc phòng Liên Xô của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đến cuối năm 1961, Polyakov chủ động tiếp xúc với đặc vụ Mỹ, trước làm cho FBI, từ năm 1962 làm cho CIA.
Theo một số nguồn tin thì lý do phản bội có thể là vì đứa con trai mới sinh bị bệnh khi Polyakov đang công tác nước ngoài mà lãnh đạo GRU ở nhà không chịu xuất tiền hỗ trợ cho cuộc phẫu thuật trị giá 400 USD (số tiền khá lớn hồi đó). Đứa bé bị chết, nên ngay hôm sau Polyakov bắt liên lạc và đề nghị hợp tác với phía Mỹ.
Nhưng chính Polyakov lại không bao giờ nhắc đến chuyện đó trong các lời khai của mình. Hơn thế nữa, chuyến công tác đầu tiên của Polyakov thành công đến nỗi không thấy xuất hiện nghi ngờ gì về chuyện cử ra nước ngoài lần nữa.
Điều ngạc nhiên nhất là Polyakov trở thành kẻ phản bội không phải vì tiền, y khai rằng do bất đồng ý kiến với chính quyền Khruschyov đã tiến hành cuộc “tan băng” và chỉnh đốn “lý tưởng của đại nguyên soái Stalin”.
Nhưng dẫu sao trước nhất vẫn là để trả thù GRU. Những nhân viên tình báo chạy sang hàng ngũ đối phương như vậy thường không được ưa và bao giờ cũng bị chơi khăm. Nhưng người Mỹ sau khi kiểm tra Polyakov lại tin rằng y hành động có ý thức và không nằm trong chuỗi mắt xích nào của tình báo Xôviết.
Bản thân Polyakov sau này cũng cam đoan trong các cuộc lấy lời khai rằng: “Sự phản bội của tôi có cơ sở: tôi có nguyện vọng công khai nói ra quan điểm và những nghi ngờ của mình. Bản tính tôi cũng luôn luôn phấn đấu làm việc ở ranh giới của sự mạo hiểm. Nguy hiểm càng lớn thì cuộc sống của tôi càng hấp dẫn… Tôi quen đi trên lưỡi dao sắc và không thể hình dung một cuộc sống khác”.
Trong những ngày đầu tiên cộng tác với người Mỹ, Polyakov đã khai ra tất cả các điệp viên mà y biết. Nhà chức trách Mỹ nhận được thông tin quý giá nên cố gắng đảm bảo an toàn cho người bạn mới có biệt danh TOPHAT (Mũ Chóp Cao).
Đấy là phần thưởng khiêm tốn cho Polyakov, vì khác với
những tên phản bội khác, y có lối sống khá trong lành: không rượu bia,
không thuốc lá, không ngoại tình, làm người đàn ông mẫu mực của gia
đình, cứ hết giờ làm là về với vợ con, sau đó là với cháu.
Sau khi từ Mỹ trở về, Polyakov được bổ nhiệm làm Sĩ quan trưởng Cục 3 của GRU, giám sát các hoạt động của thiết bị do thám được GRU đặt ở New York và Washington. Ở chức trách nằm ngoài mọi nghi ngờ ấy, y tiếp tục cung cấp cho người Mỹ những thông tin hết sức quan trọng.
Nửa cuối thập niên 1960, Polyakov được phái sang hướng châu Á, làm việc tại Miến Điện, từng phụ trách phòng Trung Quốc và là điệp viên của GRU tại Ấn Độ, giúp CIA có tài liệu về những điệp viên Xôviết hoạt động bí mật ở những nước đó và giúp Mỹ hé cửa vào Trung Quốc hồi đầu thập niên 1970.
Để đảm bảo cho vị trí của Mũ Chóp Cao, người Mỹ nhả cho y những thông tin không phải là quan trọng nhất do điệp viên của họ kiếm được, quả nhiên làm cho tiếng nói của Polyakov ở GRU có trọng lượng hơn. Năm 1974, Polyakov được phong hàm thiếu tướng.
CIA cung cấp cho y thiết bị tối tân, đối lại, y cố gắng tuồn sang bên Mỹ danh sách các điệp viên Xôviết, những dữ liệu của chương trình quân sự và nhiều thứ khác nữa… Thậm chí sau khi nghỉ việc vì lý do sức khỏe năm 1980, Polyakov tiếp tục làm cho GRU với tư cách người làm thuê, nên vị tướng hưu trí này vẫn được tiếp cận những thông tin quan trọng có ý nghĩa bí mật quốc gia.
Thậm chí, cuối thập niên 1970, báo chí Mỹ đã nói bóng gió về hoạt động gián điệp của Polyakov nhưng GRU không tin. Khi xuất hiện mối nghi ngờ về phía y, những nhà chức trách cao cấp của tình báo Xôviết lập tức phủ định: “Sao có thể nghĩ Polyakov làm gián điệp được?”.
Robert Hanssen, điệp viên của Mỹ làm việc cho Liên Xô cung cấp tin xác thực về Dmitri Polyakov đã phản bội.
Đến giữa thập niên 1980, những điệp viên hai mang như Aldrich Ames (ở CIA) và Robert Hanssen (ở FBI) chuyển đến GRU thông tin khiến không ai còn nghi ngờ gì nữa: vị thiếu tướng GRU đã nhiều năm làm việc cho người Mỹ, và lực lượng phản gián Liên Xô đã làm tới cùng. Polyakov bị các chiến sĩ “Alfa” bắt ngày 7-7-1986 khi đang dự lễ tốt nghiệp của những tình báo viên tương lai tại Học viện Ngoại giao – Quốc phòng.
Để tránh
những bất ngờ gặp phải, các chiến sĩ trong chớp mắt dùng thủ thuật lột
trần ông ra ngay và cho mặc trang phục khác đã chuẩn bị sẵn, họ không
ngoại trừ trường hợp Polyakov mang sẵn thuốc độc trong người để giải
quyết ngay vấn đề tại chỗ… Và kẻ phản bội trong trang phục mới được giải
về phòng cách ly “Lefortovo”.
Polyakov không chống cự, hợp tác ngay với cơ quan điều tra và không có lời nào xin xỏ. Trong hồ sơ vụ việc có biên bản ghi lời của y như sau: “Trên thực tế ngay từ lần đầu cộng tác với CIA tôi hiểu là mình đã sai lầm khó chữa, đã phạm tội nặng nhất, nên bị dằn vặt liên miên, không chỉ một lần tôi đã sẵn sàng ra đầu thú.
Chỉ ý nghĩ về sau này sẽ như thế nào với vợ con, cháu chắt mới ngăn được tôi lại. Thế là tôi tiếp tục mối liên lạc tội lỗi hoặc là im lặng để trì hoãn giờ mình phải trả giá”.
Bán đứng đồng nghiệp
Sau thời gian làm việc cho CIA, Polyakov đã bán đứng 19 nhà tình báo Xôviết, hơn 150 điệp viên từ số công dân nước ngoài, tiết lộ khoảng 1.500 sĩ quan tình báo thuộc GRU và KGB.
Trong số những người bị Polyakov bán đứng có Đại úy quân báo Maria Dobrova. Cô này hồi trẻ học trung cấp âm nhạc, dạy đàn hát ở trường phổ thông rồi gặp bi kịch: chồng là lính biên phòng mất tích, con trai nhỏ chết vì bệnh tật.
Biết tiếng nước ngoài nên cô tình nguyện xin sang Tây Ban Nha làm quân tình nguyện giúp phái Cộng hòa chiến đấu với Franco, nhờ đó được tặng Huân chương Sao Đỏ. Toàn bộ giai đoạn Leningrad bị vây hãm, cô làm y tá trong bệnh viện quân y, sau đó làm phiên dịch cho Đại sứ quán Liên Xô tại Colombia và chuyển sang ngành tình báo khi vừa 40 tuổi.
Vào giữa thập niên 1950, cô bắt đầu hoạt động bí mật tại Mỹ và trở thành nhân viên xuất sắc. Năm 1962, Dobrova do Polyakov phụ trách rồi bán đứng cho Mỹ trước khi về Liên Xô. Khi đặc nhiệm Mỹ bắt đầu lùng bắt thì cô đã kịp rời nơi cư trú và chạy sang ẩn nấp ở Canada, nhưng bị nhân viên của FBI bắt được trong một khách sạn.
Chúng dụ dỗ cô hợp tác với người Mỹ, hứa xếp cho chỗ làm ở Mỹ và để cô một mình suy nghĩ cho sáng suốt, nhưng Maria Dobrova không chịu đầu hàng và người phụ nữ chịu nhiều bi kịch này đã tự kết liễu đời mình…
Ngày
27-11-1987, Polyakov bị Tòa án Quân sự Tối cao Liên Xô kết tội phản
quốc và tuyên án tử hình. Bản án đã được thực hiện ngày 15-3-1988. Về
việc này chỉ có thông báo chính thức vào tháng 1-1990 trên tờ Pravda.
Có thông tin cho rằng, trong kho lưu trữ của CIA, tài liệu do Polyakov cung cấp chiếm tới 25 hòm, thậm chí y gửi cả bức ảnh chụp sổ điện thoại của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô và GRU cho Mỹ.
Hậu quả của viên tướng phản bội còn kéo dài mãi về sau, đó là năm 1991, khi Polyakov đã bị tử hình 1 năm, khi nổ ra cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh, quân Mỹ đã sử dụng tài liệu của Polyakov cung cấp để tiêu diệt tên lửa chống tăng của Liên Xô viện trợ Iraq.
Nhận xét
Đăng nhận xét