TT&HĐ III - 32/a


                                          “Nội các Trần Trọng Kim” – Một góc nhìn khác

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

   


Cái "Có" tuyệt đối duy nhất trong thế giới này là Tồn Tại. Không có cái "Không có" tuyệt đối, tức Hư Vô. Tồn Tại vì thế mà được bảo toàn, không có sinh thêm ra và mất bớt đi. Tồn Tại là vốn dĩ có sẵn thế. Do đó mới gọi là Tự Nhiên Tồn Tại!
Tự Nhiên Tồn Tại là vĩnh viễn, tuyệt đối, ngoài thời gian (ngoài tầm quan sát, theo dõi, chiêm nghiệm) nó bất biến, trong thời gian (trong tầm quan sát, theo dõi, chiêm nghiệm) nó thường biến. Ở đây, khái niệm "quan sát", "theo dõi" phải được mở rộng tối đa. Cho dù chúng ta chỉ tưởng tượng về Tự Nhiên Tồn Tại, thì cũng có nghĩa chúng ta đã theo dõi nó, nghĩa là đã "nhìn" nó trong thời gian! Suy ra, không thể có "cái nhìn", hay sự quan sát ngoài thời gian!
Một đặc tính cơ bản của Tự Nhiên Tồn Tại là "sức ỳ tồn tại". Vì Tồn Tại là vĩnh viễn nên"sức ỳ tồn tại" là tuyệt đối. Một bộ phận hợp thành Tồn Tại, từ Tồn Tại phát sinh ra được gọi là vật chất hay tồn tại tương đối. Trong thế giới vật chất, vì cũng là Tồn Tại (nhưng có tính đặc thù) nên cũng có "sức ỳ tồn tại" nhưng chỉ ở mức độ tương đối thôi và gọi là "cố gắng tồn tại". Thể hiện của "cố gắng tồn tại" chính là "quán tính" (khối lượng). 
Sinh vật được hun đúc nên từ vật chất, thế giới sinh vật là một tập hợp nhỏ của thế giới vật chất. Vì thuộc về vật chất nên ở sinh vật cũng có có tính "cố gắng tồn tại" và vì là dạng vật chất đặc thù nên sự "cố gắng tồn tại" cũng thể hiện ra một cách đặc thù với tên gọi là "cố gắng sống còn", hay "đấu tranh sinh tồn". Có thể nói "đấu tranh sinh tồn" là qui luật cơ bản nhất của thế giới sinh vật. Chính có sự chi phối mạnh mẽ của qui luật "đấu tranh sinh tồn" cùng với tác động của sự tăng - giảm lạm phát về số lượng cư dân khi có điều kiện đã làm nên hiện tượng có tính phổ biến là lan tỏa và hội tụ dân cư tự nhiên, và những hiện tượng khác như sự thịnh - suy, sự tranh giành, sự phân hóa tầng lớp...trong xã hội.


                                           Quân Pháp tấn công quân Thanh ở Lạng Sơn 
Lịch sử đã chứng minh rằng hình thể đất trời sông biển Việt Nam có được như ngày nay là kết quả của một quá trình giữ nước kiên cường, bất khuất của Dân tộc Việt, đi đôi với quá trình đắp đập, be bờ phía Bắc là lan tỏa dân cư một cách tương đối hòa bình xuống phía Nam trước một Chiêm Thành tự suy tàn bởi tính hiếu chiến của nó và một Chân Lạp sình lầy, nước đọng, hoang sơ. Có thể nói sự mở rộng lãnh thổ đó có tính hồn nhiên, “thuận thiên”.
Dù rằng cũng có một hai đời vua kéo quân đi xâm lấn láng giềng, nhưng nhìn chung thì trong tâm hồn Dân tộc Việt không tồn tại ý chí bành trướng lãnh thổ bằng bạo lực. Do đó mà cũng không thể xây Việt Nam “to” hơn được.
Tâm nguyện của Hồ Chí Minh, tiêu biểu cho tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Dân tộc Việt trong thời đại mới, là mong đất nước được độc lập, dân tộc được tự do, Tổ quốc thịnh vượng. Vì thế, khi Hồ Chí Minh nói “to đẹp hơn” thì nên hiểu theo nghĩa “cao đẹp hơn”, “tươi đẹp hơn”.
Như đã nói, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tạo ra thiên thời có một không hai cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Cách mạng Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh - một đại anh hùng dân tộc ở thế kỷ XX của Dân tộc Việt.
Sau đây là những tư liệu lịch sử  được cho là xác đáng nhất mà chúng ta tom góp được từ các nơi, trong đó có một phần là của wikipedia và vài đoạn trong các bài viết của "bá tánh" trên mạng Internet.

                                            Quân Nhật vào Đông Dương tháng 9/1941

                                    Binh lính Nhật Bản hành quân trên đường phố Sài Gòn 
Ngày 23-9-1940, với sự giúp đỡ của phát xít Đức, chính phủ bù nhìn của Pháp, đứng đầu là Pêtanh đã ký hiệp ước thỏa thuận cho Nhật được đưa quân vào Đông Dương. Toàn quyền Đờcu  (Jean Decoux) được ủy quyền trực tiếp dâng Đông Dương cho Nhật. Hồ Chí Minh dã làm bài thơ tặng Đờcu như sau:

 Bài thơ Tặng Toàn quyền Đờcu[1]) của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên báo Việt Nam độc lập:
Non nước Rồng Tiên rõ mịt mù,
Lợi quyền phó mặc bố thằng Cu.
Đối dân Nam Việt thì lên mặt,
Gặp bọn Phù Tang[2]) chỉ đội khu[3])!
Về Pháp, không cơm e chết đói,
Ở đây, hút máu béo ni-nu.
Cũng như thống chế Pêtanh vậy,
Chú cứ cu cù được mãi ru!
------------------------------------------
[1]) Đờcu (Jean Decoux), Thuỷ sư đô đốc, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương từ ngày 30-8-1940. Theo chủ trương của chính phủ Pháp, do Pêtanh cầm đầu, Đờcu thi hành chính sách đầu hàng, dâng nước ta cho Nhật. Y bị Nhật tống giam trong cuộc đảo chính ngày 9-3-1945 (B.T).
[2]) Phù Tang: nước Nhật (B.T).
[3]) Đội khu: đội đít, chỉ việc Toàn quyền Đờcu khuất phục, bợ đỡ quân phiệt Nhật (B.T).

Nguồn trích:

 - Báo Việt Nam độc lập, số 134, ngày 11-8-1942.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 3, tr. 240.
- Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t. 2,  tr. 172 

 Cuối tháng 10 năm đó, những toán lính Nhật đầu tiên đã tới Hà Nội.Để yên lòng kẻ hàng thần mới, Mikado (Nhật hoàng) ra chiếu phủ dụ: “Trẫm vĩ đại. Trẫm lòng lành. Trẫm giải phóng cho các người. Trẫm trông cậy ở các người sẽ cộng tác với Nhật Bản để “phòng thủ Đông Dương” mà chủ quyền Trẫm công nhận là thuộc về nước Pháp”! Thế là để bảo đảm mạng sống cho khoảng trăm ngàn Pháp kiều và quân viễn chinh, mẫu quốc Pháp bỏ rơi gần ba chục triệu dân nô lệ da vàng bản xứ! Pháp chịu để cho phát xít Nhật biến Đông Dương thành nơi trung chuyển và căn cứ hậu cần cùng lời hứa cộng tác về mặt quân sự với Nhật trong trường hợp có sự tấn công của các nước Đồng minh. Tại các bãi bến thủy bộ, hàng ngày tàu biển Nhật ra vào tấp nập, các cuộc chuyển quân và vũ khí phương tiện chiến tranh rầm rập trên các tuyến hỏa xa và xa lộ, các sân bay ở Bắc kỳ được dùng để tấn công các căn cứ và đường  giao thông ở Birmanie, Vân Nam, Tứ xuyên, Trùng Khánh. Máy bay chiến đấu Nhật bay tới bay đi nhào lộn luyện tập ngay trên bầu trời Hà Nội mà không cần xin phép. Đông Dương biến thành bãi chiến trường, chịu những trận oanh kích của máy bay Đồng minh suốt từ Sài Gòn, Đà Nẵng dọc ra Hải phòng, Hà Nội, hàng trăm thường dân bị chết lây! 
Tuy nhiên bộ máy chính quyền Pháp hầu như vẫn còn nguyên từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở vì người Nhật khôn ngoan chẳng những có được hậu phương ổn định mà còn được cả về kinh tế nữa. Họ thúc ép “gắn liền kinh tế Đông Dương vào kinh tế Nhật". Gạo và cao su cứ ùn ùn chở sang Nhật hoặc cung cấp cho quân Nhật đóng ở tiền đồn vùng biển phía Nam. Theo tài liệu của chính quyền Decoux thì về gạo đã xuất, năm 1941: 700.000 tấn, năm 1942: 1.050.000 tấn, năm 1943: 950.000 tấn, năm 1944: 900.000 tấn; về cao su và các khoản thương vụ khác trong mấy năm đầu thập niên 1940 đã xuất số lượng tính ra bằng vàng tổng giá trị là 32.620kg (tính tròn), tương đương số tiền lúc đó là 22 tỷ Franc (Bác sỹ Ngô Văn Quỹ: Đêm dài Nhật-Pháp bắn nhau – NXB Trẻ 2001).
      Sau một vài năm mị dân để chuẩn bị tình thế, đến ngày 9-3-1945 thì Nhật nổ súng hất cẳng Pháp một cách dễ dàng. Chúng vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị cũ, thay người Pháp thành người Nhật: thống sứ Nhật, đốc lý Nhật, chúa ngục Nhật, hiến binh Nhật… Lúc này bộ mặt tàn bạo của phát xít Nhật mới lộ hết chân tướng: ra sức vơ vét cướp bóc, bắt dân nhổ lúa, ngô, trồng đay, thầu dầu phục vụ chiến tranh, đàn áp, bắt bớ phong trào Việt Minh, gây ra nạn đói thê thảm làm chết hai triệu người.
                    Lính Nhật dán bản thông cáo về tình trạng thiết quân luật vào tháng 9/1945.

      Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng như Miến Điện, Philippines, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam.
      Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
      Vua Bảo Đại liền giải tán Hội đồng cơ mật gồm Thượng thư sáu bộ, tuyên bố từ nay sẽ tự mình cầm quyền nhưng bên cạnh nhà vua là viên Đại sứ Nhật ở Đông Dương Yokoyama làm "Tối cao cố vấn".
Chỉ huy quân Nhật, tướng Tsuchihashi Yuitsu  , nghĩ rằng chỉ cần Việt Nam độc lập trên danh nghĩa và chính phủ mới của Việt Nam phải được Nhật kiểm soát chặt chẽ. Thoạt đầu Phạm Quỳnh được chỉ định tạm quyền nhưng ông này quá thân Pháp, ngoài ra ông ta thấy ngay "nền độc lập" có những giới hạn như giống như hồi còn chế độ bảo hộ Pháp: Không có tự chủ về ngoại giao, không có quân đội, không có độc lập tài chính... Nhật liền chọn một nhân vật ôn hoà hơn và gần gũi với Nhật Bản. Đó chính là Trần Trọng Kim, đang ở Singapore. Theo Daniel Grandcléme, nhà vua Bảo Đại chẳng có vai trò gì trong việc chỉ định này.

Trần Trọng Kim.jpg
     Ngày 30 tháng 03 năm 1945, Trần Trọng Kim được Nhật Bản đón từ Băng Cốc về Sài Gòn. Khoảng 5 tháng 04 năm 1945, Trần Trọng Kim đến Huế. Sau khi được yết kiến Bảo đại và gặp Trần Đình Nam, Trần Trọng Kim cũng tán thành giải pháp lập nội các do Ngô Đình Diệm đứng đầu nên một bức điện thứ 2 triệu tập Ngô Đình Diệm được Tối cao cố vấn Yokoyama nhận chuyển đi. Nhưng Ngô Đình Diệm không ra Huế (do Nhật không chuyển điện, hay nhận điện mà từ chối). Bảo Đại triệu Trần Trọng Kim vào tiếp kiến lần thứ hai.
Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư):
  • Trần Đình Nam (1896-1974) y sĩ Đông Dương, Bộ trưởng Nội vụ.
  • Trần Văn Chương (1898 – 1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Ngoại giao.
  • Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Tư pháp.
  • Vũ Văn Hiền (1911-1963), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng tài chính.
  • Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), Giáo sư, Thạc sĩ toán học, Bộ trưởng giáo dục và Mỹ thuật.
  • Vũ Ngọc Ánh (1901-1945), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Y tế.
  • Lưu Văn Lang (1880-1969), Kỹ sư bách nghệ được vua Bảo đại mời làm Bộ trưởng Công chính, nhưng đến giờ chót ông từ chối vì tuổi cao.
  • Hồ Tá Khanh (1908-1996), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Kinh tế.
  • Nguyễn Hữu Thi (1899-?), Y sĩ, đại thương gia, Bộ trưởng tiếp tế.
  • Phan Anh (1911-1990) Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên.
 
                 Cờ quẻ Ly của chính phủ Đế quốc Việt Nam, 9 tháng 3 1945 - 22 tháng 8 1945    
  Ngoài các thành viên Nội các, nhiều nhà trí thức có tiếng tăm cùng tham gia công việc của chính quyền: Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), Giáo sư Nguyễn Lân (Thị trưởng Huế), Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Giáo sư Đặng Thai Mai (Tỉnh trưởng Thanh Hóa)… Các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum, được mời ra thành lập Hội đồng Thanh niên. Tạ Quang Bửu được mời làm Cố vấn đặc vụ ủy viên Bộ Thanh niên và Kỹ sư Lê Duy Thước làm Chánh văn phòng Bộ.
      Một chính phủ được thành lập trong bối cảnh lịch sử như chính phủ Trần Trọng Kim, thông thường dễ bị coi là thân Nhật, là tay sai Nhật. Và thực tế đã bị coi như vậy. Luật sư Phan Anh, một bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim, sau này viết:
“Chúng tôi đã lầm rất lớn. Chúng tôi đã tưởng lợi dụng được một đế quốc chống một đế quốc khác, tranh thủ quyền lợi về ta, nhưng trái lại bọn Nhật đã lợi dụng chúng tôi, ít nhất cũng là về danh nghĩa. Đó là một bài học đau đớn!”
      Giáo sư Đinh Xuân Lâm có viết: "Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh… Thủ đoạn của bọn cầm quyền Nhật Bản là triệt để lợi dụng bộ máy chính quyền do chúng mới dựng lên để lũng đoạn tình hình có lợi cho chúng, chúng chỉ muốn có một chính phủ bù nhìn hoàn toàn để thi hành mọi ý định của chúng".
Theo Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: "Với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chánh đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc giành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Nhưng trong tình huống Đông Dương vào năm chót của thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng. Biết rằng thất bại của Nhật Bản chỉ là một vấn đề thời gian, Trần Trọng Kim và chính phủ của ông đưa ra một chương trình nhằm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi chiến tranh chấm dứt...".
     Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".
 HUẾ NĂM 1945 VÀ CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM(*)

                            HUẾ NĂM 1945 VÀ CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)