Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

TT&HĐ III - 32/y

 
Bàn cờ thế: Tả hữu giáp công_Phần 1
 
Bàn cờ thế: Tả hữu giáp công_Phần 2
 
Bàn cờ thế: Tả hữu giáp công_Phần 3
  

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)



Chính quyền Ngô Đình Diệm đối phó với những cuộc đấu tranh chính trị bằng cách thực hiện chiến dịch tố cáo cộng sản nằm vùng nhằm loại bỏ những cán bộ Việt Minh hoạt động bí mật. Chính quyền của Ngô Đình Diệm luôn luôn quan niệm cộng sản là kẻ thù chính, nhiệm vụ phản công là tối ưu, phải đẩy mạnh nhiệm vụ chống cộng. Ông Ngô Đình Diệm rất nổi tiếng với các khẩu hiệu: "đồng tâm diệt cộng", "tiêu diệt cán bộ nằm vùng", "tiêu diệt cộng sản tận gốc", "giết nhầm còn hơn bỏ sót"; thể hiện quyết tâm chống Chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của ông. Để thể hiện lập trường sẽ tận diệt cán bộ Việt Minh, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố công khai:

Theo báo Nhân dân, ngay từ cuối năm 1954, theo lệnh Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở Ngân Sơn, Chí Thạnh, Chợ Được, Mỏ Cày, Củ Chi, Bình Thành,v.v. Từ tháng 5-1955 đến tháng 5-1956, Ngô Đình Diệm phát động "chiến dịch tố cộng" giai đoạn 1 trên quy mô toàn miền Nam; tháng 6-1955, mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu càn quét những khu từng là căn cứ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách quyết liệt không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Những biện pháp cứng rắn nhất được áp dụng, ví dụ ngày 16-8-1954, quân Việt Nam Cộng hoà đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, bắn chết 8 người và 162 người bị thương.
Trong thời gian từ 1955 đến 1960, theo số liệu của Việt Nam Cộng hoà có 48.250 người bị tống giam, theo một nguồn khác có khoảng 24.000 người bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung. Điều này đã làm biến dạng mô hình xã hội, suy giảm niềm tin của dân chúng vào chính phủ Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng chiến (Việt Minh) vào rừng lập chiến khu. Việt Minh đáp trả bằng những cuộc biểu tình đòi thả cán bộ của họ hoặc tổ chức các cuộc diệt ác trừ gian - tiêu diệt nhân viên và cộng tác viên của chính quyền Ngô Đình Diệm được gọi là "bọn ác ôn và bọn do thám chỉ điểm".
 
Giáo sư sử học James P. Harrison cũng viết trong cuốn The Endless War:  Vietnam Struggle For Independence, Columbia University Press, 1989, trang 149:
“Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu kỹ về sau đã ước tính là con số những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc là vào khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù, theo một tác giả,  hoặc có thể lên tới 15000 theo một tác giả khác, và do đó hầu hết những con số tuyên truyền của Saigon về vấn đề này là những con số phóng đại nếu không phải là hoàn toàn dựng đứng.”
(Careful later studies, however, have estimated that the true figures for those executed in the noerthern land reform may have been more like 1500 plus 1500 jailed according to one, or possibly up to 15000 killed according to another, and therefore that most of Saigon’s propaganda on the subject was exaggerated if not a “total fabrication”.)
Đưa ra những tài liệu phản biện như trên không có nghĩa là tôi biện hộ cho chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của Việt Minh mà chỉ là đối với tôi, những tài liệu ngụy tạo để chống Cộng như trên có thể thích hợp trong thời chiến, nhưng nay viết lại lịch sử thì phải viết cho đúng với sự thật, bất kể sự thật đó là như thế nào.  Mặt khác, nếu số người  bị giết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất như trên mà gọi là “genocide” thì số 300000 (3 trăm ngàn) người chết oan trong chiến dịch tố Cộng của Ngô Đình Diệm thì gọi là gì?

Trên đây là một số trong những hình ảnh trong chính sách Tố Cộng tàn nhẫn của chính quyền miền Nam.

     Để tăng tính uy hiếp, Việt Nam Cộng hòa sử dụng cả máy chém để hành quyết phạm nhân. Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được đem bêu để cảnh cáo. Báo The Straits Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết tường thuật cảnh 1.000 người dân xem xử chém ở Sài Gòn. Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 15-10-1959 có viết: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng".
Ngày 6/5/1959, Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91 mang tên Luật 10-59, sau đó được tổng thống Việt Nam Cộng hòa là Ngô Đình Diệm ký ban hành. Luật này quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt với lý do "xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa", mục đích nhằm tiến hành thanh trừ những người cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Theo luật 10-59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử mà không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: tử hình hoặc tù khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án; dụng cụ tử hình có cả máy chém. Sau khi luật này được ban hành, lực lượng cách mạng miền Nam bị chính quyền Diệm đẩy mạnh truy quét, bắt bớ, khủng bố, đặc biệt là các đảng viên Đảng cộng sản nên lực lượng bị thiệt hại nặng nề.
Như vậy, có thể thấy, được sự hà hơi tiếp sức của Mỹ và sau khi thu tóm quyền lực, củng cố cái chính thể phản bội quyền lợi của Dân tộc Việt có tên gọi là Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm quay sang ra sức triệt phá các cơ sở cách mạng, lùng sục ráo riết, bắt bớ và giết chóc hàng loạt những người từng tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp mà chúng gọi là Việt Cộng và người kháng chiến cũ. Sự đàn áp khốc liệt đó với cao trào là luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam - Việt Nam đã gây ra biết bao nhiêu đau thương, tang tóc cho đồng bào miền Nam, và đặc biệt nghiêm trọng là nó đã chà đạp tan nát Hiệp định Giơnevơ, làm cho sự chờ đợi 2 năm xum họp nước nhà của toàn thể nhân dân Việt Nam trở thành vô vọng.

Bài thơ “Ngô Thuốc Độc Ngợi Ca máy Chém” (trích từ “Chế Lan Viên Toàn tập”) và những tài liệu Việt Mỹ dưới đây (kể cả tài liệu của Việt Nam Cọng hòa) đã chứng minh Đạo Luật 10/59 và chiếc máy chém do Pháp để lại đã từng là nỗi hãi hùng của nhân dân miền Nam dưới thời Ngô Đình Diệm. Biết bao người dân vô tội cũng đã bị chết oan vì bọn Mật vụ Cần Lao Công giáo ác ôn vu oan giá họa vì tư thù … Chế độ Diệm nhờ hai đế quốc Mỹ và Vatican mà thành hình, chế độ nầy được cho là thay Pháp nhưng lại vẫn duy trì hai di sản của Thực dân Pháp để lại: Đó là Đạo dụ số 10 để đạp các tôn giáo khác xuống bùn cho Công giáo được đặc quyền đặc lợi, và chiếc máy chém hãi hùng chặt đầu những ngưòi yêu nước.  - NG
Ngô thuốc độc ngợi ca máy chém
Tiếng vọng trong gió:
Xứ "ông" Diệm cộng hoà
Việt gian thành chí sĩ
Chúng nó mua máy Mỹ
Về cắt đầu dân ta...

Tiếng Ngô thuốc độc:
Ngô bảo: giết người là trọng đại
Việc máu Ngô xem như việc nhà
Huống nữa nay làm nên Tống thống
Giết người, không thể giết qua loa

Lối chém Nam Triều khá hủ hậu
Nhiều gươm mà ít kiếm ra máu
Nước mình tiếng thế nhưng đông dân
Giết người, máu phải cho đầy chậu

Quan Mỹ ngày nay vốn đại tài
Xoẹt qua một lúc, chục đầu rơi
Tính xem! Mười máy kia cùng chém
Ngô có ngay một trăm nụ cười

Đã chém còn bày lắm khó khăn
Pháp trường với không phải pháp trường!
Đâu là Tổ quốc, đấy, Ngô chém
Nơi nào chẳng kiếm được đầu dân!

Chém kiểu Ngô đây quả rất tiện
(Ưu tiên cho những đầu kháng chiến)
Ngô thề có trời, Ngô thương dân
Máy đến tận nhà dân để chém

Máy dong miền Đông, dong miền Tây
Chỉ huy đã có ông quan thầy
Nghề chém như nghề Ngô Tổng thống
Nơi nào có máu thì đi ngay

Lối chém ngày xưa cũng lắm tuồng
Chém chui chém nhủi chả ra hồn
Như sợ mặt trời uống mất máu
Chém người phải trốn giữa mù sương

Ngô chém bây giờ rất hãnh diện
Thầy Mỹ về trông, quan khách đến
Máu người, Ngô để cho người xem
Không có mặt trời thì bật điện

Lũ báo nhà Ngô văn viết... mau
Bút ngâm trong máu đỏ đồng bào
Tâu rằng: Ngô chém rất... nhân vị
Toàn rặt sọ dừa dân... cần lao

Máy Ngô đi trước, mồm theo sau
Mồm phun đỏ máu câu từng câu
Khen: Ngô yêu nước như yêu máu
Máu rơi một sắc, văn trăm màu

Lại ca: thầy Mỹ xưa cho bom
Giờ cho máu chém siêu linh hồn
Xương người vây trắng dinh Ngô ở
Máu người thắp đỏ phố U-ôn

Tiếng vọng trong gió:
Xứ "ông" Diệm cộng hoà
Trăm sự đều của Mỹ
Máy chém thì... nhân vị
Sơn màu U.S.A.
 

Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002 (Vũ Thị Thường sưu tầm và biên soạn)


Máy chém (Guillotine) thời Ngô Đình Diệm được sử dụng tại
miền Nam để chặt đầu nhân dân yêu nước, hiện được trưng bày
tại Bảo tàng Chứng tích Tội ác Chiến tranh, Sài Gòn

Có những thông tin khác nhau về việc Ngô Đình Diệm muốn Hoa Kỳ (và cả Trung Hoa Dân Quốc) đưa quân vào tham chiến trực tiếp tại Việt Nam hay không.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Ngô Đình Diệm nhờ Linh mục Raymond de Jaegher, người Bỉ quốc tịch Mỹ, xin với Đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow cho Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Sài gòn với lý do bảo vệ công dân Mỹ và kiểm soát phi trường Tân Sơn Nhất.

Trần Lệ Xuân
Madame Nhu - Trần Lệ Xuân.jpg
Chức vụ
Đệ Nhất phu nhân của Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam
Nhiệm kỳ 26 tháng 10, 1955 – 2 tháng 11, 1963 
Đảng phái Đảng Cần lao Nhân vị
Quốc tịch Việt Nam / Pháp
Sinh 15 tháng 4, 1924
Hà Nội, Đông Dương thuộc Pháp
Mất 24 tháng 4, 2011 (87 tuổi)
Roma, Ý
Tôn giáo Công giáo
Chồng Ngô Đình Nhu
Con cái Ngô Đình Lệ Thủy
Ngô Đình Trác
Ngô Đình Quỳnh
Ngô Đình Lệ Quyên
Bà Trần Lệ Xuân từng cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, tượng này có khuôn mặt giống hệt hai mẹ con bà: Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Lệ Thủy. Nhiều người cho rằng bà cố tình cho tạc tượng Trưng Trắc có khuôn mặt giống với bà và Trưng Nhị có khuôn mặt giống với con gái của bà là Lệ Thuỷ. Thời điểm ấy, nhà thơ Đông Hồ có bài thơ châm biếm “Tượng ai đâu phải tượng bà Trưng” như sau :

"Tóc uốn lưng eo kiểu lố lăng/Đón gió lại qua người ưỡn ẹo/Chờ chim Nam Bắc dáng tung tăng/
Khuynh thành mặt đó y con ả/Điêu khắc tay ai khéo cái thằng!
Chót vót đứng cao càng ngã nặng/Có ngày gãy cổ đứt ngang lưng...
Đây một hình xưa nhục nước non/Thay hai hình mới đứng thon von
Mình ni lông xát lưng eo thắt/Ngực xu chiêng nâng vú nở tròn/
Tưởng đứng hiên ngang em với chị/Hóa ra dìu dắt mẹ cùng con/
Dòng sông Bến Nghé, dòng sông Hát/Lưu xú lưu phương tiếng để còn".
Theo sử gia Joseph Buttinger thì “Nhu và vợ là hai người bị thù ghét nhất Nam Việt Nam”. Do đó sau này, ngày 2–11–1963, khi họ Ngô vừa bị đảo chính, nhiều người dân Sài Gòn đã kéo nhau dùng một dây sắt nối với một tàu thủy để kéo sập tượng đài này, và chở trên xe xích lô máy đi diễu khắp Sài Gòn chiếc đầu tượng mang gương mặt bà Xuân.

      Ngày 20 tháng 10 năm 1961, tướng Mỹ Maxwell D. Taylor hội thảo với Ngô Đình Diệm lần đầu tiên, Ngô Đình Diệm đề nghị một hiệp ước hỗ trợ quân sự, gia tăng quân số Việt Nam Cộng Hòa và yểm trợ không quân của Mỹ. Ngày 27 tháng 10 năm 1961, Taylor hội thảo với Ngô Đình Diệm lần thứ hai và đề nghị đưa bộ binh Mỹ vào miền Nam Việt Nam với nhiệm vụ chính thức là cứu lụt, Diệm rất tán thành. Tư liệu trong kho Cambodge-Laos-Vietnam ghi nhận Ngô Đình Diệm "không những muốn đón nhận quân chiến đấu Mỹ và các nước đồng minh, mà còn tuyên bố đại đa số dân miền Nam chào đón (welcome) việc này."
Trong buổi họp ngày 13 tháng 10 năm 1961, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Đình Thuần đã đề nghị Mỹ hãy duyệt gấp những yêu cầu của Tổng thống Diệm, trong đó đó đề nghị Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gửi quân đến Việt Nam, cụ thể:
  • Gửi thêm các phi đoàn khu trục cơ AD-6 và các phi công dân sự Mỹ để điều khiển máy bay.
  • Gửi quân Mỹ tác chiến hoặc quân Mỹ “cố vấn tác chiến” cho quân Việt Nam Cộng Hòa. Một phần quân số này sẽ đóng gần vĩ tuyến 17 để Việt Nam Cộng Hòa rảnh tay chống quân du kích dân tộc thiểu số ở Tây nguyên.
  • Xin được biết phản ứng của Mỹ đối với đề nghị (của ông Diệm) xin Trung Hoa Dân Quốc gửi một sư đoàn quân tác chiến vào khu vực hành quân ở vùng Tây Nam.
Còn theo lời Bùi Kiến Thành, cộng sự thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm thì đến năm 1962, Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào Việt Nam mà muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính vì điều này mà người Mỹ đã chỉ đạo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khởi động cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm: "... Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4.000 năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi (Việt Nam Cộng Hòa) cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được... Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn sẽ thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam... Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp… qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẻ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và họ đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu "bán nước cho cộng sản", vì vậy các anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản... Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 1964 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam Cộng Hòa... Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác... Việc đảo chánh Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, ông ta chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia cũng chỉ là con cờ, còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm việc này là người Mỹ, mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá tình báo Lucien Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia, thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, nghe có cay đắng không?".
      Từ năm 1957 đến năm 1962 Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát hai lần nhưng ông may mắn thoát chết. Lần đầu tiên do Hà Minh Trí, một người cộng sản dưới lốt thành viên Cao Đài thực hiện ngày 22 tháng 2 năm 1957 tại "Hội chợ Kinh tế Cao nguyên" ở Buôn Ma Thuột, lần thứ hai do hai phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, vốn là đảng viên Đại Việt Quốc dân Đảng, ném bom vào dinh Tổng thống ngày 27 tháng 2 năm 1962.

Đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1960 là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên tại Việt Nam Cộng hòa, do đại tá Nguyễn Chánh Thitrung tá Vương Văn Đông cầm đầu. Mục đích cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ban đầu, quân đảo chính kiểm soát được một số vị trí quan trọng tại Sài Gòn do yếu tố bất ngờ, tuy nhiên nhanh chóng thất bại khi các thủ lĩnh quân sự không kiên quyết cũng như không có được sự ủng hộ quần chúng.
Kế hoạch đảo chính đã được Vương Văn Đông và các quan chức bất bình với chế độ Ngô Đình Diệm, trong đó có Đại tá Nguyễn Chánh Thi, chuẩn bị trong một năm. Vương Văn Đông đã cấu kết được với một trung đoàn xe thiết giáp, một đơn vị hải quân và ba tiểu đoàn quân nhảy dù. Cuộc đảo chính được dự định vào 5 giờ sáng ngày 11 tháng 11. Tuy nhiên kế hoạch đã được thực hiện không hiệu quả, quân nổi loạn đã không tuân thủ chiến thuật đã được viết ra như chiếm giữ đài phát thanh và phong tỏa các con đường vào đô thành Sài Gòn. Họ cũng đã không thể cắt đường dây liên lạc điện đàm vào dinh Độc Lập, điều này khiến cho Ngô Đình Diệm có thể liên lạc được với các đơn vị trung thành đến bảo vệ mình. Quân đảo chính đã bao vây dinh Độc Lập nhưng trì hoãn tấn công trong 36 giờ vì tin rằng Ngô Đình Diệm sẽ tuân thủ theo yêu sách của họ. Lợi dụng thời gian trì hoãn này, Ngô Đình Diệm đã xuống tầng hầm dinh Độc Lập và viết một bài diễn văn hứa hẹn sẽ có bầu cử tự do và công bằng và các biện pháp tự do khác. Khi các thỏa hiệp đang được phát trên các phương tiện truyền thông ngày 12 tháng 11, lực lượng trung thành với Ngô Đình Diệm đã tiến vào Sài Gòn. Cuộc giao tranh diễn ra chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống phố để xem giao tranh. Lực lượng trung thành với Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt gọn quân đảo chính.

                                                        Tội ác của chế độ VNCH 


(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét