Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 94

 
Hát Trên Những Xác Người - Khánh Ly - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
 
Ngụ ngôn mùa đông, Khánh Ly

-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.

-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người luôn tự vỗ ngực là khôn ngoan, có lý trí.

-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.

-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".

-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.

-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!

-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ về danh lợi và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.

      
SABATON - Defence Of Moscow (Official Music Video 
 
Sabaton - Winged Hussars (Subtitles)
    

------------------------------------------------

 (ĐC sưu tầm trên NET)

 

 
Phim Hay Nhất Chiến Binh Sa Mạc
 
Trận Hải Chiến Ác Liệt Nhất Trong WW 2 Giữa Mỹ Và Nhật

Trận hải chiến lớn nhất lịch sử quân sự năm 1916

Với 250 tàu, trong đó có 34 thiết giáp hạm, trận Jutland giữa Anh và Đức là hải chiến lớn nhất lịch sử quân sự xét về tổng lượng giãn nước.

Năm 1916, hải quân Anh và Đức đối đầu nhau trong trận hải chiến tại vùng Biển Bắc ngoài khơi bán đảo Jutland của Đan Mạch, với sự tham gia của 250 chiến hạm và gần 100.000 thủy thủ. Đây được coi là trận đánh bất phân thắng bại, dù hải quân Đức bị đối phương áp đảo về số tàu chiến và công nghệ.

Thế chiến I là thời kỳ đỉnh cao của thiết giáp hạm. Đây là loại tàu chiến thống trị đại dương, thể hiện sức mạnh của các cường quốc vào thời điểm khi máy bay hải quân và tàu sân bay chưa phổ biến. Hải quân Anh và Đức khi đó sở hữu những hạm đội mạnh nhất thế giới với nòng cốt là thiết giáp hạm kiểu dreadnought có lượng giãn nước 18.200 tấn, trang bị nhiều pháo cỡ lớn với tầm bắn xa.

Mô phỏng trận Jutland ngày 31/5/1916. Video: Smithsonian.

Tháng 5/1916, lực lượng Anh và Đức đều tìm cách giành chiến thắng vang dội trước đối phương. Thời điểm đó, Anh đang phong tỏa Đức và khiến đối phương chịu thiệt hại, nhưng không bên nào chiếm được quyền kiểm soát rõ ràng với Biển Bắc. Đế quốc Đức tìm cách tổ chức phục kích cách bờ biển Đan Mạch khoảng vài trăm km, nhưng Anh nắm được kế hoạch này và triển khai lực lượng đối phó.

Ngày 30/5/1916, hạm đội Anh gồm 151 tàu, trong đó có 28 thiết giáp hạm và 9 tuần dương hạm, lên đường sau khi nắm được vị trí và ý đồ của quân Đức. Ở bên kia chiến tuyến, Đức huy động 99 tàu, gồm 16 thiết giáp hạm và 5 tuần dương hạm.

Chiều 31/5, lực lượng trinh sát hai bên phát hiện nhau và bắt đầu giao tranh ác liệt. 5 tuần dương hạm bọc thép của Đức nã đạn vào 6 tàu Anh. Cả hai bên vừa bắn vừa di chuyển song song. Tuy nhiên, tàu chiến Anh mắc sai lầm lớn khi chần chừ khai hỏa khi có cơ hội và để cho phía Đức đánh theo chiến thuật của họ.

Nhóm tàu trinh sát Đức đánh chìm hai tuần dương hạm Anh, đồng thời dẫn dụ các tàu trinh sát Anh di chuyển về phía hạm đội chủ lực. Các tàu Anh kịp thời nhận ra sai lầm và quay ngược về phía bắc trong khi hứng chịu hỏa lực dữ dội từ lực lượng Đức.

Tàu HMS Queen Mary của Anh bị đánh chìm trong trận Jutland. Ảnh: Wikipedia.

Tàu HMS Queen Mary của Anh bị đánh chìm trong trận Jutland. Ảnh: Wikipedia.

Lúc này, phía Anh đã mất hàng nghìn thủy thủ và hai chiến hạm cỡ lớn nhưng vẫn nắm lợi thế. Tuần dương hạm Anh chạy về phía bắc không thể liên lạc với lực lượng chủ lực, nhưng vẫn lôi kéo được đối phương về địa điểm tập kết của hạm đội.

Dù không nhận được thông tin tình báo cần thiết để chuẩn bị, chỉ huy hạm đội Anh vẫn kịp ra lệnh cho các tàu lập đội hình thành vòng cung để tạo bẫy phục kích phía Đức. Hạm đội Đức lao thẳng vào chiếc bẫy này và hứng chịu hỏa lực nặng nề từ đội hình bán nguyệt của Anh, khiến nhiều tàu trúng đạn và bốc cháy.

Quân Đức sau đó tìm cách rút lui và tổ chức lại đội hình, nhưng quân Anh triển khai chiến thuật phá vây hình chữ T, trong đó tàu chiến Anh lập thành tuyến bắn với toàn bộ pháo chủ lực nhằm thẳng đội hình Đức, trong khi đối phương chỉ có vài khẩu pháo trước mũi có góc bắn trả.

Đội hình Anh vừa giữ vị thế ngăn quân Đức thoát vây, vừa có ưu thế tầm nhìn rõ do Mặt trời ở phía sau các tàu Đức.

Quân Đức chống trả quyết liệt khi rơi vào tình thế tuyệt vọng, gây thiệt hại nặng và khiến nhiều tàu Anh chìm trong buổi tối. Chỉ huy Đức cũng tìm ra cách cho đội hình vòng lại và trốn thoát về phía tây.

Lúc này, quân Đức cần di chuyển về phía đông và nam. Sau nỗ lực chuyển sang hướng đông thất bại vì hứng chịu hỏa lực dữ dội từ đối phương, hạm đội Đức phóng loạt ngư lôi lớn, buộc đội hình Anh đổi hướng và tạo khoảng trống cho tàu chiến Đức rút lui. Tuy nhiên, không quả ngư lôi nào trúng mục tiêu.

Quân Đức chiếm lợi thế khi màn đêm buông xuống, khi tàu chiến Anh mất lợi thế về tầm bắn và các tàu phóng lôi Đức có thể áp sát đối phương. Trong suốt đêm 31/5, hạm đội Đức cố gắng chiến đấu để mở đường thoát. Họ giành chiến thắng trong một số trận giao tranh nhỏ và cuối cùng phá được vòng vây vào ngày 1/6.

Tuần dương hạm SMS Seydlitz lết về cảng sau trận Jutland. Ảnh: Wikipedia.

Tuần dương hạm SMS Seydlitz lết về cảng sau trận Jutland. Ảnh: Wikipedia.

Đức tuyên bố giành thắng lợi chiến thuật, khiến Anh hứng tổn thất nặng khi mất 14 tàu chiến, hơn 6.000 thủy thủ trong chưa đầy 24 giờ, đổi lại là 2.551 binh sĩ thiệt mạng và 11 tàu bị chìm. Tuy nhiên, Berlin phải trả giá về mặt chiến lược vì nhiều tàu chiến hư hại nghiêm trọng và phải sửa chữa trong nhiều tuần sau trận chiến, trong khi London vẫn duy trì được lực lượng phong tỏa trên biển.

Đức sau đó buộc phải chuyển sang tác chiến tàu ngầm để phá hoại tuyến tiếp tế của Anh dọc Đại Tây Dương. Dù vậy, ngay cả chiến lược này cũng thất bại sau khi Mỹ tham chiến cùng các công nghệ và trang bị săn ngầm mới.

Duy Sơn (Theo WATM)

270 lính Đức mắc kẹt trong hầm ở Thế chiến I: Kẻ tự sát, người nhờ đồng đội "kết liễu"

Thứ Năm, ngày 18/03/2021 20:33 PM (GMT+7)

Một đường hầm được tìm thấy ở Pháp sau hơn 100 năm với nhiều hài cốt. Đây là hài cốt của 270 lính Đức bị "chôn sống" trong hầm sau một cuộc pháo kích của quân Pháp trong Thế chiến I. Nhiều người bị mắc kẹt phải nhờ đồng đội "kết liễu". 

270 lính Đức mắc kẹt trong hầm ở Thế chiến I: Kẻ tự sát, người nhờ đồng đội "kết liễu" - 1

Một số lính Đức mắc kẹt và chết trong hầm Winterberg được xác định danh tính. Ảnh: HOHENZOLLERN MEMORIAL BOOK 1914-1918

Theo BBC, đường hầm Winterberg, được xây dựng gần thị trấn Craonne, miền bắc nước Pháp, là nơi 270 lính Đức thuộc trung đoàn bộ binh dự bị số 111, đối mặt với cái chết thảm khốc.

Mùa xuân năm 1917, Pháp phát động tấn công nhằm chiếm lại những ngọn đồi cách sông Aisne vài km. Lính Đức đã trấn giữ một ngọn đồi chạy dọc khu vực Chemin des Dames, gần sông Aisne, trong hơn 2 năm và có một hệ thống hầm ngầm phòng thủ rất phức tạp ở đây. 

Gần làng Craonne, hầm Winterberg dài 300 mét, chạy từ mặt phía bắc (khuất tầm nhìn của quân Pháp) tới phía nam ngọn đồi. 

Ngày 4/5/1917, quân Pháp tổ chức pháo kích nhằm vào 2 đầu của đường hầm. Họ phóng một khí cầu quan sát trên cao để để có được tầm nhìn ở đầu vào phía bắc. 

Độ chính xác của pháo Pháp khi đó quả thực là đáng gờm. Một quả đạn pháo từ hỏa lực của hải quân Pháp bắn trúng lối vào hầm Winterberg, khiến đất đá bít chặt và dẫn đến hàng loạt vụ nổ tiếp theo từ kho đạn được cất giữ trong hầm. Khói và khí độc tràn ngập trong hầm. Lối ra của hầm cũng bị chặn bởi đất đá đổ xuống sau quả đạn pháo thứ 2. 

270 lính Đức thuộc đại đội 10 và 11 của trung đoàn 111 bị mắc kẹt bên trong. Trong 6 ngày tiếp theo, lượng dưỡng khí cạn dần. Một số lính Đức chết ngạt hoặc tự sát. Số khác nhờ đồng đội "kết liễu". 

270 lính Đức mắc kẹt trong hầm ở Thế chiến I: Kẻ tự sát, người nhờ đồng đội "kết liễu" - 2

Một nhóm lính Đức ở khu vực Chemin des Dames. Ảnh: Pinterest

Bằng bản năng sinh tồn, 3 lính Đức sống sót đủ lâu để được quân Đức đưa ra ngoài, chỉ một ngày trước khi quân Pháp chiếm ngọn đồi. Karl Fisser, một trong 3 người được cứu thoát, kể lại: "Mọi người khi đó đều khát nước và tìm kiếm trong tuyệt vọng. Không ai tìm được lối thoát vì cả 2 đầu hầm đều bị chặn bởi lớp đất đá. Một số nói về hy vọng được giải cứu, số khác nói về việc tìm nước để tồn tại. Một người nằm gần tôi nói với giọng ngắt quãng, nhờ ai đó nạp đạn vào súng giúp anh ta".

Khi quân Pháp chiếm ngọn đồi, khung cảnh bên ngoài hầm bị phá hủy và rất hỗn loạn. Việc đào đất để vào hầm không được ưu tiên, vì vậy quân Pháp không làm điều đó. Quân Đức chiếm lại ngọn đồi trong cuộc tấn công vài ngày sau đó nhưng cũng không tìm kiếm các thi thể.

Tới cuối Thế chiến I, không ai có thể xác định chắc chắn vị trí của hầm Winterberg.

270 lính Đức mắc kẹt trong hầm ở Thế chiến I: Kẻ tự sát, người nhờ đồng đội "kết liễu" - 3

Lính Đức thuộc trung đoàn bộ binh dự bị số 111 chụp ảnh bên ngoài căn hầm. Ảnh: PIERRE MALINOWSKI

Nhưng mới đây, Alain Malinowski, một người dân địa phương, đã phát hiện ra hầm Winterberg. Alain lúc nào cũng nghĩ về căn hầm và cho rằng nó chỉ nằm đâu đó trên một sườn đồi. 

Làm việc trên tàu điện ngầm ở Paris vào những năm 1990, Alain hàng ngày di chuyển tới thủ đô và dành thời gian rảnh rỗi để tìm kiếm manh mối ở các kho cất giữ tài liệu quân sự.

Trong 15 năm, ông thu thập các mô tả, bản đồ và các lời khai từ lính Đức nhưng mọi thứ đều vô ích. Cảnh quan đã thay đổi quá nhiều để có thể so sánh. 

Năm 2009, Alain tình cờ thấy một bản đồ đương đại cho thấy vị trí của hầm Winterberg. Bằng sự tỉ mỉ và cẩn thận, Alain đo góc và khoảng cách rồi tìm đến vị trí này. Đó là một khu rừng. 

"Tôi cảm nhận được nó và tin rằng nó đang ở rất gần đây, ngay dưới chân tôi", Alain chia sẻ với tờ Le Monde. 

Alain nói với giới chức địa phương về phát hiện của ông nhưng bị từ chối suốt 10 năm vì có thể chưa đủ tin tưởng hoặc do giới chức địa phương không muốn đào bới một ngôi mộ tập thể từ thời chiến. 

Pierre Malinowski, con trai ông Alain, là người đang điều hành một quỹ ở Moscow, Nga, chuyên truy tìm những người chết trong chiến tranh từ thời Napoleon và các thời đại khác. Pierre bất bình với cách hành xử của giới chức địa phương, nên quyết định tự tìm kiếm. Tuy điều này là trái phép nhưng người đàn ông 34 tuổi chấp nhận bị phạt. 

Một đêm tháng 1/2020, Pierre dẫn đầu một nhóm người mang theo máy đào cơ khí đến vị trí mà bố anh đã xác định. Họ đào sâu 4 mét và tìm thấy dấu hiệu cho thấy họ đã đi đúng hướng.

Có một cái chuông dùng để báo động, hàng trăm hộp đựng mặt nạ phòng độc, đường ray để vận chuyển vũ khí, bom đạn, hai khẩu súng máy, một khẩu súng trường, lưỡi lê và hài cốt của 2 lính Đức. 

270 lính Đức mắc kẹt trong hầm ở Thế chiến I: Kẻ tự sát, người nhờ đồng đội "kết liễu" - 4

Một số mảnh vỡ được nhóm của Pierre phát hiện. Ảnh: BBC

Pierre sau đó đã che lại cái hố vừa đào và liên hệ với giới chức địa phương. Sau 10 tháng với những phản hồi chậm chạp từ giới chức địa phương, anh chia sẻ phát hiện với tờ Le Monde và mới đây nhất là hãng BBC của Anh hôm 15/3. 

Theo chia sẻ của Pierre, một số thi thể bị mắc kẹt trong hầm vẫn được bảo quản như "xác ướp", "còn nguyên da, tóc và quân phục". 

Theo The Times, một cuộc tìm kiếm chính thức đã được thực hiện hồi tháng 2. Ủy ban hầm mộ chiến tranh Đức cũng đang chuẩn bị sử dụng camera từ xa để khám phá căn hầm trước khi đưa ra quyết định có khai quật hay không. 

Nguồn: http://danviet.vn/270-linh-duc-mac-ket-trong-ham-o-the-chien-i-ke-tu-sat-nguoi-nho-dong-doi-ket-...

Kinh hoàng hàng triệu con chuột to như mèo khiến binh sĩ Thế chiến I khổ sở

Ngoài kẻ thù trực tiếp và dịch bệnh, binh sĩ tại các chiến hào trong Thế chiến I còn phải đối phó hàng triệu con chuột...

Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp (Dân Việt)
sự kiện Bí ẩn lịch sử thế giới

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét