Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

TT&HĐ III - 32/%

 
 
Những cánh én đầu tiên MiG -17, không chiến cầu Hàm Rồng 4/4/1965

 
16 Phi Công ACE Việt Nam Khiến Đội Không Quân Thiện Chiến Nhất Của Mỹ Phải Ngán Ngẩm

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)



Tháng 6-1961, Kennơđy nhận định: “Mỹ phải chứng tỏ quyền lực của chúng ta là đáng tin cậy và Việt Nam là chỗ thích hợp”. Khi G. Ball báo trước là ở Việt Nam có thể phải cần đến sự hiện diện của 300 ngàn quân Mỹ, Kennơđy cười mũi và nói thẳng: “Chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra”. Một năm sau, số quân Mỹ đã là 23 ngàn người và vẫn tiếp tục tăng!
Chính thể Việt Nam Cộng Hòa là một quái thai của mẹ Pháp, bố Mỹ và mang hồn ma triều đình Huế. Chính khách Việt Nam Cộng Hòa là một đám vụ lợi tầm thường thích xa lông, thèm xôi thịt. Tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa là một lũ đầu gấu tứ xứ mò về, coi nghiệp binh là một nghề kiếm chác danh lợi từ bảo kê, trộm cướp đến buôn lậu, chống cộng chỉ vì bổng lộc cho nên luôn xâu xé nhau, luôn tranh quyền đoạt lợi của nhau và sẵn sàng lật thầy, phản chủ.
Là con đẻ của bố Mỹ, sống được là nhờ bố Mỹ nhưng Ngô Đình Diệm “càng lớn” càng tỏ ra bướng bỉnh, ngỗ ngược, không chịu vâng lời bố, khờ khạo muốn làm “chí sĩ”, đòi cái “gia đình trị” của mình được độc lập, tự do. Thế là Mỹ bật đèn xanh cho đám lau nhau “Hội đồng tướng lĩnh” ngụy lật đổ. Sẵn máu côn đồ, chúng giết luôn Diệm và Nhu (Ngô Đình Nhu, em ruột Diệm, đóng vai “cố vấn” nhưng có quyền lực át cả Diệm) bằng đâm dao và bắn súng nát bấy thân thể một cách đê hèn, không qua xét xử. Riêng “lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn (em ruột Diệm - Nhu) thì “được” xử bắn và  nghe nói không chịu nhả 6 triệu đôla gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ để đổi lấy chuyến bay Dakota thoát thân sang Singapo (khi nghe đến người ra giá này, Cẩn đã thốt lên: “Chết tao rồi!”).

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Mỹ hà hơi, tiếp sức cho Ngô Đình Diệm xây dựng miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Mỹ, ngụy tiến hành chiến lược “chiến tranh một phía”, đổ tiền, của xây dựng chính quyền và ngụy quân và tìm diệt các cơ sở cách mạng, phá hoại Hiệp định Geneva. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bắt đầu. Trong ảnh, bộ đội địa phương tiến công trận Núi Thành, ngày 28/5/1965.
Dân quân tải đạn, phục vụ chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
                                   Quân ngụy bị bắt trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972  
Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch tiến công từ nhỏ tới lớn, giải phóng từng phần tiến tới giải phóng toàn bộ miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể nói, đây là cuộc chiến tranh phức tạp, lâu dài, gay go, quyết liệt và tốn nhiều xương máu nhất. 
 O du kich nho.jpg 
Nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai xã Hương Phong, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bắt sống phi công Rôbíncơn, ngày 20/9/1965.
Năm 1966 bức ảnh O du kích nhỏ được trưng bày trong Triển lãm ảnh toàn quốc và lập tức gây được tiếng vang lớn. Khi xem bức ảnh này, Nhà thơ Tố Hữu đã nảy ra những câu thơ hay, có thể coi là mẫu mực của loại thơ "xem ảnh đề thơ" hoặc là "vịnh ảnh" và bình bức ảnh bằng bốn câu thơ:
  
Chính quyền Sài Gòn thời hậu Diệm - Nhu, bị giới quân sự khống chế, lũng đoạn. Các tướng lĩnh gài bẫy đạp đá nhau liên miên để tranh giành chức quyền với mục đích duy nhất là đục khoét, trộm cướp, kiếm chác càng nhiều danh lợi cho bản thân càng tốt.
Với một chính quyền như vậy thì lực lượng vũ trang của nó cũng chẳng ra gì. Thực tế chiến trường cho thấy cái chiến lược “chiến tranh đặc biệt”: bộ binh ngụy + cố vấn và hỏa lực Mỹ đã nhanh chóng phá sản vì không đương đầu nổi với Quân giải phóng.
Ba tuần sau cái chết của Diệm, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Kennơđy cũng bị bắn chết kiểu găngxtơ. Việc điều hành chiến tranh ở Việt Nam chuyển sang tay Giônsơn (Johnson). Giônsơn thổ lộ: “Mất cái xã hội vĩ đại là một ý nghĩ đáng sợ, nhưng còn chưa đáng sợ bằng ý nghĩ phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của cuộc chiến tranh với cộng sản, không còn gì tồi tệ hơn điều đó”.
Mắc Namara được cử đến Sài Gòn để nhận định tình hình tại chỗ, quan sát thấy sự bệ rạc của chính quyền Sài Gòn, đã báo cáo với Giônsơn: “Không lật ngược được tình hình, cừ đà này thì hai ba tháng tới, khá lắm cũng sẽ là chính phủ trung lập, điều chắc chắn hơn là một quốc gia do cộng sản kiểm soát ở Sài Gòn”. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đòi phải dùng biện pháp mạnh, đột kích bằng không quân ra miền Bắc - Việt Nam, trinh sát cả Lào và Cămpuchia, Mỹ cần phải nắm lấy quyền chủ động điều hành cuộc chiến tranh. Đây chính là bước đi khởi đầu của chiến lược “chiến tranh cục bộ” - quân Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường Việt Nam. Trong bài “Lực lượng đặc nhiệm trong hành động ở ngoài khơi Việt Nam”, W.Cagle viết: “Để gìn giữ Việt Nam, chiến lược quân sự của Mỹ có hai mục tiêu liên kết với nhau: tiến hành một chiến lược bằng bộ binh và không quân đánh bại đối phương ngay ở Nam - Việt Nam hoặc buộc họ phải rút quân, còn ở bên ngoài thì dùng không quân và hải quân tiến công Bắc - Việt Nam để buộc họ phải đình chỉ xâm lược”. Thực tế cho thấy Nhà Trắng đã quyết tâm để theo hướng này vì sau khi đã tạo ra cái cớ “Vịnh Bắc Bộ” và ra đòn trả đũa ngày 5-8-1964, thì ngày 7-2-1965, Tổng thống Giônsơn đã quyết định bắt đầu chiến dịch “Sấm rền”, ném bom bắn phá Bắc - Việt Nam kéo dài suốt 37 tháng, theo kiểu leo thang.
Theo Stanley Karnow, nhà báo Mỹ, có mặt tại Việt nam từ năm 1959, thì vào tháng 6-1964, Mỹ đã có dự thảo nghị quyết “Vịnh Bắc Bộ”. Sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” là do Mỹ cố tạo dựng nên, lừa dối dư luận Mỹ (rằng là ngày 2-8-1964 xảy ra đụng độ giữa 3 tàu phóng lôi Bắc  - Việt Nam và tàu chiến Maddox của Mỹ; 8 giờ tối 4-8, thuyền trưởng Kerrick có cảm giác (!) là tàu mình lại bị tiến công nhưng không quan sát thấy gì…), để có cớ phát động cuộc bắn phá miền Bắc - Việt Nam bằng không quân. Trong khi Herrick còn chưa biết “mô, tê” ra sao thì cũng là đủ cho phát ngôn viên Lầu Năm Góc khẳng định về “một cuộc tiến công có dự liệu đã xảy ra” và ở Mỹ, trước nửa đêm 4-8-1964, Giônsơn đã trịnh trọng thông báo trước ống kính truyền hình là “đòn trả miếng đang xảy ra trong lúc tôi đang nói với người Mỹ”. Ở Bắc - Việt Nam trong ngày 5-8-1964 đã có 64 lần chiếc máy bay Mỹ xuất kích đánh vào 4 căn cứ hải quân và 1 kho dầu.

Với khẩu lệnh “Địch phá ta cứ đi”, các con đường ngày càng dài thêm, quân đi như nước chảy, các kho quân lương dọc đường đầy ắp, đủ tiếp tế cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Cầu Đoan Vĩ trên đường số 1 bị đánh sập. Tại chính nới này đã mọc lên không chỉ một cầu mà là 3 cây cầu thay thế: hai cầu phao và một chiếc cầu dây cáp treo.
Vào một đêm tháng 6/1966 tại cầu Gián Khuốt đoạn qua sông Đáy trên quốc lộ 1A, chị Nguyễn Thị Phúc - đội viên Đại đội TNXP 193 Nam Hà đang chỉ đường cho đoàn xe qua cầu phao trong đêm, bất ngờ một loạt bom nổ giữa đầu cầu và cô bị cưa cụt một cẳng chân. Không kịp cấp cứu, máu ra nhiều, cô gái đã hy sinh. Ngay đêm sau, nhiều đội viên nữ trong đơn vị đã tranh nhau làm nhiệm vụ thay chị Phúc. Tấm ảnh mang tên “Đường ra tiền phương” vẫn sống mãi trên các trang báo, tạp chí mãi tới nay.
Sáng ngày 29/3/1975, xe tăng và lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Quân đoàn II từ bốn hướng đánh thẳng vào Đà Nẵng, pháo kích sân bay, quân cảng và các vị trí quan trọng khác, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, làm tan rã 100.000 quân địch, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến lược, trực tiếp đánh bại âm mưu co cụm của địch.
Sáng 29/3 từ hướng Bắc, xe tăng và bộ binh của Quân đoàn II tiến thẳng vào giải phóng Thành phố Đà Nẵng.
Ngày 16/4, Sư đoàn 325 của Quân đoàn II có xe tăng và pháo binh yểm trợ cùng với Sư đoàn 3 và Trung đoàn 25 từ 3 hướng tiến công vào Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Quân địch hoảng loạn bỏ chạy, ta bắt sống Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và nhiều sĩ quan khác cùng với 40 chiếc máy bay còn nguyên vẹn.
17h ngày 26/4/1975 gần 10 tiểu đoàn pháo của Quân đoàn II đã cấp tập trút bão lửa vào căn cứ Nước Trong (Đồng Nai), mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh từ hướng Đông Bắc Sài Gòn.18h Lữ đoàn tăng 203 và bộ binh của Sư đoàn 325 Quân đoàn II ồ ạt tấn công Trường Sĩ quan Thiết giáp và 2 giờ sau đã chiếm được căn cứ.


Sớm ngày 30/4, các binh chủng xe tăng, bộ binh, xe pháo của Quân đoàn II từ đường 15 rẽ ngã tư Biên Hoà tiến vào đánh chiếm Sài Gòn trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà.
Trên đường hành quân, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn II tiêu diệt các ổ đề kháng của quân Nguỵ án ngữ trên cầu Rạch Chiếc trên sông Đồng Nai và cầu xa lộ trên sông Sài Gòn.
Xe tăng của Lữ đoàn 203 tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn. 
9h sáng 30/4, các đơn vị bộ binh của Sư đoàn 304 đã tới Thủ Đức trên đường hành quân tiến vào Sài Gòn bằng cả những ô tô chiếm được của địch đang chỉnh lại đội ngũ hành quân chiến đấu.
Sáng 30/4, trực thăng của chính quyền Sài Gòn chở sĩ quan Ngụy chạy trốn bị bắn rơi trên đường Lý Thái Tổ, gần sứ quán Ấn Độ tại Sài Gòn.
Sáng 30/4 Quân đoàn III tấn công cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất và gần 10h chiếm được sân bay. Cùng lúc pháo hạng nặng của Quân đoàn II đặt tại bờ sông Sài Gòn (Quận 9) bắn 304 phát đạn đại bác trúng đường băng, kho xăng, bom đạn, dìm sân bay trong khói lửa rực trời.
Những người chiến thắng trước thềm Dinh Độc lập vào giây phút lịch sử, giải phóng Sài Gòn. Từ trái sang phải: Trung uý Nguyễn Đăng Toàn, chỉ huy xe tăng 390; Trung uý Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe tăng 390; Chiến sĩ pháo thủ xe tăng 390.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1964, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải đối phó với chiến tranh trên không rất ác liệt của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ. Đầu tiên là chiến dịch Mũi Tên Xuyên (Pierce Arrow) ngày 5 tháng 8 năm 1964, hành động trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ do máy bay của Hải quân Mỹ thực hiện, đánh phá các căn cứ hải quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Hòn Gai).
Tại Bãi Cháy, bộ đội cao xạ phòng không đã chủ động đánh trước khi máy bay Mỹ oanh kích. Hai máy bay Mỹ loại A-4 Skyhawk bị bắn rơi. Phi công Mỹ Everett Alvarez nhảy dù xuống biển đã bị dân chài bắt sống, trở thành người tù binh Mỹ đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam. Tiếp đến là chiến dịch Sấm Rền đầu năm 1965 đánh phá các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào, sau đó chiến tranh không quân lan rộng ra toàn miền Bắc Việt Nam. Để đề phòng các phản ứng của quốc tế, Không quân Mỹ chỉ chừa lại nội thành hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Chiến tranh không quân nhắm vào hệ thống đường xá giao thông và các mục tiêu công nghiệp, quân sự. Thậm chí các trạm biến thế điện nhỏ, các nhánh đường sắt phụ cũng bị đánh. Bị đánh phá nặng nhất là tại khu vực hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, là cuống họng tiếp tế vào Nam, và tại khu vực Vĩnh Linh giáp sông Bến Hải - nơi dân chúng phải sống trong địa đạo.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận với Trung Quốc đưa một bộ phận quân đội Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam đóng ở một số vị trí quan trọng như tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên và dọc đường Quốc lộ 1, nhưng không được vượt quá phía nam Hà Nội. Sau đó một số lượng đáng kể nhân viên quân sự Trung Quốc được gửi sang miền Bắc, bắt đầu từ tháng 6 năm 1965. Tổng số quân Trung Quốc đã có mặt tại miền Bắc từ tháng 6-1965 đến tháng 3-1973 là gần 320.000 người. Tại thời điểm đông nhất có khoảng 130.000 người, bao gồm các đơn vị tên lửa đất đối không, pháo phòng không, các đơn vị công binh làm đường, dò mìn, và vận tải. Lực lượng này không được phép tham chiến mà chỉ để giúp Việt Nam sửa chữa cầu, đường bị bom Mỹ phá. Ông Lưu Đoàn Huynh, cố vấn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giải thích quân Trung Quốc sang Việt Nam do lo ngại việc Mỹ có thể đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Ông Barry Zorthian, phát ngôn viên sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, cho biết Mỹ không mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam vì sợ Trung Quốc sẽ tham chiến. Sách "Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc" thì khẳng định mục tiêu của Trung Quốc "thâm hiểm" hơn: đó là tạo tiếng tốt "viện trợ Việt Nam", tập họp lực lượng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh, đẩy mạnh chiến dịch chống Liên Xô; cũng là để gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng viện trợ khối xã hội chủ nghĩa quá cảnh Trung Quốc nhằm hạn chế khả năng đánh lớn của nhân dân Việt Nam, qua đó khiến Việt Nam buộc phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Trung Quốc ngoài mặt muốn giúp Việt Nam tu sửa thiệt hại do không quân Mỹ, nhưng năm 1968 họ lại khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu (năm 1965) còn có sự tham chiến của các binh lính, sĩ quan tên lửa Liên Xô trực tiếp tác chiến đồng thời huấn luyện binh sĩ Việt Nam nắm bắt việc sử dụng tên lửa phòng không và đội đặc nhiệm GRU thuộc Tổng cục Tình báo quân sự, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô huấn luyện lực lượng đặc nhiệm Việt Nam và tham gia thực hiện các vụ đột kích vào căn cứ quân sự của đối phương.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng đem lại thành công cho những cuộc chiến thần thánh. Đã có biết bao phụ nữ tham gia kháng chiến với câu khẩu hiệu đã trở nên rất quen thuộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”, hay “còn cái lai quần cũng đánh”.
Phụ nữ đã tham gia chiến đấu trong tất cả những cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam. Rất nhiều những cuốn sách đã từng được các tác giả người nước ngoài viết, trong đó phân tích về những chiến tranh tại Việt Nam, lý do tại sao một dân tộc bé nhỏ lại có thể chiến thắng một cường quốc lớn trên thế giới. Trong đó, cuốn sách Vietnamese Women At War của tác giả Sandra Taylor đã khai thác cuộc chiến từ một khía cạnh rất khác. Bà sang Việt Nam, thực hiện những cuộc phỏng vấn với các nữ du kích, nữ thanh niên xung phong, nữ tình báo… để có thể lý giải được nguồn động lực to lớn nào đã đem lại cho họ sức mạnh kỳ diệu tới vậy, những trải nghiệm của về cuộc chiến ra sao. Có thể nói chưa một đất nước dân tộc nào có lối đánh du kích tài tình như Việt Nam và mỗi người dân đều có thể trở thành chiến sĩ.
Việt Nam đã phải trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm nên trong nhiều gia đình, đàn ông luôn vắng bóng vì họ phải ra chiến trường chiến đấu còn phụ nữ ở nhà cũng tham gia vào những đội du kích, tự vệ địa phương, có những người tham gia vào lực lượng thanh niên xung phong ngoài mặt trận thậm chí tham gia vào lực lượng tình báo, biệt kích. Bằng mọi cách phụ nữ đã đóng góp sức mình cho cuộc chiến thần thánh của dân tộc.
  William J. Duiker, tác giả của cuốn sách Sacred War: Nationalism and Revolution in a Divided Vietnam (Tạm dịch: Cuộc chiến thần thánh - Chủ nghĩa dân tộc và cuộc cách mạng ở hai miền Việt Nam) từng nói ông vô cùng ấn tượng với những người phụ nữ Việt Nam, họ là những người đã góp phần xây dựng nên trận địa pháo Điện Biên Phủ, đào nên địa đạo Củ Chi, họ là những anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc.
Robert Olen Butler, tác giả cuốn sách tổng hợp các truyện ngắn viết về người Việt Nam di cư từng giành giải Pulitzer - A Good Scent from a Strange Mountain (Tạm dịch: Mùi hương trên núi lạ) chia sẻ: “Tất cả lính Mỹ đều có nhận định rằng phụ nữ ở Việt Nam trong chiến đấu dũng cảm và ngoan cường không kém gì nam giới. Trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng thần thánh của Việt Nam trước một lực lượng quân đội hùng mạnh như Mỹ, có một mảnh ghép vô cùng quan trọng, đó là nhờ có sự tham gia của phụ nữ. Họ là một trong những nhân tố quan trọng không thể bỏ qua”.
Le Ly Hayslip, một nữ nhà văn gốc Việt nhận định: “Phụ nữ Việt Nam không phải là những nạn nhân chiến tranh mà vượt lên trên hoàn cảnh, họ đã tham gia trực tiếp và chủ động vào cuộc chiến, trở thành những người chiến thắng và viết tiếp những trang sử về truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.”
Cuộc sống của người dân miền Bắc ngày càng khó khăn và căng thẳng, ngay cả bộ đội cũng bị thiếu ăn. Ở thành thị, dân chúng tản cư về nông thôn để tránh bom, nhu yếu phẩm cho thị dân được bán theo chế độ tem phiếu rất nghiêm ngặt. Nông thôn vắng bóng nam thanh niên. Nữ thanh niên vừa lao động sản xuất vừa được điều động tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ bảo vệ trật tự và tham gia huấn luyện quân sự, bắn máy bay. Chính phủ huy động hàng vạn nữ thanh niên đi Thanh niên xung phong vào tuyến lửa tại các tỉnh bị đánh phá nặng nề nhất như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, và vào tuyến đường Trường Sơn, sang Lào để làm nhiệm vụ hậu cần, làm đường và đảm bảo giao thông. Tỷ lệ thương vong khá lớn vì bom đạn và bệnh tật.
Nhà nước tìm mọi cách nâng cao tinh thần của dân chúng cho kháng chiến. Tất cả mọi người đều tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng Lao động Việt Nam. Các tổ chức quần chúng trên có vai trò nhất định trong việc giữ vững tinh thần và niềm tin trong dân chúng và thi hành các đường lối chính sách của Đảng trong dân. Những tin tức ác liệt của chiến trường, số thương vong nặng nề ở miền Nam và chết bom ở miền Bắc không được công bố hoặc với số lượng giảm đi rất nhiều, chủ yếu trên thông tin báo đài là các tin chiến thắng lẫy lừng. Nhiều bài hát được các nhạc sĩ sáng tác ca ngợi mục tiêu giải phóng miền Nam, ca ngợi người lính, cổ vũ thanh niên nhập ngũ. Các nhà báo Pháp nhận xét: "Mọi lối sống cá nhân đều biến mất để cùng xây dựng một cố gắng tập thể tuyệt vời, điều hành bởi một bộ máy thống nhất và quy củ". Nói chung, tinh thần của người dân miền Bắc rất cao, họ vẫn có thể chấp nhận hy sinh cao hơn nữa để giành được thắng lợi cuối cùng.

Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 1
Hãy cùng ngắm những bức ảnh tuyệt đẹp và vô cùng ý nghĩa về chân dung người lính bộ đội cụ Hồ. Ảnh: Tình đồng chí trên đường hành quân.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 3
Thanh niên xung phong với niềm tin thắng lợi.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 4
Nụ cười của các thành viên trong
đội du kích xã Trung Giang- đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. Họ đã biến vỏ thép của xe thiết giáp M113 của Mỹ thành ụ đề kháng ngay trên bãi cát ven biển quê hương.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 5
Niềm vui chiến thắng.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 6
Bức ảnh "chiến sĩ giao liên" với nụ cười tươi của o du kích đang băng rừng vượt sông làm nhiệm vụ.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 7
Niềm vui của những người lính trẻ trong bức ảnh "Qua sông Cam Lộ" (được chụp tại Quảng Trị, năm 1972).
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 8
Trận địa pháo cao xạ dân quân Vĩnh Thủy lập công bắn rơi 6 máy bay Mỹ ngày 11/11/1966.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 9
Nụ cười trong thời chiến.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 10
Bức ảnh "Nắng dưới lòng đất" (Thành cổ Quảng Trị, 1972).
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 11
Thư nhà.
Hinh anh vo cung xuc dong ve nguoi linh bo doi cu Ho - Anh 12
Nụ cười của nữ dân quân ngoại thành Hà Nội hạ máy bay Mỹ, 1972. (Ảnh trong bài: Đoàn Công Tính, T.L).

Sau gần hai năm đối phó với chiến tranh đặc biệt, Quân Giải phóng miền Nam đã đúc kết kinh nghiệm đối phó với chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Điều này đã tạo ra thắng lợi cho họ trong trận Ấp Bắc (ngày 2 tháng 1 năm 1963 tại tỉnh Tiền Giang). Ngoài ra những người cộng sản cũng tiếp tục đánh phá cơ cấu hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Tính đến năm 1963 lực lượng du kích đã ám sát 6.700 người và thực hiện 18.200 vụ bắt cóc. Quân đội Việt Nam Cộng hòa trở nên yếu thế buộc phải lui về thế thủ gần các thành phố lớn. Trong các năm 1963 và 1964 Quân Giải phóng miền Nam thắng thế tiến công trên toàn chiến trường và đến tháng 12 năm 1964 họ tiến hành chiến dịch Bình Giã tại tỉnh Bà Rịa làm thiệt hại các chiến đoàn thiết giáp cơ động và các đơn vị dự bị chiến lược của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Rất nhiều chiến thắng tại các địa bàn khác: Ba Gia, An Lão, Võ Su...
Một số nghị sĩ Mỹ khuyên Giônsơn: “Sớm tìm đường ra khỏi Việt Nam, nơi đáng lẽ chúng ta không nên có mặt”. Nhưng giữa trưa ngày 28-7-1965, Giônsơn phát biểu trên đài truyền hình: “Chúng ta sẽ thỏa mãn yêu cầu của Óetmolen (Westmoreland). Chúng ta không thể bị đánh bại bằng vũ khí. Chúng ta sẽ trụ lại ở Việt Nam”. Cùng ngày hôm đó, Giônsơn đã thông báo quyết định tăng thêm 44 tiểu đoàn chiến đấu ở Việt Nam.

Giai đoạn 1965-1968 là giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam, được gọi với cái tên Chiến tranh cục bộ. Ngay tên gọi "chiến tranh cục bộ" đã cho thấy tính phức tạp rất dễ bùng nổ của tình hình mà Tổng thống Lyndon B. Johnson phải giải quyết. Một mặt quân đội Hoa Kỳ phải can thiệp vũ trang nhằm quét sạch lực lượng Quân Giải phóng; mặt khác, họ phải kiềm chế chiến tranh trong phạm vi Việt Nam, không để nó lan ra ngoài vòng kiểm soát, đụng chạm đến khối Xã hội Chủ nghĩa để có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh như Chiến tranh Triều Tiên. Chính phủ Hoa Kỳ đã thành công trong việc kiềm chế, nhưng họ đã thất bại trong mục tiêu đánh bại lực lượng Quân Giải phóng. Các đồng minh lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Liên Xô, Trung Quốc cũng quyết tâm viện trợ giúp nước này chiến đấu chống Hoa Kỳ. Họ thấy đây là cơ hội rất tốt để làm Hoa Kỳ sa lầy tại Việt Nam để các cường quốc này vươn lên giành vị thế đứng đầu thế giới.

nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Trong những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, lính hải quân Mỹ trên tàu SS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để lấy chỗ trống cho các chuyến bay di tản từ Sài Gòn ngày 29/4/1975.

Cùng nhìn lại chiến tranh Việt Nam qua ảnh của AP:

nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Đầu năm 1937, lính người Việt trong quân đội thực dân Pháp được huấn luyện tại một cánh đồng lúa.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Những người lính này nằm trong trong số các tù binh được trao trả sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết chính thức nhằm chấm dứt sự chiếm đóng của Pháp. Tháng 8/1954, họ được trao trả tại Việt Trì và được đưa về Hà Nội bằng thuyền trên quãng đường dài 65 km dọc theo Sông Hồng sau khi được Việt Minh trả tự do.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Tháng 8/1962, lính Việt Nam Cộng hòa kiệt sức, ngủ mê mệt trên một chiếc xe của Hải quân Mỹ đưa họ trở lại thủ phủ của tỉnh Cà Mau. Trước đó, trong một chiến dịch kéo dài bốn ngày, đơn vị bộ binh này đã chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở vùng đầm lầy ở điểm cực Nam của Việt Nam.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Ngày 11/6/1963, tại một đường phố Sài Gòn, nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh này đã tạo ra làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới và góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhìn bức ảnh này trong phòng Bầu Dục, Tổng thống Mỹ John Kennedy nói với đại sứ của ông “Chúng ta sẽ phải làm gì đó với chính quyền này”.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Ngày 19/3/1964, một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Tấm ảnh này của Horst Faas nhận được giải Pulitzer cho ảnh năm 1965.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Thượng sỹ không quân Lyle Goodin vác thi thể của một phụ nữ lớn tuổi, người bán hàng rong ở góc phố gần đó, khi một trái bom nổ trong chiếc xe ô tô đỗ trên đường Hàm Nghi gần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn ngày 30/3/1965.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Một người lính Mỹ đội mũ có khẩu hiệu viết bằng tay trên mũ (Chiến tranh là địa ngục) (tháng 6/1965) . Người lính này phục vụ trong Lữ đoàn Kỵ binh 173 bảo vệ sân bay Phước Vĩnh.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Lính Việt Nam Cộng hòa tự chăm sóc vết thương sau khi chiến đấu căng thẳng với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Cheo Reo đầu tháng 7/1965.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Cố vấn Mỹ dùng bạt treo trên đòn gánh để đưa một người lính bị thương tới một máy bay trực thăng Mỹ để sơ tán về Sài Gòn tháng 9/1965.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Ngày 3/9/1965, một người lính Việt Nam Cộng hòa quỳ xuống gần dãy bao bố đựng xác đồng đội ở bờ ruộng tại đảo Tân Định ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau hai ngày tuần tra mà không tìm được địch, đơn vị này bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bao vây tấn công. Sau đó máy bay trực thăng Mỹ nhầm lính Việt Nam Cộng hòa là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nên đã xả súng vào đơn vị này. Những lính bị chết sau đó được máy bay trực thăng thu nhặt.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Một lính Việt Nam Cộng hòa phải đeo khẩu trang, tránh mùi hôi thối từ tử thi lính Mỹ và miền Nam Việt Nam chết trong giao tranh với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở đồn điền cao su Michelin ngày 27/11/1965. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh bại Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 quân đội Việt Nam Cộng hòa, tiêu diệt phần lớn Trung đoàn và vài cố vấn Mỹ. Đồn điền này nằm giữa Sài Gòn và biên giới Campuchia là nơi thường xảy ra chiến sự trong suốt cuộc chiến tranh.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Lính cứu thương Thomas Cole chỉ còn một mắt không bị băng tiếp tục chữa trị cho Thượng sỹ Harrison Pell trong một trận giao tranh ngày 30/1/1966. Bức ảnh này được đăng trang bìa tạp chí Life ngày 11/2/1966 và những bức ảnh của Henry Huet về trận đánh ở An Thi giành được giải Vàng Robert Capa từ Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Xác của một lính dù Mỹ bị chết trong một trận đánh trong rừng gần biên giới Campuchia được kéo lên trực thăng trong chiến khu C ngày 14/5/1966 - khu vực bao gồm thành phố Tây Ninh và khu vực lân cận bắc Sài Gòn - là "đầu não" của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Nam Việt Nam.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Trung sỹ dù James R. Cone cầm một con chó con khi dò dẫm trong một hang tại một bờ sông tại tỉnh Lâm Đồng ngày 24/7/1966. Phía bên trái là binh nhất George R. Rosen. Lính của Lữ đoàn Không vận 173 khi đó đang tìm kiếm du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong các hang.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ đang cố cứu sống một đồng đội bị thương nặng gần khu phi quân sự (DMZ) giữa tháng 9/1966. Một số Thủy quân lục chiến bị chết khi Đại đội Tiên phong Bravo, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 26 bị tấn công trên một quốc lộ cách khu phi quân sự khoảng 1,6 km về phía Nam. Người lính Thủy quân Lục chiến bị thương này sau đó đã chết.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Một lính Mỹ giúp một cụ già ốm yếu khi bà và những người hàng xóm phải di dời khỏi làng của họ tới ấp chiến lược ngày 5/1/1968. Phía xa xa, rặng núi bị  khói che mờ.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Khi những người lính khác đang trợ giúp đồng đội bị thương, một người lính dù của Đại đội A, Sư đoàn Không vận 101 chỉ dẫn một máy bay trực thăng cứu thương qua khu rừng để đón những lính bị thương trong cuộc tuần tra kéo dài 5 ngày gần Huế vào tháng 4/1968.
nhìn lại năm tháng chiến tranh việt nam qua ảnh của ap
Tổng thống Lyndon Johnson tại phòng họp Nội các trong Nhà Trắng đang chuẩn bị bài diễn văn làm cho cả nước bất ngờ. Sau đó, ông tuyên bố: “Tôi sẽ không ra tranh cử và tôi sẽ không nhận đề cử làm ứng cử viên Tổng thống” ngày 30/3/1968. Trong diễn văn được đọc tối sau đó, Johnson cũng tuyên bố rằng Mỹ giảm ném bom miền Bắc Việt Nam với hy vọng thúc đẩy đàm phán hòa bình.


 Theo tuyên bố của chính phủ Mỹ, Việt Nam Cộng hòa bị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công quân sự là trái với Hiệp định Genève, và chính phủ Mỹ tuyên bố lý do việc quân đội Mỹ tham chiến tại miền Nam Việt Nam là để bảo vệ Việt Nam Cộng hòa theo những điều khoản của Hiệp ước SEATO do Việt Nam Cộng hòa được đặt dưới sự bảo hộ quân sự của SEATO. Tổng thống Mỹ có quyền đưa quân trợ giúp Việt Nam Cộng hòa theo quy định của Hiến pháp Mỹ và theo Hiệp ước SEATO đã được Thượng viện Mỹ chấp thuận. Hơn nữa Quốc hội Mỹ đã ban hành nghị quyết ngày 10/8/1964 cho phép quân đội Mỹ được hoạt động tại Việt Nam và ủng hộ những hành động của Tổng thống Mỹ đối với Việt Nam. Chính vì thế Tổng thống Mỹ có quyền điều quân đến Việt Nam mà không cần tuyên bố chiến tranh của Quốc hội Mỹ. (sau này, để tránh việc tổng thống Mỹ lạm dụng đưa quân ra nước ngoài theo ý bản thân, luật này được sửa lại và việc đưa quân nhất thiết phải được Quốc hội Mỹ thông qua). 

(Còn tiếp)

-----------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét