TT&HĐ III - 32/--


                                           

                                    Chiến Tranh Phá Hoại Của Đế Quốc Mỹ Từ 1964-1973

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)
 

Theo đánh giá của phía Mỹ, có luồng ý kiến chủ yếu là giới cầm quyền như Oétmolen, Bâncơ (Bunker), Kitxingo (Kissinger)… cho rằng “cuộc tiến công Tết là một sự thất bại to lớn về quân sự của Cộng sản, về mặt tâm lý thì là một sự đảo ngược có tính quyết định”. Họ dẫn giải: “… họ (tức Việt Cộng) đã bị tiêu hao lực lượng tinh túy nhất của họ. Sự suy thoái một cách nhanh chóng về số quân đưa vào Nam trong mùa xuân và mùa hạ cùng với các yêu cầu cấp bách về nhân lực để chống lụt ở miền Bắc là sự chứng minh cụ thể về những khó khăn mà chính quyền Hà Nội đã vướng phải sau khi mất quân năm 1968…”. Tuy nhiên số đông ý kiến nghiêng về phía nhìn nhận sự thất bại của Mỹ. Mắcxoen Taylo cho biết: “Những tin tức chính thức từ Việt Nam phát đi sau cuộc tiến công (tức là tin nói rằng Cộng sản bị thất bại về quân sự) không làm ai tin cả mà còn bị lên án như định che dấu, biện bạch cho kẻ phản bội hoặc không được để ý đến”. Leslie Gelb và Richard H. Betts cũng nói: cuộc tiến công Tết là “bước rẽ trên đường đi”, là “một đòn chí mạng đánh vào chính sách kiên trì của Hoa Kỳ, bắt buộc Giônsơn phải xem lại chính sách đó”, là “ một chiến thắng có tính chất quyết định của Cộng Sản”, “Về chính trị, đây là một đòn sấm sét, một thắng lợi vô cùng to lớn, họ đã làm sụp đổ sự tín nhiệm đối với Giônsơn”. Mc Carthy nói một cách hài hước: “nếu chiếm một phần lớn sứ quán Mỹ, một phần thành phố Huế, Đà Lạt và các tỉnh lớn khác ở Vùng 4 có nghĩa là thất bại hoàn toàn thì theo kiểu lôgic đó, tôi cho rằng nếu Việt Cộng chiếm toàn miền Nam, chính quyền sẽ tuyên bố họ (Việt Cộng) sụp đổ hoàn toàn.”.


Trang bìa cuốn "Huấn thị điều hành căn bản Kế hoạch Phụng Hoàng" Tập số 3, bản kín (mật) số hiệu 2211

Tờ bướm tuyên truyền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa về chiến dịch
 

Biệt kích SEAL tác động chiến tranh Việt Nam thế nào?

Đội SEAL 1 trên thuyền tấn công xuôi dòng sông Hậu (ảnh chụp tháng 11/1967). Ảnh: J. D. Randall.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, quân Giải phóng cũng mắc phải những sai lầm trong kế hoạch tác chiến. Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, họ đã có những đánh giá không đúng với thực tế tình hình và duy ý chí. Kế hoạch trên dựa trên nhận định thấp về khả năng của đối phương và đánh giá quá cao khả năng của họ, nên Quân Giải phóng đã phải chịu thương vong lớn. Một số tướng lĩnh của Hoa Kỳ dự đoán trước đó rằng cuộc tấn công của Quân Giải phóng sẽ không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, theo quan sát của giới báo chí trên chiến trường, diễn biến của các đợt tấn công đã chứng minh điều ngược lại. Trong việc lập kế hoạch tiến công Mậu Thân 1968, các cấp chỉ huy chiến đấu của Quân Giải phóng miền Nam đã không tách bạch đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng rãi trong quân để cổ vũ khí thế chiến đấu. Mục tiêu thực chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, đàm phán. Còn mục tiêu được phổ biến tuyên truyền trong cán bộ binh sĩ để nâng cao sĩ khí là trận cuối cùng "đánh dứt điểm" đối phương. Các cán bộ chiến trường khi lập kế hoạch tác chiến cũng tin tưởng vào quyết tâm đánh dứt điểm của cấp trên nên họ lập kế hoạch và tiến hành đánh theo kiểu trận đánh cuối cùng. Điều sai lầm nữa cho Quân Giải phóng là họ đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình. Khi thấy chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công đầu tiên họ đã phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đã bại lộ và đối phương đã đề phòng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại của họ càng lớn.
Nếu đánh giá thật khách quan thì, theo ý kiến chúng ta, trong chiến dịch Mậu Thân, chỉ nên thực hiện đợt I và đợt II. Vì chỉ với hai đợt tấn công đó cùng với chiến thắng Khe Xanh, Quân Giải phóng cũng đạt được những mục tiêu chính trị đề ra theo như ý Lê Duẩn. Xét riêng trên lĩnh vực quân sự thuần túy, tổng tiến công tết Mậu Thân không phải là một chiến thắng đúng nghĩa và thiếu tính nhân đạo vì nó đã được tiến hành một cách duy ý chí, không đến nơi đến chốn và nặng ảo tưởng về một cuộc nổi dậy cướp chính quyền của quần chúng cách mạng! Không khí sục sôi cách mạng của quần chúng trong những ngày của tháng 8 - 1945 đã qua lâu rồi!
Nhưng trên bước đường đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, sự vấp váp, phán đoán sai lầm gây nên tổn thất là chuyện thông cảm được!...

Trung đội SEAL tên là “X-quang” chụp ảnh trên bến tàu gần tỉnh Bến Tre. Ảnh: National Archives’.
Một lính biệt kích hải quân Mỹ ôm súng máy hạng nhẹ Stoner 63A Commando đang quan sát động tĩnh (ảnh chụp tháng 10/1968 ở Đồng bằng sông Cửu Long). Ảnh: National Archives.

Sau Tổng tiến công Mậu Thân, Quân Giải phóng bị đánh bật khỏi các đô thị: Các đơn vị quân sự chịu thương vong lớn, nhiều lực lượng chính trị nằm vùng ở đô thị bị bộc lộ và bị triệt phá, thương vong cao hơn hẳn những năm trước. Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo Quân Giải phóng là cho giải tán các đơn vị cỡ sư đoàn, quay trở về lối đánh cấp trung đoàn trở xuống. Họ tránh giao chiến lớn tại miền Nam và rút lui về các chiến khu tại vùng nông thôn, miền núi hoặc đi ẩn náu tại bên kia biên giới Lào và Campuchia, phải tới năm 1970 lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Tình thế chiến trường yên tĩnh hơn giúp Quân lực Việt Nam Cộng hòa có thời gian bổ sung lại những thiệt hại lớn trong năm 1968, đồng thời tiến hành các chiến dịch bình định nông thôn, đặc biệt là chiến dịch Phượng hoàng nhằm triệt phá phong trào chính trị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ở nông thôn và thành thị. Đó là cơ sở để giới quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã thất bại.
Mặt khác, Quân Giải phóng cũng có cơ sở để cho rằng Mậu Thân 1968 là một thắng lợi chiến lược trong chiến tranh của họ, bởi họ đã đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ và buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán, công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có vị thế ngang với Việt Nam Cộng hòa (tình trạng miền Nam tồn tại song song hai chính quyền), bắt buộc Mỹ phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Lực lượng quân Giải phóng suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Mỹ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được.
Cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã gây căng thẳng quá mức trong xã hội Mỹ, kinh tế giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội... mà vẫn không dứt điểm được đối phương. Chiến tranh kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc. Điều này đưa đến kết luận là Mỹ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Các chính trị gia trong Quốc hội Mỹ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi hủy bỏ ủy quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng. 

Kéo dài từ năm 1968 cho tới tận khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, chiến dịch Phụng Hoàng (phượng hoàng) ban đầu được thực hiện bởi cơ quan tình báo CIA của Mỹ và cơ quan tình báo CIO của ngụy quyền Sài Gòn. Nguồn ảnh: Fatt.

Đây là một chiến dịch tình báo, ám sát, bắt cóc, tra tấn và thủ tiêu nhằm vào các cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Mặc dù vậy, Mỹ và tay sai lại tra tấn và giết hại dã man rất nhiều đồng bào ta cho dù họ chỉ là dân thường. Nguồn ảnh: Alexia.

Ban đầu, chiến dịch này do lực lượng tình báo Mỹ và tình báo Sài Gòn thực hiện. Tuy nhiên, vì sự leo thang của cuộc Chiến tranh Việt Nam mà quy mô của chiến dịch Phụng Hoàng đã phải mở rộng ra và được thực hiện bằng mọi lực lượng quân sự mà Mỹ có trong tay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Điều này đồng nghĩa với việc, từ một chiến dịch tình báo, chiến dịch Phụng Hoàng đã biến tướng trở thành một chiến dịch quân sự. Với sự tham gia của quân đội Mỹ, và quân đội Sài Gòn, hai lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc càn quét, bắt bớ rất vô lý nhắm vào người dân thường vô tội. Nguồn ảnh: Evolution.

Do Quân đội Mỹ có rất ít cơ sở tình báo trong dân và lực lượng Quân đội Sài Gòn cũng vậy nên thông tin tình báo của họ phần lớn là thiếu chính xác và thậm chí là mâu thuẫn nhau. Cách hành xử của các lực lượng này cũng hoàn toàn khác, thay vì chỉ bắt bớ, tra khảo và ám sát thủ tiêu, họ sẵn sàng đốt phá cả một ngôi làng, bắt giữ và tra khảo từ trẻ em tới người già chỉ vì "nghi" có cán bộ ta nằm vùng. Nguồn ảnh: Daily.

Chỉ tính riêng trong năm 1970, năm cao điểm nhất của chiến dịch Phụng Hoàng đã có tới 8119 đồng bào ta bị Mỹ và đồng minh giết hại trong các vụ bắt bớ, ám sát liên quan tới chiến dịch này. Nguồn ảnh: Getty.

Được coi là một phần trong chiến lược "Việt Nam hóa Chiến tranh", chiến dịch Phụng Hoàng đã đưa dân tộc Việt Nam vào cảnh "nồi da xáo thịt" khi sử dụng chính Quân đội Sài Gòn để bắt bớ, giết hại người dân và phá hoại làng mạc. Nguồn ảnh: Xth.

Cũng trong thời gian diễn ra chiến dịch Phụng Hoàng, CIA, Quân đội Mỹ và cả Quân đội Sài Gòn cũng như lực lượng tình báo của chúng luôn bị dư luận cả nước cũng như quốc tế chỉ trích về việc sử dụng những hình thức tra tấn dã man, mang tính chất ép cung khi tra khảo những người mà chúng tình nghi. Nguồn ảnh: Fast.

Theo lời K. Barton Osborn, một sĩ quan tình báo của Quân đội Mỹ tham gia vào chiến dịch, các hình thức tra tấn thường được sử dụng khi ép cung bao gồm đóng đinh vào tai, trích điện vào chỗ kín,... và nhiều hình thức dã man khác. Trong suốt 18 tháng viên sĩ quan này tham gia chiến dịch, anh ta không thấy bất cứ ai sống sót sau quá trình bị hỏi cung. Nguồn ảnh: Southern.

Thậm chí, từng có thông tin phía CIA trao thưởng tới 11.000 USD cho mỗi cán bộ nằm vùng bị bắt sống, một nửa số đó cho mỗi cán bộ nằm vùng của ta bị giết hại. Chính vì việc treo giải "săn đầu người" này mà rất nhiều người dân thường vô tội đã phải chết một cách oan uổng chỉ để lực lượng thi hành chiến dịch "vơ tiền đầy túi". Nguồn ảnh: Theglobe.

 
Một phụ nữ 21 tuổi đang hấp hối sau khi bị lính Thủy quân Lục chiến Nam Triều (Hàn Quốc) cắt vú tại làng Phong Nhi, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam ngày 12 tháng 2 năm 1968
Ngày 8-2-1968, R. Kenedy (em trai cố tổng thốngKennedy) đã đọc một bài diễn văn. Có đoạn: “Đối phương của chúng ta đang tự do đánh phá trên khắp miền Nam Việt Nam và cuối cùng họ đã phá vỡ chiếc mặt nạ ảo tưởng mà chúng ta đã dùng để che dấu tình hình thực sự của chúng ta, thâm chí đối với chính chúng ta”.
Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và sự tin tưởng với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước. Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác, các hành động bạo liệt mất nhân tính được trình chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng. Họ đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu.
Nói về thất bại của Mỹ, rõ ràng hơn là trích dẫn lời nói của chính Giônsơn trong hồi ký của ông ta: “Kết thúc năm 1968, sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến tranh gay cấn nhất ở Việt Nam, tôi thực sự không tin mình có thể sống sót nếu ở lại Nhà Trắng một nhiệm kỳ nữa, vì tình hình đen tối của chúng ta (tức Mỹ) ở Việt Nam đã làm tôi phải căng thẳng suốt 1.886 đêm, ít khi được ngủ trước 2 giờ sáng”
Cơlipphớt được Giônsơn bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng thay Mắc Namara từ ngày 1-3-1968, kể: “Tôi sửng sốt khi nhận ra rằng chúng ta không có kế hoạch quân sự nào để thắng cuộc chiến. Chúng ta trông đợi cuối cùng địch sẽ kiệt quệ trầm trọng vì bị tiêu hao đến độ rồi họ sẽ đầu hàng. Và đấy là chính sách của chúng ta trong cuộc chiến tranh”, “thế rồi tôi trình bày quan điểm cá nhân của tôi cho tổng thống Giônsơn rằng tôi thấy rõ ràng là một đường lối mà Hoa Kỳ nên áp dụng là rút khỏi Việt Nam. Hoa Kỳ chính là kẻ thất bại thực sự”.
Ngay các nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán. Johnson cách chức Bộ trưởng quốc phòng McNamara và tướng Westmoreland, tổng chỉ huy quân Mỹ tại Việt Nam, bản thân ông cũng tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.

Nước Mỹ đã "khủng hoảng niềm tin" sau Chiến dịch Mậu Thân 1968

  Kết quả là ngày 31 tháng 3 năm 1968, lần đầu tiên kể từ đầu cuộc chiến, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải xuống thang chiến tranh. Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường, và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tân tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử vì hứa chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với Quân Giải phóng. Chiến lược Chiến tranh cục bộ được kỳ vọng sẽ đem lại chiến thắng cho Mỹ giờ bị loại bỏ. Vấn đề của Mỹ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.
Sự thật lịch sử do tác động to lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tạo ra được Trần Văn Trà tóm lược cũng trong “Tết Mậu Thân - chiến công hiển hách” như sau:
“Tiến công và nổi dậy tại chiến trường kết hợp chặt chẽ với đấu tranh ngoại giao và tất nhiên, kết quả của đấu tranh ngoại giao tùy thuộc hiệu quả chiến đấu tại chiến trường. Sau đợt I, gần 2 tháng sấm sét ở các đô thị miền Nam, tổng thống Mỹ cách chức Tư lệnh quân Mỹ Oétmolen và thay thế bằng Abram, phụ tá của Oétmolen; Chiến lược “Tìm và diệt” bị thay thế bằng chiến lược “Quét và giữ” phù hợp với chủ trương “Việt Nam hóa” và xuống thang chiến tranh. Ngày 31-3-1968, Giônsơn ra lệnh cho không quân hạn chế oanh tạc miền Bắc Việt Nam, tuyên bố: “Tôi sẽ không tìm cách và sẽ không chấp nhận việc Đảng đề cử tôi” (ra tranh cử Tổng Thống) và ngỏ ý với ta thương lượng hòa bình. Ngày 3-4, ta trả lời chấp nhận và hai bên bắt đầu trao đổi chọn địa điểm các cuộc họp cũng như thành phần các bên hòa đàm. Mỗi ngày trong chiến tranh không phải đi qua nhanh chóng và thường là cả trăm, cả ngàn người phải ngã xuống. Thế mà phải sau đợt II rồi đợt III, ngày 1-11-1968, Mỹ mới phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam và ngày 13-11, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố một cách lắt léo: “Hoa Kỳ tán thành họp 2 phía: Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa (Ngụy quyền) một bên, Bắc Việt nam với bất kỳ ai một bên”. Thật là đến lúc buộc phải ngậm bồ hòn mà nhận đối thủ còn cố tránh tiếng, nói “bất kỳ ai”, nếu ai đó không phải là người đã tung ra những đòn hiểm hóc nhớ đời. Ngày 10-12-1968, phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã đến Pari để dự cuộc đàm phán hòa bình 4 bên”.


chuyen chua ke ve nhung buc anh ha noi nam 1972 hinh 2
Xác máy bay rơi trên cánh đồng Định Công-Hoàng Mai - ảnh: Chu Chí Thành

1 trung đội quân chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1968
Liên quan đến chiến dịch “Sấm rền” của Mỹ có biết bao nhiêu câu chuyện về tinh thần chiến đấu hy sinh, kiên cường bất khuất đến phi thường của quân dân miền Bắc Việt Nam. Tiêu biểu cho cái tinh thần ấy là tiếng hô dõng dạc của Nguyễn Viết Xuân trên trận địa pháo cao xạ trong chiến đấu dưới sự đánh phá của máy bay Mỹ: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn!”; là những khẩu hiệu của một thời khói lửa: “Tiếng hát át tiếng bom”, “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”… Trong vô số những câu chuyện đó, có một câu chuyện hết sức kỳ lạ: câu chuyện đứng vững một cách bền bỉ của cầu Hàm Rồng dưới mưa bom bão đạn của không lực Mỹ và đã trở thành biểu tượng của sự gan góc.
Ngay từ đầu, cầu Hàm Rồng (ở địa phận tỉnh Thanh Hóa) đã là mục tiêu quan trọng phải oanh kích của máy bay Mỹ vì đường giao thông huyết mạch 1A và đường xe lửa dọc theo biển Đông, theo hướng Bắc - Nam đều qua cây cầu thép này. Năm 1965 có 277 lần chiếc cất cánh đi đánh phá cầu Hàm Rồng, năm 1966 có 135 lần chiếc, năm 1967 là 204 lần chiếc. Hơn 1.250 tấn bom đã được thả xuống đó với 8 chiếc máy bay đã bị bắn rơi, nhưng cầu Hàm Rồng tuy có bị hư hại song vẫn cứ đứng trơ trơ ra đó và vẫn sử dụng được. Người ta có cảm giác rằng hình như đó là một mục tiêu không thể tiêu diệt nổi.
Thiếu tướng David C. Richardson, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 77 nói: “Đối phương từ lâu đã xây dựng nhiều đường vòng quanh cầu Hàm Rồng và chiếc cầu này đã giảm hẳn tầm quan trọng đối với nỗ lực cấm vận của Mỹ. Vì lý do đó, tôi liệt chiếc cầu này vào loại mục tiêu không được đánh và chỉ thỉnh thoảng mới thông qua những trận oanh tạc nó. Đối với các phi công của lực lượng đặc nhiệm 77 thì tầm quan trọng tâm lý của cây cầu đó đã vượt xa tầm quan trọng chiến thuật của nó. Mọi liên đội không quân Tây - Thái Bình Dương đều muốn được cái vinh dự đánh sập cầu Hàm Rồng và nó gây cho các phi công sự kích thích thực sự…!”.
Tháng 11-1966, đô đốc Richardson đồng ý cho thử lần cuối cùng đối với cầu Hàm Rồng, trước khi về nước. Người ta đã hy vọng chứa chan vào những báo cáo đầu tiên sau trận đánh về các cột khói, bụi che lấp mục tiêu đã mở ra khả năng là chiếc cầu tượng trưng của mạng lưới giao thông ở Bắc - Việt Nam cuối cùng rồi cũng bị hủy diệt. Đại tá Bill Houser đã vội vã trình cho Richardson một bản báo cáo lạc quan của phi công và kêu lên: “Chúng tôi đánh trúng cầu rồi!”. Nhưng thật không may cho ông này, những bức ảnh chụp sau đó cho thấy cầu Hàm Rồng vẫn đứng vững.
 
Cầu Hàm Rồng cũ
                                               Cầu Hàm Rồng cũ

Ký ức những ngày khói lửa của người cựu binh bảo vệ Hàm Rồng
Trong suốt thời kỳ chiến đấu chống lại âm mưu phá cầu Hàm Rồng, quân và dân Thanh Hóa đã tiêu diệt 117 máy bay của địch
cầu Hàm Rồng, chiến thằng, anh hùng, Ngô Thị Tuyển, nét duyên, cô gái, dân quân, Yên Vực, Thanh Hóa
Cuộc chiến tranh kéo dài đã phá hoại cầu Hàm Rồng không biết bao nhiêu lần. Đến năm 1955, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương khôi phục lại đường xe lửa, đường ô tô, đường sông… giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
cầu Hàm Rồng, chiến thằng, anh hùng, Ngô Thị Tuyển, nét duyên, cô gái, dân quân, Yên Vực, Thanh Hóa
Cầu Hàm Rồng đã hoàn thành
cầu Hàm Rồng, chiến thằng, anh hùng, Ngô Thị Tuyển, nét duyên, cô gái, dân quân, Yên Vực, Thanh Hóa
Ngày 14/3/1964, UBCH tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập hệ thống tổ chức, chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
cầu Hàm Rồng, chiến thằng, anh hùng, Ngô Thị Tuyển, nét duyên, cô gái, dân quân, Yên Vực, Thanh Hóa
cầu Hàm Rồng, chiến thằng, anh hùng, Ngô Thị Tuyển, nét duyên, cô gái, dân quân, Yên Vực, Thanh Hóa
Trận địa của dân quân Nam Ngạn – Yên Vực bám sát mục tiêu, quyết trừng trị - bắn rơi máy bay Mỹ ngay từ loạt đạn đầu.
cầu Hàm Rồng, chiến thằng, anh hùng, Ngô Thị Tuyển, nét duyên, cô gái, dân quân, Yên Vực, Thanh Hóa
Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển một mình vác trên vai hai hòm đạn pháo cao xạ nặng 98kg đưa xuống thuyền cho đồng đội chèo ra tàu tiếp ứng cho các pháo thủ bắn trả máy bay Mỹ.
cầu Hàm Rồng, chiến thằng, anh hùng, Ngô Thị Tuyển, nét duyên, cô gái, dân quân, Yên Vực, Thanh Hóa
Tên giặc lái Chu-si đang qua cầu Hàm Rồng để được chứng kiến sự thất bại và tội ác của chúng đối với nhân dân ta.


Khẩu đội pháo cao xạ chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng trong các ngày 3,4/4/1965

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hàm Rồng (3-4/4/1965 - 3-4/4/2015): Lừng lẫy  chiến công Hàm Rồng
Thanh niên xung phong san lấp hố bom Mỹ bên cầu Hàm Rồng

 Chiến thắng Hàm Rồng - bản hùng ca vang mãi
Trận địa pháo cao xạ bảo vệ Hàm Rồng
Những
Cơ động bắn máy bay địch trên vùng biển cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa

Bộ đội và nhân dân kéo pháo vào trận địa Hàm Rồng
 
Tháng 1-1968, Mỹ tiến hành 5 cuộc đánh phá nữa vào chiếc cầu này. Ngày 28-1, những quả bom 900 kg đã rơi trúng cầu, mặt cầu bị 2 lỗ, trụ cầu ở đầu phía đông bị hư hại và đường lên cầu ở phía tây bị tắc. Nhưng cầu Hàm Rồng vẫn không sập và đến ngày 8-2-1968 nó lại được đưa vào sử dụng.
Theo W. Cagle thì đại tá W. B. Muncie có đưa ra một cách giải thích kỳ bí về sự bất diệt của cầu Hàm Rồng như thế này: Quả đất này gồm hai bán cầu khổng lồ hình elíp gắn với nhau bằng bản lề lò xo đâu đó ở dưới đáy vùng Nam - Đại Tây Dương, còn phía bên kia thì gài chắc bằng cầu Hàm Rồng; nếu như cầu này bị phá hủy thì thế giới sẽ bị bật mở, người và vật sẽ bị quăng cả vào đó và thế cân bằng của Vũ Trụ bị đảo lộn. Đó chính là nguyên nhân làm cho cầu Hàm Rồng trở thành một mục tiêu ở Bắc - Việt Nam mà không ai có thể tiêu diệt được…
Một số bức ảnh tại triển lãm “Phóng viên chiến trường” (kéo dài từ ngày 14/4- 10/5):

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)