TT&HĐ III - 32/*

                                        Quân Úc trong chiến tranh Việt Nam. Trận Tân Long

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)

Bước ngoặt bi kịch đối với cuộc đời binh nghiệp của đại tướng Oétmolen “bắt đầu từ một thung lũng nhỏ mang tên Khe Sanh”“kết thúc bằng cú Tết Mậu Thân năm 1968”.
Khe Sanh nằm trên một cao nguyên, mỗi bề gần 10km, thuộc miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị, gần chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm Làng Vây và Tà Cơn. Các tướng tá Mỹ trực tiếp điều khiển chiến tranh xâm lược Việt Nam đều nhất trí cho rằng Khe Sanh là vị trí chiến lược hết sức quan trọng, vừa có thể ngăn chặn sự xâm nhập từ Bắc vào Nam qua giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17), vừa có thể là tấm bình phong che chở an toàn cho khu vực phía Đông đường 9. Năm 1964, sang Nam - Việt Nam đảm nhận quyền chỉ huy lực lượng Mỹ, Oétmolen liền đi thị sát Khe Sanh và lập tực cho đó là vị trí lý tưởng để ngăn chặn Việt Cộng xâm nhập từ Bắc vào hoặc từ Lào sang theo đường 9; là “cái mỏ neo” ở phía Tây của hệ thống phòng thủ phía Nam khu phi quân sự và là bàn đạp cho các cuộc hành quân trên bộ để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Bỏ Khe Sanh tức là bỏ mất tất cả những lợi thế đó, cũng là chấp nhận cho Việt cộng đưa chiến tranh vào vùng dân cư ven biển tỉnh Quảng Trị và tạo ra một hành lang dọc bờ biển cho Việt Cộng tiến xuống phía Nam. Bởi tầm quan trọng như thế nên Khe Sanh được Mỹ chú tâm xây dựng thành một khu vực phòng thủ cực mạnh với lực lượng đồn trú tới 6.000 quân do đại tá Đêvít Laođơ chỉ huy, có đầy đủ xe, pháo và ngoài ra còn được 16 khẩu pháo 175 mm (có hỗn danh là “Vua chiến trường”) của lục quân Mỹ đặt ở căn cứ 241 cùng 20.000 quân trên tuyến phòng thủ đường 9, đặc biệt là được một lực lượng không quân hiện đại to lớn yểm trợ, chi viện.
 
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-3
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-4
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-5
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-6
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-8
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-9
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-10
Tháng 12-1967, Oétmolen nhận được tin tình báo phát hiện 2 sư đoàn bộ binh và 2 trung đoàn pháo cùng xe tăng quân Bắc - Việt Nam tập trung quanh Khe Sanh. Ông ta nhận định sắp có cuộc tiến công của Việt Cộng nhằm chiếm khu vực này và các điểm tựa khác dọc đường 9 từ Đông Hà sang Lào. Bị ám ảnh, Oétmolen còn cho rằng Việt Cộng định biến Khe Sanh thành một “Điện Biên Phủ” thứ hai, do đó đã yêu cầu nhà sử học công tác trong Bộ tư lệnh là đại tá Rimơ Ácgô nghiên cứu Điện Biên Phủ và các trận bao vây trên thế giới để so sánh với Khe Sanh nhằm kiện toàn công tác phòng ngự cho nó. Ácgô cho biết, qua nghiên cứu thì sở dĩ quân phòng ngự thất bại là do mất hết mọi thế chủ động. Theo Oétmolen thì quân Mỹ ở Khe Sanh có lợi thế hơn nhiều so với quân Pháp ở Điện Biên Phủ bởi được chi viện dồi dào bằng máy bay và pháo binh từ phía ngoài và Mỹ có đầy đủ khả năng chở quân ứng cứu kịp thời bằng đường không để giành thế chủ động đánh bại đối phương. Trước khi trận đánh xảy ra, Oétmolen còn cho chuyển toàn bộ các máy dò điện tử định dùng kéo dài hàng rào Mắc Namara sang Lào, về bố trí xung quanh Khe Sanh.
Sau khi đã dồn những nỗ lực quan trọng cho Khe Sanh với tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, Oétmolen “tin tưởng Khe Sanh có thể đứng vững trong lịch sử như một tấm gương cổ điển về thách thức đánh bại một lực lượng bao vây đông hơn nhiều lần bằng việc sử dụng hỏa lực có phối hợp”.
Tại Oasinhtơn, bị sự suy diễn theo chiều hướng coi Khe Sanh như một Điện Biên Phủ của các tướng lĩnh Mỹ chi phối, Giônsơn cũng quan tâm đặc biệt đến Khe Sanh, theo dõi sát sao diễn biến tình hình ở đó trên một sa bàn trận địa đặt trong tầng hầm Nhà Trắng và đòi các tướng lĩnh phải có lời cam kết bằng máu không được để mất khu vực phòng thủ đó.
Trong một cuộc họp Ban tham mưu của mình, Oétmolen tuyên bố: “Chúng ta sẽ không bị đánh bại ở Khe Sanh. Tôi sẽ không tha thứ cho ai nói hoặc suy nghĩ điều ngược lại”.
Giữa lúc liên quân Lào - Việt đang truy quét quân địch ở Nậm Bạc thì ngày 20-1-1968, quân Giải phóng bất ngờ tiến công tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Sau khi làm chủ quận lỵ Hướng Hóa, đêm 31-1, quân Giải phóng tiêu diệt cứ điểm Huội San và ngày 7-2, diệt cụm cứ điểm Làng Vây, làm cho Tà Cơn bị hở sườn phía tây. Quân Giải phóng chọc thủng luôn tuyến phòng thủ tây đường 9 của địch, làm chủ đoạn đường đó từ biên giới Việt - Lào đến Cà Tu, mở rộng bàn đạp vây hãm Tà Cơn. Lính thủy đánh bộ Mỹ trong Tà Cơn phản kích ra liên tục, nhưng đều bị đánh bại, đành phải cố thủ trong công sự, chờ viện binh.
Từ khoảng giữa tháng 2 trở đi, máy bay chiến thuật Mỹ trung bình mỗi ngày xuất kích 300 lần chiếc, ném 35.000 tấn bom, máy bay chiến lược B52 trong gần 2 tuần thả 75.000 tấn bom xuống quanh Khe Sanh. Trong những ngày Khe Sanh bị bao vây, trung bình mỗi ngày, đại bác 175 mm của lục quân Mỹ bắn đến 1.500 quả đạn. Lượng bom đạn dội xuống dày đặc đó làm cho quân tướng Mỹ - Ngụy ở Khe Sanh cũng phải kinh hoàng. Oétmolen nhìn nhận đó là “một cuộc phô trương hỏa lực khủng khiếp… một trong những trận ném bom nặng nề nhất, tập trung nhất trong lịch sử chiến tranh”. Thế nhưng quân Giải phóng vẫn anh dũng siết chặt vòng vây Tà Cơn từ hai hướng Tây và Nam. Cuối tháng 2-1968, các đường hào vây lấn của quân Giải phóng chỉ còn cách tiền duyên địch khoảng 50 m…
Loat anh kinh dien ve chien tranh Viet Nam cua Kyoichi Sawada (2)
Loat anh kinh dien ve chien tranh Viet Nam cua Kyoichi Sawada (2)-Hinh-2
Loat anh kinh dien ve chien tranh Viet Nam cua Kyoichi Sawada (2)-Hinh-3
Loat anh kinh dien ve chien tranh Viet Nam cua Kyoichi Sawada (2)-Hinh-4              Lính Mỹ bị thương nằm la liệt giữa khung cảnh nhà cửa đổ nát, khói lửa ngập trời ở Huế
Loat anh kinh dien ve chien tranh Viet Nam cua Kyoichi Sawada (2)-Hinh-9
Loat anh kinh dien ve chien tranh Viet Nam cua Kyoichi Sawada (2)-Hinh-11
Loat anh kinh dien ve chien tranh Viet Nam cua Kyoichi Sawada (2)-Hinh-2
 
Mãi đến tháng 4-1968, quân Mỹ - Ngụy gồm sư đoàn kỵ binh không vận số 1, ba tiểu đoàn dù, một tiểu đoàn biệt động ngụy mới tổ chức được hai cuộc hành quân “Ngựa bay” và “Lam Sơn 207” để giải tỏa Khe Sanh. Trong những ngày này, Mỹ dùng máy bay chiến thuật ném bom chỉ cách Trung tâm Tà Cơn có 400 m, còn máy bay chiến lược B52 thì phong tỏa vòng ngoài từ 2 đến 3 km. Những cuộc giao tranh ác liệt đã diễn ra ở các khu vực: điểm cao 471, 400, 542, 479, Động Ché Riên, làng Khoai, làng Vây, xung quanh Tà Cơn. Bị đánh thiệt hại nặng nhưng Mỹ - Ngụy cũng chiếm được một số vị trí có lợi. Vòng vây Tà Cơn của quân Giải Phóng bị nới lỏng, địch thay được quân (lúc này hình thái phòng ngự của Mỹ ở Khe Sanh vẫn lấy Tà Cơn làm trung tâm và nơi đây được tăng cường lực lượng, gồm 2 trung đoàn lính thủy đánh bộ, 2 tiểu đoàn kỵ binh không vận). Tuy nhiên toàn bộ hướng Tây - Tà Cơn vẫn bị trống, Mỹ không chiếm được vị trí khống chế nào.
Sau khi mặt trận Khe Sanh được tăng cường sư đoàn 308 và trung đoàn 246, quân Giải phóng mở hàng loạt trận tiến công chiếm lại làng Cát, Động Ché Riên, cắt đường 9 đoạn từ Rào Quán đến Cu Bốc, đẩy địch ở Tà Cơn vào thế cô lập.
Ngày 1-6-1968, sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ mở cuộc hành quân “Xcốtlen” đánh ra khu vực Tà Ri, Tà Quan, Húc Cốc Giang, Pa Trang nhằm thu hút lực lượng quân Giải phóng đang vây hãm Tà Cơn ra đối phó, đồng thời đóng thêm các chốt bảo vệ phía Đông và Nam đường 9. Cuộc hành quân này, ngay từ đầu đã bị đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn tại Húc Cốc Giang. Ở phía Tây - Tà Cơn, trung đoàn 246 quân Giải phóng tiếp tục kiềm chế, đánh tiêu hao địch ở các điểm cao 832, 845, 689. Lực lượng vây hãm Tà Cơn ngày một siết chặt vòng vây. Một loạt các vị trí án ngữ phía Tây - Tà Cơn và dọc đường 9 bị quân Giải phóng tiến công tiêu diệt. Đường bộ bị cắt đứt, đường không bị khống chế mạnh mẽ, Tà Cơn có nguy cơ bị tiêu diệt. Trước tình hình đó, quân Mỹ phải dừng cuộc hành quân “Xcốtlen”, co lực lượng về giữ đường 9, khu Nam - Tà Cơn và điều 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ về giữ Đông Hà, Cửa Việt đang bị quân Giải phóng uy hiếp.
 Quân đội ta pháo kích vào hầm chứa đạn tại căn cứ Mỹ, Khe Sanh năm 1968. Ảnh: Pháp luật TP.HCM.  
 
Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân Giải phóng trên toàn tuyến đường 9, đặc biệt là ở Tà Cơn, ngày 26-6-1968, Oétmolen tuyên bố rút khỏi Khe Sanh. Một cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi Tà Cơn của quân Mỹ - Ngụy đã diễn ra dưới làn đạn truy kích mãnh liệt của đối phương. Mãi đến ngày 15-7-1968, quân Mỹ - Ngụy mới rút hết được ra khỏi Khe Sanh.
Sau 170 ngày đêm tiến công, vây hãm, bám trụ kiên cường, quân Giải phóng đã cắm lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Việt Nam lên trung tâm căn cứ Khe Sanh chứng tỏ ý chí, tinh thần quả cảm và nghệ thuật quân sự Việt Nam đã thắng đế quốc Mỹ. Quân Giải phóng đã tiêu diệt 17.000 địch, trong đó có 13.000 quân Mỹ, bắn rơi và phá hủy 400 máy bay các loại, giải phóng hoàn toàn huyện Hướng Hóa, đập tan một mảng lớn và trọng yếu của tuyến phòng thủ đường 9.
Cuộc chiến đấu ở Khe Sanh là một thử thách phi thường đối với quân đội nhân dân Việt Nam trước một đội quân chính qui, trang bị hiện đại bậc nhất, có ưu thế áp đảo về sức mạnh hỏa lực của cường quốc số 1 thế giới là đế quốc Mỹ, hơn nữa còn đánh cho đội quân hùng mạnh ấy phải chịu thua, rút chạy hỗn loạn, làm cho “cả thế giới như vừa chứng kiến một câu chuyện thần kỳ: Quân giải phóng miền Nam vây hãm một lực lượng lớn quân Mỹ ở Khe Sanh ròng rã 170 ngày đêm và cuối cùng thắng chúng… Hai tiếng Khe Sanh ngân cao và vang xa mãi như tiếng kèn chiến thắng hùng tráng của thời kỳ mới trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước” (Xã luận báo “Nhân dân” số ra ngày 27-6-1968).
Đối với đế quốc Mỹ, đây là lần đầu tiên những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Mỹ bị bao vây lâu ngày nhất trong lịch sử chiến tranh và mặc dù đã dùng hết sức mạnh áp đảo của phi pháo, xe tăng để giải vây vẫn không chống cự nổi, cuối cùng để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn đã phải tháo chạy dưới làn mưa đạn của đối phương, làm cho “uy tín nước Mỹ suy sụp, Mỹ rốt cuộc bị mất thể diện” (Tin điện hàng ngày, 28-6-1968), bởi vì: “Sự rút lui khỏi căn cứ Khe Sanh không phải đơn giản chỉ là bỏ rơi một điểm xung yếu mà là sự bỏ rơi cả một ảo tưởng và một chính sách được tất cả cố gắng chiến tranh của Mỹ dựng lên. Cái chiến lược “Tìm và diệt” cũng tan ra tro như pháo đài xi măng cốt thép ở Khe Sanh…” (Tin điện hàng ngày, 30-6-1968).

Tại cứ điểm 31, binh sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đứng trên đỉnh hầm chỉ huy đã bị đánh sập của Lữ 3 Dù QLVNCH
Trong cuốn hồi ký “Một quân nhân tường trình” (A soldier reports) của mình, Oétmolen có viết: “Không có sự kiện nào trên chiến trường Việt Nam gây ra nhiều điều dèm pha, phỉ báng của công chúng Mỹ đối với cách thức tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam bằng quyết định đứng trụ lại và chiến đấu ở Khe Sanh.”
***
Với mục đích buộc Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm phán và tạo ra cái nhìn mới về cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình, vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, trong khi chiến sự ở Khe Xanh đang diễn ra ác liệt, thì quân Giải phóng lại bất ngờ tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và có một vai trò bước ngoặt trong cuộc chiến tranh này.
Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh khi mà quân đội Mỹ tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam hoạch định một chiến dịch nhằm gây tiếng vang lớn ("Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị") – Lê Duẩn, nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.

Bị Quân giải phóng bao vây tiêu diệt, lính thủy đánh bộ Mỹ tranh nhau lên máy bay rút chạy khỏi Khe Sanh, Quảng Trị (tháng 7/1968) Ảnh: Tư liệu TTXGP

Trong thực tế, vào tháng 1 năm 1968, tình báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã thu thập được các tài liệu nói về cuộc tổng tấn công sắp tới của Quân Giải phóng. Tuy vậy, họ cho rằng đây chỉ là tài liệu do đối phương tung ra để làm nghi binh và không đáng tin cậy. William Westmoreland, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhận định Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tấn công vào mùa khô với các trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị và Khe Sanh. Hầu hết người Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa của họ hoàn toàn bất ngờ và bị động trước cuộc tấn công này.
Mười ngày sau khi mở cuộc tấn công mạnh vào Khe Sanh (20-1-1968) nhằm thu hút số lớn lực lượng Mỹ - Ngụy vào vùng hẻo lánh nhưng quan trọng này, vào đêm 30 rạng sáng ngày 31-1-1967, quân dân miền Nam mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, đánh vào 5 trong 6 thành phố lớn, 37 thị xã trong 44 tỉnh lỵ ở miền Nam và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, căn cứ địch, giáng đòn sấm sét xuống đầu Mỹ - Ngụy. Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo Quân Giải phóng đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của đối phương. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng biệt động Sài Gòn đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã tạo bất ngờ lớn và làm tổn thất đáng kể cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cũng như gây chấn động dư luận thế giới. Cuộc tổng công kích này được tiến hành làm 3 đợt: đợt I diễn ra từ 30-1-1968 đến 28-3-1968, đợt II từ 5-5-1968 đến 18-6-1968, đợt III từ 17-8-1968 đến 30-8-1968.



Những người dân bị sát hại và lính Bắc Việt hy sinh trong cuộc chiến. 



Những người Lính VNCH bảo vệ TP Sài Gòn năm Mậu Thân 1968

Biệt Động Quân đang giao tranh tại TP Sài Gòn.





Một chiếc xe tăng Mỹ tham gia càn quét quân vc



Ngày 10 tháng 5 năm 1968, tại Cholon, một toán lính đang gọi
không quân yểm trợ khi vấp phải hỏa lực dữ dội của quân vc



Xác một vc bị bắn trên mái nhà đang được
lính Biệt động quân đưa xuống đất





  Lính VNCH giao tranh ác liệt trên từng mái nhà , building :








Và thời khắc cuối cùng của 1 VC



Một người lính VNCH tử thương trên đường



Hai người lính Mỹ trong cuộc chạm súng với toán vc trên đường phố SG



Lính BĐQ-VNCH và người lính Mỹ với đạn và súng đầy trên mình



Phòng tuyến vùng ven đô



Trận tuyến ven đô



Xác chết một vc 



  Một vc bị bắt khi đang trốn trên sân thượng 1 tòa nhà 2 tầng



Một vc với khuôn mặt trẻ em





Bác sĩ đang cấp cứu tại chổ cho 1 số binh sĩ bị thương



Hai vc bị bắt, người ở trần với bộ mặt còn rất trẻ



Những người Lính VNCH đấu súng trong từng con phố, ngõ nhỏ chật hẹp


Và toán Lính Biệt động đang giúp đưa một người dân ra khỏi nhà để cấp cứu do trúng
mảnh đạn cối bên cạnh là đứa con đang hớt hải chạy theo người dính đầy máu .





Người Lính Mỹ trợ giúp Lính VNCH đọ súng với vc trên mái nhà, sân thượng



  Một vc bị thương 



 Lính VNCH đang trấn giữ trên đường phố khu Chợ Lớn



Những người Lính VNCH giải quyết xong ổ đề kháng
của vc, tiếp theo là phần việc của người lính cứu hỏa




Những người Lính cứu hỏa dọn dẹp xác chết vc  


Những thời khắc khó quên



Truy quét vc cố thủ trên một góc phố






Xe bọc thép M-113 , xe tăng của sư đoàn bộ binh số 25 Hoa kỳ tăng cường hỏa lực
và yểm trợ giúp quân đội VNCH đẩy lùi vc ở chợ Lớn và các vùng lân cận
là nơi xảy ra chiến sự ác liệt nhất trong trận chiến Mậu Thân 1968


Mậu Thân 1968 - cầu Nhị Thiên Đường nối Quận 8 với trung tâm Sài Gòn


Trên đường từ quận 8 vô trung tâm Sài Gòn

Gọi là cầu Nhị Thiên Đường là do lúc đó có bảng quảng cáo dầu Nhị Thiên Đường ở ngay đầu cầu. Sau đợt Tổng tấn công năm Mậu Thân, nhịp sống sinh hoạt của Sài Gòn đã nhanh chóng trở lại bình thường, nhưng Quân đội VNCH vẫn phải tăng cường, thiết giáp luôn túc trực ở những nơi trọng yếu..



Những người Lính VNCH đang bảo vệ xóm làng, quê hương miền Nam Việt Nam vào những ngày Tết Nguyên Đán 1968



Xác của đặc công vc sau cuộc tấn công bất thành vào sân bay Tân Sơn Nhứt



Người dân đổ ra xem hai xác chiến sĩ đặc công vc đã chết ngay dốc cầu Thị Nghè



Lính cứu hỏa tìm cách vào toà nhà đài phát thanh SG bị vc phá hoại đang bốc cháy , cạnh đó là tử thi chiến sĩ vc 



Chiến sĩ VC đã bị bắt và đang bị Quân Cảnh áp tải đi, tháng 2 năm 1968

Hoang tàn sau đợt giao tranh dữ dội với quân VC



Người dân dừng xe lại nhìn ngôi nhà to trong khu phố giờ đã là đống đổ nát tại Chợ Lớn ngày 10 tháng năm 1968



không ảnh chụp từ trực thăng trong đợt 2 tấn công SG của vc.




Khu vực lân cận cầu Chữ Y Saigon: nơi có hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy .



Những người lính VNCH giúp đồng đội vừa bị thương trong đợt 2 tấn công của vc vào Sài Gòn .








Người Lính BĐQ VNCH sau một cuộc chạm súng dữ dội với vc gần Sân vận động và
anh đã bị thương một chiến hữu đồng minh bế tới xe cứu thương ngày 6 tháng 2 năm 1968.







Ngày 6 tháng 5 năm 1968, tại Tân Sơn Nhất







Ngày 14 tháng 2 năm 1968, tại Sài Gòn


Sài Gòn - Tổng tấn công Mậu Thân, đợt 2, khu vực cầu Chữ Y của vc



Cảnh chạy loạn trên cầu chữ Y Sài Gòn ngày 9 tháng 5 năm 1968,





Dân chúng lũ lượt qua Cầu chữ Y để thoát khỏi khu vực giao
tranh đợt 2 cũa vc từ phía Chợ Lớn, ngày 9 tháng 5 năm 1968







Cảnh chạy loạn ở Chợ Lớn, ngày 7 tháng 5 năm 1968,


Ngày 15 tháng 5 năm 1968, tại Chợ Lớn



Cả một vùng rộng lớn đổ nát ngổn ngang là những gì còn lại của khu nhà này là chùa Ấn Quang, nơi vc đặt bộ chỉ huy trong thời gian giao tranh tổng tấn công Mậu Thân, nằm phía trên cùng trong bức ảnh, và sau những trận giao tranh dữ dội, các tên lửa và lựu đạn, cùng với ngọn lửa, đã tàn phá khu vực này vào ngày 5 tháng 2 năm 1968,
 
 

 
Theo thượng tướng Trần Văn Trà (trong bài viết “Tết Mậu Thân - Chiến công hiển hách” của ông) thì trận tổng công kích ấy “là một sự kiện lịch sử lớn, là một cái mốc chiến lược quan trọng của cuộc chiến tranh thần thánh (của nhân dân Việt Nam)”, nó thực sự hiển hách dù “Rất tiếc rằng những công tác chuẩn bị theo kế hoạch này không được liên tục tiến hành trong những năm, 1966-1967 theo yêu cầu thiết thân của chiến trường vì trên cho rằng hãy tập trung lo đánh Mỹ đã. Vì vậy, đến khi có Nghị quyết Bộ chính trị quyết định tổng công kích - tổng khởi nghĩa thì chiến trường như bị bất ngờ, vội vàng giở lại kế hoạch cũ và khẩn trương duyệt lại mọi mặt, tiếp tục hoàn thành một khối lượng công tác lớn lao trong vòng 3 tháng… Lực lượng Đảng lãnh đạo và tổ chức quần chúng nội thành còn yếu, Trung ương cục phải điều động từ các tỉnh đồng bằng để tăng cường trực tiếp những nơi quan trọng… Có một trục trặc “kỹ thuật” trong việc hợp đồng chiến lược: ở chiến trường Trị Thiên và khu 5 (bao gồm Tây Nguyên) đánh trước chiến trường B2 (gồm Nam Trung Bộ và Nam Bộ) 24 tiếng đồng hồ. Sở dĩ như vậy vì B2 theo âm lịch cũ… còn khu 5 và Trị Thiên được Trung ương trực tiếp chỉ đạo thì theo âm lịch mới tại Hà Nội đã tính toán lại cho đúng hơn… Với 24 tiếng đồng hồ ấy, địch đã kịp thời thông báo đi khắp nơi để phòng bị, chống lại cuộc tiến công… trọng điểm số 1 là thủ đô Sài Gòn của Ngụy, đáng lý được giành ưu tiên đã không còn hoàn toàn, và tất nhiên có gây thêm khó khăn cho người tiến công về mặt chiến thuật. Về hợp đồng chiến lược, trong toàn miền nổ súng trước sau một ít ngày vẫn là một cuộc hợp đồng tuyệt diệu. Chúng ta đã đưa cuộc chiến tranh vào khắp hậu phương địch, vào tận hang ổ đầu não của Mỹ - Ngụy”. Cũng theo Thượng tướng Trần Văn Trà, do “lực lượng đã bị tiêu hao không bổ sung kịp thời kể cả quân số lẫn đạn dược, Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền đã ra lệnh kết thúc thời kỳ Tổng công kích tổng khởi nghĩa mà không tổ chức đợt IV nữa”.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt năm 1968; bắt đầu từ Tết Mậu Thân của quân dân miền Nam đã thu được chiến quả:
- Giết, làm bị thương và bắt sống 63000 tên địch (có hơn 23000 tên Mỹ và chư hầu), làm tan rã hàng chục vạn quân Ngụy.
- Bắn rơi, phá hủy, làm khoảng 6000 máy bay các loại.
- Phá hủy, làm hỏng 13500 xe quân sự (có hơn 7000 xe tăng và xe bọc thép).
- San bằng, bức rút, bức hàng hơn 1500 đồn bốt và chi thu quân sự.
- Giành quyền làm chủ hoàn toàn nhiều xã, ấp gồm hơn 2 triệu dân (riêng miền Tây lúc đó đã giành quyền làm chủ 88 xã và gần 2000 ấp và với 1,5 triệu dân).
Đặc biệt, cuộc tổng tiến công và nổi dậy đó đã đánh gục hoàn toàn ý chí leo thang chiến tranh của chính quyền Giônsơn. Trong bức điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào miền Nam ngày 4-2-1968 có đoạn: “Thắng lợi đầu xuân của quân và dân miền Nam đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đến một tình thế mới rất có lợi. Không có gì cứu vãn nổi sự sụp đổ hoàn toàn của giặc Mỹ và tay sai.”
Anh kho quen ve chien dich Tet Mau Than nam 1968
Anh kho quen ve chien dich Tet Mau Than nam 1968-Hinh-2
Anh kho quen ve chien dich Tet Mau Than nam 1968-Hinh-6
Anh kho quen ve chien dich Tet Mau Than nam 1968-Hinh-9
Tổng thống Giônsơn “bị kinh ngạc vì cuộc tiến công Tết của địch và bối rối vì trận Khe Sanh”, đã “tỏ ra mệt mỏi và tư thế bắt đầu chao đảo” (Một quân nhân tường trình). Còn Oétmolen, trong nỗi ám ảnh về một Điện Biên Phủ ở Khe Sanh, lại choáng váng bởi đòn tổng tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân của Việt Cộng, đã hốt hoảng, mất bình tĩnh tới mức đòi có ngay thêm 206.000 quân trong khi các lực lượng sẵn sàng tác chiến của Mỹ đã bị “vét tận đáy” và nông nổi tới mức đề nghị sử dụng cả bom nguyên tử chiến thuật là điều không thể thực hiện được trong cuộc chiến tranh mà quân lực hai bên xen kẽ nhau, không phân rõ trận tuyến, càng không thực hiện được về mặt chính trị. Thế là Giônsơn cay đắng cách chức luôn Oétmolen, xuống thang chiến tranh và sau đó rút lui khỏi chính trường Mỹ. Báo chí Mỹ, trước kia ca ngợi Oétmolen bao nhiêu thì lúc này lại chỉ trích bấy nhiêu, chê là “một người cầm quân hữu dũng vô mưu”, “làm cả một việc rất trái khoáy” là điều  động lính thủy đánh bộ chuyên tác chiến ở vùng đồng bằng ven biển “lên tận vùng núi rừng nhiệt đới, căng nọc ra ăn đạn pháo của quân đội Bắc Việt”. Báo chí Mỹ còn nhận xét mỉa mai, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có một vị đại tướng “ngày 28-4-1967 vừa được Quốc hội Mỹ long trọng tuyên dương công trạng thì đến ngày 23-3-1968 đã bị cách chức tư lệnh chiến trường và phải ra điều trần trước Quốc hội”, đồng thời “một Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nước Mỹ phải “tự cách chức” giữa lúc chiến tranh đang tiếp diễn”.
Sau này, trong hồi ký của mình, Oétmolen tìm cách đổ vấy rằng vì Lầu Năm Góc và Nhà Trắng mà ông ta thua trận, và còn nói: “Tôi không có gì phải ân hận. Tôi là người mà ai cũng nhòm ngó. Cuộc chiến tranh đã làm mất lòng dân khá nhiều; không cần phải nói, rất nhiều điều của cuộc chiến đó được qui cho tôi. Là một người lính thì phải chuẩn bị đương đầu với sự gian khổ của chiến tranh. Ở cương vị tôi, tôi đã gánh lấy vết nhơ của nó”.
Quân giải phóng miền Nam tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu
(Còn tiếp) 
---------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)