TT&HĐ III - 32/w



Bàn cờ thế: Đối đầu_Phần4
Bàn cờ thế: Đối đầu_Phần5
 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe
 
 
 
 
 
(Tiếp theo)



        Ngày 16 tháng 6 năm 1949, Ngô Đình Diệm cho đăng một tuyên bố hoàn toàn phủ nhận Hiệp ước Elysée bằng cách đòi hỏi quyền tự trị lãnh thổ cho Việt Nam. Ðồng thời, ông cũng thông báo không có ý định hợp tác với Việt Minh và kêu gọi một phong trào chống thực dân mới dưới sự lãnh đạo của “những thành viên đã có những cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc” và đặc biệt là “những người kháng chiến” với ý định thách thức Việt Minh bằng cách lôi kéo một số người muốn bỏ Việt Minh để ủng hộ ông. Ngô Đình Diệm cũng tuyên bố viễn kiến về một cuộc cách mạng xã hội ngang với những cương lĩnh chính trị từ các đối thủ của ông: “... nên biết rằng cuộc tranh đấu hiện tại không phải chỉ là một cuộc chiến đấu cho độc lập Tổ quốc về phương diện chính trị mà thôi, mà còn là một cách mạng xã hội để đem lại độc lập cho nông dân và thợ thuyền Việt Nam. Ðể cho tất cả mọi người trong nước Việt Nam mới có đủ phương tiện để sống xứng đáng với phẩm cách con người, con người tự do thực sự, tôi chủ trương những sự cải cách xã hội hết sức tân tiến và mạnh bạo, miễn là phẩm cách con người vẫn luôn luôn được tôn trọng và được tự do nẩy nở.” Tuyên bố của ông được nhiều người đọc và được chú ý trên khắp Việt Nam, nhưng nó không thu hút được sự ủng hộ của quần chúng dành cho Ngô Đình Diệm, cũng không gây tác hại gì cho “giải pháp Bảo Ðại”. Trên thực tế, hiệu quả của nó là chấm dứt sự kiên nhẫn của cả Pháp lẫn Việt Minh trong việc tìm cách lôi kéo ông khiến ông buộc phải cân nhắc những chiến lược khác và đi tìm những đồng minh mới.

Điền định lên đạn để bắn tiếp nhưng viên sĩ quan an ninh kế bên đã gạt chân đè sấp anh xuống đất. Điều làm anh đau nhất là người đổ gục xuống bởi viên đạn của Điền là viên bộ trưởng cải cách điền địa Đỗ Văn Công.
Ngay lúc Điền siết cò súng, Công đã di chuyển từ bên trái qua bên phải Diệm nên vô tình tấm lưng hứng trọn viên đạn thay Diệm.
Người ám sát tổng thống Diệm
                     Phan Văn Điền bị bắt sau cuộc ám sát đăng trên báo Life

Hà Minh Trí bị bắt sau khi ám sát hụt Ngô Đình Diệm tại Buôn Mê Thuột.
Hà Minh Trí bị bắt sau khi ám sát hụt Ngô Đình Diệm tại Buôn Mê Thuột.
      
 Sau đó, ông cùng anh mình là Giám mục Ngô Đình Thục và người em Ngô Đình Nhu thành lập Đảng Xã hội Thiên Chúa giáo. Ngô Đình Diệm muốn xây dựng một phong trào mới có thể áp đảo cả Pháp và Việt Minh. Ông chọn một vị trí trung lập bề ngoài trong cuộc xung đột, cố gắng xây dựng và duy trì quan hệ với cả hai phía. Ngô Đình Diệm hy vọng có thể có thêm thời gian để mở rộng nhóm ủng hộ mình và gây thiệt hại cho cả hai đối thủ.
       Năm 1950, Việt Minh cố gắng giết Ngô Đình Diệm trên đường ông đi thăm anh là Giám mục Ngô Đình Thục tại Vĩnh Long. Ông theo anh là Giám mục Ngô Đình Thục đi Vatican, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để đang sống ở đây.
        Trong thời gian ở Nhật, ông gặp tướng Douglas MacArthur chỉ huy quân Mỹ tại Nhật để thuyết phục Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam, nhưng tướng Douglas MacArthur tiếp kiến ông và Giám mục Ngô Đình Thục rất lạnh nhạt, không có biểu hiện gì cho thấy tướng Douglas MacArthur sẽ ủng hộ Việt Nam. Theo lời khuyên của Wesley Fishel, giáo sư chính trị Đại học Michigan, ông Diệm sang Hoa Kỳ để thuyết phục Tổng thống Mỹ Eisenhower ủng hộ Việt Nam độc lập. Tháng 9 năm 1950, Ngô Đình Diệm đến Washington gặp các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng ông không gây được ấn tượng với họ. Sau khi gặp, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhận xét Ngô Đình Diệm “quan tâm ngang bằng nếu không nói là hơn… đến việc thực hiện các tham vọng cá nhân, thay vì giải quyết những vấn đề phức tạp mà đất nước của ông đang đối mặt ngày hôm nay”. Tháng 10 năm 1950, Ngô Đình Diệm sang Vatican gặp Giáo hoàng rồi đến Paris gặp các quan chức Việt và Pháp đồng thời đề nghị Bảo Ðại bổ nhiệm ông làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam với điều kiện ông có đủ thẩm quyền để chỉ đạo các cơ quan hành chính tại Việt Nam nhưng Bảo Đại chỉ trả lời chung chung.
 


image
Cố vấn Ngô Đình Nhu có 4 người con: Ngô-Đình Trác, Ngô-Đình Quỳnh, Ngô-Đình Lệ Thuỷ và Ngô-Đình Lệ Quyên. Kể từ sau khi hai anh em Ngô-Đình Diệm và Ngô-Đình Nhu bị sát hại, dòng họ Ngô-Đình cũng trải qua nhiều biến cố.
Hai người con gái của Ngô-Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô-Đình Lệ Thủy và Ngô-Đình Lệ Quyên lần lượt qua đời vào năm 1967 và 2012 vì tai nạn giao thông.
image
Theo Luật sư Lâm Lễ Trinh trong một cuộc phỏng vấn, ông Ngô-Đình Diệm là Tổng Thống, nhưng khai sinh chế độ Việt Nam Cộng Hoà công lớn là của ông Ngô-Đình Nhu. Ông Ngô-Đình Quỳnh nhớ về Cha như là một người kín đáo và tận tuỵ cho đất nước.   
    Thời gian hai năm kế tiếp Ngô Đình Diệm sang Mỹ phần lớn lưu trú tại các trường dòng Lakewood ở New Jersey và trường dòng Ossining ở New York. Ông dùng đủ mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower nhưng cũng không thành công vì Mỹ đang bận tham chiến tại Triều Tiên và Mỹ không muốn làm mất lòng người Pháp. Đây cũng là thời kỳ Ngô Đình Diệm gặp Hồng y Spellman, người đồng ý làm trung gian để ông có cơ hội diện kiến với những nhân vật quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ. Qua trung gian của Hồng y Spellman, ông Diệm đã gặp gỡ và tranh thủ được tình cảm của dân biểu Walter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, nhất là Thượng nghị sĩ John F. Kennedy (Kennedy sau này trở thành Tổng thống Mỹ). Ngô Đình Diệm tìm kiếm sự hỗ trợ của người Mỹ cho những kế hoạch chính trị của ông cũng như thu hút những người Mỹ tin vào phát triển, hiện đại hoá và khả năng biến đổi Việt Nam dựa trên nền công nghệ Mỹ. Ðặc biệt, ông tìm cách khai thác những quan tâm chính thức mới (của Mỹ) trong việc “hỗ trợ kỹ thuật” cho nước ngoài. Cũng nhờ sự giới thiệu của Spellman và một vài nhân vật cấp cao của CIA, Ngô Đình Diệm vào ở ẩn ở các chủng viện lớn như Maryknoll, Lakewood rồi vào trường đại học Michigan tham gia một số khóa học. Có thể nói, người đã giúp đỡ ông Diệm rất nhiều khi ở Mỹ là Hồng y Spellman. Nhà sử học John Cooney đã viết:
"Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi chính khách: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng."
       Năm 1954, Ngô Đình Diệm từ Bỉ trở lại Paris sống tại nhà ông Tôn Thất Cẩn (con trai của cụ Thân thần phụ chính Tôn Thất Hân). Tại đây, với sự yểm trợ của Ngô Đình Luyện, Diệm bắt đầu vận động trong giới chính khách Việt sống lưu vong.
        Tại cuộc họp do Hội "American Friends of Vietnam", một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C. ngày 1/6/1956, John F. Kennedy (về sau là Tổng thống Mỹ) tuyên bố:
“Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó”.
        Sau 4 năm Hiệp định Elysée được ký kết, lãnh đạo các đảng phái quốc gia đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập từng bước trong Liên hiệp Pháp của Bảo Ðại. Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Quốc gia Việt Nam chỉ độc lập trên danh nghĩa. Đa số lãnh đạo phe quốc gia thất vọng với thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, nổi tiếng thân Pháp và chuyên quyền. Họ cũng nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, vi phạm những thoả thuận trước đó với các quốc gia thuộc Liên hiệp Pháp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. Lợi dụng tình thế này Ngô Đình Nhu khéo léo kích động sự bất mãn và gợi ý triệu tập Đại hội Đoàn kết các đảng phái quốc gia tại Sài Gòn vào đầu tháng 9, sau khi Bảo Đại rời Việt Nam đi Pháp. Đại hội Đoàn kết diễn ra ngày 5, 6 tháng 9 năm 1953 không xây dựng được liên minh nào và cũng không đưa ra lập trường chính trị chính thức nào.
Nhung buc anh cuc hiem ve cuoc doi cuu hoang Bao Dai-Hinh-2
Nhung buc anh cuc hiem ve cuoc doi cuu hoang Bao Dai-Hinh-3
     Tháng 10 năm 1953, các đảng phái quốc gia lại nhóm họp và phê chuẩn quyết định bác bỏ sự tham dự của Việt Nam vào Liên hiệp Pháp và ủng hộ việc độc lập hoàn toàn. Đứng trước sự bất mãn tăng cao của các lãnh đạo đảng phái, tôn giáo, Bảo Đại phải thân thiện hơn với Ngô Đình Diệm và cân nhắc lại khả năng bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Ngày 26 tháng 10, Bảo Ðại gặp Ngô Đình Diệm ở Cannes để thăm dò lòng trung thành của ông này với Bảo Đại và khả năng bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Tháng 12, 1953, Bảo Đại cách chức Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và bổ nhiệm Nguyễn Phúc Bửu Lộc, một thành viên của hoàng tộc, làm thủ tướng. Đầu tháng 3 năm 1954, sau khi Bảo Đại chấp thuận trên nguyên tắc việc thành lập Quốc hội mới, Ngô Đình Nhu và những đồng minh của ông xuất bản một bài viết ở Sài Gòn thúc ép Bảo Đại nhượng bộ thêm.
        Đầu năm 1954, trong khi Pháp đang gặp khó khăn tại trận Điện Biên Phủ, Bảo Đại liên tục nhờ người chuyển lời với ông Diệm đang ở Hoa Kỳ, yêu cầu ông trở về nước thành lập chính phủ mới. Ông Diệm tiếp tục từ chối lời mời của Bảo Đại với lý do không tin tưởng vào người Pháp. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đàm phán hiệp ước trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam. Ngày 16/6/1954, Quốc trưởng Bảo Đại gặp Ngô Đình Diệm tại Pháp. Ông Diệm đồng ý trở về nước làm Thủ tướng theo lời mời của Bảo Đại với điều kiện Bảo Đại phải đồng ý để chính phủ do ông thành lập được toàn quyền về chính trị và quân sự. Bảo Đại đồng ý với yêu cầu này, sau đó ông Diệm về nước và chính thức được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới với nội các gồm 18 người. Sau này Bảo Đại viết trong hồi ký của mình:
      “Từ những gì tôi biết về ông, tôi biết rằng ông Diệm là một người khó tính. Tôi cũng biết về sự cuồng tín và xu hướng thiên về Thiên Chúa của ông. Nhưng, trong hoàn cảnh hiện tại, không có một lựa chọn nào tốt hơn. Ông được người Mỹ biết đến, và họ đánh giá cao tính không khoan nhượng của ông. Trong mắt họ, ông là người xứng đáng với chức vụ đó nhất, và Washington sẽ không dè xẻn trong việc ủng hộ ông. Bởi vì quá khứ [của ông Diệm] và bởi vì sự hiện diện của người em ông ở vị trí hàng đầu của “Phong trào Công đoàn Quốc gia”, ông sẽ có được sự cộng tác của những người quốc gia thế lực nhất, những người đã hạ bệ ông Tâm và ông Bửu-Lộc. Cuối cùng, cũng vì tính không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông là người ta có thể trông cậy được trong việc chống lại chủ nghĩa cộng sản. Đúng, ông chính là người cần thiết cho hoàn cảnh như vậy.” Kế hoạch của Mỹ là viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm để giúp miền Nam Việt Nam hoàn toàn độc lập với Pháp (đó là cách duy nhất để lôi kéo những người dân tộc chủ nghĩa rời xa Việt Minh và ủng hộ Quốc gia Việt Nam); Mỹ cũng thúc đẩy Ngô Đình Diệm thành lập một chính quyền đoàn kết quốc gia đại diện cho những xu hướng chính trị chính tại Việt Nam, ổn định miền Nam Việt Nam, bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp rồi sau đó phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách hợp pháp; cuối cùng do Ngô Đình Diệm là một người quốc gia không có liên hệ gì trong quá khứ với Việt Minh và Pháp do đó miền Nam Việt Nam sẽ trở nên chống Cộng mạnh mẽ. Công thức này đòi hỏi một sự hợp tác từ cả Pháp và Mỹ để hỗ trợ Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, Pháp không có thiện cảm với Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Pháp Edgar Faure (sau này là thủ tướng Pháp) cho rằng Diệm "không chỉ không có khả năng mà còn bị điên... Pháp không thể chấp nhận rủi ro với ông ta", hơn nữa Pháp đang bị chia rẽ chính trị nội bộ và gặp khó khăn tại Algérie nên rất miễn cưỡng trong việc giúp đỡ Quốc gia Việt Nam do đó Mỹ đã tiến hành kế hoạch một mình mà không có Pháp trợ giúp.

Huế - những tháng ngày sục sôi - Kỳ 1: Những giọt nước tràn ly
 Giám mục Ngô Đình Thục (giữa), tổng thống Ngô Đình Diệm (phải) và cố vấn Ngô Đình Nhu - Ảnh tư liệu

       Ngày 23/10/1954, tổng thống Hoa Kỳ - Eisenhower gửi công hàm chính thức cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ đây chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như trước.
       Theo ông cơ hội duy nhất cho chính phủ quốc gia Việt Nam đứng vững được là phải thoát khỏi những ảnh hưởng còn sót lại của Pháp, và ông quyết định phải thực hiện mục tiêu đó. Quan điểm của Ngô Đình Diệm là "Muốn thuyết phục được nhân dân Việt Nam là chính quyền này độc lập thì cần thiết về mặt chính trị phải tỏ ra là chống thực dân và đặc biệt là chống Pháp".Chỉ sau vài tháng nắm quyền thủ tướng, tháng 12 năm 1954 ông bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương (một cơ quan do Pháp thành lập), từ nay giấy bạc lưu hành trên lãnh thổ miền Nam sẽ do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam mới thành lập phát hành và cục hối đoái giao cho chính phủ Quốc gia Việt Nam quản lý. Tiếp đó ông yêu cầu chính phủ Pháp trong vòng năm tháng thực hiện chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam mọi công tác của Quân đội Quốc gia Việt Nam còn phụ thuộc vào bộ chỉ huy Liên hiệp Pháp. 
Phản ứng lại hành động của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đang từng bước loại bỏ ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam, Pháp muốn duy trì ảnh hưởng tại miền Nam nhưng lại gặp phải một Thủ tướng có tinh thần dân tộc nên họ tìm mọi cách loại bỏ để thay thế bằng một người lãnh đạo thân Pháp. Thông qua một số nhân vật ngoại giao như đại sứ Mỹ Donald R. Heath tại Sài Gòn, đại sứ Mỹ Douglas Dillon tại Paris, Pháp tìm cách thuyết phục Mỹ đồng ý loại trừ ông Diệm bằng cách chỉ trích ông thiếu năng lực và không có khả năng đại diện nhân dân vì không có được sự cộng tác và ủng hộ của các phe phái tại Miền Nam do đó không có khả năng thắng trong cuộc Tổng tuyển cử dự tính được tổ chức năm 1956. Tài liệu mật số 1691/5 (ngày 15 tháng 4 năm 1955) của Bộ Quốc phòng Mỹ ghi nhận Pháp muốn giữ vai trò lịch sử lâu dài của mình tại Việt Nam và bảo vệ những đầu tư kinh tế, tài chính của Pháp tại đây.

Viên sĩ quan dù cao cấp về sau trở thành tướng nổi loạn Nguyễn Chánh Thi đã nhận xét về sự lộng hành của một số linh mục thời Diệm – Nhu: “Cứ hầu như mỗi một tỉnh của miền Nam, nhất là tại miền Trung, có một linh mục có quyền sinh sát trong tay mà chả ai đả động đến, vì đằng sau họ là sức mạnh chính quyền. Họ còn lộng hành hơn là nhận đơn kiện cáo của con chiên, rồi phê vào đơn, đưa đến tỉnh trưởng hay quận trưởng, bảo phải xử theo ý của linh mục A, linh mục B, không thì mất chức. Một số linh mục dưới chế độ Ngô Đình Diệm, họ sống như các ông vua của một xứ xưa kia!..”.img0000356A
Cũng theo linh mục Trần Tam Tỉnh, đáp lại các lời chỉ trích, giám mục Thục nói với ICI, tạp chí Công giáo số 15/4/1963, rằng “Trên bàn giấy của tôi chồng chất cả lô đơn xin tôi can thiệp cho họ ơn này, ơn nọ, khổ thay thường chỉ là thế tục. Tôi không thể dửng dưng được trước lời kêu gọi của họ! ở vào địa vị của tôi các ông sẽ xử sự như thế nào?”. Giả dối đến thế là cùng!

        Lúc đó, Quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn ở Cannes, quân đội Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp, và Tổng Tham mưu Trưởng quân đội, tướng Nguyễn Văn Hinh (con trai cựu thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, người nổi tiếng thân Pháp) là một sĩ quan cũ trong Không quân Pháp, có vợ là người Pháp. Cảnh sát do lực lượng Bình Xuyên nắm giữ (thủ lĩnh là tướng Lê Văn Viễn), ngay cả lực lượng an ninh văn phòng phủ Thủ tướng Ngô Đình Diệm cũng do cảnh sát gửi đến. Chính vì thế Pháp tìm cách loại trừ Ngô Đình Diệm hoặc bằng một cuộc đảo chính, hoặc bằng cách thuyết phục Bảo Đại cách chức ông Diệm và bất hợp tác với Mỹ trong việc huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam. Pháp tổ chức một cuộc họp chính trị có sự tham dự của tướng Nguyễn Văn Hinh, lãnh đạo các giáo phái, một số quan chức Pháp và đại sứ Mỹ Donald R. Heath tại Sài Gòn để đề nghị mọi người đồng ý thay thế chính phủ Diệm.
Tướng Nguyễn Văn Hinh có tham vọng làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam bắt đầu công khai chống lại Thủ tướng Diệm và còn khoe "Tôi chỉ cần nhấc cái ống điện thoại lên là có thể dẹp được Diệm rồi.". Ngô Đình Diệm đối phó bằng cách ra lệnh cho Tướng Nguyễn Văn Hinh đi nghỉ để nghiên cứu trong sáu tuần và phải xuất ngoại trong 24 giờ. Tướng Nguyễn Văn Hinh bất tuân thượng lệnh. Một tuần sau, ông cho phổ biến tuyên bố về việc ông không tuân lệnh ông Diệm và một điện tín ông đã gửi thẳng cho Quốc trưởng Bảo Đại yêu cầu can thiệp. Cùng ngày, Ngô Đình Diệm tuyên bố tướng Hinh nổi loạn. Tướng Hinh cho xe thiết giáp bảo vệ tư dinh của mình, đồng thời phái một lực lượng bao vây Dinh Độc Lập. Trong thời gian 6 tuần tiếp theo, tình hình đi tới chỗ bế tắc. Ngày 20 tháng 9 năm 1954, 15 bộ Trưởng trong nội các Ngô Đình Diệm đồng loạt từ chức. Quân đội dưới quyền tướng Nguyễn Văn Hinh cũng đã sẵn sàng chờ lệnh để tấn công.
 
https://c1.staticflickr.com/3/2740/4049026760_e28be3cacc_z.jpg
    Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến: thuyền không lái cũng không!
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong?
 

----------------------------------------------------
Gian thời lận thế lén sang sông
Mạo danh "chí sĩ", đóng vai hùng
Thân thế lam nham đòi gánh nước
Sự nghiệp tày quày muốn kiếm cung
Hám lợi cầu danh, cùng một duộc
Mà làm như vẻ nợ non sông
Lập bè kết đảng, chơi dao sắc
Thì đành mạng vong, xác bít bùng!
 
     Trước tình thế đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gửi công điện cho Đại sứ Donald R. Heath và tướng John W. O'Daniel chỉ thị phải "nói không úp mở (với Pháp và Tướng Hinh) rằng Hoa Kỳ sẽ không dự trù hoặc triển hạn những viện trợ lâu dài cho quân đội Việt Nam nếu còn một chút nghi ngờ gì về sự trung thành của vị tổng tham mưu trưởng và các sĩ quan cao cấp."
Cố vấn quân sự Mỹ là Edward Lansdale, người chịu trách nhiệm hỗ trợ chính phủ Ngô Đình Diệm, đàm phán với tướng Trình Minh Thế về việc sử dụng lực lượng vũ trang của ông ta để hỗ trợ cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm và Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
        Sau khi Ngô Đình Nhu và Edward Lansdale phát hiện được âm mưu đảo chính của tướng Nguyễn Văn Hinh, Edward Lansdale đã mua chuộc được các sĩ quan cấp dưới của tướng Nguyễn Văn Hinh đi nghỉ mát. Thiếu những thuộc hạ cốt cán này, cuộc đảo chính đã không thể tiến hành được.
Ngô Đình Diệm đã buộc tướng Nguyễn Văn Hinh từ chức, giao quyền lại cho tướng Nguyễn Văn Vỹ. Nguyễn Văn Hinh chạy đến Paris vào ngày 13 tháng 11 năm 1954. Ngô Đình Diệm đồng thời cương quyết từ chối cho thủ lĩnh Lực lượng Bình Xuyên là tướng Bảy Viễn (tức Lê Văn Viễn) tham gia chính quyền dù Bảy Viễn đe dọa "tắm máu" Sài Gòn nếu yêu cầu của mình không được đáp ứng.
       Tháng 12 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm xóa bỏ tất cả các hiệp ước kinh tế, tài chính ký kết với Pháp trước đó, yêu cầu Pháp hủy bỏ Hiệp định Geneve và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó Ngô Đình Diệm rút đại diện của Quốc gia Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp. Ngày 22 tháng 3 năm 1956, Pháp thỏa thuận với Quốc gia Việt Nam rút toàn bộ quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam. Ngày 26 tháng 4 năm 1956, Pháp giải thể Bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Sài Gòn.
        Ngoài ra Thủ tướng Ngô Đình Diệm trực tiếp đối đầu với Quốc trưởng Bảo Đại khi ông thông qua Dụ số 21 ngày 11 tháng 3 năm 1955 chính thức sát nhập vùng đất Hoàng triều Cương thổ lại vào Trung phần chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại. Ông còn tổ chức những chiến dịch tuyên truyền chống lại Quốc trưởng Bảo Đại.
        Quốc trưởng Bảo Đại thấy không điều khiển được Ngô Đình Diệm cũng tán thành theo người Pháp, gây áp lực đòi Mỹ rút lại mọi ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm và gây sức ép buộc ông này từ chức. Bảo Đại muốn đưa Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng, hoặc Phó thủ tướng, Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng còn tướng Bình Xuyên, Bảy Viễn làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các giáo phái lớn tại miền Nam không quyết định hoàn toàn ủng hộ bên nào.

(còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)