TT&HĐ III - 32/+++
CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 1975 - BẢN HÙNG CA BẤT TỬ
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong số
8 cuộc chiến tranh của nước Mỹ: 11 năm 1 tháng (cuộc chiến tranh kéo
dài đứng hàng thứ hai là cuộc nội chiến Nam - Bắc cũng chỉ có 4 năm).
Nhưng cuộc chiến tranh đó đã đem lại lợi ích gì cho nước Mỹ? Chỉ là một
con số 0 to tướng nếu không kể những tội ác và những tàn phá mà nó gây ra. Không những thế nó đã làm cho nước Mỹ phải hao người,
tốn của ghê gớm và phải chuốc lấy một nỗi hổ thẹn ê chề do tính ngạo
mạn, mù quáng gây ra. Chúng ta có thể liệt kê ra những hổ thẹn ấy:
1 - Cường quốc số 1, giàu có nhất thế giới đã thực sự thua trận trước một nước nhược tiểu, nghèo nàn và lạc hậu.
Chỉ
vì một não trạng hoảng sợ trước một điều hoang đường là sự bành trướng
của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á mà Mỹ đã gây ra chiến tranh ở Việt
Nam. Và còn vì điều như Allman viết trong “Hai mươi năm dính líu của Mỹ ở
Đông Dương: Điều mỉa mai của lịch sử nước Mỹ”, như sau:
“Một
sai lầm dai dẳng suốt ¼ thế kỷ của chính sách Mỹ là dựa vào niềm tin
không suy suyển về sức mạnh của Mỹ có thể tự tạo ra cho nó tính hợp pháp
và làm được tất cả.
Từ
Rostow, Achesơn, Dean Rusk đến Kissinger đều có những lời nói như:
“Chúng ta là nước hùng mạnh nhất thế giới”, “không một nước châu Á vùng
nhiệt đới nào nhỏ bé, nghèo nàn, không phải là người da trắng mà lại
không bị gục ngã trước hỏa lực của Mỹ nếu như thời gian ném bom đủ dài,
nếu như con số người chết cứ cộng mãi vào đủ lớn”.
Toàn cảnh lễ ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam, 27.1.1973 (Ảnh tư liệu)
Ngày
3/6/1968, đông đảo các chính khách và Việt kiều tại Paris ra sân bay
Bretigny (Pháp) đón đ/c Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của đoàn đại biểu
Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Paris. Ảnh: Văn Lượng-TTXVN.
Sáng
4/11/1968, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
do Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng đoàn dẫn đầu đến Paris (Pháp) dự Hội
nghị bốn bên về Việt Nam. Ảnh: Văn Lượng-TTXVN.
Chữ ký của các các bên trong Văn bản Hiệp định Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Các
đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đón Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ở Phủ Chủ tịch sau khi ký Hiệp
định Paris trở về Việt Nam. Đông đảo đại diện các đoàn ngoại giao đến
chúc mừng, chia vui trước thắng lợi lịch sử của nhân dân ta. Ảnh: Tư
liệu - TTXVN.
Quang
cảnh Cuộc nói chuyện chính giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Chính phủ Hoa Kỳ về hòa bình tại Việt Nam tại Phòng họp Trung tâm Hội
nghị Quốc tế ở Paris ngày 13/5/1968. (Đoàn Việt Nam ngồi phía bên phải).
Ảnh Tư liệu – TTXVN.
Ngày
9/5/1968, đông đảo kiều bào Việt Nam và nhân dân Paris cùng các phóng
viên quốc tế tập trung tại sân bay Bourget đón đồng chí Xuân Thủy, đại
diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến tham dự cuộc đàm phán với
đại diện Chính phủ Mỹ về hòa bình tại Việt Nam. Ảnh Tư liệu – TTXVN.
Ngày
25/01/1969, Hội nghị bốn bên về Hòa bình tại Việt Nam chính thức khai
mạc phiên toàn thể đầu tiên, gồm 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam
Cộng hòa. Ảnh:Tư liệu - TTXVN.
Thái
độ lật lọng và hành động leo thang chiến tranh của chính quyền Mỹ đã
gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ khắp thế giới. Ngày 20/01/1973,
cùng với hàng trăm cuộc biểu tình chống chiến tranh nổ ra ở nhiều nước
trên thế giới, nhân dân Mỹ tổ chức biểu tình lớn ở Thủ đô Oasinhtơn,
trong khi Richard M.Nixon làm lễ nhậm chức Tổng thống, đòi Mỹ ký ngay
Hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu -
TTXVN.
Thực
hiện Hiệp định Hòa bình Paris, trong hai ngày 28 và 29/3/1973, tại sân
bay Gia Lâm, 107 nhân viên quân sự Mỹ (đợt cuối cùng) được Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao trả cho Hoa Kỳ. Ảnh: Văn Bảo - TTXVN.
Trong
tiểu luận “Điều mỉa mai trong lịch sử nước Mỹ”, Niebluer, một nhà thần
học đã kết luận: “Điều mỉa mai không phải là đến tận phút chót (của thất
bại), nhiều người Mỹ vẫn tưởng là mình đang thắng, mà là gần như một
thời gian dài, người ta vẫn tưởng rằng thắng lợi chỉ cần cố gắng một
chút là có thể giành lấy… Chúng ta chưa hề bao giờ tiên đoán là nước
hùng mạnh nhất trái đất lại phải chịu đựng cái điều ước mơ làm chủ lịch
sử và bị cự tuyệt một cách mỉa mai đến như vậy”.
Trong
“Mỹ đã kiệt sức vì chiến tranh Việt Nam” (Tuần tin tức, 8-2-1973) có
viết: “Sự thất bại đầu tiên và đau đớn nhất trong lịch sử quân sự Mỹ” và
“Một cuộc chiến tranh không sản sinh ra chiến thắng huy hoàng, không
sản sinh ra anh hùng dân tộc, và không sản sinh ra những bài ca rung
động lòng người…”.
Theo
Don Luce, J. Sonner: “Thất bại của Mỹ ở Việt Nam chủ yếu là do không
hiểu biết, không nắm được tư tưởng, ý nghĩa và tính cách của người Việt
Nam mà đã dùng vũ lực tàn bạo. Ở Việt Nam, người Mỹ không mù quáng nhưng
họ là những người điếc và câm”.
2
- Cuộc chiến tranh Việt Nam làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn gay gắt nhất,
nhiều sự bội tín và lừa dối nhất trong chính giới Mỹ, bị toàn thể loài
người tiến bộ, kể cả nhân dân Mỹ oán trách, chê cười, nguyền rủa:
Tướng
tư lệnh chiến trường Oétmolen, từ một người thận trọng; có phần khiêm
tốn, do được tâng bốc lên tận mây xanh, được chính quyền Giônxơn đặt
toàn bộ hy vọng vào tài năng ông ta nên cũng được “cưng chiều”, được chu
cấp đầy đủ nhất mọi thứ mà ông ta đòi hỏi, đã trở thành kẻ huênh hoang,
phát biểu nhiều lời khinh xuất, để rồi mau chóng trở thành kẻ tội đồ,
bị chính những người tâng bốc quay lại chửi bới thậm tệ. Ông này không
vừa, đổ vấy tất cả trách nhiệm thua trận cho chính phủ Mỹ và như vậy
càng làm cho mọi người khinh khi.
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình
ký Hiệp định Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam (1973)
những hành động của Mỹ sau khi tuyên bố “chấm dứt chiến tranh” tại Việt Nam vào Tháng 2 năm 1973. Mỹ đã thất hứa khi
vẫn hiện diện ở Việt Nam dưới vỏ bọc là cơ quan quản lý dịch vụ
(Management Services Division). Và, đối với John Pilger chiến dịch
cuối cùng ở Việt Nam bắt đầu từ ngay ngày đầu năm mới 1975,
khi quân đội miền Bắc bao vây và chiếm thủ phủ Phước Bình, chỉ
cách Sài Gòn có 75 dặm.
|
Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa tại lễ ký kết Hiệp định Paris
(Ảnh tư liệu: BNG) |
Trong lịch sử đấu tranh
chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, có lẽ chưa có cuộc đàm phán nào
kéo dài như Hội nghị Paris. Gần 5 năm, với 202 phiên họp công khai và 24
cuộc gặp riêng, đàm phán Paris là cuộc đấu trí giữa hai nền ngoại giao:
Việt Nam và Mỹ. Nhìn lại vị thế của Việt Nam kể từ khi bắt đầu bước vào
bàn đàm phán đến khi Mỹ đặt bút ký vào Hiệp định Paris, chính thức thừa
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,
đã có nhiều khác biệt cơ bản. Từ một nước bị giày xéo trong bom đạn, cái
mà Việt Nam đem đến bàn đàm phán là một tinh thần quyết chiến quyết
thắng, ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ chân lý, giành độc lập
tự do của cả một dân tộc. Những thắng lợi vang dội trên chiến trường
Việt Nam, đặc biệt là cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm của trận
“Điện Biên Phủ trên không” là đòn quyết định buộc Mỹ phải ký kết Hiệp
định chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Lễ cuốn cờ ở Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ tại Sài Gòn để rút quân ra khỏi Việt Nam (ảnh tư liệu) |
Ông Võ Văn Sung, Nguyên
trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp cho rằng:
Thắng lợi của Hiệp định Paris có 2 vế quan trọng. Thứ nhất, đứng về mặt ngoại giao thì phải bàn bạc, làm cho đúng, cho chủ nhà của Hiệp định Paris là Pháp đồng tình với ta, ủng hộ ta. Thứ hai, làm
thế nào để nhân dân thế giới đứng về phía ta. Phải nói rằng, trong 12
ngày đêm bầu trời Hà Nội thì rực lửa bắn máy bay, ngày nào ông Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Pháp cũng gặp đoàn Việt Nam. Ông rất cần thông tin để có
thái độ. Trong 12 ngày đêm đó, nước Pháp là mùa đông nhưng không khí
hừng hực tất cả. Hừng hực tình cảm của người dân Pháp, hừng hực tình cảm
của bà con Việt kiều, tình cảm của bạn bè quốc tế, bạn bè Tây Âu ủng hộ
Việt Nam.
|
Ông Võ Văn Sung, Nguyên trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp (Ảnh tư liệu, nguồn: BNG) |
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình
ký Hiệp định Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Hiệp
định Paris 1973 phản ánh được ở mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có thuận lợi nhưng
cũng chứa đựng nhiều phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô,
Trung Quốc, các nước XHCN, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và
hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
chống Mỹ xâm lược”, thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân.
Hiệp
định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam góp phần to lớn vào sự nghiệp
giải phóng của nhân dân Lào và Campuchia. Giải pháp về Lào gần như đồng
thời với Hiệp định Paris về Việt Nam, tháng 2/1973. Hiệp định Paris mở
đường cho thắng lợi của Campuchia tháng 4/1975.
Đặc
biệt, thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần mở ra cục diện mới ở
Đông Nam Châu Á; quân đội Mỹ rút khỏi khu vực; khối SEATO giải tán; xu
thế hòa bình, trung lập trong khu vực phát triển.
Hội
nghị Paris đã để lại nhiều bài học lớn, trong đó có bài học về ý chí
quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế
- bài học còn nguyên giá trị đối với các quốc gia.
Quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam (1973)
Pilger viết: “Sài Gòn đang sụp đổ trước mắt, một Sài Gòn được người Mỹ
hậu thuẫn, một thành phố được coi là “thủ đô tiêu dùng” nhưng chẳng hề
sản xuất một mặt hàng nào ngoài chiến tranh. Trong hàng ngũ của quân đội
lớn thứ tư thế giới vào thời điểm đó, binh lính đang đào ngũ với tốc độ
cả nghìn người trong một ngày…”
Một điểm thú vị trước khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, đó
là sự rối ren tột cùng tại Sài Gòn lúc ấy. Lệnh tiến hành di tản được
đưa ra. Tuy nhiên, Đại sứ Martin vẫn tin rằng “còn thời gian” đàm phán
để có một “giải pháp danh dự”. John Pilher miêu tả: “Một đám đông chen
lấn ở trước cửa sứ quán Mỹ, có người còn cố trèo tường để vào bên trong.
Một số người có mặt ở đây chỉ vì tò mò. Một số khác vừa ôm chặt cánh
cổng sắt vừa nài nỉ thủy quân lục chiến Mỹ. Họ đưa ra giấy tờ hoặc thư
từ giới thiệu của các quan chức Mỹ”.
Nhà báo John Pilger xúc động nhớ lại cảnh ngủ dưới gầm giường để
tránh mảnh pháo, đến sáng lại dạo vòng quanh khu trung tâm,
cảm nhận cuộc chiến sắp kết thúc. Trên hết là hình ảnh những người
bị tàn phế, những con người đang phải nằm ở bệnh viện và tất cả những hy
sinh của họ, ông nghĩ “họ hoàn toàn xứng đáng hưởng một nền hòa bình”.
Bộ trưởng Xuân Thủy cùng cố vấn đặc biệt của Việt Nam
DCCH Lê Đức Thọ rời cuộc gặp riêng tại địa điểm của đoàn Việt Nam DCCH ở
11 phố Darthe. Ảnh tư liệu
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ với nụ cười thắng lợi tại Hội nghị Paris. Ảnh tư liệu
Chính
quyền Níchxơn là chính quyền cay cú nhất, lồng lộn nhất, điên khùng
nhất. Khi đã giở mọi thủ đoạn đấm đá, hù dọa mà “nhân dân Việt Nam quyết
không sợ”, chính quyền Níchxơn bèn giở trò bỉ ổi cuối cùng là tìm kiếm
xin xỏ sự trợ giúp từ hai đối thủ tiềm tàng của mình là Liên Xô và Trung
Quốc. Chính quyền Níchxơn cũng là chính quyền lừa dối trơ tráo, “khủng
khiếp” nhất trong lịch sử nước Mỹ; lừa dối đối phương đã đành, còn lừa
dối lẫn nhau, lừa dối đồng minh (chính quyền Thiệu), lừa dối nhân dân
Mỹ, lừa dối thế giới và tự huyễn hoặc lừa dối chính bản thân mình về
khái niệm “danh dự”. Do đó chính quyền Níchxơn đã gặt hái thất bại ê chề
nhất, bị nguyền rủa nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ. Níchxơn là một
tổng thống phải tự kết thúc sự nghiệp chính trị của mình một cách đáng
xấu hổ nhất, nhục nhã nhất trong các đời Tổng thống Mỹ.
3
- Là một nước đứng đầu về sự hùng mạnh, có những lời tuyên ngôn bất hủ
như một chân lý sáng ngời, có vai trò cầm cân nảy mực, gìn giữ trật tự
thế giới mà lại hành động một cách hoàn toàn trái ngược, tàn ác ở Việt
Nam, một đất nước bé nhỏ, chỉ muốn được thống nhất, độc lập, bình đẳng,
tự do mưu cầu hạnh phúc mà trước đó cũng như sau này chưa bao giờ động
chạm đến quyền lợi của nước Mỹ.
Một
người anh Đồng Minh đã dội xuống đầu người em đi theo Đồng Minh tất cả
sức mạnh áp đảo về vũ khí, bom đạn (trừ bom nguyên tử), gây ra biết bao
nhiêu sự hủy diệt, đau thương tang tóc cho dân thường vô tội ở cả hai
phía một cách hoàn toàn vô tích sự, để rồi phải chịu thất bại không thể
chối cãi được, phải ký vào cái không muốn ký mà bỏ của chạy lấy người,
bỏ đi, mặc cho “đệ tử” bị “nện” chết, không quay lại cứu mà nói đến danh
dự thì thật là nực cười!
Tháng
11-1982 ở Mỹ đặt đài tưởng niệm quân nhân Mỹ đã chết trận ở Việt Nam.
Số tên người được khắc trên đó là 57.939. Họ là ai trước khi là quân
nhân Mỹ? Là con em nhân dân Mỹ! Tại sao họ bị điều động đến một đất nước
nhỏ bé cách nước Mỹ nửa vòng trái đất để chết ở đó, và chết để làm gì,
chết cho ai? Có phải là họ chết để bảo vệ quê hương họ, cho sự toàn vẹn
lãnh thổ của nước Mỹ không? Chắc rằng đứng trước bức tường tưởng niệm
bằng đá hoa cương ấy, không một người Mỹ nào cảm thấy tự hào mà trái
lại, chỉ thấy xót thương, tủi nhục.
Trụ sở phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Paris ở Xoaxylơroa.
Sau
thắng lợi của hai mùa khô, ta chủ trương mở mặt trận ngoại giao để phối
hợp với mặt trận quân sự nhằm tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ, nêu rõ lập
trường chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thế giới.
Mục tiêu trước mắt là đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom phá
hoại miền Bắc. Tháng 3/1968, sau cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu
Thân, Giôn-xơn ra lệnh ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, bắt đầu nói
đến việc thương lượng và đàm phán với ta.
Đoàn
Đại biểu Chính phủ Mỹ dự phiên họp khai mạc cuộc hội đàm chính thức
giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ
Mỹ trong Hội nghị Paris ngày 13/5/1968 tại Phòng họp Trung tâm các Hội
nghị quốc tế (Đường Kleber, Paris, Cộng hòa Pháp)
Cuộc gặp riêng giữa ông Lê Đức Thọ với ông Henry Kissinger tại Paris, năm 1973
Quang cảnh Lễ ký Hiệp định Paris, 27/01/1973
Lễ ký tắt Hiệp định Paris, 23/01/1973
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henry Kissinger trong buổi ký tắt Hiệp định Paris năm 1973
Ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissnger trao đổi bút ký trên bàn hội đàm
Ông
Lê Đức Thọ, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký thông báo
chung với Hoa Kỳ về thực thi Hiệp định Paris, ngày 13/6/1973
Trao trả tù binh Mỹ ở sân bay Gia Lâm, ngày 18/02/1973
Ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger tại Paris năm 1973. Ảnh: AFP
Có
thể là vô tình nhưng bức tường đó đã là một chứng tích của tội ác. Tội
ác ấy là do ai gây ra nếu không phải là những tập đoàn lãnh đạo nước Mỹ
đã gây ra cuộc chiến tranh vô nghĩa ở Việt Nam?
Theo Emtơ (Lời phán quyết về Việt Nam) thì cuối năm 1970, tổ chức “Binh lính đoàn kết chống chiến tranh Việt Nam” đã ra tuyên bố:
“Mười
năm qua, đất nước chúng ta tham gia vào một cuộc chiến tranh lâu dài,
mòn mỏi, tốn kém và thê thảm ở Việt Nam. Phần đông người Mỹ không ủng hộ
cuộc chiến tranh đó, ngày càng có thêm nhiều người phản đối, kể cả
những binh sĩ đang làm nhiệm vụ. Chúng tôi, những người lính, chúng tôi
buộc phải chịu đau khổ nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam thất bại
này. Nhiều người trong chúng tôi bị bắt lính trái với ý muốn của chúng
tôi, để thực hiện một cuộc chiến tranh không hợp pháp, không đạo đức và
không chính nghĩa”.
Ngày
19-4-1971, 2.000 cựu binh sĩ về Oasingtơn gặp Quốc hội, tại nghĩa địa
Arlington đã tổ chức rước đuốc phản đối đến Nhà Trắng. Đỉnh cao là lúc
các cựu binh sĩ vứt bỏ các huân chương về Việt Nam của họ trên thềm nhà
Quốc hội để phản đối chiến tranh… Các cựu chiến binh cũng đã dẫn đầu
những đoàn biểu tình tại Oasinhton, vào ngày 24-4 là 300.000 người, ngày
1-5 là 200.000 người, đòi “Chấm dứt chiến tranh hoặc chấm dứt chính
phủ”...
Bản
thân Kítxingiơ, trong “Những năm ở Nhà Trắng” có viết: “Tôi nhận được
những bức thư lời lẽ gay gắt không thể tưởng tượng được của những người
xưa kia đã từng là bạn bè, của những công dân đầy giận dữ. Những lời
buộc tội như “phi đạo đức”, “lừa bịp” được tung ra bừa bãi, “dã man” là
một tính từ được người ta ưa dùng, nhiều chính phủ nước ngoài cũng lớn
tiếng chỉ trích. Chính phủ Thụy Điển so sánh chúng ta với bọn Quốc Xã.
Không một đồng minh NATO nào ủng hộ chúng ta”.
Một
học giả Nhật là Maruyama Shizuo đánh giá: “Khi tôi gọi nó là “chiến
tranh bằng không quân”, tôi muốn đề cập đến một tình trạng trong đó lực
lượng không quân thay thế lực lượng lục quân và đảm nhận cuộc chiến đấu.
Con số bộ binh của Mỹ ở Việt Nam vào cuối tháng 1-1973 còn không quá
25.000. Tuy thế, hồi tháng 12-1972, Mỹ đã mở ra ở Đông Dương một cuộc
chiến tranh không quân tàn bạo nhất trong toàn bộ lịch sử loài người”.
Hãng UPI công bố ngày 16-1-1973, số bom Mỹ đã ném từ năm 1965 đến năm 1972 là 7.438.052 tấn.
Harrison,
Roger Pic và một số nhà nghiên cứu phương Tây khác cho biết: Trong 8
năm, Mỹ đã ném xuống Việt Nam 7.800.000 tấn bom. (Trong đó có B52 đã bay
124.522 lần xuất kích và ném 2.949.000 tấn hay 1/3 tổng số lượng bom).
Với
thái độ điên cuồng lồng lộn, việc ném bom và pháo kích từ 300.000 tấn
hồi năm 1965 tăng lên trên 1 triệu tấn vào năm 1966. Trên 2 triệu tấn
trong mỗi năm từ 1967 đến 1970 (đỉnh cao là 2.966.548 tấn vào năm 1968),
và gần bằng ngần ấy trong những năm 1971 và 1972.
Vào năm 1973, Mỹ và Nam - Việt Nam đã sử dụng trên 14 triệu tấn bom và đạn ở Đông Dương.
Người
ta dự tính là ở Đông Dương có khoảng 26 triệu hố do bom gây ra, trong
đó 21 triệu hố ở miền Nam - Việt Nam. Số bom này đã hất đi khoảng 3.000
triệu mét khối đất. Con số này lớn gấp 10 lần số đất đào lên của 2 công
trình kênh đào Suez và Panama cộng lại, và chiếm một diện tích khoảng
13.000 km2 - khoảng 1/3 diện tích miền Nam - Việt Nam hoặc
1/25 diện tích toàn Việt Nam. Gấp 3 lần số lượng 2.057.244 tấn bom mà
không quân Mỹ đã ném xuống châu Âu, Bắc Phi và Thái Bình Dương trong
thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, hay nhiều hơn 2 lần số bom mà tất
cả các nước tham chiến sử dụng trên tất cả các chiến trường trong suốt
chiến tranh thế giới thứ hai. Gần 12 lần số bom đã ném trong chiến tranh
Triều Tiên là 635.000 tấn. Bằng sức nổ của trên 700 quả bom nguyên tử,
loại đã thả ở Hiroshima và kể cả 400.000 tấn napan nữa.
Năm 1968, trong một lần ám sát hụt một tên mật thám, bà Võ Thị Thắng bị bắt, bị tòa tuyên án 20 năm khổ sai. Ngày 2/8/1968, trước Tòa án quân sự mặt trận vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn, sau khi nghe kết án, bà đã bình tĩnh, tự tin, nở nụ cười và dõng dạc tuyên bố:“Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”.
Trong 6 năm ròng rã, bà Võ Thị Thắng đã bị kẻ thù đày đọa, giam cầm, tra tấn hết nhà lao này đến nhà lao khác. Bà được trao trả ở chính sân bay Lộc Ninh trong đợt trao trả cuối cùng theo Hiệp định Paris (Bà Thắng là người đứng thứ ba từ phải sang).
Bà Võ Thị Thắng (bên phải) cùng các bạn tù chính trị nữ trong đợt trao trả tù binh tại Lộc Ninh tháng 4/1974.
Biên tập viên Hương Tuấn Vũ của Đài Giải phóng đã phỏng vấn bà Võ Thị Thắng khi bà vừa được thả tại sân bay Lộc Ninh.
Các nhà lao Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo không giam cầm được khí tiết cách mạng của người con gái trẻ trong suốt 6 năm.
Bà Võ Thị Thắng phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam. Nhân dịp này, bà được Chính phủ tặng Huân chương độc lập hạng Nhì vì những cống hiến cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.
Vào lúc 8h15 phút sáng 22/8, bà Võ Thị Thắng, người phụ nữ trong bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng, sau một thời gian lâm bệnh nặng đã qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Tang lễ được cử hành tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM). Lễ viếng bắt đầu vào lúc 8h30 ngày 23/8. Sau đó, đưa đi an táng tại quê nhà Long An vào sáng thứ hai 25/8.
Năm 1968, trong một lần ám sát hụt một tên mật thám, bà Võ Thị Thắng bị bắt, bị tòa tuyên án 20 năm khổ sai. Ngày 2/8/1968, trước Tòa án quân sự mặt trận vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn, sau khi nghe kết án, bà đã bình tĩnh, tự tin, nở nụ cười và dõng dạc tuyên bố:“Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”.
Trong 6 năm ròng rã, bà Võ Thị Thắng đã bị kẻ thù đày đọa, giam cầm, tra tấn hết nhà lao này đến nhà lao khác. Bà được trao trả ở chính sân bay Lộc Ninh trong đợt trao trả cuối cùng theo Hiệp định Paris (Bà Thắng là người đứng thứ ba từ phải sang).
Bà Võ Thị Thắng (bên phải) cùng các bạn tù chính trị nữ trong đợt trao trả tù binh tại Lộc Ninh tháng 4/1974.
Biên tập viên Hương Tuấn Vũ của Đài Giải phóng đã phỏng vấn bà Võ Thị Thắng khi bà vừa được thả tại sân bay Lộc Ninh.
Các nhà lao Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo không giam cầm được khí tiết cách mạng của người con gái trẻ trong suốt 6 năm.
Bà Võ Thị Thắng phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam. Nhân dịp này, bà được Chính phủ tặng Huân chương độc lập hạng Nhì vì những cống hiến cho sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.
Vào lúc 8h15 phút sáng 22/8, bà Võ Thị Thắng, người phụ nữ trong bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng, sau một thời gian lâm bệnh nặng đã qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Tang lễ được cử hành tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM). Lễ viếng bắt đầu vào lúc 8h30 ngày 23/8. Sau đó, đưa đi an táng tại quê nhà Long An vào sáng thứ hai 25/8.
Năm
1973, Giôn Yâng, một tù binh Mỹ, đã nhắc lại điều anh ta từng thấy:
“Không thể thấy gì ngoài hố bom và mặt đất đã chết. Mặt đất giống cháo
lúa mạch. Không có chim, không có cây, không có người. Không đồng ruộng,
không vườn tược. Không có gì cử động. Đó là cuộc chiến tranh Việt Nam
của Mỹ”.
Theo
Milton Leitenberg, khoảng 90.000 tấn chất độc hóa học của Mỹ đã rải
xuống Việt Nam. Còn theo Allen Hassan trong tác phẩm “Không thể chuộc
lỗi” của ông thì: “Chất da cam được sử dụng như một phương tiện của cuộc
chiến tranh sinh hóa tại miền Nam - Việt Nam. Không có loại hóa chất
nào gây hại đối với con người một cách nặng nề và dai dẳng hơn nó. Người
Mỹ đã phun rải tổng cộng 25 triệu gallon (gần 80 triệu lít) gồm 15 loại
hóa chất khai hoang - diệt cỏ khác nhau lên một diện tích gần 3,6 triệu
mẫu Anh (tương đương 1,45 triệu hécta) rừng rẫy, làng mạc của Việt Nam,
trong đó riêng chất da cam là 11,6 triệu gallon (gần 44 triệu lít)…
Chất da cam làm rụng lá và giết chết cả các loại cây gỗ thuộc hàng thiết
mộc, nó còn để lại những di chứng âm ỉ, bức bối, chết người trên binh
lính của cả hai phía, và cả thường dân Việt Nam, trong đó có rất nhiều
phụ nữ và trẻ con… Trẻ con sinh ra tiếp tục bị khiếm khuyết, dị dạng bẩm
sinh và nhiều di chứng khác, trong đó có ung thư.
Chất
da cam có chứa chất cực độc là dioxin, gọi tắt là TCDD. Dioxin là chất
sinh ra từ quá trình sản xuất chất diệt cỏ và là loại hóa chất độc hại
nhất mà con người từng biết đến (có nhà khoa học cho rằng chỉ cần 85 gam
dioxin (lượng này chứa trong một thìa súp) là có thể giết toàn bộ dân
số một thành phố khoảng 8 triệu người). Một nhà nghiên cứu người Úc ước
tính rằng có khoảng 368 pound (tương đương 167 kg) dioxin đã bị rải
xuống Việt Nam trong vòng 6 năm… Hiện còn một lượng lớn dioxin đang nằm
trong đất và nước ở Việt Nam”.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
|
Nhận xét
Đăng nhận xét