TT&HĐ III - 32/??
Đền Đốc binh Kiều và Thiên hộ Dương Gò Tháp Đồng Tháp 08.03.13
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Thế
rồi, như một sự tình cờ dễ chịu, mới đây, chúng ta có trong tay một
cuốn sách cũ có tựa đề: “Anh hùng Võ Duy Dương chống Pháp ở Đồng Tháp Mười” do nhà nghiên cứu Thượng Hồng chủ biên (NXB Thanh niên, 2005), và
hơn nữa, đọc được bài “Địa linh tam giác hợp, nhân kiệt nhị tộc giao”
của Nguyễn Thế Kỷ trong tạp chí “Thế giới mới” số 818, năm 2009. Đọc hai
bản văn đó, trong lòng chúng ta trỗi dậy một niềm vui khôn tả. Thì ra
trong dân gian miền Trung và Nam Việt Nam, từ lâu đã lưu truyền câu
chuyện về thân thế, gốc gác dòng họ của phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (cũng
là của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và câu chuyện đó rất giàu sự thực. Chưa cần
nói đến nội dung, chỉ cần nhìn thấy chân dung truyền thần của Võ Duy
Dương thôi, thì ngay lập tức chúng ta đã mường tượng đến khuôn mặt của
thanh niên Nguyễn Ái Quốc được chụp trong dịp hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Pháp; khuôn mặt của Lyn ở Mátxcơva, khuôn mặt của Tống Văn Sơ ở
Trung Quốc và khuôn mặt Hồ Chí Minh cùng bộ râu của ông trong ngày
Tuyên ngôn Độc Lập tại Hà Nội. Giống nhau “ghê gớm”, chỉ có khác là mắt
Hồ Chí Minh cực sáng như có tia sáng phát ra từ bên trong và sâu thẳm
nỗi niềm.
chân dung của Võ Duy
Dương
Hồ Chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp chúng ta. | ||
Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc năm 30 tuổi, khi ở Pháp. |
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. |
Giữa năm 1923, Người sang Liên Xô. |
Sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu tham gia cách mạng Trung Quốc, đồng thời lo xây dựng phong trào cách mạng Việt Nam và Đông Dương. |
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc năm 1930. |
Hồ Chủ tịch năm 1945. |
Ngày 31/5/1945, Người dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ ta sang đàm phán chính thức với chính phủ Pháp. |
Theo
Nguyễn Thế Kỷ thì Vũ Kỳ, người từng là thư ký của Hồ Chí Minh, lúc còn
sống đã nói với ông rằng: Hồ Chí Minh thường nhắc nhiều đến Quảng Ngãi;
khi bàn đến việc kết nghĩa giữa hai tỉnh với nhau, nhiều người hỏi tại
sao Nghệ An phải kết nghĩa với Quảng Ngãi chứ không phải tỉnh nào khác,
Hồ Chí Minh chỉ cười, và Vũ Kỳ còn nói: “Chuyện Bác (tức Hồ Chí Minh)
nói về Quảng Ngãi, về Nghĩa Hành thì dài lắm, sâu nặng lắm, đợi đến khi
nước nhà thống nhất, Bắc Nam xum họp, Bác mới nói được và sẽ về thăm
làng Đại An, Quảng Ngãi và về Đồng Tháp Mười viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc, Thiên Hộ Dương…”
Tại
Đồng Tháp, nơi Võ Duy Dương tụ nghĩa chống Pháp, từ lâu trong dân gian
đã xôn xao lời đồn “Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là con ông Thiên Hộ Dương”.
Trong
bài viết của mình, Nguyễn Thế Kỷ còn kể rằng thạc sĩ Võ Kim Chi và Võ
Duy Ngô có đưa cho ông xem bản phả đồ phả hệ sơ lược của dòng họ Võ thì
thấy:
Võ Duy Ninh - Tổng trấn Gia Định có hai con là Võ Duy Lập và Võ Duy Ngọc.
Võ Duy Ninh và Hoàng Diệu là hai bạn thân cùng xuất phát từ Hưng Yên.
Khi thành Gia Định thất thủ và Võ Duy Ninh tuẫn tiết (sử gia Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế, tác giả cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, đã viết về danh sĩ Võ Duy Ninh: "Ông là vị tướng lãnh cao cấp hy sinh đầu tiên trong Nam thời giặc Pháp cướp nước ta"), thì Võ Duy Lập lập
tức đứng ra chiêu mộ hàng ngàn người lập ấp, cùng Trương Định, Thủ khoa
Huân tiếp tục chống Pháp. Nhờ chiêu mộ được hàng ngàn hộ dân nên ông
được triều đình Huế phong chức Thiên Hộ Vương. Người Nam bộ nói Vương
thành Dương nên tên Lập dần bị quên đi. Từ đó người ta gọi ông là Võ Duy
Dương, Thiên Hộ Dương. Sau khi thất thủ ở căn cứ Đồng Tháp Mười, Võ Duy
Dương vượt thoát vòng vây, cải trang đánh lừa mật thám Pháp, ra được
Phan Thiết - Bình Thuận, rồi từ đó lần về quê ở Đại An - Hành Thuận -
Nghĩa Hành… Sau lên chợ chùa mai danh ẩn tích. Võ Duy Dương có 5 người
con là Võ Cường, Võ Kỳ, Võ Sắc, Võ Thị Thắm, Võ Thị Lan. Khi Võ Sắc lên 4
tuổi thì được cha Võ Duy Dương tìm cách đưa ra Nghệ An gửi gắm ông
Hoàng Đường. Hoàng Đường là người có quan hệ ruột thịt với Tổng Trấn Hoàng Diệu, cũng từ Hưng Yên vào dạy học ở Nghệ An. Để tránh mọi hệ lụy
trước sự dò la của mật thám Pháp, Hoàng Đường đã cố gắng cho Võ Sắc có
cha mới và người này có họ là Nguyễn Sinh. Từ đó Võ Sắc trở thành Nguyễn
Sinh Sắc. Sau này, Hoàng Đường đã gả con gái đầu là Hoàng thị Loan cho
Nguyễn Sinh Sắc. Sự tác hợp này chính là cái duyên “Nhân kiệt nhị tộc
giao”, sinh ra Nguyễn Sinh Cung để rồi Nguyễn Sinh Cung hóa thân thành
một đại anh hùng của dân tộc Việt, thành danh nhân của thế giới với cái
tên Hồ Chí Minh bất hủ.
Tượng Võ Duy Ninh, là vị võ quan cao cấp của nhà Nguyễn đầu tiên đã tuẫn tiết trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Pháp tại Gia Định, Việt Nam.
Nhưng tại sao lại là Hồ Chí Minh? Cái tên đó được chọn tình cờ hay có ẩn ý? Chúng ta tin rằng một con người ôm ấp nhiều nỗi niềm và tư duy một cách sâu sắc như thế không bao giờ làm những điều tình cờ.Sự thật lịch sử là có những người con của dòng họ Võ Duy đã từ Quảng Ngãi vào định cư ở Gia Định từ thời Thiệu Trị và Tự Đức. Năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2), trong số 16 người đỗ cử nhân ở cuộc thi hương tại Gia Định có Võ Duy Quang (ngụ ở huyện Bình Dương). Năm 1848 (Tự Đức năm thứ nhất), thi hương tại Gia Định có 20 người đỗ cử nhân, trong đó có Võ Duy Hiền (ngụ huyện Bình Dương). Năm 1852 (Tự Đức năm thứ 5), trong số 13 người đỗ cử nhân tại kỳ thi hương ở Gia Định có Võ Duy Hương (ngụ huyện Bình Dương). Thời ấy huyện Bình Dương thuộc Gia Định thành. Võ Duy Hương là con ruột của Võ Duy Thành, mà Võ Duy Thành chính là anh ruột của Võ Duy Ninh (Thành và Ninh lúc bấy giờ đều là quan của triều đình Huế).
Tượng Võ Duy Ninh, là vị võ quan cao cấp của nhà Nguyễn đầu tiên đã tuẫn tiết trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Pháp tại Gia Định, Việt Nam.
Nhưng tại sao lại là Hồ Chí Minh? Cái tên đó được chọn tình cờ hay có ẩn ý? Chúng ta tin rằng một con người ôm ấp nhiều nỗi niềm và tư duy một cách sâu sắc như thế không bao giờ làm những điều tình cờ.Sự thật lịch sử là có những người con của dòng họ Võ Duy đã từ Quảng Ngãi vào định cư ở Gia Định từ thời Thiệu Trị và Tự Đức. Năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2), trong số 16 người đỗ cử nhân ở cuộc thi hương tại Gia Định có Võ Duy Quang (ngụ ở huyện Bình Dương). Năm 1848 (Tự Đức năm thứ nhất), thi hương tại Gia Định có 20 người đỗ cử nhân, trong đó có Võ Duy Hiền (ngụ huyện Bình Dương). Năm 1852 (Tự Đức năm thứ 5), trong số 13 người đỗ cử nhân tại kỳ thi hương ở Gia Định có Võ Duy Hương (ngụ huyện Bình Dương). Thời ấy huyện Bình Dương thuộc Gia Định thành. Võ Duy Hương là con ruột của Võ Duy Thành, mà Võ Duy Thành chính là anh ruột của Võ Duy Ninh (Thành và Ninh lúc bấy giờ đều là quan của triều đình Huế).
Tuy
nhiên, điều rất lạ là trong suốt quãng thời gian đó và cho đến tận ngày
Võ Duy Ninh tuẫn tiết, không thấy bất cứ một trang sách báo còn lưu lại
nào, không có bất cứ một dòng sử liệu nào nhắc đến cái tên Võ Duy Dương
cũng như mối quan hệ giữa Võ Duy Ninh và Võ Duy Dương, mặc dù Võ Duy
Dương đã xuất hiện ở Nam Bộ, muộn nhất cũng vào năm 1857. Phải chăng lúc
đó Võ Duy Lập đã đổi tên họ thành Nguyễn Duy Dương và chỉ sau khi triều
đình phong cho chức Thiên Hộ Vương thì người ta mới biết gốc tích họ Võ
Duy của ông mà từ đó gọi là Võ Duy Dương?
Chúng
ta không có dịp được tận mắt xem gia phả họ Võ Duy nên xin đặt thêm câu
hỏi: Vậy thân phụ Võ Duy Ninh là ai? Trong phả đồ, phả hệ sơ lược của
dòng họ Võ Duy chỉ thấy bắt đầu từ Võ Duy Ninh và điều đáng chú ý hơn cả
là, đúng thật, Võ Duy Lập còn có tên là Nguyễn Duy Dương.
Tại
sao Võ Duy Lập lại “thích” họ Nguyễn Duy? Có lẽ nào dòng họ Võ Duy là
từ dòng họ Nguyễn Duy, hay nói cho đúng hơn nữa là từ họ Nguyễn cải sang
và từ ai đó mà Võ Duy Lập đã biết được điều (có thể là tuyệt mật) đó?
Chúng ta đoán sự cải họ là tuyệt mật vì sống dưới triều Nguyễn, chẳng có
động cơ nào để phải làm như thế. Chúng ta biết rằng khi triều Tây Sơn
bị đánh đổ, dưới sự truy sát trả thù khốc liệt của Nguyễn Ánh, nhiều
người có liên quan mật thiết với triều Tây Sơn đã phải cải họ, đổi tên,
mai danh ẩn tích để sống còn (như trường hợp “Sinh Đào tử Đinh” mà chúng
ta đã kể). Vậy, nếu dòng họ Võ Duy thực tế được cải sang từ họ Nguyễn
và phải giữ kín như một điều tuyệt mật liên quan đến sống còn thì dòng
họ này phải có quan hệ rất mật thiết với triều Tây Sơn, thậm chí là có
mối thân tộc với dòng họ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn
Lữ.
Bây
giờ, chúng ta sẽ tập trung cao độ vào sự suy tưởng để “đoán mò” những
ẩn ý sau những danh xưng Nguyễn Sinh Cung đã chọn cho mình mà chúng ta
biết. Rõ ràng, cái tên Nguyễn Sinh Cung nếu có một ẩn ý nào đó thì chỉ
có thể là ẩn ý của vợ chồng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Trong
hồi ký “Tôi được làm người học trò nhỏ của Bác” của Lê Thiết Hùng, một
vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, có kể là theo lời ông Nguyễn
Sinh Khiêm (anh ruột Nguyễn Sinh Cung, quen gọi là Cả Khiêm) thì một
bận, ông Giải San (Phan Bội Châu) muốn đưa Nguyễn Sinh Cung sang Nhật
cùng với một số thanh niên khác. Trước mặt ông Đặng Thái Thân vừa thay
mặt Hội, vừa như bậc cha chú, Nguyễn Sinh Cung trân trọng nói đại ý:
Cháu rất quí trọng tấm lòng yêu nước thương nòi của các bác, nhưng con
đường đi của các bác thì cháu không thể theo được, cháu sẽ tìm con đường
đi khác.
Chuyện
đó cho thấy ngay từ thời niên thiếu, Nguyễn Sinh Cung đã cảm nhận được
sự bế tắc của cuộc giải phóng dân tộc do các nhà cách mạng tiền bối tiến
hành. Do đó, Nguyễn Sinh Cung đã nung nấu đi tìm một con đường cứu nước
khác, đúng đắn nhất, muốn thế, trước hết phải xuất bôn, tự mình quan
sát, tìm hiểu trực tiếp thế giới. Để tỏ rõ sự quyết chí của mình, ngay
từ những bước đi đầu tiên tới Phan Thiết trong cuộc hành trình vạn dặm
và dài lâu, Nguyễn Sinh Cung đã đổi tên thành Nguyễn Tất Thành. Tất
Thành là phải thành công, chắc chắn thành công, nếu chưa thành công thì có nghĩa là khát vọng mãnh liệt vào sự thành công!
Vào đến Sài Gòn, khi bước chân xuống một tàu buôn Pháp nhận vai phụ bếp, chính thức rời Tổ quốc đi vòng quanh thế giới, Nguyễn Tất Thành lại đổi tên thành Nguyễn Văn Ba. Cái tên này giản dị và thông thường quá, khó mà có một ẩn ý nào. Nhưng chúng ta, vốn là những kẻ “cứng đầu cứng cổ”, vẫn cố “nghĩ ngợi” một phen.
Vào đến Sài Gòn, khi bước chân xuống một tàu buôn Pháp nhận vai phụ bếp, chính thức rời Tổ quốc đi vòng quanh thế giới, Nguyễn Tất Thành lại đổi tên thành Nguyễn Văn Ba. Cái tên này giản dị và thông thường quá, khó mà có một ẩn ý nào. Nhưng chúng ta, vốn là những kẻ “cứng đầu cứng cổ”, vẫn cố “nghĩ ngợi” một phen.
Tại
sao lại là Ba? Ngoài người anh ruột là Cả Khiêm, Tất Thành còn có người
chị ruột là bà Nguyễn Thị Thanh - Hai Thanh. Vậy có thể gọi Tất Thành
là Ba Thành. Ba có nghĩa là người anh em thứ ba chăng? Có thể suy diễn
Ba là bôn ba, nhưng suy diễn đến thế thì e quá lố mất rồi! Trong cuộc
sống thường ngày, người dân Nam Bộ thường dùng cách xưng hô theo thứ rất
giản dị mà cũng thân mật như: Anh Hai (người Bắc gọi là anh Cả), Chị
Ba, Ông Tư… Đặt tên là Ba chắc chỉ hàm ý như vậy thôi. Thế còn tại sao
lại đổi từ Sinh thành Văn? Khi lớn lên không lẽ Nguyễn Sinh Cung không
một lần thắc mắc về dòng họ nội của mình? Chắc rằng, như sau này chúng
ta thấy, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã biết rất rõ quê hương bản quán bên
nội của mình là ở Quảng Ngãi, có thể cả bên ngoại là ở Cao Lãnh - Đồng
Tháp hoặc Bình Dương - Gia Định. Tuy nhiên có lẽ ông không biết tung
tích mẹ và người cha Nguyễn Duy Dương của mình, hoặc tin rằng cha mình
đã mất. Hơn nữa, có thể Nguyễn Sinh Sắc cũng biết mối quan hệ rất gần
gũi, mật thiết của dòng họ nội với ba anh em nhà Tây Sơn (mà chúng ta đã
giả định). Những thông tin này chẳng lẽ Nguyễn Sinh Cung không biết?
Sách “Tây Sơn lương tướng ngoại truyện” của tiến sĩ Nguyễn Trọng Trì
(1854-1922), viết về lai lịch, tư chất, sự nghiệp công huân, phẩm hàm
của 14 vị võ tướng Tây Sơn, trong đó có 8 vị quê ở Nghĩa - Bình (Quảng
Ngãi - Bình Định) là:
Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết
Đô đốc Đặng Văn Long
Đô đốc Nguyễn Văn Lộc
Tướng quân Lê Văn Hưng
Tướng quân Lê Văn Trung
Tướng quân Phạm Cầu Chính
Tướng quân Võ Đình Tú
Tướng quân Đặng Xuân Phong
Chưa kể nữ đô đốc Bùi Thị Xuân và có thể còn thêm vài người nữa…
Phải
chăng Võ Duy Lập, một con người khí phách, đã cải họ trở lại từ Võ
thành Nguyễn và Nguyễn Tất Thành, một con người đang quyết chí, đã cải
họ lót từ Sinh thành Văn vì nguyên nhân (mà chúng ta đã giả định) này?
Khi
hoạt động trên đất Pháp, Nguyễn Tất Thành đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc.
Ái Quốc chính là sự bày tỏ nỗi niềm nhớ thương, tình yêu nồng nàn đối
với Tổ Quốc của một con người ra đi tìm đường cứu nước biền biệt mà vẫn
mịt mù sương khói.
Năm
1920, tiếp xúc được với “Những luận cương” của Lênin đăng trên báo
“Nhân đạo” ở Pari, Nguyễn Ái Quốc đã thốt lên: “…Đây là con đường giải
phóng chúng ta!”, và: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Tháng
6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật sang nước Nga-Xôviết. Tại đây ông lấy bí
danh là Lyn. Ẩn ý của bí danh này, theo chúng ta, là sự ngưỡng mộ Cách
mạng Tháng Mười, khâm phục Lênin và tự nhận là học trò của Lênin.
Cuối
năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu, mang một cái tên mới: Lý
Thụy. Ẩn ý của Lý Thụy là gì? Theo tự điển, nghĩa của từ "thụy" là viên ngọc, tốt lành, điềm lành ngủ, tên cúng cơm. Khi dùng nó đặt tên cho ai đó thì có nghĩa: đa tài, đại cát, thành công. Thế còn họ Lý? Chúng
ta biết rằng Nguyễn Ái Quốc là một người hết mực yêu nước thương nòi,
đã tìm hiểu đến am tường lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đồng
thời cũng rất tự hào về dân tộc Việt của mình. Thời xa xưa, dân tộc Việt
có ba vị anh hùng tạo được 3 mốc son không thể phai mờ trong lòng con
cháu hôm nay và mai sau, đó là:
-
Lý Bí: Lý Bí là người đã phất cờ khởi nghĩa, kháng chiến đánh tan ách
đô hộ và sự xâm lược của nhà Lương (Trung Quốc), giành lại độc lập thực
sự cho đất nước sau thời Văn Lang, Âu Lạc và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân,
“có ý mong xã tắc được bền vững muôn đời” (Đại Việt sử ký). Ông là người
Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế (Nam Đế). Ông cũng bãi bỏ lịch Trung
Hoa, đặt niên hiệu riêng là Thiên Đức, đúc tiền riêng… tỏ rõ ý thức tự
chủ dân tộc, công khai phủ nhận quyền bá chủ thiên hạ của triều đại
phong kiến phương Bắc.
-
Lý Công Uẩn: Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là
Thuận Thiên. Công lao lớn nhất của ông đối với dân tộc Việt là dời đô từ
Hoa Lư về thành Đại La, trở lại với nơi đắc thế, địa linh nhân kiệt để
hình thành nên một kinh đô Thăng Long mà ngày nay là Hà Nội ngàn năm văn
vật, với bản hùng văn “Chiếu dời đô” vang vọng non sông.
-
Lý Thường Kiệt: là vị tướng lừng danh của triều đại nhà Lý, người trực
tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống cuộc xâm lăng lần thứ hai của nhà
Tống - Trung Quốc (Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi lần thứ nhất do
Lê Hoàn thực hiện) và giành thắng lợi với hai chiến công hiển hách: đại
phá thành Ung Châu, đại phá quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Cũng chính tại phòng tuyến này, bài thơ “Nam quốc sơn hà…” bất hủ của
Lý Thường Kiệt đã vang lên dõng dạc và đanh thép. Bài thơ đó cũng chính
là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt - Việt Nam.
Chùa Hương Ấp, thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, Phổ Yên, Thái Nguyên (nơi Lý Nam Đế tu hành thời nhỏ).
Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế
Chùa Hương Ấp, thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, Phổ Yên, Thái Nguyên (nơi Lý Nam Đế tu hành thời nhỏ).
Đền thờ vua Lý Nam Đế - xã Văn Lương
Đặc biệt, Văn Lương có tên làng cổ là
Văn Lang nổi tiếng với những câu chuyện cười hài hước, di sản được nhiều
người biết đến. Nơi đây, tại động Khuất Lão (Khuất Liêu) gò Cổ Bồng -
Rừng Cấm xã Văn Lương địa danh đã gắn liền với lịch sử dân tộc đó là
cuộc khởi nghĩa Lý Bôn (Lý Bí) năm 541 - 548 chống quân xâm lược nhà
Lương. Sau khi lên ngôi Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế và lấy tên nước là
Vạn Xuân. Năm 548 Vua Lý Nam Đế băng hà, điện mộ được thờ tại gồ Cổ Bồng
- Rừng Cấm nay thuộc khu 2 xã Văn Lương
Vua lý Nam Đế. Ảnh: internet
Cổng chùa Cổ Pháp, nay thuộc làng Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh,
nơi tương truyền Lý Công Uẩn từng sống thời bé. Ảnh tư liệu
nơi tương truyền Lý Công Uẩn từng sống thời bé. Ảnh tư liệu
Tượng đài vua Lý Thái Tổ, một trong những công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế
Đền Lý Thường Kiệt làng Như Nguyệt
Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự
Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự
Phải chăng Nguyễn Ái Quốc chọn họ Lý là vì thế?
Năm
1933, Lý Thụy lại đổi thành Tống Văn Sơ. Sơ có thể là sơ khởi, sơ khai,
thuở ban sơ, sơ kỳ… Còn chữ Tống, nếu suy diễn kiểu như trên thì phải
nghĩ ngay đến nhà Tống bên Trung Quốc. Nếu tạm bỏ chữ Văn đi thì chúng
ta có Tống Sơ. Nếu Tống Sơ ám chỉ về thời kỳ đầu của nhà Tống thì chỉ có
thể là thời Bắc Tống (960-1127). Nhưng tại sao Lý Thụy, một người Việt
Nam yêu nước chân chính lại chọn cái tên nhắc đến một triều đại Trung
Quốc đã đem quân xâm lược nước ta đến 2 lần, và suy diễn như vậy có phải
là quá hồ đồ không?
Mùa
xuân năm 1940, Nguyễn Ái Quốc từ nước Nga Xôviết về tới Côn Minh, lấy
bí danh là Hồ Quang (nhà báo). “Quang” phải chăng là quang đãng, sáng
sủa? Tháng 7-1942, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Quốc Tế Cộng Sản, bản
báo cáo gồm 17 trang có ký tên người dịch là Lý Tuấn. “Tuấn” ở đây có
thể gợi nhớ đến Trần Quốc Tuấn và “Lý Tuấn” có thể hiểu là “Lý - Trần”,
hai thời đại kế tiếp nhau cực kỳ hào hùng trong công cuộc chống ngoại
xâm của dân tộc Việt?
Sau
đó, cũng trong năm 1942, Nguyễn Ái Quốc đổi tên lần cuối cùng thành Hồ
Chí Minh. Trải qua một cuộc hành trình dài đăng đẳng, bôn ba khắp chốn,
vượt qua bao gian nguy, vượt qua những năm tháng đau buồn bởi sự nghi kỵ
trong nội bộ của phong trào Quốc Tế Vô Sản, đến đây, Nguyễn Ái Quốc đã
thấy rõ được con đường tất yếu phải đi để cứu dân cứu nước, thấy rõ được
thời cơ đang đến, thấy rõ được tương lai sáng lạn của công cuộc giải
phóng dân tộc mà mình suốt đời theo đuổi đã ở rất gần. Chính vì vậy mà
Ái Quốc đã chuyển thành Chí Minh. Chí Minh là hoàn toàn minh bạch (về
chí khí), hoàn toàn sáng tỏ (về nhận thức) và hoàn toàn sáng lạn (về
công cuộc cách mạng). (Có một sự kiện đáng lưu ý: Hầu Chí Minh, thiếu
tướng Quốc Dân Đảng là người trực tiếp thả Hồ Chí Minh ra khỏi tù theo
lệnh Tưởng Giới Thạch vào năm 1943, tuy nhiên Nguyễn Ái Quốc đã mang tên
Hồ Chí Minh vào tháng 8-1942, tức là trước khi bị bắt. Nếu cho rằng ông
đã mượn tên như một sự hàm ơn thì phải đổi lại thời điểm đặt tên đã ghi
trong lịch sử).
Còn
họ Hồ thì mang ý nghĩa gì đây? Chúng ta nhớ lại rằng trước khi băng hà,
vua Quang Trung đã căn dặn Trần Quang Diệu phải khẩn trương dời đô từ
Phú Xuân ra Nghệ An. Có thể Nghệ An là khu vực mà dưới nhãn quan quân sự
của Quang Trung, có địa thế công - thủ về mặt chiến lược ưu việt hơn
Phú Xuân. Có thể là vì cả điều này: lòng dân Nghệ An luôn sắt son hướng
về triều đại Quang Trung - Tây Sơn. Trước đây, mỗi lần ra Bắc, vào Nam,
Quang Trung - Nguyễn Huệ đều dừng chân ở đất Nghệ An, nhất là trước khi
ra Thăng Long đại phá quân Thanh, ông đã dừng chân ở Nghệ An để tuyển
thêm một lực lượng quân sĩ đáng kể và được nhân dân, các bô lão trong
vùng nhiệt thành ủng hộ. Và vì cả điều này nữa: Nghệ An là đất tổ của
dòng họ Hồ tại Việt Nam mà họ Hồ lại là họ gốc của ba anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Vậy, nếu phỏng đoán rằng dòng họ Võ Duy có
liên quan một cách “thân bằng quyến thuộc” với dòng họ ba anh em nhà Tây
Sơn là đúng, thì cũng phải cho rằng việc chọn họ Hồ của Nguyễn Ái Quốc
là hành động lấy lại họ gốc của mình.
Mộ Trần Quang Diệu tại Đền thờ Thoại Ngọc Hầu ở làng An Hải - Ảnh: Hoàng Trọng
Mộ Trần Quang Diệu tại Đền thờ Thoại Ngọc Hầu ở làng An Hải - Ảnh: Hoàng Trọng
Trần Quang Diệu (1760 – 1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.
Chúng ta đoán rằng ẩn ý của cái tên Hồ Chí Minh là như vậy.
Đến
đây, dựa vào những tư liệu lịch sử có được cùng với những suy diễn võ
đoán của mình, chúng ta đã thấy tạm đủ để tạo dựng nên truyền thuyết
lịch sử, huyền thoại về một cuộc tích tụ nên một nhân vật tinh hoa của
hồn thiêng dân tộc Việt từ khí thiêng sông núi nước Việt. Trước hết, đã
là truyền thuyết, huyền thoại thì phải có hư có thực, có huyền có chân,
do đó mà cũng có đúng có sai. Duy có một điều hoàn toàn tin cậy được là
chúng ta làm việc này với cái tâm chân thực, trong sáng nhất và coi đó
như là một nhiệm vụ thiêng liêng trong cuộc hành trình tìm kiếm những
viên ngọc của lịch sử đã từng tồn tại trong thế giới loài người.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét