Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

TT&HĐ III - 32/<<<<*

 
Chiến tranh biên giới Tây Nam 1975 - 1989 | Việt Nam - Campuchia (Khmer Đỏ)
                   

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)


Sau khi cùng với đế quốc thoả hiệp trong giải pháp Giơnevơ năm 1954, tạo được khu đệm an toàn ở phía nam, những người lãnh đạo Trung Quốc yên tâm thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957), và từ năm 1958 đề ra kế hoạch “đại nhảy vọt”  với tham vọng đuổi kịp và vượt một số cường quốc về kinh tế trong một thời gian ngắn và ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân.
     Về đối ngoại họ đi vào con đường hoà hoãn với đế quốc Mỹ, tiến hành những cuộc nói chuyện với Mỹ ở Giơnevơ từ tháng 8 năm 1955; đồng thời tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, nhất là ở Đông Nam châu Á và Nam Á.

     Xuất phát từ đường lối đối nội, đối ngoại đó, những người cầm quyền Bắc Kinh đã hành động ngược lại lợi ích của nhân dân Việt Nam, phù hợp với lợi ích của đế quốc Mỹ ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.

     Tháng 11 năm 1956, chủ tịch Mao Trạch Đông nói với những người lãnh đạo Việt Nam:  “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ… nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”.

     Tháng 7 năm 1955, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình dọa: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc”.

        Tháng 7 năm 1957, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17…Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt.”

“Giữ vĩ tuyến 17”, “trường kỳ mai phục”, “tích trữ lực lượng”, “chờ đợi thời cơ”… đó chẳng qua là luận điệu quanh co nhằm che dấu ý đồ của Bắc Kinh muốn duy trì nguyên trạng chính trị ở Việt Nam, công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và ngụy quyền Sài Gòn song song tồn tại. Ngày 22 tháng 7 năm 1954, khi ăn cơm với Ngô Đình Luyện, em ruột của Ngô Đình Diệm tại Giơnevơ, thủ tướng Chu Ân Lai đã gợi ý đặt một công sứ quán của Sài Gòn tại Bắc Kinh. Dù Ngô Đình Diệm đã bác bỏ gợi ý đó, nhưng đây là một bằng chứng rõ ràng là chỉ 24 giờ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, những người lãnh đạo Bắc Kinh đã lộ rõ ý họ muốn chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

  Những người cầm quyền Bắc Kinh bên trong thì ra sức củng cố quyền lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông, ổn định tình hình, đẩy mạnh sản xuất, bên ngoài thì thi hành mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình nhích lại gần đế quốc Mỹ nhằm ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Họ mưu toan dùng con bài Việt Nam để đạt mục tiêu đối ngoại đó.

Theo hiệp định Pari về Việt Nam, Mỹ phải rút hết đội quân viễn chinh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, thừa nhận ở miền Nam Việt Nam có hai vùng, hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng chính trị, và các bên Việt Nam cùng thành lập một Chính phủ liên hiệp ba thành phần ở miền Nam Việt Nam. Đó là thắng lợi của đường lối độc lập, tự chủ và cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam, là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Đó là thất bại của sự mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam giữa chính quyền Níchxơn và những người lãnh đạo Trung Quốc thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải

     Tháng 5 năm 1960, hội đàm với phía Việt Nam, họ nói về miền Nam Việt Nam như sau:     “ Không nên nói đấu tranh chính trị hay đấu tranh quân sự là chính…Đấu tranh chính trị hay đấu tranh quân sự không phải là cướp chính quyền ngay, mà cuộc đấu tranh vẫn là trường kỳ. ..Dù Diệm có đổ cũng không thể thống nhất ngay được, vì đế quốc mỹ không chịu để như vậy đâu…

      Miền Bắc có thể ủng hộ về chính trị cho miền Nam, giúp miền Nam đề ra các chính sách nhưng chủ yếu là bồi dưỡng tinh thần tự lực cánh sinh cho anh em miền Nam…Khi ăn chắc, miền Bắc có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi hoàn toàn chắc chắn không xảy ra chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà không cho ai biết. Nhưng nói chung là không giúp.”

      Như vậy, khi không cản được nhân dân miền Nam Việt Nam “đồng khởi” thì họ cho rằng hình thức chiến đấu ở miền Nam là đánh du kích, đánh nhỏ từng đơn vị trung đội, đại đội. Làm chủ vận mệnh của mình, nhân dân Việt Nam đã đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam tiến lên vững mạnh. Cuối năm 1963, chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm sụp đổ, “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ phá sản hoàn toàn.
      Đầu những năm  1960, trong khi ngăn cản nhân dân Việt Nam đẩy mạnh chiến đấu chống Mỹ, những người lãnh đạo Bắc Kinh giơ cao cùng một lúc hai chiêu bài chống đế quốc Mỹ và chống Liên Xô, nhưng trên thực tế họ tiếp tục hoà hoãn với đế quốc Mỹ ở châu Á, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân thế giới để thực hiện mưu đồ chống Liên Xô, xoá bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa, nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới”, chuẩn bị tích cực cho việc hoà hoãn và câu kết với đế quốc Mỹ.
     Trong những cuộc hội đàm với phía Việt Nam năm 1963, họ tìm cách thuyết phục Việt Nam chấp nhận quan điểm của họ là phủ nhận hệ thống xã hội chủ nghĩa và mở cho họ “một con đường” xuống Đông Nam châu Á. Cũng trong năm 1963, những người lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cái gọi là Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế và đề nghị triệu tập cái gọi là hội nghị 11 đảng cộng sản, thực tế là để nắm vai trò “lãnh đạo cách mạng thế giới” và lập một “Quốc tế cộng sản” mới do Bắc Kinh khống chế. Nhằm mục đích này, họ còn hứa hẹn viện trợ ồ ạt để lôi kéo Việt Nam. Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Viẹt Nam ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc sẽ viên trợ 1 ti nhân dân tệ nếu Việt Nam khước từ mọi viện trợ của Liên Xô. 
      Tháng 1 năm 1965, qua nhà báo Mỹ Étga Xnâu , chủ tịch Mao Trạch Đông nhắn Oasinhtơn:Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng. Chỉ khi nào Mỹ tấn công, người Trung Quốc mới chiến đấu. Phải chăng như vậy là không rõ ràng? Người Trung Quốc rất bận về công việc nội bộ của mình. Đánh nhau ngoài biên giới nước mình là phạm tội ác. Tại sao người Trung Quốc phải làm như vậy? Người Nam Việt Nam có thể đương đầu với tình hình.” (Ét-ga Xnâu: Cuộc cách mạng lâu dài, Nhà xuất bản Hớt xin xơn, Lân đơn, 1973, tr. 216).
       Sau đó bằng nhiều cách, phía Trung Quốc làm cho Mỹ hiểu rõ câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông và yên tâm rằng: “người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người”.

      Câu nói của thủ tướng Chu Ân Lai với tổng thống Ai Cập A. Nátxe ngày 23 tháng 6 năm 1965, do ông Môhamét Hátxenen Hâycan, người bạn thân thiết và cố vấn riêng của tổng thống A. Nátxe kể lại là một bằng chứng hùng hồn:Mỹ càng đưa nhiều quân vào Việt Nam thì chúng tôi càng vui lòng vì chúng tôi biết rằng chúng tôi nắm chúng trong tay, chúng tôi có thể lấy máu chúng. Nếu Ngài muốn giúp đỡ người Việt Nam thì cần khuyến khích Mỹ ném càng nhiều lính Mỹ vào Việt Nam càng tốt” (Mô-ha-mét Hát-xe-nen Hây-can: “Những tài liệu từ Cai-rô” Nhà xuất bản Phia-ma-ri-ông, Paris, 1972, tr. 238).

Trong cuộc hội đàm ở Bắc Kinh tháng 6 năm 1973, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Tổng bí thư Lê DuẩnThủ tướng Phạm Văn Đồng:
“Ở miền Nam Việt Nam cần ngừng (chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt”. Cách mạng miền Nam nên “chia làm hai bước  . Gộp lại làm một, người Mỹ không chịu đâu. Vấn đề là trong tay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn có mấy chục vạn quân”.
Họ hằn học nhìn thắng lợi của nhân dân Việt Nam, cho nên, từ khi nhân dân Việt Nam giành được toàn thắng, họ càng ngày càng công khai và điên cuồng thực hành một chính sách thù địch toàn diện và có hệ thống chống nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Đây là một văn kiện tuyệt mật của Quân ủy trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Lê Xuân Thành, sinh ngày 20-3-1949 tại Quảng Đông Trung Quốc cung khai.
Thành là công an của Trung Quốc, trú quán tại 165 đường Hồng Ký, khu Tuyên Vũ, thành phố Bắc Kinh. Tháng 3 năm 1973 chạy sang Việt Nam làm gián điệp. Ngày 30-3-1973 bị bắt ở xã Ngư Thủy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trong văn kiện đó có một đoạn như sau:
“…Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay.
… Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay.
… Vẽ bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…”

Một thư của sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội xúi giục người Hoa ở Đà nẵng chống Việt Nam, tịch thu được của can phạm Hàng Phú Quang bị bắt tháng 7 năm 1978.
Chỉ thị của Kiều Ủy trung ương Trung Quốc về công tác đối với người Hoa ở Việt Nam năm 1996.
Chỉ thị của Kiều Ủy trung ương Trung Quốc về công tác đối với người Hoa ở Việt Nam năm 1996.
Đây là một văn kiện tuyệt mật của Quân ủy trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Lê Xuân Thành, sinh ngày 20-3-1949 tại Quảng Đông Trung Quốc cung khai.
Đây là một văn kiện tuyệt mật của Quân ủy trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc do Lê Xuân Thành, sinh ngày 20-3-1949 tại Quảng Đông Trung Quốc cung khai.

      Để Việt Nam buộc phải lệ thuộc vào Trung Quốc, những người cầm quyền Bắc Kinh ra sức ngăn cản mọi hành động thống nhất của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
       Nhưng những người cầm quyền Trung Quốc lại muốn thành lập một cái gọi là Mặt trận nhân dân thế giới do họ khống chế:Cần phải thành lập Mặt trận thống nhất thế giới rộng rãi nhất chống đế quốc Mỹ và tay sai…Tất nhiên Mặt trận đó không thể bao gồm họ (Liên Xô) được…” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 khóa 8 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1956).
       Đi đôi với việc phá hoại mọi hành động thống nhất ủng hộ Việt Nam, họ gây khó khăn rất lớn cho việc vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác quá cảnh đất Trung Quốc và tìm cách điều chỉnh sự viện trợ đó để hạn chế khả năng đánh lớn của nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong các mùa khô.
       Ở Campuchia, từ trước năm 1965, những người cầm quyền Trung Quốc đã trắng trợn vu cáo Việt Nam hy sinh lợi ích của cách mạng Campuchia tại Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương, mặc dù sự thật rõ ràng là chính họ đã bán rẻ những lợi ích đó. Từ năm 1965, họ nắm Pôn Pốt, thúc đẩy y cùng đồng bọn tiến hành đấu tranh vũ trang chống chính quyền Xihanúc đang liên minh với các lực lượng kháng chiến Việt Nam và Lào. Nửa cuối năm 1969, sau khi Lon Non lên làm thủ tướng, những người cầm quyền Trung Quốc ủng hộ quan điểm của Lon Non là Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phải rút khỏi các căn cứ ở Campuchia và không được dùng cảng Xihanucvin vào việc vận chuyển hậu cần. Chính trong thời gian này, bè lũ Pôn Pốt Iêngxary cũng đòi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam rút khỏi các căn cứ ở Campuchia.
        Trong cuộc đàm phán với phía Việt Nam tháng 4 năm 1968, phía Trung Quốc thừa nhận rằng Tuyên bố ngày 28 tháng 1 năm 1967 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc đàm phán với Mỹ đã gây ảnh hưởng tốt: “Ngay đồng minh của Mỹ, cả Đờ Gôn cũng đòi chấm dứt ném bom không điều kiện”. Nhưng họ vẫn cho rằng:Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán chưa phải là thời cơ và trên tư thế cao, ta đã nhân nhượng một cách vội vã”.
      Từ ngày 13 tháng 5 năm 1968, ngày khai mạc Hội nghị Pari đến trung tuần tháng 10 năm 1968, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh không đưa một tin nào về cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng lại nhấn mạnh rằng nhân dân Việt Nam cần giải quyết số phận cuộc đấu tranh của mình “không phải trên bàn hội nghị mà trên chiến trường”, thậm chí còn đe doạ rằng: “nếu miền Nam Việt Nam không được bảo đảm thì cuối cùng sẽ đưa đến chỗ mất toàn bộ Việt Nam”.
 Ngày 9 tháng 10 năm 1968, một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam tại Bắc Kinh và yêu cầu báo cáo với lãnh đạo Việt Nam rằng họ coi việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam là “sự thoả hiệp của Việt Nam và Mỹ”, “là một thất bại lớn, tổn thất lớn đối với nhân dân Việt Nam giống như cuộc đàm phán ký Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954 là một sai lầm”; họ đề nghị phía Việt Nam “nên để cho Mỹ bắn phá trở lại khắp miền bắc, làm như vậy là để Mỹ phân tán mục tiêu oanh tạc, đồng thời cũng chia sẻ bớt khó khăn cho miền Nam”.
      Ngăn cản nhân dân Việt Nam thương lượng với Mỹ, khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc Việt Nam, đây chính là cái mà tướng Mỹ M. Taylơ gọi là quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, nhằm làm suy yếu Việt Nam, có lợi cho chính sách bành trướng của họ.
Trong cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam nói trên, phía Trung Quốc còn trắng trợn vu khống Việt Nam đàm phán với Mỹ là do “nghe lời của Liên Xô” và yêu cầu phía Việt Nam lựa chọn:
Hoặc là muốn đánh thắng Mỹ thì phải cắt quan hệ với Liên Xô, hoặc là muốn thoả hiệp với Mỹ, dùng viện trợ của Trung Quốc đánh Mỹ để đạt mong muốn đàm phán với Mỹ thì sự viện trợ của Trung Quốc sẽ mất hết ý nghĩa của nó”.
 
Vietinfo - Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí mInh và Mao Trạch Đông
Đối với việc giải quyết vấn đề Lào tại Giơnevơ năm 1961-1962, họ còn chủ trương chia nước Lào theo chiều ngang thành hai vùng: vùng giải phóng ở phía bắc, vùng do nguỵ quyền Viêng Chăn kiểm soát ở phía nam. Đó là một âm mưu thâm độc nhằm buộc lực lượng cách mạng Lào phải lệ thuộc vào Trung Quốc và cô lập cách mạng miền nam ViệtNam.
Nhưng những nhà lãnh đạo cách mạng Lào kiên quyết giữ vững đường lối riêng của mình, lực lượng kháng chiến Lào ngày càng giành nhiều thắng lợi buộc đế quốc Mỹ và tay sai phải ký Hiệp nghị Giơnevơ năm 1962 công nhận nền trung lập của Lào và nhận có đại biểu của Mặt trận Lào yêu nước trong Chính phủ liên hiệp thứ hai ở Lào.

  Sau khi thuyết phục và gây sức ép yêu cầu Đảng ta từ bỏ Liên Xô đi theo Trung Quốc không được, Đặng Tiểu Bình rất bực bội. Buổi ông ta rời Hà Nội, Bác và mấy đồng chí đến tiễn tại nhà khách. Lúc Bác tới ông Đặng đang ngồi trên ghế, nhưng khi thấy Bác vào ông ta không đứng dậy theo phép lịch sự. Mấy đồng chí đi theo Bác không ngờ lại có chuyện đó, trong khi chưa biết xử trí ra sao thì thấy Bác nhanh nhẹn bước tới chỗ ông Đặng ngồi, một tay chìa ra bắt tay ông Đặng, một tay vỗ nhẹ mấy cái vào vai ông ta rồi từ từ kéo ông ta đứng đậy. Tất nhiên là ông Đặng phải đứng lên theo. 

Cần phải nói thêm kẻo một số bạn trẻ không rõ, đối với người Việt Nam (và Trung Quốc), chỉ có những bậc bề trên, hoặc nhiều tuổi hơn mới được quyền vỗ nhẹ vào vai người được coi như bậc dưới hoặc ít tuổi hơn. Hành động nhỏ này thể hiện rõ bản lĩnh, nghệ thuật ứng xử tuyệt vời của Hồ Chí Minh"...

       Ngày 17 tháng 10 năm 1968, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Nghị gặp đại diện Việt Nam thông báo tuyên bố của những người lãnh đạo Trung Quốc về cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ:Lần này nếu các đồng chí chấp nhận bốn bên đàm phán tức là giúp cho Giônxơn và Hămphơrây đoạt được thắng lợi trong bầu cử, để cho nhân dân miền Nam Việt Nam vẫn ở dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ và bù nhìn, không được giải phóng, làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam còn có khả năng bị tổn thất lớn hơn…Như vậy giữa hai Đảng và hai nước chúng ta còn cần nói chuyện gì nữa?”.
       Đe dọa cắt quan hệ giữa hai Đảng là một thủ đoạn trắng trợn, một sức ép lớn nhất của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam.
        Năm 1968, khi bàn vấn đề viện trợ cho Việt Nam trong năm 1969, những người cầm quyền Bắc Kinh đã giảm kim ngạch viện trợ hơn 20% so với kim ngạch viện trợ năm 1968. Hơn thế nữa, tháng 8 năm 1969 họ trắng trợn nói: “Thế Việt Nam đánh hay hoà để Trung Quốc tính việc viện trợ?”. Thực tế họ đã giảm kim ngạch viện trợ năm 1970 hơn 50% so với năm 1968.
      Sự thật là không phải đến năm 1968 những người lãnh đạo Bắc Kinh mới dùng vấn đề viện trợ để ép Việt Nam. Tháng 4 năm 1966, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với một nhà lãnh đạo Việt Nam rằng năm 1964 “đồng chí Mao Trạch Đông có phê bình chúng tôi là quá nhiệt tâm đối với vấn đề Việt Nam. Bây giờ chúng tôi mới thấy rõ đồng chí Mao nhìn xa”.
Phía Việt Nam đã trả lời: “Sự nhiệt tình của một nước xã hội chủ nghĩa đói với một nước xã hội  chủ nghĩa khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2 hay 3 triệu người … Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”.
       Từ tháng 11 năm 1968, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố tỏ ý muốn nối lại các cuộc đàm phán Trung Mỹ ở Vácsava và cùng với Mỹ ký một thoả thuận cùng tồn tại hoà bình. Tiếp đó phía Trung Quốc đã tích cực đáp ứng những tín hiệu của phía Mỹ. Sau khi lên làm tổng thống, Níchxơn báo cho phía Trung Quốc là các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiến hành ở Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã trả lời là “ bản thân Níchxơn có thể đến Bắc Kinh hoặc cử một phái viên đến để thảo luận về vấn đề Đài Loan” (Ét-ga Xnâu: Cuộc cách mạng lâu dài, Nhà xuất bản Hớt xin xơn, Lân đơn, 1973, tr. 11).
      Thông báo cho phía Việt Nam biết cuộc đi thăm Bắc Kinh lần thứ nhất của Kítxinhgiơ, ngày 13 tháng 7 năm 1971 Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã nói: “Vấn đề Đông Dương là quan trọng nhất trong cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và Kítxinhgiơ. Kítxinhgiơ nói rằng Mỹ gắn việc giải quyết vấn đề Đông Dương với việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Mỹ nói có rút được quân Mỹ ở Đông Dương thì mới rút quân Mỹ ở Đài Loan. Đối với Trung Quốc, vấn đề rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam là vấn đề số 1. Còn vấn đề Trung Quốc vào Liên hợp quốc là vấn đề số 2”.
       Phía Trung Quốc dùng “củ cà rốt” viện trợ: nếu năm 1968 vì phản đối Việt Nam đàm phán với Mỹ họ đã giảm kim ngạch viện trợ cho Việt Nam thì năm 1971 và năm 1972, để lôi kéo Việt Nam đi vào chiều hướng của Bắc Kinh thoả hiệp với Mỹ, họ đã dành cho Việt Nam viện trợ cao nhất của họ so với những năm trước đó. Đây cũng là thủ đoạn nhằm che đậy sự phản bội của họ nhằm xoa dịu sự công phẩn của nhân dân Việt Nam.
      Đi đôi với tăng thêm viện trợ là sự thúc ép liên tục để Việt Nam chấp nhận giải pháp của Mỹ. Ngày 18 tháng 7 năm 1971, phía Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam phương án bốn điểm của Mỹ: rút quân và thả tù binh Mỹ trong 12 tháng kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1971, ngừng bắn toàn Đông Dương và giải pháp theo kiểu Giơnevơ năm 1954. Về rút quân, “vì thể diện” Mỹ muốn để lại một số cố vấn kỹ thuật; về chính trị “Mỹ không muốn bỏ Nguyễn Văn Thiệu cũng như không muốn bỏ Xirích Matắc”
      Trong cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 11 năm 1971 họ nói:Việt Nam nên tranh thủ thời cơ giải quyết trước vấn đề rút quân Mỹ và quan tâm giải quyết vấn đề tù binh Mỹ, việc đánh đổ nguỵ quyền Sài Gòn là lâu dài”.
       Sau khi Níchxơn kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc, Kítxinhgiơ nói với các nhà báo ngày 1 tháng 3 năm 1972 rằng từ nay Níchxơn và bản thân y “chỉ còn việc nhìn về Mátxcơva và nghiền nát Việt Nam” (Me-vin và Béc -na Can-bê: Kít-xinh-giơ. Nhà xuất bản Lít-tơn Brao, Tô-rông-tô, 1974, tr.283).
      Từ tháng 4 năm 1972, Mỹ ném bom lại và thả mìn phong toả các cảng miền bắc Việt Nam và đánh phá ác liệt miền Nam Việt Nam nhằm đối phó với cuộc tiến công chiến lược mùa xuân năm 1972 của nhân dân Việt Nam, cứu vãn sự sụp đổ của chế độ Nguyễn Văn Thiệu.  Bước phiêu lưu quân sự này chính là hậu quả rõ ràng của sự đồng loã giữa những người cầm quyền Trung Quốc và Níchxơn.
Và ngày 5 tháng 12 năm 1972, đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn chuyển tới phía Việt Nam lời đe doạ của Kitxinhgiơ:Đàm phán đã đến lúc có hậu quả nghiêm trọng: Bắc Việt Nam đòi Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ, hoặc nhận một hiệp định xấu hơn: Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Việt Nam cứ giữ lập trường đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình”.
      Trước sự câu kết của Bắc Kinh với Oasinhtơn phản bội nhân dân Việt Nam , nhân dân Việt Nam vẫn kiên cường đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ và tin tưởng vào thắng lợi của mình.
       Khi phía Trung Quốc thông báo với phía Việt Nam rằng trong chuyến thăm Trung Quốc, Níchxơn cũng sẽ cùng những người lãnh đạo Trung Quốc bàn về vấn đề Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam đã thẳng thắn nói:Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam . Các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954 rồi, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa”.
       Khi phía Trung Quốc thông báo chuyến đi thăm Trung Quốc của Níchxơn, những người lãnh đạo Việt Nam nói:Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, nhân dân Việt Nam phải thắng. Tới đây, đế quốc Mỹ có thể đánh phá trở lại miền bắc ác liệt hơn nữa, nhưng nhân dân Việt Nam không sợ, nhân dân Việt Nam nhất định thắng”.
       Bất chấp mọi sức ép của Bắc Kinh và Oasinhtơn, nhân dân Việt Nam không những không nhân nhượng về những vấn đề có tính nguyên tắc, mà còn trừng trị đích đáng đế quốc Mỹ về những tội ác của chúng và cuối cùng buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1973.
       Dư luận còn nhớ bọn đế quốc và phản động đã gây ra cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970, lật đổ chính phủ của ông hoàng Nôrôđôm Xihanúc, đưa lon Non lên cầm quyền. Lon Non vốn là người Campuchia gốc Hoa, lại là người của Mỹ, cho nên những người lãnh đạo Trung Quốc muốn dùng y và bỏ rơi ông Xihanúc. Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung quốc nói với đại sứ Việt Nam:Xihanúc không có lực lượng. Việt Nam cần ủng hộ Lon Non; Trung Quốc đón Xihanúc  nhưng vẫn quan hệ tốt với đại sứ quán của PhnômPênh “.



Đặng và Carter
Theo giáo sư sử học Nayan Chanda trong sách "Brother Enemy, The War after the War", NXB Harcourt Brace Jovanovich xuất bản năm 1986 và nhiều trí thức, chuyên gia, nhà nghiên cứu khác thì Hoa Kỳ chính là quốc gia duy nhất trên thế giới gần như ủng hộ công khai cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc; trái với lời lên án việc Việt Nam tiến đánh Khmer Đỏ là "một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định", tuyên bố của Mỹ về cuộc xâm lăng của Trung Quốc có hàm ý bào chữa rằng "việc Trung Quốc tấn công Việt Nam là kết quả của việc Việt Nam xâm lược Campuchia", "Việt Nam ráng chịu", "Việt Nam gieo gió gặt bão". Ngoài Hoa Kỳ thì đa số các quốc gia trên thế giới đều phản đối mạnh mẽ hành động thô bạo của Trung Quốc, sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao bước đầu mở cửa của Bắc Kinh khi đó.
Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977-  là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới  Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ  đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.
Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977- là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự  "thành công" của "Kampuchea Dân chủ" trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội "phi giai cấp" và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự “thành công” của “Kampuchea Dân chủ” trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội “phi giai cấp” và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).
 
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979  bị  Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bức ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979 bị Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
 
Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.

       Ngay sau khi nổ ra cuộc đảo chính ở PhnômPênh và ông Xihanúc tới Bắc Kinh, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sang Trung Quốc thuyết phục những người lãnh đạo Trung Quốc nên ủng hộ ông Xihanúc, đồng thời trực tiếp biểu thị với ông Xihanúc sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với ông ta và lực lượng kháng chiến Khơme.
        Ngày 23 tháng 3 năm 1970, ông Xihanúc công bố bản tuyên cáo 5 điểm lên án cuộc đảo chính của Lon Non và kêu gọi nhân dân Campuchia đoàn kết chống đế quốc Mỹ và bè lũ Lon Non.
       Ngày 25 tháng 3 năm 1970, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên cáo đó.
       Ngày 7 tháng 4 năm 1970, Chính phủ Trung Quốc mới ra tuyên bố ủng hộ Tuyên cáo của ông Xihanúc. Tuy vậy, họ tiếp tục có những cuộc tiếp xúc bí mật với chính quyền Lon Non.  Chỉ sau khi Níchxơn đưa quân Mỹ xâm lược Campuchia, gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên thế giới và ngay cả ở Mỹ, Chính phủ Trung Quốc mới cắt đứt quan hệ với chính quyền Lon Non ngày 5 tháng 5 năm 1970.       Trong lúc tìm cách nắm trọn vấn đề Campuchia, những người lãnh đạo Trung Quốc còn mưu toan nắm con đường vận chuyển quân sự qua ba nước Đông Dương. Trong mấy năm liền cho đến năm 1972, họ đề nghị giúp làm đường và vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền bắc đến miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia trên con đường mòn Hồ Chí Minh và hứa cung cấp cho Việt Nam đủ xe, người lái và khoảng 20 vạn quân nhân Trung Quốc để bảo đảm công việc này. Ý đồ của họ là qua đó nắm toàn bộ vấn đề Đông Dương để buôn bán với Mỹ và chuẩn bị bàn đạp đi xuống Đông Nam châu Á.   Tất nhiên phía Việt Nam không chấp nhận đề nghị đó.
       Nếu trước đây họ ngấm ngầm chia rẽ nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm cô lập Việt Nam thì trong thời kỳ này họ bắt đầu dùng bè lũ Pôn Pốt-Iêng Xary để phá hoại cách mạng ba nước Đông Dương, tích cực chuẩn bị biến Campuchia thành bàn đạp để tiến công Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, từ đó bành trướng xuống Đông Nam châu Á sau này.
        Họ đã phơi trần bộ mặt ghê tởm của kẻ phản bội: phản bội nhân dân Việt Nam cũng như phản bội nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.
       Trong cuộc hội đàm ở Bắc Kinh tháng 6 năm 1973, chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Ở miền Nam Việt Nam cần ngừng (chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt”. Cách mạng miền Nam nên “chia làm hai bước  . Gộp lại làm một, người Mỹ không chịu đâu. Vấn đề là trong tay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn có mấy chục vạn quân”.
Thủ tướng Chu Ân Lai thì nói: “Trong một thời gian chưa có thể nói dứt khoát là 5 năm hay 10 năm, Việt Nam và Đông Dương nghỉ ngơi được thì càng tốt; tranh thủ thời gian đó mà nhân dân miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện hoà bình, trung lập một thời gian”.
      Những người cầm quyền Bắc Kinh còn khuyên Mỹ “đừng thua ở Việt Nam, đừng rút lui khỏi Đông Nam châu Á”. (Theo tướng A. Hai-gơ, báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học cơ đốc, ngày 20 tháng 6 năm 1979.)
      Thâm độc hơn nữa, họ tìm cách lôi kéo nhiều tướng tá và quan chức nguỵ quyền Sài Gòn hợp tác với họ, thậm chí cho người thuyết phục tướng Dương Văn Minh, “tổng thống” vào những ngày cuối của chế độ Sài Gòn để tiếp tục chống lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và đan miền Nam Việt Nam.
        Từ năm 1973, những người cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hành động khiêu khích và lấn chiếm đất đai ở những tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, nhằm làm yếu những cố gắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu trang giải phóng hoàn toàn miền Nam.
        Đồng thời họ ngăn cản Việt Nam thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày 26 tháng 12 năm 1973, phía Việt Nam đề nghị mở cuộc đàm phán để xác định chính thức đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, nhằm sử dụng phần biển thuộc Việt Nam phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Ngày 18 tháng 1 năm 1974 phía Trung Quốc trả lời chấp thuận đề nghị trên, nhưng họ đòi không được tiến hành việc thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra. Họ còn đòi “không để một nước thứ ba vào thăm dò vịnh Bắc Bộ”, vì việc đưa nước thứ ba vào thăm dò “không có lợi cho sự phát triển kinh tế chung của hai nước và an ninh quân sự của hai nước”. Đó chỉ là một lý do để che đậy ý đồ đen tối của họ. Cũng vì vậy cuộc đàm phán về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1974 đã không đi đến kết quả tích cực nào. Cũng với thái độ trịch thượng nước lớn như vậy, họ làm bế tắc cuộc đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ bắt đầu từ tháng 10 năm 1977 nhằm mục đích tiếp tục xâm phạm biên giới, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam để duy trì tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Trung.


Những hố chôn tập thể người dân vô tội bị bọn diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary sát hại, được phát hiện sau ngày giải phóng 7/1/1979 tại “Cánh đồng chết” Choeung Ek, Campuchia. (Ảnh: TTXVN) Những hố chôn tập thể người dân vô tội bị bọn diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary sát hại, được phát hiện sau ngày giải phóng 7/1/1979 tại “Cánh đồng chết” Choeung Ek, Campuchia. (Ảnh: TTXVN)

 
Một hố chôn người tập thể dưới thời chế độ diệt chủng Pol Pot. (Nguồn: Getty Images)


Bài 2: Thực hiện quyền tự vệ chính đáng Pháo binh ta bảo vệ biên giới Tây Nam tháng 9/1977. Ảnh: TTXVN 
Bộ đội ta truy kích lính Pôn Pốt bảo vệ biên giới Tây Nam cuối năm 1978. Ảnh: Vũ Xuân Bân
 
       Hơn nữa, ngày 19 tháng 1 năm 1974, tức là một ngày sau khi phía Trung Quốc nhận đàm phán với phía Việt Nam về vấn đề vịnh Bắc Bộ, họ sử dụng lực lượng hải quân và không quân tiến đánh quân nguỵ Sài Gòn và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ lâu vốn là bộ phận lãnh thổ Việt Nam. Họ nói là để tự vệ, nhưng thực chất đó là một hành động xâm lược, một sự xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam để khống chế Việt Nam từ mặt biển và từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông.
Sau Hiệp định Pari về Việt Nam, theo lệnh của Bắc Kinh, bè lũ Pôn Pốt-Iêng Xary thi hành một chính sách hai mặt đối với Việt Nam: vừa dựa vào Việt Nam vừa chống Việt Nam.
        Mặt khác, bè lũ Pôn Pốt Iêng Xary tìm mọi cách chống Việt Nam. Chúng vu cáo Việt Nam ký kết Hiệp định Pari là “phản bội Campuchia một lần nữa” để kích động hận thù dân tộc, gây tâm lý chống Việt Nam và kiếm cớ thanh trừng những người Campuchia không tán thành đường lối của chúng. Nhiều lần chúng tổ chức những vụ đánh phá, cướp bóc kho tàng, vũ khí, tiến công bệnh viện và nơi trú quân của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đặt trên đất Campuchia. Bằng những thủ đoạn rất thâm độc, kể cả việc thủ tiêu bí mật những cán bộ cách mạng chân chính, chúng ra sức củng cố vị trí trong Đảng, nắm toàn bộ quyền lực để biến Đảng cộng sản Campuchia thành một đảng phụ thuộc Bắc Kinh.
Về phần những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc.
       Họ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu dài, nhưng nhân dân Việt Nam đã đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền nam và thống nhất nước nhà.
        Năm 1975, khi chào mừng nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc cũng nói “sẽ tiếp tục làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa nhằm củng cố thành quả thắng lợi, thống nhất và xây dựng Tổ Quốc của nhân dân Việt nam”. Thật ra đây chỉ là lời tuyên bố giả dối để che dấu sự hằn học của họ đối với sự thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt Nam đang làm nức lòng tất cả những lực lượng cách mạng và tiến bộ trên toàn thế giới, che giấu những kế hoạch đen tối của họ nhằm chống lại Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
       Giấu mặt chống Việt Nam không đạt kết quả mong muốn, những người cầm quyền Trung Quốc quay ra công khai chống Việt Nam bằng mọi thủ đoạn, kể cả bằng đe dọa vũ lực và dùng vũ lực.
        Ở phía tây nam, theo kế hoạch của Bắc Kinh, sau khi tập trung 19 sư đoàn bộ binh (trong tổng số 23 sư đoàn bộ binh) đến sát biên giới Việt Nam, ngày 22 tháng 12 năm 1978, bè lũ Pôn pốt – lêng xa ry đã xử dụng những sư đoàn tinh nhuệ nhất của chúng, có xe tăng và pháo binh yểm trợ, đánh vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh Tây Ninh (cách Sài gòn 100 km, với ý đồ đánh chiếm chớp nhoáng thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời làm yếu Việt Nam để quân Trung Quốc đánh vào Việt Nam từ phía bắc.




Một nhóm trong đội thanh niên xung kích ĐHSP Hà Nội 1 trên đường trở về
sau chuyến đi biên giới năm 1979 (Ảnh: Mạnh Thường).

 H 4 ill 639759 cambodia-phnom penh-1979-61.jpg
Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào Phnom Penh năm 1979



Xe tăng Trung Quốc bị bộ đội ta bắn cháy trong cuộc chiến tranh biên giới (Ảnh: Mạnh Thường).

        Ở phía bắc, những người cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân, gồm nhiều quân đoàn và sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979 trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1000 km. Quân của bọn phản động Trung Quốc đi đến đâu là tàn sát dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ sơ sinh, phá hủy triệt để các bản làng, chùa chiền, nhà thờ, trường học, vườn trẻ, bệnh viện, nông trường, lâm trường v.v.. Chúng đã hành động với sự man rợ của một đạo quân ăn cướp thời trung cổ kết hợp với những thủ đoạn tinh vi của các đội quân xâm lược của đế quốc ngày nay.
      Trái với mọi tính toán của Bắc Kinh, cuộc chiến tranh xâm lược của họ đã thất bại thảm hại, đã bị toàn thế giới lên án và một bộ phân nhân dân Trung Quốc phản đối. Ngày 5 tháng 3 năm 1979 họ đã buộc phải tuyên bố rút quân, và sau đó đã phải nhận ngồi đàm phán với phía Việt Nam.
        Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dù được nguỵ trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc.

viet nam trung quoc
Nhà Xuất Bản Sự Thật
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.  
Hà Nội /Tháng 10 năm 1979/Nhà Xuất Bản Sự Thật.
    
      Khi một đoàn khách du lịch đến thăm Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, nơi trước kia từng là trường học sau đó chuyển thành nhà tù và trung tâm tra tấn dưới thời Khơ me Đỏ, người hướng dẫn viên dừng lại và hỏi có ai trong đoàn đến từ Trung Quốc không?

      Khi không thấy cánh tay nào giơ lên, anh tiếp tục kể về vai trò của chính quyền Trung Quốc trong nạn diệt chủng do Khơ me Đỏ gây ra từ năm 1975-1979, khiến ít nhất 1.7 triệu người Campuchia thiệt mạng.

      Sau đó người hướng dẫn viên giải thích vì sao anh hỏi xem có ai trong đoàn đến từ Trung Quốc không: “Vì người Trung Quốc rất tức giận khi tôi nói rằng chính vì chính quyền Trung Quốc nên Pol Pot mới có thể giết hại nhiều người như vậy. Họ nói đó không phải sự thật và: “Giờ chúng ta là bạn rồi, đừng nói về quá khứ.””
Trong một phát biểu trên truyền hình vào tháng 3/2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói:  “Là lãnh đạo của một quốc gia, khi thừa kế thành quả từ những người tiền nhiệm, họ cũng cần phải gánh vác trách nhiệm về những tội ác của thế hệ trước". Đối chiếu với phát biểu đó, một số nhà sử học độc lập từ Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tội ác diệt chủng tại Campuchia thời Khơ me Đỏ. Nhà sử học Zhang Lifan phát biểu: “Chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền những việc mà họ thấy có lợi và tránh né những vấn đề mà họ có thể bị chỉ trích, bằng cách kiểm duyệt truyền thông và cấm xuất bản sách”.
      Theo bài viết của tác giả Dan Levin trên Thời báo New York, trong thập niên 70, ông Mao Trạch Đông muốn tạo dựng một nước chư hầu trong thế giới các nước đang phát triển để đối chọi với sự ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô. Ra sức mua chuộc và bức hại Việt Nam, muốn biến Việt Nam thành kẻ thần phục,thành tên lính xung kích của mình để dần khống chế, lấn chiếm cả Đông Nam - Á không được, lũ cầm quyền Trung Quốc quay sang sử dụng con bài Pol Pot – Ieng Sary.
     Trong một cuộc phỏng vấn, ông Andrew Mertha, tác giả cuốn sách “Brothers in Arms: China’s Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979,” (tạm dịch: “Huynh đệ sát cánh: Viện trợ của Trung Quốc cho Khmer Đỏ, 1975-1979”) cho biết: “Để chứng tỏ là một thế lực đang trỗi dậy, chính quyền Trung Quốc cần thiết lập vây cánh, và họ chọn Campuchia.” Theo ông Mertha, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Trung Quốc và châu Á Thái Bình Dương tại Đại học Cornell, Trung Quốc đã cung cấp ít nhất 90% viện trợ nước ngoài cho Khơ me Đỏ, từ lương thực và thiết bị xây dựng đến xe tăng, máy bay và trọng pháo. Thậm chí khi Khơ me Đỏ đang tàn sát người dân Campuchia thì các kỹ sư Trung Quốc và các cố vấn quân sự tiếp tục đào tạo đồng minh Cộng sản này ở Campuchia. Ông nói: “Nếu không có trợ giúp của chính quyền Trung Quốc thì chính quyền Khơ me Đỏ đã không thể tồn tại được 1 tuần.”.
     Theo lời khai của cựu viên chức Khơ me Đỏ, Youk Chhang, một người còn sống sót thời diệt chủng và từng là giám đốc Trung tâm Tài liệu Campuchia, thì: “Các cố vấn Trung Quốc đã ở đây, sát cánh cùng Khơ me Đỏ, từ cai ngục đến các lãnh đạo cao nhất. Nhưng chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận và xin lỗi về điều này.” Theo tờ The Diplomat, các học giả cho rằng có khoảng 5.000 cố vấn và kỹ thuật viên của Trung Quốc có mặt tại Campuchia thời điểm đó để hỗ trợ chính quyền Khơ me Đỏ.
Lao Mong Hay, cựu giám đốc của Viện Dân chủ Khmer tại Phrom Penh nói: “Trung Quốc nợ người dân Campuchia một lời xin lỗi. Họ đã ủng hộ Khơ me Đỏ trước và trong khi nắm chính quyền bất kể điều gì xảy ra với người dân Campuchia.” Theo ông Mong Hay, Trung Quốc đã viện trợ 1 tỷ USD cho Khơ me Đỏ trước năm 1979 và thêm 1 tỷ USD nữa sau năm 1979 để họ đánh lại quân Việt Nam ở Campuchia.

Quân Việt Nam ở Campuchia
Năm nay tròn 25 năm ngày quân đội Việt Nam triệt thoái khỏi Campuchia.


Bộ đội Việt Nam tại Campuchia

Hơn 39.000 binh lính VN đã thiệt mạng trong khoảng mười năm can thiệp ở Campuchia.
Các lãnh đạo Khmer Đỏ
Liên Hợp Quốc từng cho phép chính quyền Khmer Đỏ sau khi bị sụp đổ được giữ ghế ở LHQ.
 


Xét xử Khmer Đỏ

Trung Quốc không ủng hộ nhiều cho phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, theo nhà nghiên cứu người Campuchia

      Nguyên nhân của diệt chủng đã được thế giới phân tích kỹ, phần lớn chuyên gia cho rằng chính quyền Pol Pot đã nóng vội thực thi Chủ nghĩa Cộng sản một cách cực đoan và bạo lực. Mong muốn của chính quyền Khơ me Đỏ là hoàn thành Chủ nghĩa Cộng sản “trong sạch” trong vài ba năm, tiêu diệt hết những gì khác biệt. Dù vậy nguồn gốc phải xuất phát từ những học thuyết và tư tưởng ảnh hưởng đến Pol Pot từ ban đầu.
    Thực tế, Pol Pot là người tôn thờ Mao Trạch Đông. Đầu năm 1965, Pol Pot đến thăm Trung Quốc 4 lần để đích thân nghe Mao Trạch Đông thuyết giảng. Có lẽ đó là một mớ hổ lốn lý luận cách mạng vô sản và cách hiểu sai nghĩa những câu nói của Lão Tử. Chẳng hạn, Lão Tử từng nói: "Dứt thánh bỏ trí dân lợi gấp trăm, dứt nhân bỏ nghĩa dân lại hiếu từ, dứt xảo bỏ lợi, không có trộm giặc", "Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu, thuần phác, dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu", và: "Chính lệnh rõ ràng thì dân kiêu bạc", hay:  "Dân không sợ chết thì sao lại dùng tử hình dọa dân? Nếu làm cho dân luôn sợ chết mà có kẻ nào phạm pháp ta cũng bắt được và giết hết thì ai còn dám phạm pháp nữa?".   
      Ngay từ tháng 11/1965, Pol Pot đã ở Trung Quốc 3 tháng để đàm luận với các lãnh đạo Trung Quốc về các lý thuyết như “quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng”, “đấu tranh giai cấp”, “chuyên chính vô sản” v.v… Sau đó, những điều này đã trở thành cơ sở cho cách thức Pol Pot cai trị Campuchia. Sau khi quay trở về Campuchia, Pol Pot đổi tên đảng của mình thành Đảng Cộng sản Campuchia và dựng lên các cơ sở cách mạng theo mô hình quây tròn các thành phố khỏi các vùng nông thôn của ĐCSTQ. Có thể coi Trung Quốc đã ‘xuất khẩu’ những ‘Cách mạng văn hóa’, ‘Đại nhảy vọt’ sang đất nước Campuchia dưới thời Khơ me Đỏ.
      Sau chiến thắng của Đảng Cộng sản Campuchia năm 1975, Pol Pot đã vội vã bắt đầu thiết lập Chủ nghĩa xã hội — một thiên đường trong xã hội loài người — không có khác biệt giai cấp, không có cách biệt giữa thành thị và nông thôn, không có tiền tệ và thương mại. Cuối cùng thì, các gia đình đã bị xé nát và thay thế bằng các đội lao động nam và các đội lao động nữ. Tất cả đều phải làm việc và ăn chung, và mặc các bộ quần áo đồng phục cách mạng màu đen hoặc quần áo bộ đội. Các cặp vợ chồng chỉ được gặp nhau một tuần một lần khi được duyệt. Tuyên bố rằng đất nước bắt đầu lại từ đầu và gọi là “Năm số 0”, Pol Pot đã cách ly người dân khỏi thế giới và biến các thành phố trở lên hoang vắng, loại bỏ tiền tệ và sở hữu cá nhân, loại bỏ tôn giáo và thiết lập các hợp tác xã nông thôn. Bất cứ ai bị coi là trí thức đều bị giết, ngay cả những người đeo kính hoặc biết ngoại ngữ. Các bệnh viện và các bác sỹ cũng bị xóa sổ.


Ảnh: Lính Trung Quốc bị quân dân Việt Nam bắt năm 1979. Nguồn Internet
 
      ĐCSTQ không chỉ ảnh hưởng đến Khơ me Đỏ về tư tưởng mà còn các biện pháp thực thi bạo lực. Các nhà tù thời Khơ me Đỏ nổi tiếng các hình thức tra tấn và giết người vô tội vạ. Những ít người biết rằng chính các “các chuyên gia và các kỹ thuật viên chuyên nghiệp” của chính quyền Trung Quốc đã truyền dạy cho Khơ me Đỏ tất cả các cách tra tấn này. Trung Quốc thậm chí còn đào tạo những người chụp ảnh để chuyên chụp ảnh các tù nhân trước lúc họ bị giết chết để lưu lại làm hồ sơ hoặc là để giải trí. Các hình thức tra tấn khủng khiếp còn được ĐCSTQ tiếp tục khai thác trong nhà tù ở chính đất nước họ trong nhiều năm về sau.
      Rõ ràng là, nếu tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ mà không dựa vào các lý thuyết và hỗ trợ vật chất của ĐCSTQ, thì nó đã không thể thực hiện được. Như vậy Trung Quốc đã đóng vai trò lớn trong việc 1,7 triệu người dân Campuchia bị giết hại dã man, một trong những vụ tàn sát lớn nhất của thế kỷ 20. 

                                          Phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh - Tháng 6/1964

         Lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt, người lấy "dĩ bất biến, ứng vạn biến" làm phương châm hành động.


                                               *** 
 
      Tức nước vỡ bờ, ngay từ năm 1975, trong đất nước Cam-pu-chia đã nhóm lên những ngọn lửa phản kháng. Bắt đầu từ chính những cán bộ, đảng viên trong hàng ngũ của Pôn Pốt, sau đó, lan dần sang các tầng lớp công nhân, trí thức, nông dân. Từ năm 1975 đến 1978, không chịu nổi chế độ hà khắc của bọn Pôn Pốt, nhân dân Cam-pu-chia ở nhiều vùng nổi dậy chống lại chúng. Các phong trào tự phát nổi lên với các khẩu hiệu: “Đòi lật đổ chính quyền xã, huyện”, “Hòa bình rồi, đừng chiến tranh nữa” ở Kông-pông Thom, Xiêm Riệp, “Đòi cho tự lập gia đình”, “Bãi bỏ hôn nhân tập thể”, “Cải thiện đời sống cho chúng tôi” ở vùng Tây Nam Cam-pu-chia, “Đừng giết người Chàm” ở Kông-pông Chàm, “Đòi tự do đi lại”, “Đòi đoàn kết dân tộc”, “Đòi cứu nguy cho Quốc vương Xi-ha-núc”, “Yêu cầu quốc tế can thiệp” ở Phnôm Pênh... Nhưng càng đấu tranh, nhân dân Cam-pu-chia càng bị đàn áp, giết chóc, số người ly khai ra rừng lánh nạn đến hơn 10 vạn.
     Trong hàng triệu người Cam-pu-chia phản kháng chế độ Pôn Pốt, sự phản kháng của những người là lãnh đạo đảng các cấp, chỉ huy quân đội, đảng viên của chế độ Pôn Pốt mang ý nghĩa đặc biệt. Chính họ là những người nhen lại ngọn lửa cách mạng ở đất nước Cam-pu-chia, những người xác định con đường cứu nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng, lãnh đạo nhân dân Cam-pu-chia hồi sinh đất nước, xây dựng xã hội mới.


Trong ảnh là binh sĩ của chế độ Lon Nol (trái) và Khơ me Đỏ (phải).Nhận Diện Bọn Sát Nhân Và Những Kẻ Giấu Mặt : Khmer Đỏ | Nghiên Cứu Lịch SửNhận Diện Bọn Sát Nhân Và Những Kẻ Giấu Mặt : Khmer Đ
Chế độ quái thai mà tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary lập nên đã biến cả đất nước Campuchia thành nhà tù khổng lồ, thành cánh đồng chết. Hơn một nửa dân số Campuchia thời đó bị chấm dứt sự sống trong điều kiện khổ sai hoặc bị khủng bố, hành hình.
"Tấm bản đồ" này đặt tại khu di tích S-21, vốn là nhà tù của cái gọi là "Campuchia Dân chủ".
"Tấm bản đồ" này đặt tại khu di tích S-21, vốn là nhà tù của cái gọi là "Campuchia Dân chủ".
Không dừng lại ở việc tàn sát đồng bào của chính mình, Khơ me Đỏ còn xua quân gây hấn, xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, buộc Việt Nam phải sử dụng vũ lực đáp trả, sau những nỗ lực đàm phán hòa bình bị thất bại.


                                         Lính Pôn Pốt bị bắt giữ. Ảnh tư liệu.

     Tháng 6-1977, ông Hun Xen, một cán bộ chỉ huy trung đoàn, ly khai quân Pôn Pốt, dẫn đầu 16 người chạy sang Việt Nam. Cũng trong năm 1977, nhiều cán bộ Cam-pu-chia các tỉnh Đông Bắc chạy sang Gia Lai, Kon Tum. Đó là số cán bộ tập kết ra miền Bắc, về nước thấy sự phản đảng của bọn Pôn Pốt nên chạy trở lại Việt Nam, gồm đồng chí Bu Thoong, Xoi Keo, Đi Phin… Các ông Pen Gút, Hưu Xem, Phách Xem, Pen Ủng, đoàn của ông  Úc Bun-xươn chạy sang Tây Ninh; ông Chăn Ven, ông Xim Sông chạy sang Quân khu 9. Tiếp đó là các ông Hêng Xom-rin, Chia Xim. Đến gần cuối năm 1978, đã có 107 người là lãnh đạo từ cấp trung đoàn tới cấp quân khu Cam-pu-chia chống chế độ Pôn Pốt sang Việt Nam.
     Được sự giúp đỡ tận tình của Việt Nam, những người ly khai chế độ Pôn Pốt mà hầu hết là đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia tiến hành tập hợp lực lượng, xây dựng đường lối giải phóng nhân dân Cam-pu-chia. Từ ngày 26 đến 29-11-1978, ban tổ chức Đại hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia tại Trường Công an Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), có 108 đại biểu gồm: Đoàn cán bộ tập kết ra miền Bắc năm 1954 rồi ở lại Việt Nam công tác có 42 người, đoàn Quân khu Đông: 35 người, đoàn sang từ tháng 6-1977: 16 người, đoàn Đông Bắc: 11 người, nhân sĩ: 4 người. Đại hội đã bầu Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia gồm 15 người, do ông Hêng Xom-rin làm Chủ tịch, ông Chia Xim làm Phó chủ tịch và ông Rua Xa-may làm Tổng thư ký. Ngày 2-12-1978, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia ra mắt. Buổi lễ ra mắt tổ chức ở vùng Snun, tỉnh Kra-chê, vừa được giải phóng khá rầm rộ. Có đại diện của các tiểu đoàn và đội công tác vũ trang của bạn, hàng trăm người Cam-pu-chia có đại diện các giai cấp, tôn giáo, dân tộc, tầng lớp nhân dân ở Cam-pu-chia đến dự. Khi thấy Đoàn chủ tịch mặt trận xuất hiện, có cả nhà sư mặc áo cà sa, mọi người dự lễ đều quỳ xuống vái lạy rất trọng thị. Ai cũng tỏ lòng phấn khởi có người lãnh đạo, nhất định nhân dân Cam-pu-chia sẽ thoát khỏi ách diệt chủng do bọn Pôn Pốt-Iêng Xa-ri gây nên.

Trang sử theo thực đơn: Khmer đỏ và mạch sống Trung Quốc
 Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp đón cấp lãnh đạo Khmer Đỏ tại Bắc Kinh, từ trái: Mao Trạch Đông, Pol Pot và Ieng Sary. Khmer Đỏ rập khuôn theo Mao, được hậu thuẫn và viện trợ tối đa của Bắc Kinh, đã tiến chiếm Nam Vang 17.04.1975 khởi đầu một chế độ diệt chủng với 2 triệu người chết, trong đó không ít nạn nhân là người Việt, người Chăm Islam trong khoảng thời gian từ 1975-1979. [nguồn: photo AFP]
Pol Pot gặp gỡ Đặng Tiểu Bình, tháng 9/1977, tại Bắc Kinh. (Ảnh: Internet) 
Pol Pot gặp gỡ Đặng Tiểu Bình, tháng 9/1977, tại Bắc Kinh. (Ảnh: Internet 
Son Sen (ở giữa), Bộ trưởng Quốc phòng của Khơ me Đỏ, cùng các cố vấn quân sự của chính quyền Trung Quốc năm 1977. (Ảnh: Trung tâm Tư liệu Campuchia)Son Sen (ở giữa), Bộ trưởng Quốc phòng của Khơ me Đỏ, cùng các cố vấn quân sự của chính quyền Trung Quốc năm 1977. (Ảnh: Trung tâm Tư liệu Campuchia)

bai hoc xuong mau tu che do diet chung pol pot khmer do hinh 3
Đồ tể Pol Pot, trùm chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Ảnh này chụp năm 1979 vào thời điểm y chạy về biên giới với Thái Lan (nguồn: AP)

bai hoc xuong mau tu che do diet chung pol pot khmer do hinh 6
Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng chính phủ Khmer Đỏ, Ieng Sary (giữa) - "Anh 3" của chế độ này, tại 1 phiên xét xử của Tòa án đặc biệt Quốc tế về tội ác Khmer Đỏ ở Campuchia (ECCC) tại Phnom Penh năm 2008 (ảnh: Reuters)



      Làm nòng cốt lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Cam-pu-chia trên đất Việt Nam là những người đảng viên chân chính của Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia. Ngày 4 và 5-1-1979, các đảng viên cũ của Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia tập trung về trạm 66B, cư xá Mỹ cạnh dinh Độc Lập, ở TP Hồ Chí Minh để tiến hành đại hội khôi phục lại đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới và công nhận đảng viên của đảng. Cũng tại đại hội này, Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia cử ra Chủ tịch nước và thành phần Chính phủ để về ra mắt nhân dân Cam-pu-chia ngay khi đất nước được giải phóng, tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ III, gồm 62 đại biểu. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 7 người: Pen Xô-van làm Tổng Bí thư, các đồng chí Hêng Xom-rin, Chia Xim làm Ủy viên thường vụ, các đồng chí Hun Xen, Bu Thoong, Văn Son, Chăn Xi làm Ủy viên Trung ương.

      Từ đây, cách mạng Cam-pu-chia có lực lượng lãnh đạo. Đó là những con người được tôi luyện trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kinh qua chiến tranh gian khổ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trung thành với lợi ích của dân tộc và nhân dân, nắm vững xu thế phát triển của thời đại, có tinh thần quốc tế, tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân Việt Nam. Sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối của các nhà lãnh đạo cách mạng ly khai chế độ Pôn Pốt đã tập hợp được nhân dân Cam-pu-chia, những người đã sống uất hận trong chế độ diệt chủng vùng lên đấu tranh, sát cánh cùng quân và dân Việt Nam lật đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt cùng chế độ quái thai do chúng dựng lên.

      Ngày 3-11-1978, được sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng nổi dậy chống lại chế độ Pôn Pốt-Iêng Xa-ri tiến công căn cứ Sê-rê-ca của quân Pôn Pốt ở phía Tây Bắc Đầm Be (Công-pông Chàm). Sau một giờ chiến đấu, lực lượng nổi dậy làm chủ căn cứ, tiêu diệt hơn 100 tên, thu một kho vũ khí, đạn dược và đồ dùng quân sự. Phong trào nổi dậy chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt-Iêng Xa-ri lan rộng khắp cả nước, không chỉ lớn về quy mô mà còn có bước chuyển mới về tổ chức và phương thức đấu tranh. Đã có sự phối hợp giữa các lực lượng, giữa thành thị với nông thôn; đã biết kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, giữa nổi dậy của quần chúng với binh biến của binh lính.

Chị Dương Thị Niên (Tây Ninh, Việt Nam) đau xót nhìn nhà cửa, tài sản bị khơ me đỏ sang đốt phá, cướp bóc (1978)


     Tháng 11-1978, tại Quân khu Đông, lực lượng nổi dậy hoạt động mạnh ở các huyện Cam-chơ-rích, Tơ-nang Khơ-mun (Công-pông Chàm). Tại Quân khu Đông Bắc, hàng trăm nhân dân vùng Siêng-pạng (Stung Treng) và vùng Bô-keo (Ra-ta-na-ki-ri) nổi dậy chống lại việc bắt thanh niên đi lính cho Pôn Pốt. Nhiều truyền đơn kêu gọi nhân dân khu Đông và Đông Bắc cùng đồng bào cả nước đoàn kết, đấu tranh đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt-Iêng Xa-ri, phản đối việc chính quyền Pôn Pốt-Iêng Xa-ri gây chiến tranh biên giới với Việt Nam, đòi xây dựng nước Cam-pu-chia hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc.

      Cuối tháng 11, đầu tháng 12-1978, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Cam-pu-chia phát triển ngày càng mạnh mẽ và giành nhiều thắng lợi. Đầu tháng 12-1978, lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Môn-đôn-ki-ri đánh chiếm một căn cứ địch, diệt hơn 100 tên, thu nhiều súng đạn và lương thực. Tiếp đó, nhân dân hai huyện Sơ-lông và Crô-chơ-mia (Công-pông Chàm) nổi dậy giành quyền làm chủ ở một số xã. Ở Quân khu 203 và Quân khu Đông Bắc, nổ ra nhiều vụ binh biến của binh lính.
 Theo báo cáo của Đại học Yale, trong thời gian từ năm 1975 - 1979, Polpot đã sát hại 1,7 triệu người Campuchia (khoảng 21% dân số nước này vào thời điểm đó). 
Ban đầu, cánh đồng chết Choeung Ek là một vườn cây ăn quả. Tuy nhiên, sau đó Polpot và Khmer Đỏ dùng nơi này để thảm sát tập thể người dân Campuchia.
Dưới bàn tay ác quỷ của Khmer Đỏ do Pol Pot làm thủ lĩnh, trường học bị biến thành địa ngục trần gian. Trong ảnh là một góc nhà tù diệt chủng Tuol Sleng. Trong ảnh là cây chết chóc chuyên dùng để hành hình trẻ em của quân đội Polpot





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét