"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!" -Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to
lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng
quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng
ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực
lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy
mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói
khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!” Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ" Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Năm 1965, Mỹ bắt đầu đưa ồ ạt quân đội vào
miền Nam để hậu thuẫn cho chế độ “Việt Nam Cộng hòa”. Đến năm 1968, lực
lượng viễn chinh Mỹ tại Việt Nam lên tới nửa triệu quân.
Quân đội Mỹ-ngụy tấn công vào căn cứ quân giải phóng ở Tây Ninh vào tháng 3/1965.
Trực thăng Mỹ phải tham chiến ở vùng sông nước đặc trưng của miền Nam Việt Nam mà họ vốn không có kinh nghiệm trước đó.
Lính sư đoàn 7 và 9 của Mỹ lội qua sình
lầy ở đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 4/1967. Các phương tiện chiến
tranh lớn, hiện đại không phát huy nhiều tác dụng ở đây.
Lính Mỹ phải cởi trần chui rúc dưới địa đạo để tìm du kích ta vào tháng 1/1967.
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ vã mồ hôi hột dưới cái nắng gay gắt ở khu vực Đà Nẵng vào tháng 4/1965.
Một lính Mỹ rót nước cho đồng đội bị say
nắng trong chiến dịch Hastings dọc khu phi quân sự giữa 2 miền của Việt
Nam vào tháng 7/1966.
Sư đoàn kỵ binh 1 của Mỹ hứng chịu thương
vong khi bị quân ta phục kích ở thung lũng tử thần Ia Drang (Tây Nguyên)
vào tháng 11/1965.
Trực thăng CH-46 của Mỹ trúng đạn của quân
ta ở nam giới tuyến quân sự vào tháng 7/1966. Máy bay này sau đó phát
nổ trên đồi, khiến 13 lính Mỹ tử trận, 3 người khác bị bỏng nặng.
Quân cảnh Mỹ nhảy khỏi xe jeep khi bị du kích cách mạng bắn tỉa ở gần căn cứ Đà Nẵng vào ngày 30/1/1968
Quan tài của 8 quân nhân Mỹ (phủ quốc kỳ Mỹ) bên trong máy bay vận tải ở sân bay Sài Gòn tháng 2/1965.
Thi thể lính dù Mỹ được trực thăng cứu hộ kéo lên ở khu rừng rậm thuộc chiến khu C, năm 1966.
Quân cảnh Mỹ nấp bên cạnh tử sĩ Mỹ, phía
sau bức tường tại lối vào Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào ngày đầu tiên của
cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, ngày 31/1/1968.
Thi thể lính Mỹ bị vùi lấp một nửa dưới
đất cát trên đồi 689 ở phía Tây Khe Sanh vào tháng 4/1968. Quân Mỹ bị
quân giải phóng bao vây chặt tại đây.
Lính Mỹ vẫy tay với trực thăng cứu thương tại khu vực gần Huế vào tháng 4/1968.
Một lính dù Mỹ nỗ lực cứu sống đồng đội ở thung lũng A Sầu vào tháng 5/1969 khi họ cố đánh chiếm vị trí của quân giải phóng.
Trong khi đó, ở quê hương của lính Mỹ, người dân biểu tình phản chiến. Ảnh này chụp ở California (Mỹ) vào tháng 12/1965.
Để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện mới, và tranh thủ sự ủng
hộ của các tầng lớp tiến bộ trên thế giới, Cách mạng Việt Nam đã thành
lập một tổ chức tại Miền Nam, lấy tên gọi “Mặt trận dân tộc giải phóng
Miền Nam - Việt Nam” với vị chủ tịch được bầu lên là luật sư Nguyễn Hữu
Thọ, có lực lượng vũ trang gọi là “Quân giải phóng”. Từ đây Cuộc chiến
tranh vệ quốc thần thánh của Dân tộc Việt bước vào giai đoạn khốc liệt
nhất mà vẻ vang nhất, suốt 15 năm ròng rã. Từ đây, Miền Nam trở thành
Tiền tuyến lớn, Miền bắc trở thành Hậu phương lớn. Tiền tuyến lớn nêu
cao tinh thần bất khuất vô song, càng đánh càng mạnh, càng ghi được
những chiến công hiển hách trước cường quốc số 1 thế giới về sự giàu có
và tàn bạo. Hậu phương lớn đã đem hết “tinh thần và lực lượng”, chi viện
tiếp tế đến tận cùng khả năng sức người, sức của của mình và cả những
ủng hộ, đóng góp qúi báu của anh em bầu bạn trên thế giới cho Tiền tuyến
lớn bằng mọi phương tiện, mọi ngả đường có thể, trong đó chủ yếu, có
tính quyết định và đã lừng danh trong lịch sử là “đường mòn Hồ Chí Minh”
trên biển Đông với những con tàu không số, và nhất là “đường mòn Hồ Chí
Minh” trên dãy Trường Sơn với những “đoàn xe chạy đêm, chạy ngày” bất
kể mưa bom bão đạn. Tất cả đã trở thành huyền thoại có tựa đề: “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam,
sau là quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Huy hiệu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
1 trung đội quân chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1968 Thua kém quân địch về
nhiều mặt, đặc biệt là trang bị vũ khí, nhưng quân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được nhiều
chiến thắng oanh liệt.
Chiến
tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc
liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979). Đây
là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa ở miền
Nam Việt Nam cùng một số đồng minh khác của Hoa Kỳ như Úc, New Zealand,
Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền
Nam Việt Nam phối hợp cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được sự viện trợ
vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên
Xô và Trung Quốc. Tại Việt Nam, truyền thông đại chúng dùng tên
Kháng chiến chống Mỹ hoặc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước để chỉ cuộc
chiến tranh này, cũng là để phân biệt với các cuộc kháng chiến khác đã
xảy ra ở Việt Nam như chống Pháp, chống Nhật, chống Mông Cổ, chống Trung
Quốc.
Truyền thông và sách vở chính thống của Việt Nam khẳng định rằng bản
chất của cuộc chiến là kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm
lược của Hoa Kỳ cũng như mô tả chính quyền Việt Nam Cộng hòa như một
chính thể tay sai của các thế lực ngoại bang.Các nguồn tài liệu chính
thống còn khẳng định rằng đó không phải là
một cuộc nội chiến hay chiến tranh ủy nhiệm hoặc là chiến tranh vì ý
thức hệ mà là kháng chiến giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
tuyên bố: "Chúng tôi bắt buộc phải kháng cự lại lũ xâm lăng ấy để bảo vệ gia
đình, Tổ quốc chúng tôi..Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của
thịt Việt Nam...Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có
thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” Ngoại trưởng Xuân Thủy, trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris về Việt Nam tuyên bố:
"Mỹ
không tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam mà trái
lại đã tiến hành có hệ thống một chính sách can thiệp, xâm lược và chiến
tranh, chà đạp lên các quyền đó"
Ngày 20-09-1969, Trưởng đoàn đàm phán của Cộng hòa miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1968-1970) tại Hội nghị Paris về Việt Nam Trần Bửu Kiếm tuyên bố:
"Sự
can thiệp đơn phương của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vi phạm Hiến chương
Liên hợp quốc; sự có mặt của Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vi phạm
Hiệp định Genève 1954; cường độ và tính chất tàn phá của cuộc chiến
tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế; những hành
động của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vi phạm cả Hiến pháp của Hoa Kỳ...Nước
Việt Nam là của người Việt Nam, Hoa Kỳ không có quyền đem quân đội tới
và lại càng không có quyền bắt buộc người dân Việt Nam phải trả một cái
giá nào đó cho việc triệt thoái hoàn toàn quân đội Hoa Kỳ".
Tên
gọi ít được sử dụng hơn là Chiến tranh Đông Dương lần 2, được dùng để
phân biệt với Chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945-1955), Chiến tranh Đông
Dương lần 3 (1975-1989, gồm 3 cuộc xung đột ở Campuchia và biên giới
phía Bắc Việt Nam).
Dáng đi thất thểu, ngủ gục ngay trên đống đổ nát, nét mặt mệt mỏi, đau
đớn... là những hình ảnh thường gặp ở lính Mỹ sau những trận chiến tại
chiến trường Việt Nam. Cuộc chiến tranh này được nhiều người phân đoạn theo các cách khác nhau: Người Mỹ
thường quan niệm "Chiến tranh Việt Nam" được tính từ khi họ trực tiếp
tham chiến trên bộ đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng (từ 1965
đến 1975). Nhưng quan điểm chung và chính thống hiện nay của chính phủ
Việt Nam
vẫn coi Chiến tranh Việt Nam được tính từ 1954 hoặc 1955 đến 1975, vì
theo họ nguồn gốc của chiến tranh bắt nguồn từ các kế hoạch can thiệp
của Hoa Kỳ vào Việt Nam, vốn bắt đầu diễn ra ngay từ năm 1954 (ngày
chiến thắng Điện Biên Phủ, năm kết thúc chiến tranh Đông Dương). Theo
tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, Chiến tranh Việt Nam được Mỹ coi
là bắt đầu từ ngày 1/11/1955 khi Nhóm chuyên gia hỗ trợ quân sự Mỹ (U.S.
Military Assistance Advisory Group - MAAG) tại Việt Nam được thành lập.
Từ
năm 1943, Washington đã có một số hành động ở Đông Nam Á nhằm chống lại
quân Nhật đóng ở đây. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn đóng vai
trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương,
ông đã làm tất cả để thiếp lập mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua việc
giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản, cung cấp
các tin tức tình báo cho Hoa Kỳ, tuyên truyền chống Nhật. Đổi lại, cơ
quan tình báo Hoa Kỳ OSS
(U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cung cấp vũ khí,
phương tiện liên lạc, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt
Minh. Ngày
28 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ
Harry Truman kêu gọi Mỹ can thiệp khẩn cấp để ủng hộ nền độc lập non trẻ
của Việt Nam, nhưng không được hồi đáp vì Mỹ xem Hồ Chí Minh là "tay
sai của Quốc tế cộng sản"
nên phớt lờ lời kêu gọi hỗ trợ nền độc lập của Việt Nam. Cuối tháng 9
năm 1946, Mỹ rút tất cả các nhân viên tình báo tại Việt Nam về nước,
chấm dứt liên hệ với chính phủ Hồ Chí Minh.
Người
cha ôm thi thể con nhìn lên chiếc xe bọc thép chở lính Việt Nam Cộng
hòa. Đứa bé thiệt mạng khi quân Việt Nam Cộng hoà tấn công du kích trong
một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Ảnh chụp ngày 19/3/1964.
Lính Việt Nam Cộng hoà dùng chuôi dao găm đánh một nông dân vì đã cung
cấp thông tin không chính xác về hoạt động của du kích ở một ngôi làng ở
phía Tây Sài Gòn. Ảnh chụp ngày 9/1/1964.
Một
phi công Mỹ quan sát máy bay ném bom napalm oanh tạc các địa điểm trên
lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của những cuộc ném bom là nhằm làm rụng lá,
chết cây để dễ dàng phát hiện ra đối phương trong rừng sâu.
Bác
sĩ Joseph Wolfe (ở giữa bức ảnh) điều trị cho một binh sĩ bị thương tại
một bệnh viện dã chiến dưới lòng đất thuộc căn cứ hải quân Mỹ đóng tại
Khe Sanh hồi tháng 3/1968.
Hai cha con bị nghi là "Việt cộng" bị dẫn về trụ sở.
Mặc dù bị thương đến mức phải băng kín một mắt nhưng binh sĩ Thomas Cole vẫn giúp đỡ đồng đội mình là trung sĩ Harrison Pell.
Binh
lính Sài Gòn thực hiện cuộc đổ bộ quy mô lớn ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và đặt một số thiết bị trên thuyền. Họ băng qua những cánh đồng
ngập nước, có nơi nước sâu ngập đến nửa người để tìm diệt những chiến
sĩ Giải phóng.
Bức ảnh người lính cô độc.
Những người dân sống sót sau cuộc tấn công kéo dài 2 ngày đêm của quân
đội Việt Nam Cộng hoà nhằm chiếm chốt Đồng Xoài sợ hãi co cụm lại với
nhau. Ảnh chụp tháng 6/1965.
Trung tá quân đội Mỹ George Eyster được đặt nằm lên cáng sau khi trúng đạn của Quân đội Việt Nam. Ảnh chụp ngày 16/1/1966.
Một người phụ nữ Việt Nam bế trên tay cậu con nhỏ và kéo theo một cô
con gái, vội vàng chạy ra khỏi ngôi nhà đang bốc cháy. Ảnh chụp tháng
7/1963.
Lính Mỹ cho một đồng đội bị thương uống nước. Ảnh chụp ngày 2/4/1967.
.
Lính Mỹ bị thương được điều trị ngay tại chiến trường. Ảnh chụp ngày 2/4/1967.
Binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, đơn vị Bộ binh số 28 Mỹ, bò đi tìm nơi trú
ẩn khi bị quân đội Việt Nam tấn công bất ngờ khi đang ngồi ăn trưa. Ảnh
chụp ngày 9/1/1966.
Thuỷ quân lục chiến Mỹ nghe nhịp tim của một đồng đội đang hấp hối sau khi bị thương vào đầu. Ảnh chụp ngày 19/9/1966.
Thuỷ quân lục chiến Mỹ chạy tán loạn khi chiếc trực thăng CH-46 bị bắn hạ và phát nổ. Ảnh chụp ngày 15/7/1966.
Lính bộ binh Mỹ cầu nguyện trong một khu rừng Việt Nam trong lễ tưởng
niệm đồng đội chết trong cuộc tấn công đồn điền cao su Michelin. Ảnh
chụp ngày 9/10/1965.
Lính bộ binh Mỹ mang một đứa trẻ đang khóc đi khỏi một ngôi làng sau
khi ném một quả lựu đạn vào một hầm trú ẩn không có người trong cuộc càn
quét ở gần đồn điền cao su Michelin, tây bắc Sài Gòn. Ảnh chụp ngày
22/8/1966
Một người tải thương Việt Nam đeo mặt nạ để tránh mùi khi đi qua thi
thể của lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tại đồn điền cao su Michelin, cách
Sài Gòn 45 dặm về phía Đông Bắc. Ảnh chụp ngày 27/11/1965.
Để thi hành chính sách chống Cộng, Hoa Kỳ lập ra nhiều tổ chức quân sự
liên quốc gia như (NATO, CENTO, SEATO), các tổ chức và hiệp ước phòng
thủ song phương và khu vực. Bên cạnh đó là một hệ thống căn cứ quân sự
dày đặc để bao vây các nước Xã hội chủ nghĩa. Tại những khu vực có tính
địa chiến lược cao, Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự, thâm chí
khi chưa có sự đồng ý của Liên hợp quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia
(1954-1975), Cuba (1961), Dominica (1965). Mặc dù thất bại tại nhiều nơi
đặc biệt là ở Việt Nam, Lào, Cuba nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện
chính sách này nhưng với những hình thức khác. Từ thập niên 1980, Hoa Kỳ
chuyển sang chính sách "Vượt lên ngăn chặn", có nghĩa là can thiệp trực
tiếp vào nội bộ các nước Xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, mỗi
tháng, Mỹ viện trợ cho Pháp 20.000 tấn vũ khí và quân
nhu mỗi tháng, sau đó Mỹ đồng ý tăng lên 100.000 tấn/tháng, đổi lại
chính phủ Mỹ yêu cầu Pháp phải có kết quả cụ thể. Khi chiến tranh chấm
dứt vào năm 1954, Mỹ đã trả 78% chiến phí cho Pháp, thậm chí phi công Mỹ
cũng tham gia chiến đấu cùng Pháp trong trận Điện Biên Phủ.
Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có
cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ đâu kiểm tra tình hình không cần
sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Việc Mỹ trực tiếp tham chiến tại
chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 năm. Thậm chí khi
Điện Biên Phủ nguy cấp, Mỹ đã tính tới chuyện dùng bom nguyên tử để cứu
nguy cho Pháp. Tuy nhiên công thức "Viện trợ Mỹ, viễn chinh Pháp, quân bản xứ" vẫn không cứu vãn được thất bại. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất hẳn ý chí tiếp tục chiến đấu tại Đông Dương. Trước khi Hiệp ước Genève được ký kết 6 tuần, ngày 4/6/1954, Pháp đã đàm phán với Quốc gia Việt Nam bản dự thảo Hiệp ước Matignon (1954),
nếu được ký chính thức thì Quốc gia Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập khỏi
Liên hiệp Pháp. Chính phủ này sẽ không còn bị ràng buộc bởi những hiệp
ước do Pháp ký kết. Tuy nhiên, Hiệp ước Matignon (1954)
chưa được Quốc hội Pháp và Tổng thống Pháp phê chuẩn. Bên cạnh đó, cũng
có những lập luận cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp
định Geneva, bởi vì chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tính của một
chủ quyền đầy đủ, và đặc biệt là nó phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng,
tài chính, thương mại, kinh tế.
Tuy nhiên, Hiệp ước Genève đã diễn tiến quá nhanh. Sau khi Hiệp định
Geneva được ký, Hiệp ước Matignon đã trở nên không bao giờ được hoàn
thành. Quốc gia Việt Nam vẫn là một thành viên của Liên hiệp Pháp và do
đó vẫn phải tuân thủ những Hiệp định do Liên hiệp Pháp ký kết.
Chuỗi ngày “địa ngục” của lính Mỹ ở Việt Nam:
Một lính Mỹ được phát bánh thánh khi tạm yên tiếng súng một ngày tháng 10/1966.
Tuy
nhiên, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã từ chối ký và không công nhận
Hiệp định Genève, đồng thời ra Tuyên bố Hiệp định Genève chứa "những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam" và "không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt", bởi Bộ Tư lệnh Pháp đã "nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ" và "tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam". Tuyên bố cũng cho biết Quốc gia Việt Nam sẽ "tự
dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng
liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc
lập, và Tự do cho xứ sở".
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tuyên bố của Quốc gia Việt Nam là vô
giá trị vì họ vẫn là một phần của Liên hiệp Pháp. Phái đoàn Hoa Kỳ cũng
từ chối ký Hiệp định và tuyên bố không bị ràng buộc vào những quy định
ấy, nhưng nói thêm nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động
bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm
trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Trong Tuyên bố của mình, đối với vấn đề tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, chính phủ Mỹ nêu rõ quan điểm "tiếp
tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do
được giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng".
Theo Hồ Chí Minh, do Quốc gia Việt Nam vẫn chưa độc lập khỏi Liên hiệp
Pháp nên không thể tham gia Hội nghị và ký kết Hiệp định với tư cách một
quốc gia và Quốc gia Việt Nam vẫn phải chịu ràng buộc bởi những thỏa
thuận giữa Việt Minh và Pháp.
Ngay
sau khi Hiệp định Geneva được ký kết chỉ vài ngày, trả lời Thông tấn xã
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán trước Mỹ sẽ tìm cách phá bỏ
Hiệp định để chia cắt Việt Nam: "Theo
đúng lập trường của ta từ trước đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
sẽ tiếp tục cố gắng đấu tranh cho hoà bình, độc lập, thống nhất, dân
chủ của Tổ quốc. Đồng thời, chúng ta phải có tinh thần cảnh giác rất cao
đối với âm mưu của đế quốc Mỹ định cản trở hai bên đi đến hiệp định
đình chiến và mưu mô lập khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược,
chia châu Á thành những tập đoàn đối lập để dễ xâm lược và khống chế
Đông Dương cùng Đông Nam Á.". Kết quả Hiệp định: Quân đội Nhân
dân Việt Nam, lực lượng đã giành thắng lợi sau cuộc chiến, tập kết về
miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam
cùng với quân đội Pháp tập kết về miền Nam, tập kết dân sự và chính trị
theo nguyên tắc tự nguyện. Theo thống kê của Ủy ban Quốc tế Giám sát
Đình chiến có 892.876 dân thường di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt
Nam,
trong khi 140.000 người khác từ miền Nam tập kết ra Bắc. Quân đội Pháp
dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia
Việt Nam.
Tình đồng chí trên đường hành quân
Nữ du kích
Giữa mưa bom bão đạn là tình đồng đội, đồng chí của những người bộ đội cụ Hồ
Nụ cười sảng khoải của các anh bộ đội như tiếp thêm sức lực cho đồng đội
"Thanh niên xung phong với niềm tin thắng lợi".
Nự cười của các thành viên trong đội du
kích xã Trung Giang - đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. Họ đã biến vỏ
thép của xe thiết giáp M113 của Mỹ thành ụ đề kháng ngay trên bãi cát
ven biển quê hương.
Niềm vui chiến thắng
Bức ảnh "Chiến sĩ giao liên" với nụ cười tươi của o du kích đang băng rừng vượt sông làm nhiệm vụ.
Niềm vui của những người lính trẻ trong bức ảnh "Qua sông Cam Lộ" (được chụp tại Quảng Trị, năm 1972).
Trận địa pháo cao xạ dân quân Vĩnh Thủy lập công bắn rơi 6 máy bay Mỹ ngày 11/11/1966.
Những người lính cụ Hồ dũng cảm băng qua
mưa bom, bão đạn tiến lên phía trước tiêu diệt quân thù, bỏ lại sau lưng
là xác của những tên cướp nước
Nụ cười của nữ dân quân ngoại thành Hà Nội hạ máy bay Mỹ, 1972
Chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam
Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà Thủ tướng
Ngô Đình Diệm đưa ra là "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng ông "nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc".
Khi trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Diệm còn ra nhiều
tuyên bố công kích chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đáp lại những
cáo buộc này, Hồ Chí Minh đã trả lời với các nhà báo Mỹ ở hãng U.P rằng:
"Đó
là lời vu khống của những người không muốn thống nhất Việt Nam bằng
tổng tuyển cử tự do. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bảo đảm tổng
tuyển cử sẽ được hoàn toàn tự do ở miền Bắc Việt Nam.". Ngay từ tháng 3/1961, khi Chủ tịch Quốc hội Pháp Jacques Chaban-Delmas có chuyến sang Mỹ, Thống chế Pháp Charles de Gaulle nhờ ông này nhắn lại với Tổng thống Mỹ “đừng để sa lầy trong vấn đề Việt Nam, ở đó Mỹ có thể mất cả lực lượng lẫn linh hồn của mình”. Ngày 31/5/1961, tiếp Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Paris, Thống chế Pháp Charles de Gaulle cảnh báo: “Người Pháp chúng tôi có kinh nghiệm về chuyện đó. Người Mỹ các
ông trước đây [chỉ các tổng thống Mỹ tiền nhiệm] từng muốn thay chỗ
chúng tôi ở Đông Dương. Và hôm nay ông muốn nối gót chúng tôi để nhen
lại ngọn lửa chiến tranh mà chúng tôi đã kết thúc. Tôi xin báo trước cho
ông biết: các ông sẽ từ từ sa vào vũng lầy quân sự và chính trị không
đáy, bất chấp những tổn thất [nhân mạng] và chi tiêu [tiền của] mà các
ông có thể phung phí ở đó".
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một...
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm...
Nỗi Buồn Hoa Phượng - Ý Linh (Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] NGẬM SẦU Sầu ta chẳng biết sầu gì Cứ như cơn sốt li bì mê man Lê la đã khắp trần gian Mà nào gặp thuốc uống tan nỗi sầu... Sầu ta chẳng biết tại sao Càng cười ha hả càng đau thấu tình Đã từng trải hết phiêu linh Tưởng là bệnh khỏi, hóa trên đỉnh sầu. Ai ơi cứu được ta nào Ta xin hậu tạ một chầu sầu riêng... Trần Hanh Thu Hạ Thương - Hồ Phương Liên (Á Quân Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] 【Top】Những Hình Ảnh Buồn Về Tình Yêu Hay Và Ý Nghĩa Nhất By Hoàng Trung Văn Nghĩa - 26 Tháng Mười, 2019 0 1595 Share ...
Nhận xét
Đăng nhận xét