Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

TT&HĐ III - 32/+


 
Phim tài liệu Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh
                                                

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)
 
                                                    *** 

Tháng 1-1969, khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ, Níchxơn (Nixon) đã có những lời lẽ hào nhoáng: “Tại đâu hòa bình còn mong manh, chúng ta sẽ làm cho hòa bình được củng cố. Tại đâu hòa bình chỉ tạm thời, chúng ta hãy làm cho hòa bình được vĩnh viễn!”. Nhưng đó thật ra chỉ là lời nói dối trơ tráo nhất của một con “diều hâu” khét tiếng chống cộng và đầy quỷ quyệt, có những thủ đoạn hết sức nhơ nhuốc, mà điển hình là vụ Oatơghết (đặt máy nghe trộm điện thoại đối với nhiều nhà báo và viên chức nhà nước; tổ chức lấy cắp tài liệu về kế hoạch vận động tranh cử của đối thủ; bị phát giác năm 1974).
 
Tên lửa SAM2 của quân đội Việt Nam sẵn sàng chiến đấu. Nguồn: Internet
 
Có lẽ cuộc tàn phá ghê sợ của không quân Mỹ ở Tôkiô và các thành phố lớn trên đất Nhật Bản bằng bom cháy và nhất là bằng 2 quả bom nguyên tử vẫn còn gây nỗi phấn khích trong tâm hồn và đồng thời cũng muốn bắt chước Aixenhao dọa dùng bom nguyên tử (đã đạt được hiệu quả) trong cuộc chiến Triều Tiên mà Níchxơn có lần đã nói với một người thân cận: “Tôi gọi nó là lý luận thằng điên… Tôi sẽ cho Bắc - Việt Nam thấy tôi có thể làm mọi thứ để kết thúc cuộc chiến tranh. Người ta sẽ rỉ vào tai Cộng sản: lạy chúa, đừng để ông ta cáu, ông ta đang nằm trên nút bấm nguyên tử… Thế là chỉ hai ngày sau, ông Hồ sẽ đến Pari thỉnh cầu hòa bình!”.
Với lối suy nghĩ ngạo mạn kiểu “anh chị găngxtơ” như thế nên từ khi Níchxơn lên cầm quyền, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục kéo dài, thương lượng vẫn cứ dùng dằng mãi. Ở miền Nam - Việt Nam, Níchxơn chủ trương “Việt Nam hóa “ chiến tranh, nghĩa là tích cực xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn ngày một mạnh lên để rút dần quân Mỹ, tích cực viện trợ phương tiện chiến tranh một cách dồi dào cho chính quyền Sài Gòn, mở lại cuộc đánh phá bằng không quân Mỹ ra Bắc - Việt Nam; bí mật đánh phá sang cả Camphuchia để truy quét Việt cộng (có sự thông đồng ngầm của quốc vương Sihanúc mà quốc hội Mỹ không hề hay biết!).
Mùa hè năm 1969, tại quần đảo Hawaii, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Richard Nixon gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để bàn về việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Người Mỹ muốn gọi tiến trình đó là "Phi Mỹ hóa chiến tranh" nhưng phía Việt Nam Cộng hòa phản đối vì gọi như vậy chẳng khác gì thừa nhận rằng đây là cuộc chiến của người Mỹ. Cuối cùng hai bên đồng ý gọi việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam là Việt Nam hóa chiến tranh. Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, tướng Nguyễn Cao Kỳ, thừa nhận có những đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa chiến đấu không tốt vì trước kia họ ỷ lại vào quân Mỹ quá lâu nhưng nếu để cho họ tự lực, họ sẽ phải chiến đấu vì sự tồn vong của họ.

 

 

Trong đợt đánh phá ác liệt từ 18 tới 29/12/1972, quân đội Mỹ sử dụng hai mẫu B-52G và B-52D. Trong hình là một chiếc B-52D. Ảnh minh họa: Wikipedia

 

Người Mỹ gọi chiến dịch đánh phá này là Linebacker II. Họ huy động 197 trên tổng số 400 chiếc B-52, gần một phần hai số máy bay chiến thuật và một phần tư số tàu sân bay.

Nhưng điều người Mỹ có được sau 12 ngày đêm năm 1972 không phải là chiến thắng. 34 pháo đài bay B-52 đã bị Việt Nam bắn rơi. Nhiều phi cơ chiến lược khác của Mỹ cũng chịu chung số phận. Ảnh: USAF

Xem thêm: Xác máy bay B52 'phơi' giữa thủ đô

 

Ít nhất hai chiếc chiến đấu cơ F-111A của không quân Mỹ bị tiêu diệt trong chiến dịch Linebacker II. Ảnh minh họa: Oocities

 

Máy bay trinh sát RA-5C cũng được hải quân Mỹ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II. Ít nhất một chiếc RA-5C bị không quân Việt Nam tiêu diệt. Trong hình là một chiếc RA-5C trong nhiệm vụ trinh sát trên bầu trời Việt Nam vào năm 1967. Ảnh minh họa: US Navy

 

Hải quân Mỹ cũng triển khai chiến đấu cơ F-4J Phantom II tham gia chiến dịch và ít nhất một chiếc bị tên lửa SA-2 của Việt Nam tiêu diệt. Ảnh: US Navy

 

Một chiếc trực thăng HH-53 của không quân Mỹ bị Việt Nam tiêu diệt vào ngày 27/12/1972, tức là chỉ một ngày trước khi chiến dịch Linebacker II kết thúc. Trong hình là một chiếc HH-53 hoạt động trên bầu trời Việt Nam vào tháng 10/1972. Ảnh minh họa: USAF

 

Một máy bay ném bom hạng nhẹ EB-66 của quân đội Mỹ hôm 23/12. Trong hình là một chiếc EB-66 đang bay ra miền bắc của Việt Nam. Ảnh minh họa: Earthlink

 

Cũng trong ngày 23/12, một máy bay ném bom hạng nhẹ A-7E của hải quân Mỹ bị bắn rơi bởi tên lửa SA-2 của Việt Nam. Trong hình là một chiếc A-7E trong một nhiệm vụ trên bầu trời miền bắc Việt Nam vào năm 1973. Ảnh: US Navy

 

Ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch (18/12), một phi cơ ném bom hạng nhẹ A-7C đã bị bắn rơi bởi tên lửa SA-2 của Việt Nam. Các máy bay A-7C được hải quân Mỹ triển khai tới Việt Nam từ tháng 6/1972 tới 24/3/1973. Trong hình là một chiếc A-7C bay trên bầu trời Việt Nam. Ảnh minh họa: Wikipedia

 

Tên lửa SA-2 của Việt Nam tiếp tục là khắc tinh của phi cơ Mỹ, khi tiêu diệt một máy bay A-6A vào ngày 20/12. Trong hình là một chiếc A-6A cất cánh từ tàu sân bay USS Saratoga, một trong 6 tàu sân bay được quân đội Mỹ huy động cho chiến dịch Linebacker II. Ảnh: US Navy

Người Mỹ tự hào gọi máy bay ném bom B-52 Stratofortress là những pháo đài bay. Loại phi cơ oanh kích chiến lược này bắt đầu được sử dụng từ năm 1955. Trong 12 ngày đêm không quân Mỹ leo thang đánh phá Hà Nội và một số thành phố khác vào tháng 12/1972, B-52 được coi là lá bài chủ lực, nhằm đạt hiệu quả đánh phá cao nhất. Ảnh: USAF




Tiến trình Việt Nam hóa chiến tranh ban đầu đã diễn ra tương đối thuận lợi. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau Mậu Thân được trang bị hiện đại đã tỏ ra tự tin hơn và đã nắm thế chủ động trên phần lớn chiến trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971. Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì Quân Giải phóng trong thời kỳ này vẫn chưa hồi phục sau Mậu Thân và không chủ trương đánh lớn. Cũng có thể Quân Giải phóng hạn chế hoạt động để việc rút quân của Mỹ diễn ra nhanh hơn.
Tình hình miền Nam tương đối yên lặng trong các năm 1969–1971. Quân Giải phóng tích cực dự trữ lương thực, đạn dược tại các căn cứ ở Lào, Campuchia và các vùng rừng núi mà quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa chưa với tới được. Quân Giải phóng sử dụng vùng biên giới Lào và Campuchia, được xem là vùng trung lập, làm bàn đạp tấn công vào lực lượng Mỹ-Việt Nam Cộng hòa, sau đó rút lui trở lại bên kia biên giới. Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh mở Chiến dịch Campuchia để chấm dứt tình trạng đó.
Sự yên tĩnh trên chiến trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm trọng nào. Tranh thủ thời gian yên tĩnh, Việt Nam Cộng hòa đổ công sức tiến hành bình định nông thôn. Rút kinh nghiệm từ năm 1968, lãnh đạo Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc chống lại cơ cấu đấu tranh chính trị của quân Giải phóng ở vùng nông thôn. Một chương trình lớn tái thiết nông thôn được thi hành với viện trợ kinh tế lớn của Hoa Kỳ. Theo tuyên bố của Mỹ, trong thời kỳ này, chỉ riêng năm 1969, khoảng 6.000 người đã chết và 15.000 người bị thương bởi hoạt động của lực lượng du kích. Trong số những người thiệt mạng có 90 quan chức xã và xã trưởng, 240 quan chức ấp và ấp trưởng, 229 người tản cư và 4.350 thường dân. Với lý do "bảo vệ dân thường chống lại những hoạt động đe dọa và khủng bố của cộng sản", Chiến dịch Phượng hoàng với sự giúp đỡ của CIA, đã được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tính tới năm 1972, Hoa Kỳ tuyên bố đã "loại bỏ" 81.740 người ủng hộ quân Giải phóng, trong đó 26.000 tới 41.000 đã bị giết.
Các nỗ lực của chiến dịch Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu. Các toán nhân viên Phượng hoàng áo đen được tình báo Mỹ huấn luyện và được phái xuống các xóm ấp, họ ở cùng trong dân nghe ngóng thu thập tình báo, bắt các phần tử nghi ngờ là cộng sản hoặc thân cộng sản, tra khảo để phanh ra tổ chức, nếu không khai thác được và vẫn nghi là Cộng sản thì thủ tiêu. Những người cộng sản hoặc thân cộng sản nếu không tiện bắt thì ám sát. Số người bị thủ tiêu lên đến hàng ngàn người. Trong ngắn hạn, các biện pháp này đã có hiệu quả tốt về an ninh, tình hình nông thôn trở nên an toàn hơn rõ rệt cho phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên về dài hạn, những vụ xử tử, ám sát dân thường lại khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa càng bị người dân xa lánh, khiến chương trình bình định dần dần bị chặn lại.

bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh Súng máy phòng không 14,5 mm 4 nòng. Trong 12 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên phủ trên không lịch sử, loại vũ khí này được trang bị cho bội đội và dân quân tự vệ để đánh máy bay tầm thấp bảo vệ các mục tiêu.
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 1 Pháo phòng không KS-19 100 mm với khả năng bắn đến độ cao với tới B-52. Loại pháo này được điều khiển bằng radar đã tích cực chiến đấu trong tháng 12/1972. Lịch sử Phòng không - Không quân ghi nhận bộ đội pháo 100mm đã bắn hạ một B-52. 
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 3 Súng máy phòng không 12,7mm – loại súng được trang bị phổ biến trong từng sư đoàn bộ binh của ta để bảo vệ đội hình chiến đấu trước máy bay địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, loại này được trang bị cho các trận địa phòng không tầm thấp. 
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 4 Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Đội tự vệ nông trường Xuân Mai đã dùng súng máy phòng không 12,7mm bắn rơi 1 chiếc F-111 của Mỹ. Ảnh chụp đơn vị nhận lẵng hoa chúc mừng của Bác Tôn sau thành tích bắn rơi F-111 
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 5 Pháo cao xạ 37 mm – một loại pháo phòng không rất phổ biến của quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ. Theo thống kê, đến 70% số máy bay Mỹ bị rơi là do pháo phòng không 37mm và 57mm bắn hạ. Trong chiến dịch Linerbacker II, các khẩu đội phòng không 37mm và 57mm làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa tên lửa trước sự tấn công của máy bay chiến thuật để tên lửa SAM-2 yên tâm bắn B-52. 
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 6 Một pháo cao xạ 57 trong bảo tàng Phòng không Không quân. 
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 7 Tên lửa Sam-2, vũ khí chủ lực làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. 
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 11 Máy bay MIG-21, loại vũ khí mà ban đầu Không quân Mỹ cho là đối thủ chính của B-52 và Mỹ đã tìm mọi cách để hạn chế hoạt động của MIG. Tuy nhiên, trong Linerbacker II, MIG-21 vẫn hạ được 2 chiếc B-52. 
bo vu khi co 1-0-2 vn trong chien dich dbp tren khong hinh anh 12 Chiếc MIG-21 mang số hiệu 5121 đã được anh hùng Phạm Tuân lái bắn rơi B-52 Mỹ trên bầu trời Hòa Bình. Lái một chiếc MIG-21 khác, phi công Vũ Xuân Thiều của ta cũng hạ được 1 chiếc B-52 nhưng do khoảng cách quá gần, anh đã hy sinh. Trong niềm tự hào chung, Không quân Nhân dân Việt Nam còn tự hào vì là lực lượng không quân đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ hạ được B-52 của Mỹ. 
 
Trong thời kỳ này, viện trợ của Hoa Kỳ dồi dào nên đời sống của dân chúng trong các thành phố lớn trở nên tốt hơn và nó làm cho dân nông thôn đổ về thành phố để kiếm sống dễ hơn. Tuy nhiên, viện trợ dồi dào khiến tình trạng tham nhũng trong chính quyền và quân đội lên cao. Trong quân đội rất phổ biến kiểu "lính ma": khai khống quân số đơn vị để sĩ quan lĩnh phần lương dôi ra nhưng thực tế không có quân chiến đấu. Đây là giai đoạn mà nạn tham nhũng hoành hành trong giới lãnh đạo quân đội Việt Nam Cộng hòa với những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự. Sau hàng loạt cuộc điều tra tham nhũng, mà đặc biệt là cuộc điều tra tại Quỹ tiết kiệm Quân đội do tướng Nguyễn Văn Hiếu thực hiện trong 5 tháng và được công bố trên truyền hình ngày 14/7/1972, hàng loạt sĩ quan, trong đó có 2 tướng lĩnh là Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ và Trung tướng Lê Văn Kim cùng với 7 đại tá bị cách chức. Quỹ tiết kiệm Quân đội bị buộc phải giải tán. Vì vụ án này, ông Hiếu đã làm mếch lòng các tướng lĩnh tham nhũng, tổng thống Thiệu cũng ra lệnh hạn chế điều tra khiến ông Hiếu nản lòng và xin chuyển sang công tác chỉ huy tác chiến. Nhiều người cũng cho rằng đây là lý do cái chết bí ẩn của tướng Hiếu vào tháng 4/1975.
Những điều trên đã gây ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị nhiều người chỉ trích vì không thể kiểm soát nổi tình trạng tham nhũng và lạm quyền kinh tế. Tình trạng tham nhũng trong quân đội phổ biến đến nỗi các sĩ quan, binh lính còn đem cả quân trang quân dụng, vũ khí và lương thực bán cho Quân Giải phóng, và thậm chí "tặng" luôn cả xe tải cho "đối tác" sau mỗi lần giao dịch.
Một vấn đề lớn nữa của Việt Nam hóa chiến tranh là khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhất nhất theo các tiêu chuẩn Mỹ thì họ cũng quen kiểu đánh nhau tốn tiền như quân Mỹ, và sức chiến đấu của quân đội phụ thuộc lớn vào viện trợ của Mỹ. Viện trợ mà giảm thì ảnh hưởng rõ rệt đến sức chiến đấu của quân đội, điều này góp phần giải thích tại sao quân đội này mau chóng sụp đổ trong năm cuối cùng của cuộc chiến.
Sau khi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thất bại trong việc đánh phá căn cứ của Quân Giải phóng tại biên giới Việt Nam - Campuchia, tiếp tế từ miền Bắc đã nối thông từ Lào đến Đông Bắc Campuchia và đổ vào các khu căn cứ Tây Ninh. Do đó, nếu không tiêu diệt được đầu não Quân Giải phóng đã ở sâu trong nội địa Campuchia thì phải tìm cách cắt tiếp tế từ Lào. Tháng 2 năm 1971, 21.000 binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa, dưới sự yểm trợ của 10.000 lính Mỹ và không quân Hoa Kỳ, tiến hành chiến dịch Lam Sơn 719: đánh từ căn cứ Khe Sanh, Quảng Trị cắt ngang sang Hạ Lào nhằm phá hủy hệ thống kho tàng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. 
Phan 6 DBP tren khong anh 1

Tên lửa SAM-2, trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972 được gọi là “Rồng lửa
Thăng Long” đã đánh sập uy thế không lực Mỹ
Phan 6 DBP tren khong anh 2
Kíp trắc thủ Tiểu đoàn 67 (trung đoàn 257)trong chiến dịch12 ngày đêm
Phan 6 DBP tren khong anh 3
Quyết tâm chiến thắng của các chiến sĩ một đơn vị tên lửa SAM-2 của Bộ đội
Phòng không Hà Nội trước trận đánh
Phan 6 DBP tren khong anh 4
Pháo phòng không giáng trả quyết liệt không quân Mỹ ném bom Hà Nội
Phan 6 DBP tren khong anh 5
Phi công Nguyễn Hồng Mỹ trước giờ cất cánh
Phan 6 DBP tren khong anh 7
Phi công Nguyễn Nhật Chiêu (người đứng) cùng các phi công Phạm Thanh Ngân (ngồi bên trái) và Nguyễn Văn Cốc (ngồi bên phải) trao đổi sau trận đánh ngày 23-8-1967

Kết quả cuộc hành quân bị thiệt hại nặng nề, hơn nữa các lực lượng bị tiêu diệt là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cuộc hành quân còn thất bại ở chỗ tuy có phá được một số kho tàng hậu cần nhưng về cơ bản đã không làm hại gì được cho hệ thống tiếp tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho Quân Giải phóng miền Nam. Tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, nhận định quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đánh vào điểm mạnh nhất của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam. Theo tướng Alexander Haig, lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đó là một thảm họa do đánh giá sai lầm đối phương. Vào thời điểm đó quá trình Việt Nam hóa chiến tranh đang diễn ra thuận lợi nên người Mỹ ép Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải ra trận để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh mà thiếu sự yểm trợ không quân của Hoa Kỳ. Người Mỹ "đã ném Quân lực Việt Nam Cộng hòa xuống nước lạnh và họ đã chết chìm ở đó". Đáng lẽ phải khắc phục sai lầm thì người Mỹ tiếp tục rút quân do sức ép chính trị mà Tổng thống Nixon chịu đựng quá lớn.
Sau các cuộc hành quân bất thành của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đánh vào Campuchia và Hạ Lào, đến đầu năm 1972, Quân Giải phóng đã hồi phục sau Mậu Thân và lại tung ra một đợt tổng tiến công lớn nữa.
Tháng 3 năm 1972 quân Giải phóng đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao, nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng rút kinh nghiệm từ năm 1968, quân du kích và cán bộ nằm vùng sẽ không "nổi dậy" tại vùng địch hậu mà chỉ đóng vai trò chỉ đường và tải đạn, họ sẽ chỉ ra mặt tại những nơi chủ lực Quân Giải phóng đã kiểm soát vững chắc.
Đây là cuộc tiến công chiến lược gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao giờ quân Giải phóng lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này mạnh hơn bất cứ những gì mà Việt Nam Cộng hòa có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.
Cuộc tấn công năm 1972 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã không nhận được sự ủng hộ từ 2 đồng minh chủ chốt là Trung Quốc và Liên Xô do 2 quốc gia chỉ mong muốn kết thúc nhanh 1 thỏa ước hòa bình với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại Paris. Liên Xô đã cắt giảm viện trợ, còn Trung Quốc thì thậm chí còn gây sức ép lên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để buộc họ ngừng chiến đấu. Tuy thế các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn quyết tâm khởi động một chiến dịch quy mô nhằm đánh bại triệt để Việt Nam hóa chiến tranh, giành lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris.
Trong 2 tháng đầu, quân Giải phóng liên tiếp chọc thủng cả ba tuyến phòng ngự, tiêu diệt hoặc làm tan rã nhiều sinh lực đối phương, gây kinh ngạc cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ phải gấp rút điều động lực lượng không quân và hải quân tới chi viện để ngăn đà tiến của quân Giải phóng, đồng thời viện trợ khẩn cấp nhiều vũ khí cho Việt Nam Cộng hòa để bổ sung cho thiệt hại trước đó.
Tại Bắc Tây Nguyên, sau các thắng lợi ban đầu của Quân Giải phóng tại trận Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong Trận Kon Tum.
Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại trận Lộc Ninh, Quân Giải phóng tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã An Lộc trong trận An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh tấn công dữ dội. Quân lực Việt Nam Cộng hòa quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt các khu vực tập kết của Quân Giải phóng và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Cuối cùng, Quân Giải phóng không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ, xe tăng T-54 và PT-76 của Quân Giải phóng đã xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng vào đến tận chiến trường phía nam.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe báo cáo các phương án của Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân đánh B- 52, năm 1972

Người tự vệ nữ này mất cả cha lẫn mẹ trong những trận bom của máy bay Mỹ. Nuốt căm hờn, chị quả cảm trở lại mâm pháo cùng đồng đội bắn rơi một máy bay F- 111, ngày 22/12/1972


Đại đội 50, Trung đoàn Ra Đa 291 bảo quản khí tài sẵn sàng đánh B- 52, năm 1972
Phi công Trung đoàn 293, thảo luận phương án chiến đấu

Không quân ta sử dụng trực thăng để cơ động Mig-21 tới các sân bay dã chiến, thực hiện chiến thuật đánh từ vòng ngoài. Với chiến thuật này, các phi công Mig-21 đã tiêu diệt 2 máy bay B-52 trong 2 đêm 27 và 28-12-1972

Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội trao thưởng cho sư đoàn 361 và các tiểu đoàn tên lửa lập công xuất sắc trong 12 ngày đêm tại lễ mừng công sư đoàn Phòng không 361
Nhân dân Hải Phòng đi sơ tán
    

Bộ đội Ra Đa cải tiến kỹ thuật phục vụ các đơn vị phát hiện máy bay B- 52, góp phần vào chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972
Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 đã bắn rơi tại chỗ B52 đầu tiên rơi trên cánh đồng Chuôm xã Phủ Lỗ huyện Sóc Sơn, Hà Nội trong đêm 18/12
Đại đội 1, Trung đoàn pháo cao xạ 223 chiến đấu bảo vệ Tiểu đoàn tên lửa 67 Trung đoàn tên lửa 275, năm 1972
Hình ảnh được chụp vào tối 18/12/1972, Ních - Xơn đã cho thực hiện chiến dịch "Linebecker II" đánh phá miền bắc Việt Nam mà trọng điểm là Hà Nội và Hải Phòng
Làng hoa Ngọc Hà một sớm mùa Đông, năm 197 thiếu nữ  làng hoa Ngọc Hà tưới hoa bên xác chiếc B - 52 rơi trên hồ Hữu Tiệp

Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dày đặc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nơi tuyến đầu giáp với miền Bắc. Cuộc tiến công của Quân Giải phóng tại Quảng Trị đã thành công to lớn, 40.000 quân Việt Nam Cộng hòa phòng ngự tại đây đã hoảng loạn và tan vỡ, thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đã đầu hàng mà không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công, Quân Giải phóng đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.
Đến lúc đó, việc giữ vững vùng chiếm được và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại Hội nghị Paris. Hoa Kỳ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng máy bay B-52 rải thảm bom xuống Hải Phòng, đem hải quân thả thủy lôi phong tỏa các hải cảng tại miền Bắc Việt Nam.
Tại chiến trường Quảng Trị, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay B-52 của Hoa Kỳ. Quân Giải phóng quyết tâm giữ vững khu vực thành cổ Quảng Trị của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, Quân Giải phóng không giữ nổi và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, Việt Nam Cộng hòa không thể tái chiếm thị xã Đông Hà và các vùng đã mất khác.
Sau chiến dịch, Quân Giải phóng nắm giữ thêm 10% lãnh thổ miền Nam, có thêm các bàn đạp quân sự, và thị xã quan trọng Lộc Ninh đã trở thành thủ đô mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1972, chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa.

Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đạt được thỏa hiệp cơ bản những ý chính của Hiệp định Paris, và đầu năm 1973, Hoa Kỳ rút hẳn quân viễn chinh khỏi cuộc chiến, chỉ để lại cố vấn quân sự.

                                    THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ - KÍ ỨC VỌNG VỀ

Số bom đạn trút xuống Thành cổ trong 81 ngày đêm lên tới 328 nghìn tấn, tương đương sức mạnh của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.

 
Có những thời điểm, quân địch bắn tới 5.000 quả đạn, phá tan những bức tường dày tới 12m của Thành cổ. Người ta ước tính, tại Quảng Trị, một chiến sĩ ta phải hứng chịu 100 quả bom và 200 quả đạn pháo mỗi ngày.


Những nụ cười vô tư, tươi tắn - điều không tưởng nhưng luôn hiện hữu trên khuôn mặt của các chiến sĩ trẻ.

Đứng trước sức mạnh vượt trội hoàn toàn của kẻ địch, những người lính cụ Hồ vẫn luôn dũng cảm chiến đấu, bảo vệ từng tấc đất quê hương. Họ phần lớn là các chàng trai trẻ tuổi đôi mươi, nhưng tất cả đều quyết hy sinh mà không chịu đầu hàng. 

 

Ngay trong nghịch cảnh, phẩm chất và vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng vẫn được bộc lộ một cách tối đa. Đây là bức hình thể hiện sự lạc quan yêu đời của người lính trẻ - giữa bom rơi đạn lạc, các anh vẫn cắt tóc cho nhau. 

  
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến đấu, Đại đội 1, tiểu đoàn 25 vận tải, sư đoàn 320B đã lĩnh nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm và đạn dược từ bên ngoài vào Thành cổ, bất chấp sức ném bom khủng khiếp của địch. Họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng cái giá phải trả là sự ra đi mãi mãi của 1/3 đại đội.


Các chiến sĩ quân giải phóng nhận những suất cơm trưa được vận chuyển dưới làn mưa bom bão đạn của quân địch.


Hình ảnh hai cha con người dân địa phương không quản ngại gian lao đưa các chiến sĩ vào Thành cổ chiến đấu. 

Những cựu chiến binh sau này từng kể lại, khi bộ đội xin giúp đỡ, người vùng này ai cũng tự nguyện hiến tặng: từ máy xát gạo, thuyền đánh cá cho tới máy bơm, các thùng nhiên liệu. Nhiều người còn nói: “Mấy chú từ miền Bắc vô đây chẳng tiếc máu xương để giải phóng cho bà con thì tụi tôi tiếc chi các thứ đó...”.


 

Với tinh thần chiến đấu dũng cảm và sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân, các chiến sĩ quân giải phóng đã bảo vệ kiên cường từng tấc đất trong Thành cổ. Đây là tấm hình chụp lại niềm vui vô bờ bến của những người lính trẻ khi chiếm được một cứ điểm của địch ở Thành cổ.

 
Cuối cùng, sau 81 ngày đêm, quân giải phóng đã bảo vệ thành công tòa Thành cổ, đẩy lui đội quân xâm lược hơn 5 vạn người với vũ khí hiện đại vượt trội. 
Quan trọng hơn, chiến thắng ở Quảng Trị đã phá tan âm mưu gây sức ép cho ta trên bàn đàm phán ở Paris của địch. Song, để có được chiến thắng cuối cùng, khoảng 18.000 người con yêu nước đã ngã xuống vĩnh viễn.
                                                     Trận đánh trước Thành cổ Quảng Trị năm 1972

 


(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét