TT&HĐ III - 32/<<*
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
-Albert Einstein
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Phạm Xuân Ẩn sinh năm 1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong gia đình một viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa. Quê gốc của ông tại Hải Dương. Gia đình ông chuyển đến sống tại Huế khi cụ nội của ông là nghệ nhân kim hoàn được gọi vào Kinh đô để chế tác đồ vàng bạc cho triều đình. Ông nội của Phạm Xuân Ẩn là hiệu trưởng một trường nữ sinh ở Huế, đã được Vua ban Kim khánh. Cha của ông là một kỹ sư công chánh cao cấp tại Sở Công chánh, làm công tác trắc địa trên khắp miềnNam. Ông được sinh tại Nhà thương Biên Hòa, do chính các bác sĩ Pháp đỡ đẻ. Tuy là một viên chức cao cấp, nhưng cha của ông không nhập quốc tịch Pháp.
Thời niên thiếu, ông sống tại Sài Gòn, sau chuyển về Cần Thơ học trường Collège de Can Tho.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông bỏ học và tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau đó học một khóa huấn luyện của Việt Minh về công tác tuyên truyền.
Năm 1947, ông trở về Sài Gòn để chăm sóc cha đang bệnh nặng. Tại đây, ông tổ chức các cuộc biểu tình của sinh viên Sài Gòn, đầu tiên là chống Pháp rồi sau chống Mỹ. Ông làm Thư ký cho Công ty Dầu lửa Caltex cho đến năm 1950.
Năm 1950, ông vào làm ở Sở thuế quan Sài Gòn. Thực chất lúc này ông được Việt Minh giao nhiệm vụ tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự và quân đội từ Pháp sang ViệtNamvà từ ViệtNamvề Pháp. Đây là những bước đầu hoạt động tình báo đầu tiên của ông, một trong khoảng 14 ngàn điệp báo viên Cộng sản được cài cắm và hoạt động tại miền Nam Việt Nam. Năm 1952, ông ra Chiến khu D và được Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Ủy viên Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ - giao nhiệm vụ tình báo chiến lược.
Năm 1953 tại rạch Cái Bát, Cà Mau trong rừng U Minh, dưới sự chủ tọa của Lê Đức Thọ (khi này là Phó Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam), Phạm Xuân Ẩn được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1954 Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp tại Camp Aux Mares (thành Ô Ma). Chính tại đây, ông đã quen biết với Đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế là người chỉ huy CIA tại Đông Dương cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) ở Sài Gòn. Theo hồi ức của một số tướng lĩnh miền Nam Việt Nam, chẳng hạn như trong tư liệu Hồi kí Đỗ Mậu của Đỗ Mậu, nguyên trưởng cơ quan tình báo của miền Nam Việt Nam, thì Edward Lansdale là người trực tiếp vạch kế hoạch cũng như chủ trì việc thực hiện các công tác chủ yếu nhằm tạo uy tín, chỗ đứng cho Ngô Đình Diệm trong thời kì giữa thập niên 50. Khi nhận thấy mức độ khó khăn cũng như khối lượng công việc phải làm quá lớn, Ngô Đình Diệm có ý định từ bỏ chức Thủ tướng, chính Landsdale là người cố vấn cho Diệm không quyết định như vậy.
Năm 1955 theo đề nghị của phái bộ cố vấn quân sự Mỹ (lúc này đã chính thức thay Pháp đứng ra huấn luyện và xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng hòa), Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo các tài liệu về tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Đặc biệt ông cũng tham gia thành lập bộ khung của 6 sư đoàn bộ binh đầu tiên của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà nòng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính người Việt trong quân đội liên hiệp Pháp trước đây.
Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo (trong số này có Nguyễn Văn Thiệu, sau này trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa).
Trong công tác tình báo, để có thể đi khắp nơi và tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất, tháng 10 năm 1957, theo sự chỉ đạo của Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương) Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ học ngành báo chí tại Quận Cam, California, trong hai năm (1957-1959) và là người Việt Nam đầu tiên sang học báo chí tại quận Cam
Tháng 10 năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, ông được Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Văn hóa Xã hội (thực chất là cơ quan mật vụ trực thuộc Phủ Tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt tấn xã phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc tại đây.
Từ năm 1960 đến giữa năm 1964, ông làm cho Hãng thông tấn Reuters.
Từ năm 1965 đến năm 1976 ông là phóng viên người Việt chính thức duy nhất của tuần báo Time, ngoài ra ông còn là cộng tác viên của các tờ báo khác như The Christian Science Monitor...
Từ khi ở Mỹ về nước cho đến năm 1975, với vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và người của CIA, Phạm Xuân Ẩn đã có được mọi nguồn tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và cơ quan tình báo.
Những tin tức và phân tích tình báo chiến lược của Phạm Xuân Ẩn được bí mật gửi cho bộ chỉ huy quân sự ở miền Bắc thông qua Trung ương cục Miền Nam. Tổng cộng, Phạm Xuân Ẩn đã gửi về căn cứ 498 báo cáo bao gồm tài liệu nguyên gốc đã được sao chụp, các thông tin mà ông thu lượm cùng phân tích và nhận định của bản thân. Cụ thể là:
Giai đoạn 1961-1965: những bản tài liệu nguyên bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt như Tài liệu McGarr; tài liệu Staley, tài liệu Taylor, tài liệu Harkins; tài liệu Ấp chiến lược... Ông gửi về nguyên bản kế hoạch kế hoạch Staley-Taylor. Giai đoạn 1965 - 1968: các kế hoạch liên quan đến chiến lược chiến tranh cục bộ, phục vụ chiến thuật cho Mậu Thân 1968. Giai đoạn 1969 - 1973: những tài liệu liên quan đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. Giai đoạn 1973 - 1975: hàng trăm bản tin nguyên bản "phục vụ trên hạ quyết tâm giải phóng miềnNam"...
Ông là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA.
Phạm Xuân Ẩn và đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến sự kiện xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng dinh Độc Lập. Đến thời điểm đó cũng như một vài tháng sau, các đồng nghiệp phóng viên và những người thuộc chính quyền cũ cũng như chính quyền mới vẫn chưa biết ông là một điệp viên cộng sản. Khi đó vợ con của ông đã rời khỏi Việt Nam theo chính sách sơ tán của Mỹ, theo kế hoạch của miền Bắc, ông sẽ được gửi sang Mỹ để tiếp tục hoạt động tình báo. Tuy nhiên, ông đã đề nghị cấp trên cho ngừng công tác do đã hoàn thành nhiệm vụ. Kế hoạch thay đổi, vợ con ông đã phải mất một năm để quay lại Việt Nam theo đường vòng: Paris - Moskva - Hà Nội - Sài Gòn.
Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trung tá Trần Văn Trung (tức Phạm Xuân Ẩn) cán bộ tình báo thuộc Bộ Tham mưu Miền được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang". Lúc này nhiều người mới chính thức biết ông là một tình báo viên thời chiến.
Tháng 8, 1978 ông ra Hà Nội dự một khóa học tập chính trị dành cho cán bộ cao cấp trong 10 tháng. Ông nói rằng đó là do ông đã "sống quá lâu trong lòng địch". Theo Larry Berman, ông bị nghi kị và bị quản chế tại gia, không được xuất ngoại, bị cấm tiếp xúc với bên ngoài, đặc biệt với giới báo chí ngoại quốc do cách suy nghĩ, cư xử "rất Mĩ" của ông cũng như việc ông giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cho đến năm 1986, sự quản chế mới được nới lỏng dần. Trong vòng gần 10 năm, luôn có một nhân viên công an được giao nhiệm vụ canh gác trước cửa nhà ông.
Phạm Xuân Ẩn kể rằng trước đây ông đã từng hai lần cố gắng đưa gia đình ra nước ngoài, nhưng không thành công. Lần thứ nhất thuyền bị hỏng máy. Lần thứ hai thuyền có vẻ đủ sức vượt biển, nhưng thuyền trưởng lại không ra
Năm 1990, Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng cấp Thiếu tướng.
Năm 1997, chính phủ Việt Nam từ chối không cho phép Phạm Xuân Ẩn viếng thăm Hoa Kỳ để dự một hội nghị ở thành phố New York mà ông được mời với tư cách khách đặc biệt
Năm
2002, ông về hưu. Nhưng cho tới sáu tháng trước khi qua đời, Phạm Xuân
Ẩn vẫn đóng vai trò như một cộng tác viên của tình báo ViệtNam. Ông tham
gia vào việc bình luận và đánh giá các tài liệu của Tổng cục Tình báo
(Tổng cục 2, trực thuộc Bộ Quốc phòng).
Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn
|
|
Tiểu sử | |
---|---|
Biệt danh | Trần Văn Trung, Hai Trung |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 12 tháng 9 năm 1927 Biên Hòa, Đồng Nai |
Mất | 20 tháng 9, 2006 (79 tuổi) Thành phố Hồ Chí Minh |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1945 - 2002 |
Cấp bậc | Thiếu tướng |
Chỉ huy | Quân đội Quốc gia Việt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Tham chiến | Chiến tranh Đông Dương Chiến tranh Việt Nam Chiến dịch Mậu Thân 1968 Chiến dịch Hồ Chí Minh |
Khen thưởng | Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huân chương Độc lập hạng Nhì Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất Huân chương Chiến công (1 hạng Nhất; 2 hạng Nhì; 1 hạng Ba) Huân chương Quân công hạng Ba Huân chương Chiến thắng hạng Ba Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba Huy chương Quân kỳ Quyết thắng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng |
Công việc khác | Nhà báo |
Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo trong lòng địch | |||||||
Tiểu sử | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Biệt danh | Albert Phạm Ngọc Thảo, Albert Thảo, Chín Thảo |
||||||
Sinh | 14 tháng 2 năm 1922 Sài Gòn |
||||||
Mất | 17 tháng 7, 1965 (43 tuổi) Sài Gòn |
||||||
Binh nghiệp | |||||||
Phục vụ | Quân đội Nhân dân Việt Nam | ||||||
Cấp bậc | Đại tá | ||||||
Đơn vị | Ban quân sự Nam Bộ Tiểu đoàn 410 |
||||||
Chỉ huy | Trưởng phòng mật vụ (tương đương Trung đoàn trưởng |
||||||
Khen thưởng | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | ||||||
Gia đình | Phạm Thị Nhiệm (vợ) |
Thiếu tá Đinh Thị Vân trong dịp phong anh hùng LLVT năm 1970. Ảnh: Wikipedia.
Bà Vân (X) chia tay các đồng chí ở chiến khu Dương Minh Châu để ra Bắc năm 1969. Ảnh: Batinh.com.
Bà Đinh Thị Vân (đứng giữa) trong dịp phong anh hùng LLVT. Ảnh: Batinh.com.
Hoàng Minh Đạo - Cha đẻ của ngành tình báo Việt Nam
Tên tuổi và sự nghiệp của Đào Phúc Lộc với bí danh Hoàng Minh Đạo, Năm Thu gắn liền với sự ra đời của ngành Tình báo quân sự. Ông chính là người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự thành lập của ngành. Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hoàng Minh Đạo nhận lệnh về Hà Nội. Ngày 25/10/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã tuyên bố thành lập Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu. Hoàng Minh Đạo được phân công là Trưởng phòng.
Đinh Thị Vân - Người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17
Vũ Ngọc Nhạ - Người xây dựng cụm tình báo chiến lược A22
Phó chính uỷ phòng Tình báo thuộc Bộ Tham Mưu B2 Trần Văn Quang (Tư Cang) Và Cụm H63, bí quyết của một điệp viên chiến lược, dấu hỏi về những kế hoạch bị tiết lộ * Lấy bản khai của kẻ phản bội, dấu ấn của ngày “tháo chạy tán loạn”.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (tức Trần Văn Quang, Tư Cang) sinh năm 1928 tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, từng giữ vị trí cụm trưởng Cụm tình báo H.63 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với những điệp viên nổi danh như Phạm Xuân Ẩn, Tám Thảo, Hoàng Nam Sơn… Cụm H.63 đã được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1971. Ông đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Nhì, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006...
Một buổi sáng, ngồi sau lưng Tư Cang, cô mỉm cười nói: “Nghĩ đời em cũng hay! Sáng thiếu tá Việt Cộng đưa đi làm, chiều thiếu tá Mỹ đưa về, sĩ quan Việt Cộng đưa đi bằng Honda, sĩ quan Mỹ đưa về bằng xe jeep”. Ông “thiếu tá Việt Cộng” nghe đau thắt lòng trước câu nói đùa của Tám Thảo. Với vẻ đẹp sang trọng, đài các, tiểu thư Mỹ Nhung làm công tác liên lạc, mang tài liệu của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn từ chiến khu vào nội thành Sài Gòn và ngược lại một cách dễ dàng.
Thiếu Tướng Vũ Ngọc Nhạ Và Cụm Điệp Báo A22, Thâm nhập vào dinh Độc lập, "ông cố vấn" cho 3 đời tổng thống của chính quyền Sài Gòn mà vẫn hướng tâm mình về với cách mạng, Chỉ cần thay đổi sắc mặt là bị lộ
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: "Sống với kẻ thù, ngồi cùng bàn làm việc, ăn cùng mâm, suốt ngày nghe chúng chửi Cách mạng, chửi Cộng sản, chỉ cần thay đổi sắc mặt một chút là có thể bị lộ. Thực tế mấy chục năm hoạt động trong lòng địch, tôi đã phải đổi tên đổi họ, mai danh ẩn tích. Đến nỗi gia đình anh em họ hàng làng xóm quê hương tôi tin chắc là tôi đã chết từ lâu. Nhưng cũng có người thì lại nghi ngờ tôi đi theo địch".
Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Đặng Trần Đức (Ba Quốc), “Xúi” Nguyễn Cao Kỳ đảo chính lật Nguyễn Văn Thiệu, Giải cứu Nguyễn Văn Linh sau này là Tổng Bí Thư, “Tóm gọn” 35 ổ gián điệp, “Tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, Tổng tham mưu trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc rồi”
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, rất nhiều điệp viên của ta đã chui sâu, leo cao vào hàng ngũ kẻ thù để khai thác tin tức, phục vụ kháng chiến. Thiếu tướng Đặng Trần Đức cũng là một điệp viên như thế, nhưng vị trí công tác của ông rất đặc biệt: Ông hoạt động ngay trong sào huyệt cơ quan tình báo của địch – Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo ngụy.
Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Thương
Những “cuộc chiến” trong thời bình, Đối mặt và làm vật thí nghiệm của CIA, bị cưa chân 6 lần vẫn không khai.
Tướng chỉ huy tình báo Trần Văn Danh
Ông là Đại tá tình báo Nguyễn Văn Minh, Anh hùng LLVT nhân dân.
20 tuổi, ông đã là một công nhân hoạt động bí mật cho Mặt trận Liên Việt giữa lòng Sài Gòn. Đến năm 1959, ông được Quận ủy Thủ Đức phái khiển tìm cách lọt vào quân đội ngụy quyền Sài Gòn.
Năm 1963, lợi dụng sự kiện chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các phe phái ngụy quân, ngụy quyền chèn ép nhau để tranh quyền, đoạt lợi, ông đã tìm cách chui sâu vào hàng ngũ kẻ thù với chức danh nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Có.
Không lâu sau đó, Nguyễn Cao Kỳ lật đổ Nguyễn Hữu Có nhưng với vỏ bọc là một nhân viên quân sự mẫn cán, tận tụy với công việc, được nhiều người trong văn phòng quý mến nên ông được tân Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên tiếp tục tin dùng.
Từ đó, H3 trở thành một trong 4 nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng.
Công việc hằng ngày của H3 là tiếp nhận và lưu trữ công văn đi-công văn đến giữa Văn phòng Tổng tham mưu trưởng với các cơ quan, đơn vị trong quân đội ngụy; đặc biệt là trao đổi công văn với Phủ Tổng thống, với các cơ quan Bộ Quốc phòng, các quân đoàn, quân khu.
Công việc này tạo cơ hội để H3 tiếp xúc với các tài liệu tối mật của địch. Chính vì vậy, những tài liệu, tin tức mà H3 cung cấp cho ta rất có giá trị, bảo đảm độ chính xác cao.
Làm việc trong môi trường tối mật như vậy, H3 luôn bị các cơ quan mật vụ, an ninh của địch để ý, theo dõi nhưng anh đã tìm ra cách hoạt động để che mắt kẻ thù.
Hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân của ông viết ngắn gọn nhưng đã phần nào ghi lại những thành tích 'huyền thoại' của ông:
'Được sự chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan tình báo, đồng chí đã cung cấp nhiều tài liệu có giá trị chiến dịch, chiến lược quan trọng mà tình báo cần, với nhiều tài liệu nguyên bản đạt độ tin cậy và chính xác cao, giúp cho cơ quan chỉ đạo chiến lược của ta hiểu rõ âm mưu ý đồ của địch như:
Ý đồ bình định nông thôn, kế hoạch lấn chiếm xóa các vùng giải phóng theo kiểu 'lấp lỗ da báo'.
Các tin tình báo do đồng chí Minh cung cấp là cơ sở tin cậy cho cơ quan chỉ đạo đánh giá đúng âm mưu ý đồ của Mỹ sau khi ký Hiệp định Paris năm 1973.
Tin của đồng chí luôn giúp trên khẳng định: 'Đối với Mỹ không có nửa hòa, nửa chiến, Mỹ chỉ tìm cách xóa ta, nếu ta mạnh, Mỹ chịu thua, nếu ta yếu, Mỹ lấn tới'.
Tháng 3/1974, đồng chí Nguyễn Văn Minh đã cung cấp kế hoạch quân sự vùng 4 (kế hoạch Lý Thường Kiệt), đây là kế hoạch quân sự hàng năm sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết.
Tháng 4/1974, đồng chí tiếp tục báo cáo bổ sung về hoạt động của các đơn vị dự bị chiến lược dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, không quân... đồng thời báo cáo tóm tắt kế hoạch quân sự toàn miền Nam của Mỹ-ngụy
Những tin tức của đồng chí cung cấp đã phục vụ cho Quân ủy Trung ương giải đáp một loạt các vấn đề chiến lược quan trọng trong một thời điểm then chốt.
'Khi ta đánh vào Sài Gòn thì Mỹ không trực tiếp tham chiến trở lại', 'Mỹ coi như chiến tranh ở Việt Nam đối với Mỹ đã kết thúc, Mỹ sẽ không chi viện cho quân ngụy bằng lực lượng chiến đấu của Mỹ'.
Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chọn giải pháp cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trong thời gian ngắn nhất'.
Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1973 - 1975), đồng chí là cơ sở chủ yếu cung cấp được khối lượng lớn tin tức, tài liệu về chiến dịch, chiến lược của địch, góp phần tích cực vào đại thắng Mùa xuân 1975, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.
Trong sự kiện ngày 30/4/1975, khi Quân giải phóng đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu ngụy, chính Nguyễn Văn Minh đã động viên các viên chức trong văn phòng của tướng Cao Văn Viên gìn giữ, niêm phong kho tàng, hồ sơ, bảo toàn tài liệu, máy móc trong văn phòng để bàn giao cho Quân giải phóng.
Chuyện kể rằng, khi đồng chí Bảy Vĩnh (cũng là một cán bộ tình báo), chỉ huy một bộ phận Quân giải phóng xông vào Bộ Tổng Tham mưu ngụy đã 'đụng' một viên thượng sĩ nhất của ngụy như đang chờ đợi.
Viên thượng sĩ 'quèn' đó đã ở lại cho tới 3 giờ chiều, khi mọi việc giao nộp sổ sách cho Quân giải phóng xong xuôi.
Hệ thống máy tính lưu trữ hồ sơ của hơn 1 triệu quân ngụy cùng toàn bộ giấy tờ tại Văn phòng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên được niêm phong không mất một tờ nào.
Viên thượng sĩ ấy trực tiếp trao chìa khoá, dẫn Quân giải phóng tiếp quản tất cả những gì còn lại ở cơ quan đầu não của Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
32 năm sau (năm 2007), trong một gian nhà nhỏ ở TP HCM, Đại tá tình báo Bảy Vĩnh (cũng là Anh hùng LLVT nhân dân) nhớ lại khoảnh khắc đó:
'Khi tôi và anh em xông vào thì thấy 2 nhân viên văn phòng ngồi chờ. Các ngăn tủ đã được khoá kín. Tôi hỏi đường lên nóc Bộ Tổng Tham mưu thì một người đàn ông cao, gầy chỉ đường...
Mãi về sau này, tôi mới có dịp gặp lại 'kẻ chỉ đường' trong một tình huống hoàn toàn bất ngờ: Cuộc gặp mặt những anh em đồng đội của Phòng tình báo J22-Bộ Tham mưu Quân giải phóng miền Nam'.
Cả 2 ông khi đó đã vào tuổi 'thất thập cổ lai hy', đều cùng nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
Thiếu tướng tình báo Sáu Trí (Nguyễn Văn Khiêm), nguyên Trưởng phòng tình báo Miền J22, đã ghi lại những dòng tưởng thưởng về người đồng đội ẩn danh H3:
'Anh đã lấy tin, tài liệu về các phòng hành quân (BTTM); tin tức, tài liệu giá trị lâu dài như kế hoạch Lý Thường Kiệt; về lực lượng đặc biệt. Âm mưu và thủ đoạn bình định của địch.
Tình hình quân số, bố trí quân (chủ lực và địa phương). Có những tin định kỳ quan trọng như biệt kích đổ bộ; tàu lặn, tinh thần quân đội Sài Gòn ở Quân khu 1 sau chiến dịch Quảng Trị của ta...
Chất lượng công tác của H3 đáp ứng đúng yêu cầu của lãnh đạo trong giai đoạn then chốt của cuộc chiến tranh: Ta cần hiểu sâu về địch để giành toàn thắng'.
H3-Nguyễn Văn Minh trở thành một trong những điệp viên huyền thoại, khiến kẻ thù kinh ngạc về bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần 'thép' của ông.
Năm 1999, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng LLVT nhân dân.
Cuộc đời & Sự nghiệp Tướng tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------
|
Nhận xét
Đăng nhận xét