TT&HĐ III - 32/@

 

                                                          Cuộc đời Ngô Đình Diệm 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)




Thiếu tá điệp viên CIA Lucien Conein, Nguồn: OntheNet
Thiếu tá điệp viên CIA Lucien Conein, Nguồn: OntheNet

Anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu nảy sinh bất đồng từ đầu năm 1963. Vì trận thua nặng của quân đội Việt Nam cộng hòa tại trận Ấp Bắc, khi đó tại Nam Việt Nam đã có 12.000 cố vấn quân sự Mỹ khiến giới quân sự Mỹ liên tục chê bai khả năng quân sự của các tướng Việt Nam Cộng Hòa và đòi để các tướng Mỹ nắm quyền chỉ huy. Ngô Đình Nhu tỏ ra bất mãn về việc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải nghe theo những khuyến cáo quân sự của người Mỹ nên quyết định tìm hướng đi mới, tỏ ý định yêu cầu Mỹ rút bớt cố vấn quân sự về nước và tìm cách tiếp xúc với những người cộng sản ở Hà Nội. Người ta đánh giá rằng việc này là quyết định riêng của Ngô Đình Nhu, còn Ngô Đình Diệm không có được sự uyển chuyển về chính trị như vậy. Do những ý định mới của Ngô Đình Nhu, người Mỹ bắt đầu tìm cách thay thế Ngô Đình Diệm, cắt một nửa viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Tháng 7 năm 1963, đại sứ Mỹ Frederick Nolting, người bị xem là quá bao che cho chính quyền họ Ngô, bị thay thế. Cùng lúc đó nổ ra biến cố Phật giáo, 1963 làm chính quyền Sài Gòn càng lung lay. Theo tướng Pháp Paul Ély thì vào giữa năm 1963, quyền lực của Ngô Đình Diệm chỉ còn giới hạn trong phạm vi Sài Gòn.
Ông Ngô Đình Cẩn tại tòa án quân sự (Saigon  /4/1964). Nguồn UPI
Ông Ngô Đình Cẩn tại tòa án quân sự  (Saigon 22/4/1964). Nguồn UPI

Gia đình Ngô Đình Khả có 8 người con, gồm 6 trai 2 gái. Trong 6 người cháu thì có Ngô Đình Huân (con Khôi) bị bắn chết, và Lệ Thủy (con Nhu – Xuân) bị chết vì tại nạn xe hơi. Còn 1 người thì bị chết vì khủng hoảng tinh thần là Ngô Đình Thục rồi tới bố mẹ ruột Lệ Xuân là Trần Văn Chương cũng bị bắn chết vì đứa em của Lệ Xuân. Xem như vậy là gia đình nhà Ngô và họ Trần tuy có lên đến tột đỉnh danh vọng, nhưng lại kết thúc bằng những cái chết thảm khốc. Âu cũng là ân oán phải trả, vì chính mấy người bị giết chết như Diệm, Nhu, Cẩn, Huân, khi còn quyền hành trong tay đã tàn sát nhiều người vô tội, oán thù chồng chất.
Những cái chết thảm khốc trong gia đình Họ Ngô sau khi Diệm - Nhu bị sát hại
Ngô Đình Cẩn được linh mục rửa tội trước giờ bị hành quyết

Cùng với việc chống Cộng không đạt được kết quả và không xoa dịu được cuộc đấu tranh của Phật giáo được xem là nguyên nhân dẫn tới sự mất uy tín trầm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm trước các lực lượng chính trị hợp pháp khác tại miền Nam và trước chính quyền Hoa Kỳ. Sự kiện Phật Đản, 1963 xảy ra là giọt nước tràn ly dẫn tới hành động đảo chính của một nhóm tướng lĩnh vốn bất mãn với cách điều hành đất nước của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính phủ Mỹ đề nghị Ngô Đình Diệm bớt đàn áp tàn bạo đối với Phật giáo và sinh viên để lấy lại hình ảnh dân chủ hơn của chính quyền, nhưng Ngô Đình Diệm không nghe theo. Đứng trước tình thế đó, chính phủ Kennedy buộc phải gây sức ép đối với chính quyền của Ngô Đình Diệm. Căng thẳng với người Mỹ ngày càng tăng, nhưng Ngô Đình Diệm không nghe theo vì ông vẫn tự tin cho rằng người Mỹ không thể tìm ra người thay thế tốt hơn mình ở vị trí Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Vì thế chính phủ Mỹ cuối cùng quyết định bỏ rơi ông.
Henry Cabot Lodge, Jr. đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hòa sau khi biết về âm mưu đảo chính được lên kế hoạch bởi các tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, do tướng Dương Văn Minh cầm đầu đã báo cáo cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy xin ý kiến. Biên bản cuộc họp ngày 29 tháng 10 năm 1963 giữa Kennedy và các cố vấn cho thấy Kennedy sau khi họp với 15 cố vấn ngoại giao cao cấp và chuyên gia an ninh quốc gia không đưa ra được ý kiến thống nhất về vấn đề này mà để cho đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, Jr. tùy cơ ứng biến. Tại Washington, ngoại trưởng Dean Rusk truyền đạt quyết định đến Đại sứ Lodge ở Sài Gòn. Lodge báo tin cho nhân viên CIA Lucien Conein.
Lucien Conein, đặc vụ của CIA, trở thành đầu mối liên lạc giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ với các tướng lĩnh đảo chính, do Trần Văn Đôn đứng đầu.
  Ngày 3 tháng 10 năm 1963, Conein gặp tướng Minh là người nói cho ông biết ý định đảo chính và yêu cầu người Mỹ hỗ trợ nếu nó thành công. Trong phim tài liệu Việt Nam: Cuộc chiến 10.000 ngày của đạo diễn Michael Maclear, nhân viên CIA Lucien Conein kể lại rằng khi được thông báo về ý định đảo chính ông ta nói: "Lệnh mà tôi nhận là thế này: Tôi phải cho Tướng Minh biết rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ không cản trở cuộc đảo chính của họ, và tôi đã truyền đạt điều này.". Sau đó Conein bí mật gặp tướng Trần Văn Đôn để nói với ông này rằng Hoa Kỳ phản đối bất cứ hành động ám sát nào. Tướng Trần Văn Đôn trả lời "Được rồi, nếu anh không thích điều đó chúng ta sẽ không nói về nó nữa.". Theo một nguồn khác, Conein cung cấp cho nhóm tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa một số tiền mặt lên tới 40.000 USD để hỗ trợ cho việc thực hiện đảo chính với lời hứa rằng Hoa Kỳ sẽ không làm bất cứ điều gì để bảo vệ Ngô Đình Diệm. 



Cảnh sát giữ an ninh tại chùa Ấn Quang sau khi sư sãi bị bắt 9-1963.
 

Cảnh sát dã chiến hốt biểu tình lên xe cây 9-1963.
 

Cảnh sát hốt biểu tình lên xe 9-1963.



Học sinh trường Võ Trường Toản, cạnh bên trường Trưng Vương, gần Sở Thú Saigon biểu tình 8-1963.


Sinh viên Y khoa chào mừng GS Phạm Biểu Tâm, khoa trưởng Đại Học Y Khoa Saigon, được trả tự do.


Cảnh sát dã chiến trên đường đi giữ an ninh.


Sư sãi xếp dọn chùa Xá Lợi 9-1963.


Sinh viên Đại Học Khoa Học sửa soạn biểu tình chống chính phủ 8-1963.


12-1963 Minh Cồ và Henry Cobot Lodge Jr.
 

12-1963 Minh Cồ , Henry Cobot Lodge Jr. và Robert McNamara. 


12-1963 Họp báo Minh Cồ, Henry Cobot Lodge Jr. và Robert McNamara. 


12-1962  Minh Cồ


Dinh Gia Long, nơi TT Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu cư ngụ khi đảo

chánh diễn biến trưa ngày 1-11-1963


11-1963 dân chúng Sài Gòn ăn mừng sau ngày đảo chánh tại phòng trà.


11-1963 Sư ăn mừng sau ngày đảo chánh.


11-1963 Tượng đài Hai Bà Trưng sau ngày đảo chánh.


11-1963 Chùa Xá Lợi sau ngày đảo chánh.


11-1963 Dinh Gia Long sau ngày đảo chánh.


11-1963 Thành Cộng Hòa sau ngày đảo chánh.


11-1963 Tôn Thất Đính sau ngày đảo chánh.


11-1963 Tôn Thất Đính sau ngày đảo chánh.


11-1963 Tôn Thất Đính sau ngày đảo chánh tại Câu Lạc Bộ.


11-1963 Minh Cồ và Thơ Lé sau ngày đảo chánh.


11-1963 Minh Cồ trả lời báo chí sau ngày đảo chánh.


11-1963 Trần Văn Đôn bí danh "Đôn lầm" trên Đại Lộ Thống Nhất sau ngày đảo chánh. 


Các binh sĩ thiết giáp tham gia cuộc đảo chánh 1-11-1963.
 

9-1963 Nơi tạm giam sư sãi biểu tình. 


9-1963 Tôn Thất Đính và Nguyễn Văn Là họp báo sau khi ban hành thiết quân luật để bảo vệ chính phủ N Đ Diệm.


9-1963 Robert S. McNamara & Trung Tướng Đỗ Cao Trí.
 
  Ngày 30 tháng 10 năm 1963, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Roger Hilsman gửi đến Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn một bức mật thư mà ông này gọi đó là "Hoàng hôn của các thần linh". Trong bức mật thư này có đoạn:
"Chúng ta cần khuyến khích nhóm đảo chính chiến đấu đến cùng và phá tan Dinh Độc Lập (nếu cần) để đạt được thắng lợi. Điều kiện cho gia đình họ Ngô là đầu hàng vô điều kiện, vì nếu không họ sẽ tìm cách gạt bỏ được lực lượng đảo chính lẫn sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nếu gia đình họ Ngô bị bắt sống, vợ chồng ông Nhu phải nhanh chóng bị tống xuất sang Pháp hay bất cứ nước nào muốn nhận họ. Riêng ông Diệm, tùy thuộc vào ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính".
Tướng Dương Văn Minh và các đồng mưu lên kế hoạch lật đổ chính phủ của Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 bằng một cuộc đảo chính nhanh gọn chóng vánh. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đưa quân đội tới chiếm đóng tất cả các vị trí trọng yếu ở Sài Gòn, chặn mọi cửa ngõ ra vào nội đô. Tại dinh tổng thống, chỉ có một lực lượng nhỏ trung thành bảo vệ cho Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, các tướng lĩnh đảo chính kêu gọi Ngô Đình Diệm đầu hàng và Ngô Đình Diệm sẽ được ra nước ngoài sống lưu vong nếu đầu hàng. Tuy nhiên tối hôm đó, Ngô Đình Diệm và đoàn tùy tùng đã trốn thoát khỏi dinh tổng thống bằng một đường hầm tới Chợ Lớn, về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn. Sáng sớm ngày 2 tháng 11, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lực lượng đảo chính bắt, cuộc đảo chính tới đây là kết thúc, phe đảo chính chỉ còn việc thành lập chính phủ mới. Hành động đảo chính đã đưa Việt Nam Cộng hòa đến tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong một thời gian cho đến khi Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Sáng ngày hôm sau Ngô Đình Diệm cùng với Ngô Đình Nhu gọi điện và ra hàng lực lượng đảo chính. Hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung giết bằng lưỡi lê và súng lục trong chiếc xe bọc thép M-113, theo lệnh của tướng Dương Văn Minh, khi chiếc xe đang trên đường tới Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Theo chứng nhận của bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn, là người đã tiến hành vụ khám nghiệm thì anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị bắn từ sau gáy ra phía trước. Xác Ngô Đình Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị hành hung trước khi bị bắn. Xác Ngô Đình Nhu thì bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu.
Sau khi biết tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, phát biểu của Hồ Chí Minh được thuật lại như sau "Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy". Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam nói rõ hơn:
"Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ  ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Do đó, chính quyền tay sai sẽ không thể vững bền. Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 sẽ không phải là cuộc đảo chính cuối cùng."
Khi biết Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị đảo chính và giết chết, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị choáng váng và ưu tư thoáng buồn. Bốn giờ chiều ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi được thông báo anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu đã bị giết, Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, đã vui vẻ thốt lên bằng tiếng Pháp: "C’est formidable! C’est formidable!" (Thật là tuyệt diệu. Thật là tuyệt diệu).
Các cơ quan do Ngô Đình Diệm lập ra như Đảng Cần Lao, Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội, Lực lượng Đặc biệt, 4 cơ quan Mật vụ Công an, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh Niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đới, các xóm Đạo võ trang,… tất cả đều tê liệt rồi tan rã không một phản ứng. Cả cấu trúc chính trị mà họ Ngô xây dựng trong 9 năm đã sụp đổ trong 24 tiếng đồng hồ.

                                              Người bắn hạ anh em Ngô Đình Diệm nói gì?


Nhà sử học Nguyễn Hiến Lê, khi đó đang sống ở Sài Gòn, đã ghi lại không khí vui mừng của người dân ở thời điểm đó:
"Từ 7 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi đài phát thanh Sài Gòn báo tin dinh Gia Long bị quân đội chiếm thì già trẻ lớn bé lũ lượt kéo nhau đi xem. Lời hò reo, tiếng cười vang với sắc diện tươi vui của mọi người chứng tỏ sự giải thoát gông cùm kềm kẹp của độc tài đã bóp nghẹt lòng dân trong chín năm trời đăng đẳng” - Bác sĩ Dương Tấn Tươi. Còn thi sĩ Đông Hồ thì: “Nỗi ức hiếp, nỗi căm hờn bị đè nén, bị vùi dập một cách tàn nhẫn bất công trong 9 năm trời, một sớm được giải thoát, được cởi mở, mà phản ứng chỉ có chứng ấy thì cho thấy quần chúng Việt Nam năm 1963 này cũng đã tỏ ra hiền lành nhiều lắm, và cũng đã biết tự kiềm hãm sức giận dữ hung hãn của mình rồi đó.”
Nhà báo đương thời tại miền Nam, ông Vũ Bằng ghi lại không khí của người dân miền Nam lúc đó khi nghe tin vụ đảo chính và việc anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị giết:
Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm cũng khiến cho các lãnh đạo Á Châu là đồng minh của Mỹ phải cảm thấy lo ngại cho mình. Về sau, Tổng thống (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon:
"Cuộc thảm sát gia đình Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Làm đồng minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa là nên làm kẻ thù của Hoa Kỳ."
Tài liệu của phía Hoa Kỳ cho biết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chôn trong những ngôi mộ không tên trong một nghĩa trang bên cạnh ngôi nhà của đại sứ Hoa Kỳ. Sau này tìm hiểu, thì ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích vì người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Ngô Đình Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Ngô Đình Nhu. Trong khoảng thập niên 1980, do nhu cầu phát triển đô thị trong nội đô Sài Gòn, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu (Nghĩa trang Nhân dân số 6B) ngày nay. Hiện tại, mộ ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu chính thức đặt tại nghĩa trang Lái Thiêu. Mộ hai ông nằm hai bên mộ mẹ - bà Phạm Thị Thân. Ngoài ra, mộ ông Ngô Đình Cẩn cũng được dời về gần đó. Mộ hai ông ban đầu không có tên mà chỉ ghi tên thánh và "Huynh" (chỉ ông Ngô Đình Diệm) hoặc "Đệ" (ông Ngô Đình Nhu), sau đó, theo đề nghị của một số người, mộ đã được đề đích danh
Cuộc đời ngắn ngủi của Ngô Đình Diệm, không thể nói khác được, là cuộc đời mang nhiều tội lỗi đối với dân tộc Việt Nam. Do thiển cận về chính trị, hận thù cộng sản đến điên cuồng và đam mê quyền lực ích kỷ đến mù quáng, mà đã phản bội Bảo Đại, lập chính phủ gia đình trị, phá vỡ Hiệp định Genève, đàn áp tôn giáo, tàn sát dã man những người cộng sản, gây ra cảnh chia cắt đất nước thành hai miền với miền Nam đầu rơi máu chảy.
Tình hình đó buộc nhân dân miền Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung lại phải cầm súng đứng lên tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thù trong giặc ngoài.

Danh sách Ban Lãnh đạo Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Thành phần Chánh phủ Cách mạng lâm thời VNCH – William Colby Collection
· 
· Saigon Round Up (08 November 1963) – William Colby Collection
·
· TT Diệm và các tướng lĩnh nền Đệ nhất Cộng Hoà Việt Nam .
· Trong số các tướng trên đây chỉ có 2 ông theo đạo Công Giáo là tướng Huỳnh văn Cao
· và Đề đốc Hồ Tấn Quyền , các tướng còn lại đều là phật tử .
· Vậy TT Diệm kỳ thị tôn giáo ở chỗ nào ?
·
· Armoured car, military policeman, and civilians after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963._Douglas Pike Photograph Collection
·
· Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963. _Douglas Pike Photograph Collection
  
·
· November 1963 Coup d’état – John C. Wiren Collection
·
· November 1963 Coup –
· John C. Wiren Collection
·
· November 1963 Coup – · John C. Wiren Collection
·
· November 1963 Coup – · John C. Wiren Collection
·
· November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
·
· Bến Bạch Đằng, November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
·
· November 1963 Coup – John C. Wiren Collection
·
· Toppling of ‘Madame Nhu’ statue after 1963 coup. _Douglas Pike Photograph Collection
·
· Aftermath of the 1963 coup. These were prisoners. Binh sĩ Lữ đoàn bảo vệ Phủ TT bị bắt giữ – Ogden Williams Collection
·
· Gen. Tran Van Don, Coup Nov 1063 – Anthony LaRusso Collection
·
· Gen. Duong Van Minh (“Big Minh”) and Gen. Tran Van Don, Nov. 1, 1963 – Anthony LaRusso Collection
·
· 1-11-63 Phía trước cổng Thành Cộng Hòa, ngày nay là giao lộ Lê Duẩn-Đinh Tiên Hoàng –Anthony LaRusso Collection
·
· 1-11-63 đường Mạc Đĩnh Chi, đoạn bót quận 1 Hồng Thập Tự đến Thống Nhất – Anthony LaRusso Collection
·
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in Nov 1963. -Douglas Pike Photograph Collection
·
· Local citizens provide water to ARVN soldiers on a Saigon street during or just after the coup – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Ngo Dinh Diem Coup – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Vietnamese girl and Vietnamese Marines after coup against Ngo Dinh Diem. –Douglas Pike Photograph Collection
·
· Dinh Gia Long sau đảo chánh – Anthony LaRusso Collection
·
· Bên trong Thành Cộng Hòa sau đảo chánh – Anthony LaRusso Collection
·
· The aftermath of the coup that brought downfall and deaths to President Ngo Dinh Diem and his brother – Anthony LaRusso Collection
·
· The aftermath of the coup that brought downfall and deaths to President Ngo Dinh Diem and his brother –Anthony LaRusso Collection
·
· Coup that brought downfall and deaths to Pres. Ngo Dinh Diem and his brother Ngo Dinh Nhu. – Anthony LaRusso Collection
·
· [01 November 1963] Damage to a hospital from coup. – Lee Baker Collection
·
· Damage from coup.- Lee Baker Collection
·
· The aftermath of the coup- Lee Baker Collection
·
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup.- Lee Baker Collection
·
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
·
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
·
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Lee Baker Collection
·
· Defaced Diem statue after Nov 1963 Coup.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup- Lee Baker Collection
·
· November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem- Douglas Pike Photograph Collection
·
· November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
·
· November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Damage in Saigon caused during the November 1, 1963 coup. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Bộ Quốc Phòng – November 1963 Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Bộ Quốc Phòng, 63 Gia Long (góc Gia Long-Pasteur) – Bystanders and firemen; Saigon, Nov 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Street scene some time after the deposition of President Ngo Dinh Diem in 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· M-24 tank in Saigon following ouster of Ngo Dinh Diem.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· November 1963 – Coup d’Etat of Ngo Dinh Diem – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Góc Pasteur – Lê Thánh Tôn, phía sau dinh Gia Long. Military personnel and civilians atop M-113s.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· ARVN troops and M-113 armored personnel carriers Nov 1963 Coup. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. Two ARVN 2nd Cavalry soldiers. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· ARVN M-24 Chaffee Tanks, M-113 Armoured Personnel Carrier following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in November 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Troops in front of the presidential offices in Nov. 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· Gia Long Palace in Saigon, 1963. – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Presidential Offices in Saigon, Nov 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· Gia Long Palace in Saigon, 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· Gia Long Palace in Saigon, 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· Street scene following the successful coup against President Ngo Dinh Diem in Nov 1963.- Douglas Pike Photograph Collection
·
· Gia Long Palace in Saigon, 1963.- Anthony LaRusso Collection
·
· Coup that brought downfall and deaths to Pres. Ngo Dinh Diem and his brother Ngo Dinh Nhu – Anthony LaRusso Collection
·
· Saigon – 01 Nov 1963 Coup d’état – Anthony LaRusso Collection
· 
·
·
· Đường Gia Long phía trước Dinh Gia Long – November 1963 Saigon Coup d’état- John C. Wiren Collection
·
· Dinh Gia Long Saigon – Đảo chánh 1/11/1963 – Press Photos
·
· LOS ANGELES 5/11/1963 — BÀ NHU THẤY HÌNH CÁC CON
·
· Saigon 1962 – Đúng 51 năm trước đây (1962_2013)
·
· Tượng đài Hai Bà Trưng bị đám đông ủng hộ phe đảo chánh đập phá vì cho là được làm giống hình ảnh Bà Nhu
·
· Thành Cộng Hòa, nơi trú đóng của Lữ đoàn Bảo vệ Phủ Tổng Thống sau này là trường ĐH Văn Khoa
·
· Dinh Gia Long sau ngày đảo chánh – photo by Larry Burrows
· |
· Binh sĩ đảo chánh phía trước dinh Gia Long đầy vết đạn 1-11-1963
·
· đảo chánh
·
· Nhà tù Chí Hòa, Sài Gòn – ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra pháp trường.
·
· Tòa án quân sự xét xử ông Ngô Đình Cẩn
·
· Lễ an táng TT Diệm và ông Nhu
·
· Một sĩ quan thuộc phe đảo chánh, vẻ mặt hớn hở, bên cạnh xác ông Nhu
·
· TT Diệm và ông Nhu trong hầm xe thiết giáp M-113, hai tay bị trói
·
· Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi – Douglas Pike Photograph Collection
·
· Huyệt mộ của hai anh em Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi – Douglas Pike Photograph Collection

(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)