TT&HĐ III - 32/++
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
-Albert Einstein
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai để cứu nước kết thúc bằng một chiến dịch tổng tiến công thắng lợi tuyệt đẹp. Lần dở lại lịch sử Dân Tộc, chúng ta thấy cuộc tổng tiến công ấy hiện lên như một cơn sóng thần cuồng nộ vô địch, cuốn trôi hết bè lũ cướp nước và bán nước ra biển Đông một cách chớp nhoáng theo đúng nghĩa đen, tạc vào sử xanh đến ngàn thu như một kiệt tác ca khúc khải hoàn của Dân Tộc.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh giải phóng đất nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên xây dựng đất nước hùng cường trong độc lập, thống nhất và tự do. Thắng lợi đó là sản phẩm tổng hợp của nhiều nguyên nhân trong đó có vai trò quan trọng của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng này.
Ngày 27-1-1973, mặc dù Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết, nhưng trên thực tế đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược đối với Việt Nam. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (1973) đã khẳng định: Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng; tư tưởng chỉ đạo vẫn là nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công; phương hướng chiến lược của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là “ta phải mạnh trên cả ba mặt trận để thắng địch, buộc địch thi hành Hiệp định, đồng thời chủ động chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp phải tiến hành chiến tranh cách mạng trên khắp chiến trường miền Nam để giành thắng lợi hoàn toàn”. Sau Hội nghị, các cơ quan chiến lược tập trung giúp Quân ủy Trung ương chuẩn bị chủ trương và những giải pháp lớn về quân sự mà trọng tâm là xây dựng Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam.
Để giúp Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh khởi thảo kế hoạch chiến lược trình Bộ Chính trị, tháng 4-1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thành lập “Tổ trung tâm”, gồm đồng chí Vũ Lăng - Cục trưởng Cục Tác chiến; Võ Quang Hồ và Lê Hữu Đức - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, do đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp phụ trách. Sau những cuộc trao đổi, thảo luận, bản dự thảo kế hoạch chiến lược được “Tổ trung tâm” chỉnh lý, bổ sung lần thứ năm với tên gọi "Kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam sau vài ba lần thay đổi so sánh lực lượng", mang bí số 133/TG1, hoàn thành ngày 16-5-1974. Tiếp đó, ngày 18-7-1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc với “Tổ trung tâm”, chỉ đạo xây dựng kế hoạch cơ bản thành hai bước: Bước một, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng trên chiến trường; bước hai, tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Căn cứ vào thực tế chiến trường, ý kiến chỉ đạo của các đồng chí trong Bộ Chính trị, đặc biệt là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lắng nghe ý kiến của các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong quân đội, “Tổ trung tâm” tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh bản đề cương kế hoạch chiến lược. Bản đề cương này hoàn thành vào ngày 26-8-1974, mang tên "Kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam".
Ngày 30-9-1974, tại Tổng hành dinh, Bộ Chính trị thảo luận tình hình miền Nam và bản dự thảo kế hoạch chiến lược do Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị. Hội nghị dành 2 ngày đầu để nghe Bộ Tổng Tham mưu trình bày tình hình miền Nam và kế hoạch tác chiến chiến lược. Tiếp đó, đồng chí Lê Trọng Tấn báo cáo Dự thảo kế hoạch chiến lược quyết tâm hoàn thành sự nghiệp giải phóng trong hai năm 1975 – 1976; trong đó, tập trung vào kế hoạch chiến lược năm 1975. Ngày 8-10-1974, phát biểu kết thúc phiên họp lần thứ nhất, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Lúc này, chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này, chúng ta phải biết nắm lấy để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn… Ngay từ giờ, phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong hai năm 1975 - 1976”. Trên cương vị là Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định quyết tâm: Toàn quân sẽ kiên quyết thực hiện bằng được nhiệm vụ lịch sử mà đồng chí Bí thư thứ Nhất thay mặt Đảng trao cho quân đội.
Nắm bắt và thực hiện chủ trương chiến lược của Hội nghị Bộ Chính trị
tháng 10-1974, quân dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc bước vào giai đoạn
chuẩn bị mới với nhịp độ khẩn trương hơn và quy mô rộng lớn hơn, nhằm
đáp ứng đòi hỏi của tình hình chiến trường miền Nam đang diễn biến hết
sức mau lẹ. Quân địch ở Đông Nam Bộ tuy số lượng đông, nhưng bị căng kéo, kìm
giữ khắp nơi. Trước tình hình đó, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định
mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực
địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo thêm bàn đạp tiến công Sài Gòn.
So với toàn bộ chiến trường miền Nam lúc bấy giờ, Tây Nguyên là nơi địch yếu hơn cả. Nhưng Tây Nguyên chỉ thực sự yếu khi bị cô lập với các chiến trường khác. Bởi vậy, việc kìm giữ các sư đoàn cơ động tổng dự bị chiến lược của địch là một bộ phận hợp thành quan trọng trong việc cài thế của ta. Hơn nữa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn Tây Nguyên làm mục tiêu chủ yếu, vì đây vừa có núi, vừa có cao nguyên, lại nằm trên đường chiến lược Hồ Chí Minh. Ở Tây Nguyên, Đại tướng chọn Buôn Ma Thuột làm điểm đột phá vì Plâycu và Kon Tum địch còn tương đối mạnh và thường xuyên phòng bị; ngược lại, Buôn Ma Thuột địch sơ hở và ít quân, chủ yếu là hậu cứ. Điểm trúng “huyệt” đó, toàn bộ Tây Nguyên và ven biển miền Nam Trung Bộ sẽ bị rung chuyển, phá thế bố phòng của địch. Ngoài ra, để tạo cho Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột mọi điều kiện thuận lợi giành chiến thắng một cách chắc chắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tăng cho Tây Nguyên 2 sư đoàn, đưa tổng quân số ở đây lên tới 4 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập, lại có sự phối hợp của Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5 và sự hỗ trợ của Đoàn 559. Đến đây, Tây Nguyên trở thành một quân đoàn mạnh.
Ngày 4-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên chính thức bắt đầu. Ngày 10-3-1975, quân ta tiến công và giải phóng Buôn Ma Thuột. Sáng ngày 16-3-1975, địch ở Tây Nguyên rút chạy. Chiến thắng Buôn Ma Thuột và chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi không những tăng cường thế và lực cho ta mà còn xuất hiện thời cơ giải phóng miền Nam trong thời gian ngắn nhất. Đại tướng Võ Nguyên Giáp phân tích tình hình: “Điểm trúng huyệt chí tử của địch ở Buôn Ma Thuột gây cho địch chấn động về chiến lược, buộc địch bỏ Tây Nguyên thì phải nhanh chóng đánh Huế và Đà Nẵng. Nếu ở đấy chúng phải rút lui chiến lược thì phải cấp tốc đánh thẳng vào Sài Gòn”.
Cuộc rút lui chiến lược của VNCH khỏi Tây Nguyên sau này còn được gọi là "thảm kịch đường số 7". Chúng ta sẽ kể chút ít về nó:
Ngày 11.3.1975, ngay khi Ban Mê Thuột (BMT) thất thủ,
đồng thời trước sức ép của Quân giải phóng (QGP) tại các mặt trận khác
dội về, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đã triệu tập Thủ tướng Trần Thiện
Khiêm, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên và Trung tướng Đặng
Văn Quang đến Phủ đầu rồng để bàn về việc tái phối trí lại lực lượng. Tại cuộc họp này, dường như đã tiên đoán
được những khó khăn to lớn mà Việt Nam công hòa (VNCH) đang phải đương
đầu, Nguyễn Văn Thiệu thông báo quyết định: "Với
khả năng và lực lượng ta đang có, chắc chắn chúng ta không thể bảo vệ
được tất cả lãnh thổ muốn bảo vệ. Như vậy chúng ta nên tái phối trí lực
lượng và bảo vệ những vùng đông dân, trù phú, vì những vùng đất đó mới
thực sự quan trọng".
Ngày 14.3.1975, trước khả năng phản kích giành lại Buôn Mê Thuột (BMT) đã gần như tan thành mây khói, TT Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên - Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH và trung tướng Trần Văn Quang - Cố vấn an ninh quốc gia đã bay ra Cam Ranh. Tại đây họ đã nghe Thiếu tướng Phạm Văn Phú - Tư lệnh Quân khu 2 kiêm Tư lệnh Quân đoàn 2 phúc trình về tình hình chiến sự tại Quân khu 2.
Trong cuộc họp, Thiếu tướng Phạm Văn Phú báo cáo tổng quát diễn biến chiến sự tại Tây Nguyên những ngày trước đó. Để có thể khôi phục và giữ được cao nguyên, tướng Phú thỉnh cầu xin thêm máy bay cho Sư đoàn 6 không quân, bổ sung quân số bị tổn thất, tăng viện từ 1 đến 2 lữ đoàn dù để phòng giữ Kon Tum, Pleiku và sau đó dùng để phản kích chiếm lại các vùng đã mất. Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận đề nghị của tướng Phú. Ông ta tuyên bố: "Không! Không thể có quân tăng viện, không có quân bổ sung. Quân viện bị cúp, đạn và tiền đều thiếu. Chúng ta đang bị tấn công mạnh ở khắp mọi nơi chứ không riêng ở QK2. Địch đánh mạnh hơn năm 1968, hơn cả năm 1972. Kon Tum, Plây Cu người ít, kinh tế không có, để bảo toàn lực lượng, lấy quân về giữ đồng bằng ven biển, ở đấy điều kiện tiếp tế thuận lợi hơn".
Kết luận lại, TT Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho Phạm Văn Phú tổ chức rút quân về đồng bằng, tái phối trí lại lực lượng với yêu cầu cố gắng bảo toàn đến mức cao nhất các lực lượng chủ lực của quân đoàn.
Về hướng rút quân, Đại tướng Cao Văn Viên lưu ý về những nguy hiểm khó lường khi rút theo đường 19, ông ta nhắc lại thảm họa đã xảy ra đối với Binh đoàn cơ động số 100 của quân viễn chinh Pháp trên đường 19 năm 1954.
Hàng trăm xe quân sự của địch cùng xe dân sự ùn tắc trên đường 7.
Sau khi thảo luận nhiều lần về việc chọn
đường rút quân, Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh đã quyết định rút
theo đường số 7 (ngày nay là QL 25) vì họ cho rằng, con đường đó tuy xấu
nhưng gây được bất ngờ cho đối phương. Theo tính toán của các tướng lĩnh VNCH,
các đơn vị Quân giải phóng đang tập trung vây đánh trung đoàn 53, căn cứ
B50 ở Buôn Ma Thuột và lo đối phó với cuộc phản kích của sư đoàn 23 tại
Phước An nên phải mất ba đến năm ngày mới có thể điều quân đến do đường
sá rất xấu, cơ động khó khăn. Còn Sư
đoàn 968 nếu có đuổi theo cũng phải hành quân bộ, đánh vuốt đuôi và sẽ
bị Liên đoàn 25 Biệt động quân (BĐQ) cản hậu chặn đánh. Thời gian đó đủ
để phần lớn lực lượng Quân đoàn 2 VNCH về được Tuy Hòa.
13 giờ chiều 15 tháng 3, cuộc di tản của Quân đoàn 2 VNCH chính thức bắt đầu trong sự cập rập, vội vã. Thiết đoàn 19 và Liên đoàn 6 BĐQ mở đường từ Pleiku đi Phú Túc. Tiếp đó là bộ phận còn lại của Bộ tư lệnh Quân đoàn II, Lữ đoàn 2 Thiết kỵ, các đơn vị bộ binh, hậu cần, kỹ thuật...Trong hai ngày đầu cuộc di tản diễn ra đúng theo kế hoạch. Sáng 16 tháng 3, khi đội thiết giáp đi đầu trong đoàn xe quân sự dài đến hơn 2.000 chiếc đã đến Cheo Reo (bây giờ là TX Ayun Pa) an toàn và bắt đầu di chuyển xuống Củng Sơn thì toán cuối của đoàn xe này mới ra khỏi thị xã Pleiku.
Tuy nhiên, có ba vấn đề mà các tướng lĩnh QLVNCH không lường tính hết. Đó là: số lượng người, phương tiện tham gia vào cuộc "rút lui chiến lược", chất lượng đường số 7 và phản ứng của phía Quân giải phóng.
Khi tin rút bỏ Cao Nguyên lan rộng, các sĩ quan, binh sĩ VNCH cùng các công chức hệ thống chính quyền địa phương hai tỉnh Kon Tum, Pleiku đã lập tức bỏ đơn vị, bỏ nhiệm sở để lo cho gia đình "di tản". Vì vậy, mỗi quân nhân phải kèm thêm vài người dân, trong đó có rất nhiều người già, trẻ em đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chiến đấu khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, số phương tiện của dân sự đi theo đoàn quân "rút lui chiến lược" đó cũng rất đông đảo. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đã có khoảng hơn 2000 phương tiện giao thông dân sự đã tham gia vào cuộc rút quân "vĩ đại" này và gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều phối hành quân. Về con đường số 7 vốn là một con đường bỏ hoang từ lâu không được duy tu, bảo dưỡng. Vì vậy, đường hẹp, chất lượng mặt đường xấu, đặc biệt các cây cầu trên con đường này đều nhỏ, hẹp và có trọng tải nhỏ. Trong khi đó, năng lực của công binh Quân đoàn 2 VNCH rất hạn chế. Đối với Quân giải phóng, kế hoạch rút quân của Quân đoàn 2 VNCH khỏi Tây Nguyên là không quá bất ngờ. Khi vạch kế hoạch chiến dịch Tây Nguyên họ đã tính đến khả năng này. Bất ngờ duy nhất mà Nguyễn Văn Thiệu và Phạm Văn Phú tạo ra được là cuộc di tản này được tiến hành quá nhanh.
Đến chiều 15 tháng 3, khi cánh quân đi đầu của thiết đoàn 19 đã qua Cheo Reo, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây nguyên mới được tin quân VNCH bắt đầu rút khỏi Pleiku và Kon Tum. Quyết không để Quân đoàn 2 VNCH bảo toàn được nguyên vẹn lực lượng về tới đồng bằng ven biển, một kế hoạch chặn đánh và truy kích lập tức được hình thành. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên quyết định sử dụng toàn bộ Sư đoàn BB 320, Tiểu đoàn xe tăng 2 (Trung đoàn 273), Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn cao xạ 593 và hai Tiểu đoàn quân địa phương ở Phú Yên vào trận đánh này.
20 giờ tối 16. 3, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64 (Sư đoàn BB 320) được lệnh hành quân cắt rừng suốt đêm với nhiệm vụ lập một chốt chặn ở phía Nam thị xã Cheo Reo để chặn đứng cuộc rút lui của đối phương. Theo sát họ là đội hình chính của Trung đoàn 64 hành quân trên 110 xe ô tô các loại được huy động cùng các lực lượng khác. Sáng 17 tháng 3, tốp xe tăng, thiết giáp đi đầu của Thiết đoàn 19 và Liên đoàn 6 Biệt động quân VNCH đã chạm súng với Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64 QGP tại đèo Tuna, cách Cheo Reo 4 km về Đông và bị chặn lại ở đây. Đoàn xe di tản khổng lồ ứ lại tại Cheo Reo.
Sáng 18 tháng 3, toàn bộ Trung đoàn 64 (Sư đoàn BB 320) đã triển khai xong các chốt chặn tiếp theo phía hạ lưu đèo Tuna. Trung đoàn 48 (thiếu) của sư đoàn này và Trung đoàn 9 (Sư đoàn BB 968) đã bao vây Cheo Reo từ ba mặt. Trưa ngày 18, Chuẩn tướng Phạm Văn Tất điều Liên đoàn 25 BĐQ đang làm nhiệm vụ cản hậu vượt lên trước cùng với Lữ đoàn 2 Thiết kỵ mở cuộc công kích cuối cùng để mở đường. Cũng thời điểm đó, các đơn vị pháo binh của trung đoàn 675 bắt đầu pháo kích các vị trí đóng quân tạm thời của VNCH trong thị xã Cheo Reo và 3 trung đoàn bộ binh Quân giải phóng bắt đầu tấn công.Mặc dù đã bị Sư đoàn 320 chặn đánh tơi tả ở Cheo Reo, gần một vạn binh lính, sĩ quan địch thương vong, trên 500 xe quân sự phá hỏng, nhưng trưa 19/3/1975, hơn hai vạn quân địch và gần 2.000 xe quân sự, chủ yếu là xe tăng bọc thép vẫn tìm cách rút lui xuống đồng bằng. Do phán đoán đúng tình hình, nên khi địch bắc cầu dã chiến cho mũi quân đầu tiên với 5 xe bọc thép vượt sông Nhau từ Củng Sơn sang đường 5 đã bị bộ đội ta chặn đánh tại Trường Lạc, xã Sơn Thành, huyện Tuy Hòa 1 ngay trong buổi chiều hôm đó. Phía trước bị chặn, phía sau bị tiến công, các lực lượng VNCH tranh đường của nhau để chạy. Trong sự hỗn loạn, mọi cố gắng ổn định lại tình hình và tổ chức kháng cự của các chỉ huy VNCH trở nên vô vọng.
Cuối cùng, các đơn vị QLVNCH bị vây tại Cheo Reo chấm dứt kháng cự.
Kết quả, chỉ một số ít binh lính VNCH về đến Tuy Hòa. Số còn lại ngoài một số bị diệt có gần 17.000 người bị phía Quân giải phóng bắt làm tù binh, trong đó có 779 sĩ quan từ chuẩn úy đến chuẩn tướng. Số vũ khí phương tiện bị phá hủy và bắt sống cũng cực kỳ lớn: 17.183 súng các loại, trong đó có 79 khẩu pháo từ 105 mm trở lên; hơn 2.000 xe quân sự, trong đó có 207 xe tăng và xe bọc thép; 44 máy bay bị bắn rơi, 110 chiếc khác bị thu và phá hủy.
Như vậy, từ cuộc "rút lui chiến lược" đã biến thành "thảm kịch đường số 7" - Tây Nguyên hoàn toàn thất thủ, báo hiệu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ VNCH một ngày không xa.
Những nhận định và đề xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là cơ sở quan trọng để ngày 23-3-1975, Bộ Chính trị nhận định: “Thời cơ chiến lược lớn đã tới. Trong suốt 20 năm chống Mỹ, cứu nước chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này; do đó cần nắm vững thời cơ chiến lược mới, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không dự kiến kịp và không kịp trở tay. Bộ Chính trị quyết định: Quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và miền Nam trước mùa mưa (5.1975)”. Hội nghị đã đi đến nhất trí hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch 2 năm 1975-1976 ngay trong 1975. Như thế cuộc tiến công dự định chiến lược lúc ban đầu phải được nâng lên thành cuộc tổng tiến công chiến lược.
Từ sự chỉ đạo sắc bén của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, bằng sự phối hợp tiến công đồng loạt giữa các mũi, các hướng trên toàn mặt trận, đến 15 giờ ngày 29-3-1975, quân ta đã làm chủ căn cứ liên hợp Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà, giải phóng hoàn toàn thành phố Đà Nẵng và toàn tỉnh Quảng Đà. Thắng lợi này góp phần quan trọng đập tan một lực lượng quân sự lớn và bộ máy kìm kẹp của địch trên toàn bộ địa bàn Quân khu 1 của địch, đẩy chúng vào thế thất bại hết sức nghiêm trọng không thể cứu vãn, thúc đẩy thế tiến lên tất thắng của quân và dân ta.
Cùng với chiến thắng ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu làm kế hoạch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Trong các dự thảo văn kiện kế hoạch, cơ quan ghi “nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, khi báo cáo Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu phải sửa ngay là “thần tốc”. Ngày 7-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh cho các cánh quân: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”. Bức điện thảo bằng tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã trở thành văn kiện lịch sử, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ không quản khó khăn, gian khổ ngày đêm xốc tới giải phóng miền Nam hoàn thành ước nguyện của cả dân tộc Việt Nam sau hơn 20 năm chiến đấu lâu dài gian khổ.
Quân Giải phóng tiến vào Pleiku.
4 giờ 45 phút chiều hôm đó, máy bay ra đến biển Đông ở độ cao 4 dặm. Nó tiếp tục nâng độ cao lên 8 dặm mới ổn định đường bay. Lúc bấy giờ, trong máy bay hành khách còn bị chằng dây an toàn. Phần đông người lớn nắm tay nhau thành trò vui. Một số người cất tiếng hát. Bỗng nhiên, cánh cửa máy bay văng mất, sức hút của gió cuốn đi những vật gì không được cột chặt trong máy bay, kể cả mấy đứa trẻ sơ sinh. Chiếc máy bay cố tìm cách quay lại Tân Sơn Nhất. 20 phút sau, phi công không sao giữ được máy bay ổn định nên quyết định hạ cánh khẩn cấp. Chiếc phản lực khổng lồ chạm xuống một cái gò trên ruộng lúa, lướt qua con rạch rồi sựng lại trong đám ruộng kề đó, cách Tân Sơn Nhất không đầy 2 dặm. Lửa bùng cháy và khói làm cho số lớn người trên máy bay bị thiệt mạng.
Trước khi lâm trận, chuẩn tướng Lê Minh Đảo của quân ngụy Sài Gòn tuyên bố: “Đánh một trận cho thế giới biết tiếng!”
Tướng X. Smith, Trưởng phòng Tùy viên Quân sự (DAO), tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, cảm phục và ca ngợi trận Xuân Lộc:
“Chiến trường Long Khánh chứng tỏ quyết tâm bảo vệ đất nước của quân đội VNCH và họ đã anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gấp nhiều lần”
Theo wikipedia, Chiến dịch Xuân Lộc hay Trận Xuân Lộc, tên đầy đủ là "Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh", là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch diễn ra trong khoảng 9-20 tháng 4 năm 1975 giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH).
Trận này là một mốc quan trọng của quá trình tiến tới sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, vì Xuân Lộc là khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của QLVNCH để phòng giữ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn.
Với mục đích thăm dò khả năng quân sự và phản ứng của Mỹ, trung tuần tháng 12 năm 1974, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam dùng biện pháp nghi binh để quân Sài Gòn tập trung lực lượng bảo vệ Tây Ninh, bất ngờ tập kích các cứ điểm Bù Đăng, Đồng Xoài, khai thông đường 14, chớp thời cơ mở chiến dịch đánh chiếm Phước Long.
Rạng sáng ngày 31 tháng 12 năm 1974, Sư đoàn 7, 9 với xe tăng và pháo tầm xa tấn công tỉnh Phước Long do Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trấn giữ. Phước Long lọt vào tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 6 tháng 1 năm 1975 trong khi Việt Nam Cộng hòa không thể huy động đủ lực lượng để chiếm lại. Trước sự tấn công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ phản ứng lấy lệ bằng những tuyên bố ngoại giao.
Đánh giá Mỹ sẽ không can thiệp, Bộ Chính trị Đảng Lao động và Bộ Tổng Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. Mở màn với chiến dịch Tây Nguyên sử dụng các Sư đoàn 316, 10, 320, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 198 Đặc công, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã nghi binh, khiến Quân lực Việt Nam Cộng hòa tin rằng họ sẽ tấn công thị xã Pleiku. Tuy nhiên, vào 02h00 sáng ngày 10/3/1975, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95B, Trung đoàn 198 Đặc công bất ngờ đánh úp thị xã Ban Mê Thuột. Trung đoàn 53 thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh và Liên đoàn Biệt Động quân số 21 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa giữ thị xã bị tiêu diệt. 2 trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23 Bộ binh mang số hiệu 44, 45 được trực thăng vận từ Pleiku đến tái chiếm Ban Mê Thuột, đổ bộ lọt vào trận địa của Sư đoàn 10 chờ sẵn và bị tiêu diệt nốt. 6 Liên đoàn Biệt Động quân đóng ở Pleiku hoảng sợ, cùng với lệnh bỏ Tây Nguyên của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên đã rút chạy theo đường số 7 để rồi bị Sư đoàn 320 truy kích tiêu diệt 5 trong 6 Liên đoàn. Toàn bộ lực lượng chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên Tây Nguyên mất sạch.
Tướng Frederick Carlton Weyand
Mất Tây Nguyên, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ra lệnh rút Sư đoàn 1 Nhảy dù và Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến về bảo vệ Sài Gòn. Lực lượng Vùng 1 Chiến thuật dưới sự chỉ huy của Trung tướng Ngô Quang Trưởng bị thiếu 2 sư đoàn trù bị thiện chiến nhất lập tức bị Quân đoàn 2 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gồm các Sư đoàn 304, 324, 325 tiến công. Sư đoàn 1, 2, 3 Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị tiêu diệt và làm tan rã.
Sau ngày 2/4/1975, Vùng 2 Chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa chỉ còn lại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, nên được sát nhập vào Vùng 3 Chiến thuật. Phan Rang và Xuân Lộc trở thành hai cửa ngõ để Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào Sài Gòn bằng quốc lộ 1 và 20. Xuân Lộc là một vị trí chiến lược quan trọng vì là ngã ba của hai Quốc lộ 1 và 20, cửa ngõ từ miền Trung, miền Cao nguyên vào Sài Gòn chỉ cách nhau 80. Do đó Xuân Lộc được coi như vòng đai ngoài bảo vệ phi trường Biên Hòa và Sài Gòn.
Trên cơ sở nhận định chiến trường, ngày 3/4/1975, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng với Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ, nguyên chỉ huy MACV (Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Việt Nam), Frederick Carlton Weyand (sang Việt Nam từ cuối tháng 3 năm 1975), xây dựng phương án thành lập tuyến phòng thủ Xuân Lộc. Ngày 3 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu đã thảo luận với phó đại sứ Hoa Kỳ Lehman và tướng Fredrick C. Weyand về kế hoạch "Nỗ lực tối đa" nhằm giữ vững những phần đất còn lại. Theo đó cần phải lấy Xuân Lộc làm trung tâm phòng ngự, hai bên sườn phải giữ được Tây Ninh và Phan Rang.
Tại đây, phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tập trung nhiều đơn vị thiện chiến, gồm có Sư đoàn 18 Bộ binh (với các Trung đoàn 43, 48 và 52 được tăng cường tương đương với quân số của chiến đoàn), lực lượng Địa phương quân ở tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm Trung đoàn 8 (thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh), Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên đoàn 7 Biệt động quân, hai tiểu đoàn pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, toàn bộ Lữ đoàn 1 Dù (với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9) và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù. Sư đoàn 4 Không quân Việt Nam Cộng hòa từ phi trường Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật. Tất cả lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh Sư đoàn 18) và hai viên sĩ quan phụ tá là Đại tá (tư lệnh phó) Lê Xuân Mai và Đại tá Phạm Văn Phúc (Tỉnh trưởng Long Khánh). Mục đích bẻ gãy mũi xung kích của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong một trận chiến phòng ngự điển hình, tạo thế có lợi chặn đứng đà tiến công của đối phương.
Sau đúng một ngày cầm cự, chịu đựng không nổi trước chiến thuật áp đảo của Quân Giải phóng , sư đoàn 18 VNCH đã bắt đầu triệt thoái khỏi thành phố Xuân Lộc vào ngày 20/4/1975. Sau đó, sư đoàn này được tái tập trung và đóng quân phòng thủ ngay sát nách Sài Gòn về phía Đông, nhưng đã quá muộn màng vì quân Bắc Việt gỡ được nút chận Xuân Lộc và các tuyến quân Nam tiến của họ đã tựa như thế chẻ tre tiến công ào ạt về Sài Gòn khiến cho quân đội miền Nam bị tan rã thành từng mảnh, từng mảnh.
TUY GẦY GÒ , TRƠ XƯƠNG THẾ NÀY , ANH LÍNH DÙ VẨN KHÔNG NAO NÚNG ! |
LÍNH VNCH HÒ REO TRÊN 1 CHIẾC T-54 VỪA BỊ BẮN HẠ Ở XUÂN LỘC . HÀNG CHỬ ĐẦU KHÔNG ĐỌC ĐƯỢC ; SỐ 18 TƯỢNG TRƯNG CHO SĐ 18 ; LK LÀ TỈNH LONG KHÁNH ; 11-4 LÀ NGÀY BẮN HẠ CHIẾC T-54 NÀY . |
Về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, có Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy gồm Sư đoàn 6 mới được thành lập, Sư đoàn 7 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ với kinh nghiệm chiến đấu dày dặn (đây nguyên là Sư đoàn 312A từ miền bắc hành quân vào nam từ năm 1965, đã đánh bại Sư đoàn 1 Anh Cả đỏ Mỹ tại đường 13, giết chết Trung tướng Mỹ Keith Lincoln Ware, Tư lệnh Sư đoàn này vào hồi 13h00 ngày 13/9/1968). Sư đoàn mạnh nhất của B2 (tức sư 9) phải ở lại phía tây, nên cánh phía đông được phối thuộc Sư đoàn Sông Lam (F341) mới thành lập do Đại tá Trần Văn Trân chỉ huy, một người đã từng là Tư lệnh Sư đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, từng bị quân Mỹ bắt sống năm 1969 trong một chuyến đi công tác (ông bị giam giữ trong suốt 3 năm mà đối phương không dò ra được lai lịch, được thả về trong 1 đợt trao trả tù binh bên sông Thạch Hãn đầu năm 1973).
Ngày 9 tháng 4 năm 1975, 5 giờ 40, sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam pháo kích các mục tiêu trong thị xã trong vòng một tiếng đồng hồ, sau đó các mũi bộ binh bắt đầu tiến công.
Tại hướng chính từ phía Đông, Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với 8 xe tăng dẫn đầu tấn công về phía căn cứ Sư đoàn 18, khi còn cách khoảng 200 m thì vấp phải sự chống trả quyết liệt của Trung đoàn 43 Bộ binh và Tiểu đoàn 3/4 Địa phương quân Long Khánh, bị thiệt hại nặng, 3 trên 8 xe tăng bị hỏng và khoảng 100 lính miền Bắc bị hạ bởi các súng chống tăng M-72 và máy bay A-37, F-5 của Không lực Việt Nam Cộng hòa, nên chỉ chiếm được một phần hậu cứ của Chiến đoàn 52 (Sư đoàn 18). Đến 12 giờ, hướng này buộc phải ngừng tấn công.
Ở hướng phụ từ phía Bắc, Trung đoàn 266 (Sư đoàn 341) đánh thọc sâu vào thị xã, nhưng bị phản kích mạnh nên phải dừng lại bên ngoài sở chỉ huy tiểu khu.
Sáng ngày 10 tháng 4, đúng 5 giờ 30, quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam lại pháo kích các mục tiêu trong thị xã. Sau trận pháo kích, Trung đoàn 141 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (lực lượng dự bị của Sư đoàn 7), cùng một tiểu đoàn cao xạ 37 ly và một tiểu đoàn 57 ly, được tăng cường đột phá từ hướng bắc xuống phối hợp với Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 tiếp tục tấn công vào căn cứ Sư đoàn 18. Tuy nhiên, do bị phản kích quyết liệt cùng với hỏa lực mạnh của quân Sài Gòn nên toàn bộ quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng không đạt được mục tiêu. Bước sang ngày thứ ba, 11 tháng 4, 7 giờ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam pháo kích trong 70 phút rồi bắt đầu tấn công. Dưới hỏa lực mạng và sự yểm trợ bằng không quân của bên phòng thủ, bên tấn công cũng vẫn không chiếm được các mục tiêu là sở chỉ huy Sư đoàn 18 và hậu cứ Chiến đoàn 43 và 52. Cuộc chiến kéo dài ác liệt, cả hai phía ra sức giành giật từng ngôi nhà, điểm phòng ngự. Sau 3 ngày chiến đấu, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phải chịu thương vong lớn với khoảng 300 người chết, 1000 người bị thương.
Thiếu tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 trao Quân kỳ quyết thắng cho Tư lệnh Sư đoàn 7 Lê Nam Phong. Ảnh: TL |
Xe tăng và bộ binh Quân đoàn 4 tiến công thị xã Xuân Lộc. Ảnh tư liệu.
Bộ binh và xe tăng tiến công trên hướng Tây Nam, TX. Long Khánh. Ảnh: TLBộ đội giải phóng sân bay Xuân Lộc. Ảnh: T.L. |
Quân giải phóng tiến vào Xuân Lộc |
Qua đến ngày thứ tư, 12 tháng 4, thế trận đôi bên vẫn giằng co. Lữ đoàn1 Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù, với quân số khoảng 2.000 người, được điều tăng cường cho Xuân Lộc bằng tất cả trực thăng của hai Trung đoàn 3 và 4 Không quân từ Trảng Bom vào trận địa. Hai tiểu đoàn dù đầu tiên đã nhảy xuống để chiếm lại Bảo Định và Quốc lộ 1, nơi hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 6 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang tập trung tấn công Bộ tư lệnh Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa tại Tân Phong. Một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống chiếm lại khu vực vườn cây của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ. Các tiểu đoàn dù khác nhảy vào Xuân Lộc để giải vây cho các lực lượng Địa phương quân và Bộ Chỉ huy Tiểu khu Long Khánh. Các pháo đội cũng được trực thăng Chinook chuyển vận đến Bộ Chỉ huy Hành quân Nhảy dù đóng cạnh bên Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh.
Sau 5 ngày giao chiến, lực lượng phòng thủ tại Xuân Lộc gồm có Sư đoàn 18, các lực lượng địa phương quân, tăng cường Lữ đoàn 1 Dù và 6 khẩu pháo 155 mm tại ngã ba Tân Phong; Trung đoàn 8 bộ binh (Sư đoàn 5), 3 chi đoàn thiết giáp 315, 318, 322 (với hơn 300 xe các loại). Theo tướng Hoàng Cầm, khi đó là tư lệnh Quân đoàn 4 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tổng số quân phòng phủ tại Biên Hòa-Xuân Lộc lên tới 25.000, tương đương 2 sư đoàn, 4 trung đoàn và lữ đoàn bộ binh, chiếm 30% quân số của Vùng 3 chiến thuật; 4 thiết đoàn; 8 tiểu đoàn pháo. Ngoài ra, còn có 2 sư đoàn không quân (Sư đoàn 3 và 4) từ Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và cả máy bay từ Trà Nóc dưới Cần Thơ cũng được tung vào yểm trợ cho Xuân Lộc.
Sau 5 ngày tiến công, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không hoàn thành được tất cả các mục tiêu đề ra. Sức chống trả cộng với hỏa lực mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa làm thiệt hại nặng lực lượng tấn công (trong ba ngày đầu, Sư đoàn 7 bị thương vong 300 người, Sư đoàn 341 bị thương vong 1200. 9 xe tăng bị bắn cháy 3, hỏng 3. Pháo 85 ly và 57 ly bị hỏng gần hết). Tuy vậy, họ cũng đạt được phần nào mục tiêu khi phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, cắt đứt trục lộ 1 và 20, làm cho lực lượng của Quân khu 1 và 2 Việt Nam Cộng hòa không thể rút về hỗ trợ cho Xuân Lộc. Toàn bộ lực lượng phòng thủ bị chia cắt thành 3 cụm: Núi Thị (do Trung đoàn 48 chốt giữ), Dầu Giây (Trung đoàn 52), và thị xã Long Khánh (Trung đoàn 43). Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 bị uy hiếp, buộc phải dời vị trí về ngã ba Tân Phong.
Phía Việt Nam Cộng hòa đã bắt đầu lạc quan khi cho rằng Quân Giải phóng miền Nam Việt Namkhông thể chiếm được Xuân Lộc. Tình hình tạm lắng vào ngày 14 tháng 4 càng củng cố thêm nhận định của họ. Thậm chí, tướng Lê Minh Đảo còn cho họp báo tại mặt trận, tuyên bố thách thức tướng Hoàng Cầm. Về phía các tướng lĩnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, do thiệt hại nặng và không đạt được các mục tiêu đề ra, họ đã rút ra các khuyết điểm để điều chỉnh chiến thuật tấn công: chuyển từ đánh chiếm sang bao vây cô lập, từ đánh chính diện sang đánh tạt sườn, thay vì đánh chiếm Xuân Lộc thì đi vòng qua thị xã. Tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, đã đến bộ chỉ huy quân đoàn một ngày để cùng bàn cách đánh mới. Khi chiến sự tạm lắng vào ngày 14 chính là khi Quân đoàn 4 đang triển khai lực lượng theo cách đánh này.
Ngày 15 tháng 4, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển hướng tấn công. Pháo 130 ly bắt đầu bắn phá căn cứ không quân Biên Hòa, không cho máy bay từ đây yểm trợ Xuân Lộc. Sư đoàn 6 (sư đoàn phối thuộc của Quân khu 7), được tăng cường Trung đoàn 95, hiệp đồng tấn công Chiến đoàn 52 (gồm Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, và các lực lượng Địa phương quân ở Kiệm Tân, tổng cộng khoảng 2.000 người). Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh chiếm được ngã ba Dầu Giây (giao điểm của Quốc lộ 1 và 20) và đoạn cuối đường 20 từ Trúc Tân đến Kiệm Tân, đánh bại nhiều cuộc phản kích từ Trảng Bom đánh ra, uy hiếp sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa đặt tại Trảng Bom. Chiến đoàn 52 Bộ binh cuối cùng đã tan hàng vào đêm 15 tháng 4. Tất cả pháo binh, thiết giáp đều bị hủy diệt sau mấy ngày đêm cầm cự, thiệt hại nặng nề về người. Chín giờ đêm hôm đó, khi hầm chỉ huy của chiến đoàn bị bắn sập, đại tá chiến đoàn trưởng ra lệnh rút quân. Cùng theo ông chỉ còn 200 người sống sót. Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa phải ngừng phản kích cứu nguy cho Xuân Lộc. Cùng ngày hôm đó, tại Xuân Lộc, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đồng thời tấn công, đánh lui hai chiến đoàn 43 và 48 của Sư đoàn 18, diệt một phần Lữ đoàn 1 Dù.
Mất Dầu Giây và đường 20, Biên Hòa trở thành điểm tiền tiêu và Xuân Lộc bị cô lập và mất vị trí quan trọng, tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa, ra lệnh rút bỏ Long Khánh. Ngày 18 tháng 4, một phần lực lượng ở Xuân Lộc được bốc bằng trực thăng về Biên Hòa - Trảng Bom lập phòng tuyến mới. 9 giờ tối, các tiểu đoàn Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa mới tới quốc lộ 1 và gần như toàn bộ giáo dân của xóm đạo Bảo Đình, Bảo Toàn, Bảo Hòa đã tập trung sẵn 2 bên vệ đường để theo binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đi di tản. Sau đó đoàn người rút lui đã bị phục kích và triệt hạ gần hết.
Lữ đoàn 1 Dù Việt Nam Cộng hòa rút lui sau cùng, chỉ riêng Tiểu đoàn 3 Pháo binh được di chuyển trên đường lộ với Đại đội Trinh sát Dù, còn các tiểu đoàn tác chiến khác đều mở đường bọc sâu trong rừng.
Bốn giờ sáng ngày 21 tháng 4 năm 1975, tại ấp Suối Cá, gần ranh giới Long Khánh-Phước Tuy, Tiểu đoàn 3 Dù bị 2 tiểu đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phục kích gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Pháo Đội C và trung đội trinh sát bảo vệ, hầu hết đều bị thương vong. Cánh quân đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù cũng đụng độ nặng với quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại thung lũng Gia Rai, dưới chân núi Cam Tiên. Ngoài những thiệt hại kể trên, cuộc rút quân trên Liên tỉnh lộ 2 coi như hoàn tất, kết quả tốt đẹp.
Sáng 21 tháng 4, những tuyến phòng thủ cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Xuân Lộc tan rã. Các lực lượng còn lại rút lui về Sài Gòn lập phòng tuyến mới.
Sau hai tuần giao tranh hết sức ác liệt, ngày 22-4, Xuân Lộc rơi vào tay quân Giải phóng. Bên quân lực Việt Nam Cộng hòa có 2.056 chết và bị thương 2.731 bị bắt 48 xe quân sự, 18 khẩu pháo bị phá hủy. Bên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (tính riêng Quân đoàn 4): 460 chết, 1.428 bị thương (theo Hoa Kỳ (ước tính): Toàn bộ các đơn vị 5.000 chết hoặc bị thương). Công phá được Xuân Lộc, các cánh Quân Giải phóng rầm rập tiến về Sài Gòn với khí thế không gì ngăn cản nổi.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
|
Nhận xét
Đăng nhận xét