TT&HĐ III - 32/z

 
 
Nguyên Nhân Khiến Chính Quyền NGÔ ĐÌNH DIỆM Sớm Lụi Tàn – Giáo Sĩ Phương Tây Tiết Lộ Bí Mật Họ NGÔ


PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

 

(Tiếp theo)



Sau cuộc chiến là một cuộc đàn áp của Ngô Đình Diệm với những người chỉ trích và nhiều bộ trưởng nội các bị bỏ tù. Một số sĩ quan quân đội và chính khách đối lập liên quan đến cuộc đảo chính bị chính quyền Ngô Đình Diệm thanh trừng và đưa ra xét xử, tiêu biểu như vụ án nhà văn Nguyễn Tường Tam.Các mối quan hệ của chế độ Ngô Đình Diệm với Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn trong năm 1963, do sự bất mãn ngày một tăng trong phần lớn Phật tử ở miền Nam Việt Nam. Tháng 5 năm 1963, ở Huế một thành phố trung tâm của đạo Phật, theo Topmiller, người anh của Ngô Đình Diệm là tổng Giám mục Ngô Đình Thục đã cấm phật tử và nhà chùa treo cờ nhà Phật trong lễ Phật đản căn cứ trên quy định cấm treo các loại cờ tôn giáo ở nơi công cộng. Còn theo tác giả Nguyễn Hiền Đức, Ngô Đình Cẩn chỉ thị cho Tỉnh trưởng yêu cầu ban Tổ chức lễ Phật Đản chỉ cần thông báo cho toàn thể tín đồ Phật giáo đừng treo cờ Phật giáo trong ngày lễ, Phật tử nào đã treo cờ rồi thì cứ để cho treo hết lễ.



Một góc triển lãm Cuộc diễu hành rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm (Huế), khi gần đến chùa Từ Đàm thì biểu ngữ được trưng ra trong đoàn rước Phật (8/5/1963)


Một góc triển lãm 
Đài Phát thanh Huế dưới chân cầu Trường Tiền ngày 8/5/1963- ngày xảy ra cuộc thảm sát các phật tử. Hiện tại địa điểm này đặt đài Thánh tử vì đạo.


Những nạn nhân của cuộc thảm sát này Những nạn nhân của cuộc thảm sát này


Có những em bé còn rất nhỏ tuổi là nạn nhân 
 Có những em bé còn rất nhỏ tuổi là nạn nhân

       Vài ngày trước đó thì người Công giáo lại được phép treo cờ trong các lễ kỷ niệm của họ. Tuy nhiên, sau đó Phật giáo và chính quyền thành phố Huế đã đạt được thỏa thuận cho phép dân chúng treo cờ Phật giáo. 
Nhưng thượng tọa Thích Trí Quang vẫn quyết định tiếp tục đấu tranh nhằm chống lại quy định của chính quyền. Trong lúc Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang đã xảy ra vụ nổ giết chết 9 thường dân không vũ trang. Mặc dù tỉnh trưởng bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc đối với thân nhân những người chết và đề xuất bồi thường cho gia đình nạn nhân, nhưng tỉnh trưởng vẫn nhất quyết phủ nhận lực lượng của chính phủ đàn áp giết chết người biểu tình, đồng thời cho rằng Việt Cộng là thủ phạm. Theo Karnow, lực lượng an ninh quân đội Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp cuộc biểu tình của Phật giáo. Ngô Đình Diệm và những người cùng phe cáo buộc Việt Cộng phải chịu trách nhiệm về những cái chết của thường dân và tuyên bố những người biểu tình phải chịu trách nhiệm về tình trạng bạo lực. Các tổ chức Phật giáo đã đưa ra một bản Tuyên ngôn gồm 5 điểm: tự do treo cờ tôn giáo, chấm dứt bắt bớ bừa bãi, bồi thường cho các nạn nhân Huế, các quan chức chịu trách nhiệm về vụ đàn áp phải bị xử lý và bình đẳng tôn giáo.


  SV Y khoa chào mừng GS.Phạm Biểu Tâm, Khoa trưởng ĐH Y khoa được trả tự do sau khi bị bắtCảnh sát chính quyền Ngô Đình Diệm bắt các tu sĩ Phật giáo đưa lên xe, trong khi họ biểu tình đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo – ngày 17/7/1963
SV Y khoa chào mừng GS.Phạm Biểu Tâm, Khoa trưởng ĐH Y khoa được trả tự do sau khi bị bắt

Các tín đồ Phật Giáo đang biểu tình bị quân đội Ngô Đình Diệm ngăn chặn bằng dây kẽm gai. Hai bên đang giành giựt dây kẽm gai

Quần chúng Phật giáo Miền Trung và Thừa Thiên-Huế xuống đường năm 1966
phatgiaovietnam1963-60
Tăng Ni, Phật tử, sinh viên và đồng bào các giới, biểu tình đòi bình đẳng tôn giáo & công bằng xã hội, 1963.

 Chính quyền cấm các cuộc biểu tình, ra lệnh cho quân đội cảnh sát bắt giữ những người tham gia vào các cuộc tuần hành biểu tình. Ngày 3 tháng 6 năm 1963, người biểu tình cố gắng diễu hành qua chùa Từ Đàm. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng hơi cay và chó nghiệp vụ tấn công người biểu tình 6 lần để giải tán đám đông nhưng bất thành, cuối cùng quân đội sử dụng hóa chất lỏng màu nâu đỏ để tưới vào đám đông người biểu tình đang cầu nguyện, kết quả là 67 người phải nhập viện vì nhiễm độc. Lệnh giới nghiêm sau đó đã được chính quyền Diệm ban hành.
Để xoa dịu Phật giáo, ngày 4 tháng 6 năm 1963, Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập Ủy ban Liên bộ để nghiên cứu giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo, do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu. Một phái đoàn hỗn hợp của hai bên được gửi ra Huế để giải tỏa các chùa Từ Đàm, Linh Quang, Báo Quốc, và Chùa Diệu Đế, đồng thời kêu gọi Phật tử trở về sinh hoạt bình thường, kiên nhẫn chờ đợi hành động của chính quyền.
Bước ngoặt của cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 đến vào tháng 6, khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn để phản đối các chính sách của Diệm; bức ảnh chụp lại cảnh tượng này đã nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới, và đối với nhiều người những hình ảnh này đã chứng minh cho sự thất bại của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Một số nhà sư khác đã tự thiêu, noi gương theo hòa thượng Thích Quảng Đức.
       Trước tình hình đó, Ủy ban Liên bộ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Ủy ban Liên phái của Phật giáo sau khi thảo luận đã ra bản Thông cáo chung với nội dung cho phép treo cờ Phật giáo nơi công cộng nhưng phải kèm theo cờ quốc gia, chính phủ hứa sẽ thay thế dụ số 10 bằng một đạo luật mới do Quốc hội ban hành, lập Ban điều tra để xem xét tất cả các đơn khiếu nại của Phật giáo, phóng thích những người liên quan đến cuộc đấu tranh của Phật giáo, những sinh hoạt tôn giáo thuần túy và thường xuyên không diễn ra nơi công cộng không cần xin phép, tạo điều kiện cho Phật giáo xây chùa, trừng phạt các cán bộ có trách nhiệm trong sự kiện Phật đản ngày 8 tháng 5 năm 1963 nếu thật sự họ có lỗi, trợ giúp các nạn nhân trong sự kiện Phật đản.
Sau khi bản Thông cáo chung được công bố, phía Phật giáo cho rằng các chính quyền địa phương đang ngầm chống lại việc thực thi Thông cáo chung nên tiếp tục đấu tranh. Cuộc đấu tranh của Phật giáo khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo mất uy tín cả trong lẫn ngoài nước. Điều này buộc Tổng thống Ngô Đình Diệm ra thông điệp kêu gọi hòa giải giữa chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Phật giáo. Tuy nhiên Phật giáo không chấp nhận hòa giải mà vẫn tiếp tục đấu tranh.


                          Sài Gòn năm 1963 và vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức

 
           Trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức
 
       Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng thất vọng với những hình ảnh công bố các nhà lãnh đạo không được ưa chuộng cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngô Đình Diệm sử dụng lý lẽ chống cộng truyền thống của mình, buộc tội những người chống đối là cộng sản. Khi các cuộc biểu tình chống chính phủ của Ngô Đình Diệm vẫn tiếp tục trong suốt mùa hè năm 1963, thì các lực lượng đặc biệt trung thành với chính phủ đã tiến hành một cuộc đột kích tàn bạo vào chùa Xá Lợi ở Sài Gòn vào tháng 8 cùng năm. Chùa bị phá hoại, các nhà sư bị đánh đập, hài cốt hỏa táng của hòa thượng Thích Quảng Đức, bao gồm cả trái tim của ông được những phật tử coi là một di tích tôn giáo, cũng bị lực lượng an ninh tịch thu.
Các cuộc tấn công đồng thời được thực hiện trên toàn Việt Nam Cộng hòa, chùa Từ Đàm ở Huế bị cướp phá, tượng phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm bị phá hủy và di thể một nhà sư đã tạ thế cũng bị đưa đi. Khi dân chúng đến để bảo vệ các nhà sư đã đụng độ với quân đội và cảnh sát, dẫn đến 30 thường dân thiệt mạng và 200 người khác bị thương. Tổng cộng đã có 1.400 nhà sư bị bắt, khoảng 30 nhà sư bị thương trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ đã cho thấy quan điểm không tán thành chính quyền của Diệm khi đại sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge, Jr. tới thăm một ngôi chùa. Không có thêm các cuộc biểu tình của Phật tử xảy ra trong thời gian nắm quyền còn lại của Ngô Đình Diệm (khoảng 5 tháng).
Trong thời gian này, em dâu của Ngô Đình Diệm là Trần Lệ Xuân, một người từng theo đạo Phật và sau cải đạo sang Công giáo, có thể coi Trần Lệ Xuân là đệ nhất phu nhân de facto (trên thực tế) do Ngô Đình Diệm không lập gia đình; Trần Lệ Xuân đã đổ thêm dầu vào lửa khi chế giễu các vụ tự thiêu của các nhà sư, coi họ là "thịt nướng" (barbecues), và tuyên bố "Nếu các phật tử muốn có thêm thịt nướng, Tôi sẽ vui mừng cung cấp xăng cho họ" (nguyên văn: If the Buddhists want to have another barbecue, I will be glad to supply the gasoline). Các cuộc tấn công vào chùa chiền đã làm dấy lên băn khoăn lo lắng lan rộng trong công chúng ở Sài Gòn. Sinh viên đại học Sài Gòn đã bãi khóa và tổ chức các cuộc bạo động, dẫn đến việc bắt giữ, bỏ tù và đóng cửa các trường đại học; điều này đã lặp lại tại Đại học Huế. Khi học sinh trung học diễu hành biểu tình, Ngô Đình Diệm cũng đã bắt học sinh; trên 1.000 học sinh từ các trường trung học ở Sài Gòn, hầu hết là con em các công chức dân sự Sài Gòn, đã bị gửi tới các trại cải tạo, theo báo cáo bao gồm cả trẻ em lên năm, bị buộc tội vẽ và viết các câu, hình vẽ chống chính phủ. Bộ trưởng ngoại giao của Diệm là Vũ Văn Mẫu đã từ chức, cạo đầu giống như một nhà sư để phản đối. Khi ông cố gắng rời Việt Nam Cộng hòa để tham gia một cuộc hành hương đến đất phật Ấn Độ, thì bị bắt và bị quản thúc.
Ngày 20 tháng 8 năm 1963, Ngô Đình Nhu chỉ đạo lực lượng an ninh của đại tá Lê Quang Tung phát động chiến dịch Nước Lũ ào ạt tấn công chùa Xá Lợi, Giác Minh, Ấn Quang, Từ Quang, Therevada ở Sài Gòn và chùa chiền khắp toàn quốc. Họ mặc đồng phục của quân đội trong khi đột kích để cho mọi người thấy rằng Quân đội chính phủ đứng sau lưng họ trong cuộc đàn áp này. Lực lượng của Ngô Đình Nhu đã bắt hơn 400 nhà sư đang ngồi trước tượng Đức Phật. Hàng ngàn phật tử khác cũng bị bắt giữ trên cả nước (riêng tại Sài Gòn là 1.400 người) với lý do "Phật giáo là tay sai của Việt cộng". Hệ quả tức thời của chiến dịch Nước Lũ là toàn bộ thành phần lãnh đạo Phật giáo bị bắt giữ, phong trào đấu tranh của Phật giáo gần như bị tê liệt.

        Đoàn biểu tình bị cản lại bởi những lớp rào kẽm gai; lớp cảnh sát, công an, mật vụ võ trang; lớp xe cứu hỏa và xe cộ khác... Họ đã cố gắng mấy lần phá vỡ được những hàng rào dây kẽm gai để tiến tới, nhưng phần vì lớp kẽm gai quá kiên cố được thiết lập dàn ra phía sau những chiếc xe cứu hỏa, với lực lượng cảnh sát, mật vụ được huy động đến quá đông đảo được trang bị đầy đủ, đằng đằng sát khí; phần nữa vì tôn trọng tinh thần "bất bạo động" của thông bạch và các lãnh đạo Phật Giáo, nên họ đã dừng lại theo lời đề nghị của Đại Đức Thích Quảng Độ - người điều động cuộc tuần hành - yên tỉnh ngồi xuống mặt đường đồng thanh niệm Phật. Đoàn người lúc bấy giờ chỉ mới cách chùa Giác Minh 500m.
Trong lúc này các toán võ trang luôn lợi dụng sự hiền hòa của đoàn người, thừa cơ hoặc hành hung; hoặc dùng xe ủi một tu sĩ; hoặc uy hiếp, cướp máy chụp hình, máy quay phim của các Tu Sĩ, Phật Tử và Thông Tín Viên.
      Sau nửa giờ niệm Phật, quần chúng Phật Tử lặng yên nghe Đại Đức Thích Quảng Độ, hướng dẫn tinh thần cuộc biểu tình, đứng lên giải thích rõ ràng về cuộc vận động của Phật Giáo. Dùng loa phóng thanh, Đại Đức chậm rãi nói về chính nghĩa của cuộc tranh đấu cũng như cuộc tuyệt thực đợt 2 của Tăng Ni và Tín Đồ toàn quốc. Từ hai đầu đường Phan Thanh Giản và các đường phố lân cận như Nguyễn Thiện Thuật... quần chúng đều đứng lại lắng nghe. Cửa sổ trên những tầng lầu đều được mở ra, đồng bào xuất hiện trên sân thượng các nhà hai bên khu phố để nghe Đại Đức thuyết trình. Lực lượng cảnh sát dùng loa microphone hòng che lấp lời giải thích, nhưng chùa Giác Minh đã dùng máy khuyếch đại thanh khá mạnh đáp trả hữu hiệu, lời giải thích của Đại Đức Quảng Độ vẫn nghe rất rõ.
       Đúng 10 giờ, hàng dây kẽm gai mở ra, Đại Đức Thích Quảng Liên được một xe chở tới yêu cầu giải tán. Song quần chúng Phật Tử kiên trì giữ vững lập trường, cam chịu mọi sự đàn áp nếu nguyện vọng của họ không thành tựu.
10g15', tiếng niệm Phật vẫn đều đều, nhưng vào 10g30', cuộc đàn áp thật sự bắt đầu. Từng lớp người võ trang xô vào cướp giật biểu ngữ, xô đẩy, hành hung đoàn biểu tình yếu thế. Tăng Ni và những người điều động cuộc tuần hành bị tấn công bằng báng súng và gậy gộc trước sự chứng kiến của giới báo chí, thông tín viên, quan sát viên quốc nội và quốc tế cùng hằng ngàn Phật Tử, dân chúng bên đường. Tiếng la hét của phụ nữ và trẻ em vang dậy. Nhiều vị Tăng, Ni bị đánh ngã quỵ. Nhiều vị khác bị bắt liệng lên xe cảnh sát chở đi.
Bị đàn áp quá dữ dội, đoàn biểu tình mất bình tỉnh không chịu nổi đã từ từ rút lui về chùa Giác Minh và chùa Từ Quang sát cạnh không kháng cự. Cảnh sát đuổi theo sát họ đến cổng chùa Giác Minh. Và khi Phật Giáo Đồ vừa yên lặng trong chùa, một hàng rào kẽm gai lập tức được thiết lập chắn kín cổng chùa Giác Minh và Từ Quang, mở đầu cho cuộc phong tỏa trên 600 Tăng Ni, Phật Tử bị cô lập trong chùa 54 giờ đồng hồ với bao sự đe dọa và thiếu thốn nhu cầu sinh hoạt thử thách ý chí, tinh thần bảo vệ đạo pháp của họ.

      Cũng vào sáng ngày 17.7.1963, đúng 8g15', gần 400 Tăng Ni tập họp tại chánh điện chùa Xá Lợi. Sau khi lễ Phật và mặc niệm trước bảo điện, vị đại diện Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ngõ lời ngắn gọn rồi đoàn Tăng Ni sắp hàng tuần tự tiến ra đường Bà Huyện Thanh Quan, qua đường Lê Văn Thạch, rẽ lên đường Nguyễn Thông, Ngô Thời Nhiệm, Lê Văn Duyệt, và thẳng hướng về Chợ Bến Thành.
Trên lộ trình, đoàn diễn hành gặp nhiều trở ngại như hàng rào kẽm gai, các đội công lực tìm đủ mọi biện pháp đẩy lui, nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua trở ngại tiến được về tập hợp gần đông đủ tại vườn hoa trước cửa Nam chợ Bến Thành, chỉ trừ khoảng trên 10 vị chạy sau bị nhân viên công lực bắt lại.
      Cuộc diễn hành này, nhờ yếu tố tốc hành bất ngờ, đã làm cho các lực lượng cảnh sát đối phó không kịp trong bước đầu. Đến khi các lực lượng võ trang được huy động đầy đủ, thì đa số chư Tăng Ni đã đến được địa điểm định trước là chợ Bến Thành. Tại đây, một biểu ngữ được quý Tăng Ni trương lên: “Yêu cầu Chánh Phủ thực thi bản Thông Cáo Chung”. Lập tức vòng đai cảnh sát chiến đấu xiết chặt, buộc chư Tăng Ni hạ cờ Phật Giáo và biểu ngữ xuống, nhưng Tăng Ni không ai tuân lệnh, họ cương quyết không hạ.
     Lúc này các lực lượng cảnh sát chiến đấu đã bao vây quanh đám biểu tình dưới quyền chỉ huy của ông Trần Văn Tư - Giám Đốc Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Vị đại diện Tăng Ni đứng lên yêu cầu được nói về mục đích của cuộc biểu tình diễn hành. Ông Trần Văn Tư ra lệnh cho vị đại diện chỉ được nói trong ba phút, ông nói: “Mau lên để chúng tôi còn thi hành nhiệm vụ”.
Vị đại diện Tăng Ni tuyên bố:
“Chúng tôi đến đây để tỏ cùng quốc dân đồng bào biết rằng: Bản Thông Cáo Chung đã ký kết hơn tháng nay nhưng Chính Phủ đã không thực thi nghiêm chỉnh mà còn dùng đủ mọi cách để khủng bố, bao vây, bắt bớ, xuyên tạc Phật Giáo Đồ”.
      Lúc này, đồng bào trong chợ đã đổ xô ra rất đông, và từ các ngả đường quần chúng cũng kéo tới chật ních. Tuyên bố xong, vị đại diện yêu cầu nhân viên công lực giải tỏa để cho Tăng Ni được tự do đi về chùa Xá Lợi trong trật tự, nhưng viên Giám Đốc Cảnh Sát nhất quyết từ chối, và ra lệnh cho thuộc cấp thi hành cái gọi là "dùng biện pháp thích nghi” để ngăn chặn cuộc diễn hành trở về chùa Xá Lợi, mà ông biết là sẽ vô cùng đông đảo.
     Trong khi chờ đợi sự giải tỏa của cảnh sát, các vị Tăng Ni ngồi xuống đất bắt đầu niệm Phật. Do dự vài giây trước đoàn người tay không thản nhiên ngồi chắp tay tuyên Phật hiệu, cuộc đàn áp bắt đầu... Nhân viên công lực võ trang xông ập vào đánh đập, đấm đá, và cứ 2, 3 người tóm 1 nhà tu liệng lên xe bịt bùng trong khi chư Tăng, Ni chống cự lại bằng cách quàng lấy tay nhau từng chuỗi dài để bảo vệ nhau. Tình thế trở nên hỗn loạn!
       Sau những phút đầu bất lực và nhận thấy cuộc đàn áp xảy ra trước mặt quần chúng đông đảo như vậy là không hay, viên Giám Đốc Cảnh Sát thay đổi sách lược. Ông ra lệnh ngừng sự bắt ép rồi đích thân tới bắt tay vị đại diện Tăng Ni điều đình: "Tôi lấy danh dự cá nhân và tư cách đại diện chính phủ, xin thề với ông rằng: Chúng tôi sẽ đưa các ông về chùa Xá Lợi".
    Thấy cuộc biểu tình đã đạt được kết quả và chư Tăng Ni nhiều người đã bị mất sức; thêm nữa tuy sẵn lòng tin thì ít, nhưng thấy vị Giám Đốc Nha Cảnh Sát, nhân viên cao cấp của chính phủ, một người biểu hiện cho đức "thành tín" đối với quốc gia, đã lấy danh dự mà hứa sẽ chở chư Tăng Ni về chùa bằng xe cảnh sát, vị đại diện bằng lòng và Tăng Ni lần lượt lên xe.
       Đoàn xe chuyển hướng chạy về đường Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh trước hằng vạn con mắt của đồng bào ngơ ngác nhìn theo. Tăng Ni trên xe hoài nghi kêu cứu ầm ĩ, song vẫn hy vọng ngã đường này vẫn còn có thể về chùa Xá Lợi. Nhưng những chiếc xe này khi đến ngã tư Tổng Đốc Phương, thay vì chạy về chùa Xá Lợi, lại rẽ hướng về Lục Tỉnh. Đến đây Tăng Ni biết mình đã bị lừa gạt, tập trung đập cửa xe rầm rầm; các vị ngồi trước người lấy chân đạp thắng xe, người gạt tay lái cho xe đâm vào lề đường; nhiều vị mở cửa xe lao mình xuống đường khi xe đang chạy với tốc độ rất nhanh. Thấy vậy, các xe cây của cảnh sát buộc phải ngừng lại. Tất cả Tăng Ni nhào xuống xe tập hợp lại thành một khối giữa công lộ.
      Bấy giờ, cảnh sát, kẽm gai, xe cây lại bao vây họ chặt chẽ hơn trước. Hai vị Cảnh Sát Trưởng đến gần chư Tăng Ni, tự xưng là đại diện ông Giám Đốc Cảnh Sát, hứa lần này "Chúng tôi sẽ lấy xe công lực chở quý ông về chùa Xá Lợi". Sợ sẽ bị lừa gạt lần nữa như vừa rồi, Tăng Ni nhất quyết từ chối, chỉ yêu cầu được tự do đi bộ về chùa. Họ ngồi xuống đất để đòi hỏi sự giải tỏa của lực lượng cảnh sát. Nhưng cảnh sát không giải tán. Vài lời dằng co qua lại giữa viên đại diện chính quyền và vị đại diện Tăng Ni chưa đi đến đâu thì bổng nhiên cảnh sát chiến đấu được lệnh xông vào đàn áp.
Cuộc đàn áp lần này xảy ra khốc liệt gấp mấy lần trước nhiều: Chư Tăng Ni bị đánh đập, đấm đá, bóp họng, thoi túi bụi vào chỗ hiểm... Quần chúng ở đây không đông đảo như ở chợ Bến Thành và giới báo chí không có mặt, vì vậy chư Tăng, Ni bị hành hung một cách tàn nhẫn và quăng ném lên xe như những con thú vật.
      Trong lúc Tăng Ni đang bối rối thì đoàn xe đã phóng nhanh về hướng ngoại thành...
     

Trong ba tháng sau chiến dịch Nước Lũ, nhiều vị lãnh đạo trên thế giới, kể cả Giáo hoàng Phaolô VI và các tổ chức Công giáo, đã lên án Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp, Trần Lệ Xuân dẫn phái đoàn Quốc hội đi nước ngoài bị chống đối. Cuối tháng 9/1963, Tổ chức Liên Hiệp Quốc quyết định gửi phái đoàn đến Việt Nam để điều tra tình hình đàn áp Phật giáo.
Từ năm 1960 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam với sự hậu thuẫn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiến hành đấu tranh vũ trang đã làm cho tình hình an ninh ở miền Nam bị xáo trộn. Lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã kiểm soát được phần lớn vùng nông thôn bất chấp các kế hoạch quốc sách như Ấp Chiến lược và Khu Trù mật của Ngô Đình Diệm.
Việc tập trung quyền lực vào gia đình, đảo ngược các chính sách cải cách ruộng đất của Việt Minh trước đây cũng như chính sách cai trị đất nước bị coi là thiên vị với thiểu số người Công giáo tạo ra những mầm mống xung đột giữa Công giáo và Phật giáo cũng như sự bất mãn trong đội ngũ tướng lĩnh quan chức, sự chống đối của đông đảo người theo đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, người Thượng, trí thức và nông dân. Hơn nữa Ngô Đình Diệm còn bị các chính trị gia đối lập chỉ trích là độc tài, gia đình trị, bất lực trong việc ổn định xã hội và chống Cộng thiếu hiệu quả.

(còn tiếp)
----------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)