TT&HĐ III - 32/^


                               Chiến thuật VN khiến lữ đoàn lì lợm nhất của Mỹ bị đánh quỵ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG


Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn


"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
 
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh

"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
 
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!” 
                                                          Hồ Chí Minh

"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
                                                          Phạm Khắc Hòe

 

 

(Tiếp theo)


Gắn liền với sự thất bại của cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở Nam  - Việt Nam là tướng tư lệnh chiến trường Oétmolen.
 
William Childs Westmoreland "Hòa bình trong tầm tay"
Gen William C Westmoreland.jpg
Tiểu sử
Biệt danh Westy
Sinh Saxon, Nam Carolina
Mất Charleston, Nam Carolina
Place of burial West Point Cemetery
Binh nghiệp
Phục vụ Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Thuộc Quân đội Hoa Kỳ
Năm tại ngũ 1936 - 1972
Cấp bậc US-O10 insignia.svg Đại tướng
Nếu đại tướng Mắcxoen Taylo, trước khi làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đã từng được đánh giá là “một nhà chiến lược tầm cỡ quốc tế, thông minh, sắc sảo, có tầm mắt nhìn xa trông rộng, có quan điểm táo bạo, độc đáo” thì đại tướng Oétmolen cũng được nhận xét là “một vị chỉ huy lỗi lạc, tự tin, có tri thức quân sự, có kinh nghiệm chiến đấu, có tác phong xông xáo…”
Theo lời tự thuật của Oétmolen thi ông ta xuất thân từ một gia đình quí tộc Anh, di cư sang Mỹ từ thế kỷ XVII. Dòng họ Nêvin (Neville) này, sau khi đã có chân trên mảnh đất trù phú ở “Tân thế giới” và trở thành trại chủ kiêm tư sản tại bang Carôlina Nam, thì đổi tên dòng họ từ Nêvin sang Oétmolen (nghĩa đen là thêm đất ở miền Tây). Oétmolen chào đời vào năm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất: 1914. Sau này, khi đã là một quân nhân, ông ta thường nói vui: “Tôi sinh ra dưới ánh sáng của sao Hỏa (sao tượng trưng cho Thần chiến tranh). Do đó, dù đã có thêm mảnh đất ở miền Tây để sinh cư lập nghiệp, vẫn cứ phải liên tục chinh chiến ở nhiều mảnh đất phía Đông!”
Oétmolen tốt nghiệp Cao đẳng quân sự Xitaden bang Carôlina Nam năm 1936 khi vừa chớm 22 tuổi với quân hàm thiếu úy. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trận “thử lửa” đầu tiên của Oétmolen là vào năm 1942. Lúc này Oétmolen đã là thiếu tá, chỉ huy một tiểu đoàn pháo binh trong đội lính của sư đoàn 9 Mỹ. Chính Oétmolen đã dẫn đầu tiểu đoàn của mình, hành quân cấp tốc suốt 4 ngày đêm vượt qua dãy núi Átlát trên biên giới Angiêri - Tuynidi, kịp thời bắn yểm trợ cho các đơn vị bộ binh Mỹ trong trận chiến đấu quyết liệt với đạo quân phát xít Đức do tướng Rômmen chỉ huy trên chiến trường Bắc Phi. Sau trận này Oétmolen được thăng trung tá. Tiếp tục xông pha trên chiến trường Châu Âu và khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thì Oétmolen đã là đại tá sư đoàn trưởng, trở về nước tiếp tục bổ túc lý luận quân sự và học thêm môn nhảy dù.



P1-1
Bộ đội hành quân vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Ảnh tư liệu.
P1-2
Bộ đội hành quân vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Ảnh tư liệu.
P1-3
Đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 3trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Ảnh tư liệu Sư đoàn 3.




P1-4
Lữ đoàn không vận số 2, Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ đổ bộ vào Quy Nhơn, 19-9-1965. Ảnh: Francois Sully.
P1-5
Sư đoàn “Mãnh hổ” Nam Triều Tiên đổ bộ vào Quy Nhơn tháng 10-1965. Ảnh tư liệu Sư đoàn 3.
 
Giữa năm 1952, Oétmolen được điều động sang chiến trường Triều Tiên với cương vị đại tá lữ đoàn trưởng lữ dù 187. Với tác phong “năng nổ, xông xáo”, năm 1953, Oétmolen được thăng cấp thiếu tướng. Lúc này Oétmolen mới 39 tuổi và là “viên tướng trẻ nhất trong quân đội Mỹ hồi đó”. Liền sau đó, Oétmolen được cử làm sĩ quan huấn luyện rồi làm chỉ huy trưởng Học viện quân sự Oét Pôintơ - Học viện nổi tiếng nhất nước Mỹ.
Ngày 15-12-1963, Oétmolen được lệnh điều động sang Nam - Việt Nam. Cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khi đó đều không hình dung được rằng chỉ sau một thời gian ngắn, Oétmolen sẽ là người thống lĩnh một đạo quân viễn chinh lớn nhất của nước Mỹ để tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài nhất, hao người tốn của nhất, thất bại chua cay nhất trong toàn bộ lịch sử nước Mỹ, cách xa nước Mỹ đúng nửa vòng trái đất.
Lúc đầu, Oétmolen mới chỉ được giao nhiệm vụ làm phó cho tướng Hakin, tư lệnh bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ ở Nam - Việt Nam. Tướng Uylơ, lúc đó là Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ, đã đặt rất nhiều hy vọng vào Oétmolen. Uylơ đã khẳng định với Mắc Namara, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, rằng Oétmolen, với bề dày kinh nghiệm chiến đấu và huấn luyện “nhất định sẽ làm tròn nhiệm vụ đào tạo quân Nam - Việt Nam (quân Ngụy) trở thành một đạo quân chống cộng cừ khôi nhất ở Châu Á”.
Về phần mình, mặc dù được cả Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn rất tin cậy, đánh giá rất cao, nhưng Oétmolen vẫn “không hề tỏ ra chủ quan, tự phụ, ngược lại còn rất khiêm tốn”. Chính Oétmolen bộc bạch rằng trước khi sang Nam - Việt Nam “nhận công tác khó khăn phức tạp nhất trong cuộc đời hoạt động quân sự của mình”, ông ta đã bỏ ra một thời gian để nghiên cứu các tác phẩm quân sự của Tôn Tử, tìm hiểu nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ, đồng thời đọc kỹ nhiều bài viết của đại tướng Võ Nguyên Giáp, hơn nữa còn tìm gặp tướng Mắc Áctơ - Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai, để “xin ý kiến về việc đàn áp phong trào nổi dậy ở Châu Á”. Áctơ đã cho Oétmolen một lời khuyên: “Cần phải liên tục tiến công và tận dụng sức mạnh hủy diệt của hỏa lực”.



P1-6
Đồng bào miền Nam biểu tình đòi quân Mỹ rút về nước. Ảnh tư liệu.
P1-7
Các chiến sĩ vận chuyển lương thực vào chiến trường. Ảnh tư liệu.
P1-8
Các chiến sĩ vận tải vận chuyển vũ khí vào chiến trường cho Sư đoàn 3. Ảnh tư liệu Sư đoàn 3.
Tháng 6-1964, Oétmolen thay Hakin làm Tư lệnh trưởng bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ ở Sài Gòn mà thực chất là Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Nam - Việt Nam. Đối với chiến dịch “Sấm rền”, Oétmolen cho rằng “sớm nhất thì cũng đến tháng 6 (năm 1965) mới thấy kết quả của chiến dịch ném bom Bắc - Việt Nam và trong khi đó, quân đội Nam - Việt Nam cần được Mỹ chi viện để bảo vệ phòng tuyến trước sức mạnh ngày càng lớn của Việt Cộng…”, và “Nếu có một cuộc phản công vào mùa hè của việt Cộng thì không chắc có sự cầm cự được lâu ở miền Nam để chờ cho việc ném bom trở nên có hiệu quả” (Tài liệu mật Lầu Năm Góc). Do đó Oétmolen đã đưa ra yêu cầu phải có ngay 200 ngàn quân Mỹ “để giữ cho khỏi bị thất bại trong một thời gian đủ cho Mỹ có thể đưa thêm quân tới” (Tài liệu mật Lầu Năm Góc).
Như đã kể, “tháng 7-1965, Giônsơn đã chấp thuận cho Oétmolen 44 tiểu đoàn quân chiến đấu Mỹ và thông qua chiến lược “Tìm và diệt” mà “ý nghĩa cơ bản” trong chiến lược “Tìm và diệt” là muốn đưa cuộc chiến tranh đến tận xứ sở của kẻ địch, làm cho kẻ địch không thể tự do đi lại ở bất cứ nơi nào trên đất nước… và giáng cho địch những đòn thật nặng nề” (Tài liệu mật Lầu Năm Góc). Cũng theo tài liệu này thì sau đó Oétmolen còn báo cáo là ông ta cần thêm 24 tiểu đoàn Mỹ (hoặc 100 ngàn quân) nữa để phục vụ cho “giai đoạn giành thắng lợi” bắt đầu vào năm 1966.



P1-15
                          Các chiến sĩ trên đường hành quân. Ảnh tư liệu

P1-9
Các chiến sĩ tiến công địch. Ảnh tư liệu.
P1-16
Các chiến sĩ tấn công địch. Ảnh tư liệu.
P1-17
Các chiến sĩ truy kích địch. Ảnh tư liệu.
P1-18
Các chiến sĩ Trung đoàn 22 chiếm lĩnh lô cốt trung tâm Minh Long. Ảnh tư liệu.
Kế hoạch của Oétmolen chỉ rõ rằng: “có đủ lực lượng để giành thế chủ động từ tay Việt Cộng vào khoảng năm 1966. Khi bước vào thế phản công và có thêm lực lượng tăng cường thỏa đáng thì sẽ đánh bại kẻ địch vào cuối 1967”.
Thật là một kế hoạch “quá đã”! Thoạt đầu, Mắc Namara cũng phải thốt lên: “Trong lịch sử quân đội Mỹ, tôi chưa hề thấy có vị tướng cầm quân nào tài giỏi hơn thế”, để khen ngợi Oétmolen. Chính Mắc Namara đã ký giấy chuẩn chi 2 tỷ đô la để xây dựng một hàng rào điện tử mang tên ông ta, chạy suốt dọc vĩ tuyến 17 nhằm ngăn chặn quân chủ lực Bắc - Việt Nam thâm nhập vào miền Nam. Còn tổng thống Giônsơn thì gọi Oétmolen bằng cách trìu mến là “Oétxky” và trao cho ông này một tấm “ngân phiếu trắng”, muốn xin bao nhiêu quân cũng được, muốn chi bao nhiêu tiền cũng được, miễn là kết thúc chiến tranh ở Nam - Việt Nam trong năm 1967, là năm bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ.
Hầu hết các nhà bình luận quân sự ở các nước tư bản đều nhận xét, trong lịch sử quân sự Hoa kỳ, “chưa có vị tướng cầm quân nào được hỗ trợ đắc lực như tướng Oestmolen”. Để “bình định” một khu vực chỉ bằng một nửa nước Triều Tiên, Oétmolen nhanh chóng có được một đạo quân viễn chinh vượt quá cột mốc 500 ngàn quân và hơn hẳn tổng số các lực lượng Mỹ đã tham gia chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950 - 1953. Hơn thế nữa, tất cả những đơn vị thiện chiến nhất của nước Mỹ như lính thủy đánh bộ, sư đoàn bộ binh “Anh cả đỏ”, sư đoàn bộ binh “Tia chớp nhiệt đới”… đều được điều động tới Nam - Việt Nam. Ngoài ra, Oétmolen còn được đặc quyền sử dụng cả máy bay ném bom chiến lược cực kỳ hiện đại lúc bấy giờ gọi là “pháo đài B52” để ném bom “trải thảm” cố hủy diệt các căn cứ Việt Cộng. Chưa kể cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân vẫn đang ráo riết tiến hành ở Bắc - Việt Nam.



P1-24
Các chiến sĩ Trung đoàn 22 trong chiến hào đánh Mỹ. Ảnh tư liệu.
P1-25
Máy bay trực thăng của Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ bị các chiến sĩ Sư đoàn 3 bắn hạn ngày 13-10-1965 tại Hội Sơn, huyện Phù Cát. Ảnh tư liệu.
P1-26
Một đơn vị của Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 đổ bộ xuống Bồng Sơn trong cuộc hành quân Cái Chày tháng 01-1966. Ảnh tư liệu

P1-29
Chiến sĩ thông tin trên chiến hào đánh địch. Ảnh tư liệu.
P1-38
Du kích Hoài Nhơn cùng các chiến sĩ Trung đoàn 22 chiến đấu bảo vệ quê hương. Ảnh tư liệu Sư đoàn 3.
P1-41
Các chiến sĩ tấn công địch. Ảnh tư liệu.
P1-46
Các chiến sĩ tấn công địch. Ảnh tư liệu.
P1-52
Các chiến sĩ tấn công địch. Ảnh tư liệu.
P1-62
Các chiến sĩ tấn công địch. Ảnh tư liệu.
P1-32
Các chiến sĩ truy kích địch ở Hoài Nhơn. Ảnh tư liệu Sư đoàn 3.
 
Được sự tăng viện ồ ạt từ Mỹ đủ mọi loại phương tiện chiến tranh hiện đại, kể cả bom napan, kể cả chất độc hóa học phát quang cây, rừng gọi là chất độc màu da cam hay Điôxin, Oétmolen đã có trong tay, vào cuối năm 1965, một lực lượng chiến tranh có ưu thế tuyệt đối (nhìn từ ngoài vào số lượng nổi trội!) về mọi mặt so với đối phương, tạo nên tương quan về lực lượng trên chiến trường đột ngột nghiêng về phía Mỹ - Ngụy. Nhờ thế Oétmolen đã chủ động tung ra đòn phản công chiến lược mạnh mẽ “Tìm và diệt” mùa khô năm 1965-1966 với kế hoạch 5 mũi tiến công vào 5 vùng ưu tiên tìm diệt gồm Nam - Phú Yên, Tây - Quảng Ngãi, Bắc - Bình Dương, Bắc - Củ Chi, Bến Cát thuộc Bình Dương. Chiến trường miền Nam suốt 4 tháng trời đầy bão lửa.
Ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Quân Giải phóng miền Nam bị đẩy lui vào thế phòng thủ, bị không quân và kỵ binh bay của Mỹ truy tìm ráo riết. Các đơn vị lớn phải rời bỏ vùng đồng bằng trống trải để lui về miền nông thôn hoặc núi rừng. Ở đồng bằng, họ chỉ để lại các đơn vị nhỏ và phát động chiến tranh nhân dân đánh du kích. Cố vấn Edward Lansdale đề xuất ý kiến, cho rằng nếu như có thể chiếm được lòng dân miền Nam thì du kích sẽ không có chỗ để trốn, nhưng kế hoạch đã thất bại 
Tháng 11 năm 1965 đã xảy ra một trận đánh rất ác liệt tại vùng thung lũng sông Ia Drang, gần biên giới Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum. Hai trung đoàn chính quy Quân Giải phóng miền Nam và một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh bay của Mỹ đã dàn quân đánh nhau để thử sức. Thực chất đây là hai trận đánh liên tiếp, trận Xray và trận Albany, diễn ra trong bốn ngày đêm. Hai bên đều bị thương vong lớn, và tuy cùng tuyên bố thắng lợi, đều biết được thực lực đối phương là đáng gờm.



P1-27
Lính Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ trong trận đánh ở Hoài Nhơn. Ảnh tư liệu.
P1-30
Trực thăng Mỹ đổ quân. Ảnh tư liệu.
P1-31
Lĩnh Mỹ đi càn quét, đốt nhà dân ở Bình Định. Ảnh tư liệu.
P1-37
Chú thích ở góc trái trên bức ảnh: Lính của Sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ xông vào trong làng. Chúng được tin tình báo: “Có 1 trung đội Việt Cộng ở trong làng”, nhưng tôi chả thấy Việt Cộng ở đâu mà chỉ thấy dân thường trong khói lửa. Năm 1966. Tại Bình Định. IncredibleImage4u.blogsPost.com
P1-40 
Trận địa pháo của quân Mỹ. Ảnh tư liệu



P1-47
Lính Mỹ chuyển quân. Ảnh tư liệu.
P1-51
Lính Mỹ bị thương vong. Ảnh tư liệu
 
Lính Hàn Quốc đi càn 
 
Sau trận này, quân Giải phóng đã tìm ra cách hạn chế ưu thế quân sự áp đảo của Mỹ. Phía Mỹ có ưu thế là hỏa lực cực mạnh và trang bị rất nhiều vũ khí hiện đại. Đặc biệt, quân Mỹ có yểm trợ không quân rất mạnh mà vũ khí khủng khiếp nhất của họ là máy bay B-52, bom napal và trực thăng vũ trang. Quân Giải phóng miền Nam bỏ tham vọng đánh tiêu diệt các đơn vị Mỹ cấp trung đoàn, họ tránh đánh những trận dàn quân đối đầu trực tiếp mà chỉ áp dụng chiến thuật đánh tập kích. Quân của họ luôn bám sát những toán quân Mỹ nhưng không giao chiến, chỉ khi đối phương dựng trại hoặc sơ hở thì họ tập kích hoặc phục kích, đánh xong thì nhanh chóng rời chiến trường trước khi pháo binh và máy bay địch kịp đáp trả. Một khi xung phong thì luôn áp sát đánh gần, dùng lối cận chiến "Nắm thắt lưng địch mà đánh" để không cho đối phương sử dụng pháo binh và không quân. Dù rất hiện đại nhưng quân đội Mỹ không quen chiến đấu trong địa hình rừng núi quen thuộc của đối phương, và vũ khí của họ cũng không phát huy hết tác dụng khi bị đối phương dùng lối đánh áp sát cận chiến.


(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)