TT&HĐ III - 32/<
Sài Gòn 30-4-1975 và những ngày tiếp theo (Phim Tài liệu hiếm)
CHƯƠNG XI (XXXII): ANH HÙNG
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
Heroism
on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that
goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/111/sw/a/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều
vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
-Albert Einstein
-Albert Einstein
"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy
cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân ta là con Rồng cháu
Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng
để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"
Hồ Chí Minh
"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước."
Hồ Chí Minh
“Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng, và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân
dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến
ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!”
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
Hồ Chí Minh
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ"
Phạm Khắc Hòe
(Tiếp theo)
Trong
cuộc chiến tranh Việt Nam, Níchxơn tàn bạo, dã man hơn Giônxơn. Mặc dù
chỉ có 3 năm nhưng số lượng thuốc nổ thời Níchxơn lớn hơn của 5 năm thời
Giônxơn. Tính trung bình hàng tháng thì thời Giônxơn là 59.704 tấn, còn
thời Níchxơn là 95.402 tấn (gấp 1,6 lần). Riêng cuộc ném bom “12 ngày
đêm” ở Hà Nội, Hải Phòng là 40.000 tấn. Tờ “Bưu điện Oasinhtơn” tháng
4-1972 đã đăng dòng tít: “Một tấn bom trong 1 phút, suốt 3 năm”. Theo
Roger Pic: “Mỗi phút cầm quyền, Níchxơn ném xuống hơn 1 tấn bom, ông ta
trở thành người đầu tiên từ trên trời cao gây ra những tàn phá hơn bất
kỳ một người nào khác trong lịch sử nhân loại…”.
Thế thì tại sao Đế quốc Mỹ thua dân tộc Việt để phải rước lấy nỗi hổ thẹn lớn lao như vậy?
Để trả lời được câu hỏi ấy, trước hết phải trả lời được câu hỏi: Vì sao cuộc chiến tranh ấy lại xảy ra?
Cho
dù nhận thức triết học về tự nhiên - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin
chưa hoàn hảo, nhưng lý tưởng của nó về một xã hội công bằng, không có
cảnh người bóc lột người là thực sự cao đẹp, phù hợp với ước mơ ngàn đời
của nhân dân cần lao các dân tộc toàn thế giới. Công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội của Liên bang Xô viết đã có những thành công to lớn, đáng
kể nhờ có sáng kiến “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của Lênin, người kế thừa xuất sắc C. Mác.
Chính sách kinh tế ấy, cùng với quan niệm “Tư bản nhà nước”, dù biện hộ
thế nào đi nữa thì bản chất của nó vẫn là: Kinh tế tập trung - bao cấp
duy ý chí bắt buộc phải thỏa hiệp với kinh tế hàng hóa - thị trường tự
do nhưng mù quáng.
Sự
phát triển của nền kinh tế Liên Xô sau Cách mạng tháng Mười là tất yếu,
nhờ có Chính sách kinh tế mới của Lênin và tinh thần lao động quên
mình, sự nhiệt tình của Đại chúng cách mạng Nga đi xây dựng ước mơ - lý
tưởng cộng sản, chứ không phải nhờ vào cái gọi là “tính ưu việt” của chế
độ xã hội chủ nghĩa. (Chúng ta cho rằng chế độ tốt đẹp nhất mà loài
người có thể có là chế độ không đặt nặng vấn đề sở hữu, có thể vừa công
hữu vừa tư hữu sao cho phù hợp với từng giai đoạn, tùy thuộc vào từng
điều kiện, hoàn cảnh xã hội, có thể gọi tên, đặt nhãn mác cho chế độ đó
là “xã hội chủ nghĩa” cũng được, nhưng nó phải là sự kế thừa của chế độ
tư bản chủ nghĩa và bản chất của nó phải là hoàn toàn do dân và vì dân).
Giai
đoạn cuối cùng của công cuộc xây dựng kinh tế Liên Xô sau cách mạng (dần xa rời“Chính sách kinh tế mới” của Lênin!) đã
bộc lộ nhiều nhược điểm nhưng chưa đủ để nhận ra sai lầm về sự giáo điều
trong phương thức điều hành kinh tế kiểu mới thì chiến tranh thế giới
thứ hai đã nổ ra xóa nhòa tất cả. Cái hiện thực tốt đẹp do “duy ý chí”
mà có ấy (và nếu không có chiến tranh thì cũng chỉ có thể tồn tại trong
một giai đoạn hạn định như sau này đã thực sự xảy ra) đã là tấm gương
sáng cho nhiều dân tộc bị đọa đày trên thế giới hướng về.
Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt nước Đông Âu chịu sự ảnh hưởng
của Liên Xô, ở Châu Á thì có Trung Quốc và Bắc - Triều Tiên đã đi theo
con đường của chủ nghĩa xã hội. Sự hình thành một hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa mà khẩu hiện của nó là triệt tiêu tư bản tư nhân, xóa bỏ
tư hữu về tư liệu sản xuất, đã như một sự bành trướng của Cộng sản, làm
cho các nước tư bản, đứng đầu là Mỹ vốn dĩ đã căm ghét, hoảng sợ càng
thêm căm ghét, hoảng sợ. Chính điều này chứ không phải bất cứ điều gì
khác đã làm cho chính giới Mỹ không ký vào bản Hiệp định Giơnevơ, dựng
nên chính quyền bù nhìn ở miền Nam - Việt Nam, và từ đó mà gây ra cuộc
chiến tranh hết sức tàn khốc ở Việt Nam. Tội ác của Đế quốc Mỹ đối với
dân tộc Việt là không thể chối cãi.
Ngày 28-4-1975, Thành phố Sài Gòn (sau được đổi tên là Thành phố Hồ Chí
Minh) đã trở nên vô cùng hỗn loạn và bất an. Những người Mỹ cuối cùng đã
ý thức được sự thất bại không thể tránh khỏi và bắt đầu tìm cách đào
thoát khỏi miền Nam Việt Nam. Ảnh: Chiến sự ở cửa ngõ Sài Gòn ngày
28-4-1975
Một nhóm binh lính hải quân đánh bộ Mỹ đang chạy trên đường băng mới bị không kích của căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, yểm trợ tốp lính Mỹ cuối cùng đồn trú tại đây lên máy bay đào thoát khỏi Sài Gòn. |
Những người dân tìm cách trèo lên bức tường cao 4m của Đại sứ quán Mỹ, hy vọng có thể lên được những chuyến trực thăng cuối cùng chở những tốp lính Mỹ cuối cùng, rời khỏi thành phố sắp bị thất thủ. |
Trong ảnh là máy bay trực thăng của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ từ các tàu chiến đỗ ở ngoài khơi bay vào Đại sứ quán Hoa Kỳ đón những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi “chảo lửa” Việt Nam. |
Đây là những tốp người Mỹ cuối cùng, trong đó có không ít ký giả hoặc là ở lại đưa tin về sự kiện lịch sử, hoặc là bị lỡ những chuyến bay trước đó, rời khỏi Sài Gòn ngay trước khi quân giải phóng tiến vào. |
Một chiếc trực thăng của quân đội ngụy bị vỡ tan cánh quạt và suýt rơi xuống biển khi đáp xuống tàu chiến Mỹ khiến binh lính hải quân đánh bộ Mỹ rạp người đề phòng những mảnh vỡ của máy bay. Tuy nhiên tai nạn đã không xảy ra. |
Ảnh chụp trên tàu chỉ huy chiến dịch sơ tán của Mỹ là tàu đổ bộ LCC-19 USS “Blue Ridge”. Lính hải quân đánh bộ Mỹ đẩy những chiếc trực thăng đang đỗ trên boong xuống biển để giành bãi đáp cho nhiều chiếc máy bay khác đang bay vòng trên không hạ cánh. |
Đám đông dân chúng nam Việt Nam, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em rời khỏi trực thăng của hải quân đánh bộ Mỹ vừa hạ cánh xuống tàu chỉ huy USS “Blue Ridge”. |
Chuyến di tản cuối cùng bằng đường thủy trên con tàu Nam Quan. |
Dân
tộc Việt làm cách mạng chỉ với một mục đích duy nhất là giành độc lập,
thống nhất nước nhà và xây dựng đất nước Việt Nam giàu có, hạnh phúc. Do
đó nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam, trước tiên là phải đánh đuổi ngoại
xâm. (Bản chất của mọi kẻ xâm lược là ngoan cố cho nên một dân tộc bị áp
bức muốn tự giải thoát thì chỉ còn cách đứng lên đấu tranh không khoan
nhượng với kẻ xâm lược và hầu hết các trường hợp là phải đấu tranh vũ
trang). Trong tình hình thế giới lúc bấy giờ, muốn kiên quyết triệt để
cách mạng, thì phải nhận thức đấu tranh theo quan niệm của chủ nghĩa
cộng sản. Chính vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản”.
Cuộc
chiến tranh Việt Nam đã lùi xa và thực tế lịch sử đã cho thấy Cộng sản
Việt Nam chẳng bành trướng đi đâu cả. Đông Dương chẳng chịu bất cứ tai
họa nào của cộng sản cả. Hơn nữa Cộng sản Việt Nam đã làm một việc hết
sức mã thượng là ân tình: cứu Cămpuchia thoát khỏi nạn diệt chủng “Khơme
đỏ” Pôn Pốt - Yêngxary.
Có
lẽ Shingo Shibata, giáo sư trường đại học tổng hợp Hosei (Tokyo -
Nhật), đã nhận định đúng về nguồn gốc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
khi ông viết trong “Những bài học của chiến tranh Việt Nam” như sau:
“Cuộc
chiến tranh ở Việt Nam nổ ra đúng vào điểm sâu sắc của những mâu thuẫn
nảy sinh ra từ sự xung đột trên qui mô toàn cầu giữa chủ nghĩa xã hội,
các phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản
chủ nghĩa và chủ nghĩa đế quốc thế giới, xoay quanh chủ nghĩa đế quốc
Mỹ.
Một
mặt, bản chất chính trị và quân sự của cuộc chiến tranh ở Việt Nam là
một cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, mang tính chất đế quốc, thực dân
mới và mặt khác, nó là cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam
giành độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước”.
Dưới đây là những nhận định của chính giới Mỹ vào buổi đầu của cuộc chiến tranh Việt Nam
Năm
1953, Tổng thống Aixenhao (Eisenhower): “Để mất Việt Nam, mất Đông
Dương thì sẽ khó có thể phòng thủ được bán đảo Malaixia. Bằng bất cứ giá
nào đi nữa thì cũng phải chặn ngay nó (Cách mạng Việt Nam ) lại. Dù sao
cũng còn có rẻ hơn cái giá phải trả sau này”
Tháng
1-1954, cũng Aixenhao: “Mất một nước nào đó ở Đông Nam Á thì cuối cùng
sẽ dẫn đến việc mất cả Đông Nam Á rồi mất cả Ấn Độ, Nhật Bản và rút
cuộc: làm nguy hại đến sự ổn định và nền an ninh của Châu Âu”.
Ngày
4-4-1954, Aixenhao viết thư cho Sơcxin (Churchill, thủ tướng Anh khi
đó): “Nếu Đông Dương rơi vào tay Cộng sản thì hậu quả cuối cùng tác động
đến thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi và các ngài, dẫn đến sự thay
đổi cán cân lực lượng trên toàn Châu Á và Thái Bình Dương. Điều đó có
thể là rất tai hại và tôi biết rằng tôi và cả ngài đều không thể chấp
nhận được”.
Ngày
5-10-1961, tổng thống Mỹ lúc này là Kennedy nói: “Hiện có hai nơi bị
chiến tranh đe dọa, đó là vùng Đông Nam Á và Béclin… Cuộc khủng hoảng ở
Béclin làm cho người ta để ý đến nhiều hơn và hình như Cộng sản muốn làm
như vậy. Vì là Cộng sản có thể làm các cường quốc phương Tây đặc biệt
chú ý đến Béclin, thì Cộng sản có hy vọng thâu đoạt được thắng lợi ở
Đông Nam Á. Phải liên kết mọi hiểm họa ở Đông nam Á với mọi hiểm họa ở
Béclin. Vấn đề Cộng hòa Việt Nam đang trở nên trầm trọng thêm vì những
sự đột nhập quá đáng của Cộng sản. Dân tộc Mỹ rất quan tâm đến cả hai
vấn đề này”.
Ngày
17-7-1963, cũng Kennedy: “Nếu Mỹ rút khỏi cuộc xung đột ở Việt Nam thì
sẽ xảy ra sự sụp đổ không những ở miền Nam Việt Nam mà cả ở toàn bộ vùng
Đông Nam Á”.
Ngày
26-3-1964, Mắc Namara: “Vai trò của Mỹ ở Nam - Việt Nam là chứng minh
trong cuộc thử thách này, thế giới tự do có thể đối phó được với cuộc
chiến tranh giải phóng như chúng ta đã từng đối phó có kết quả với Cộng
sản ở các mức độ khác”, và “Đông Nam Á có ý nghĩa chiến lược lớn trong
cuộc phòng thủ tiền tiêu của Mỹ. Vị trí của nó nằm trên các con đường
hàng không và đường biển mà một bên sườn là tiểu lục địa Ấn Độ và sườn
bên kia là Úc, Tân Tây Lan và Philippin; khống chế lối vào Thái Bình
Dương - Ấn Độ Dương. Nếu vùng này rơi vào tay cộng sản thì sẽ đặt ra một
mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho nền an ninh của Mỹ và cho gia đình các
quốc gia tự do, trong đó có chúng ta. Để bảo vệ Đông Nam Á, chúng ta
phải đương đầu với cuộc thử thách ở Việt Nam”.
Quân ủy Trung ương chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. |
Bộ đội pháo binh trước giờ xuất kích. |
Trung đoàn 201 hành quân qua vùng Đồng Tháp Mười. |
Nhân dân Phú Hữu dùng thuyền chở quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn. |
Đánh chiếm cầu Thị Nghè sáng 30/4/1975. |
Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc, đồng chí Nguyễn Đức Thọ là người nổ phát súng B40 đầu tiên khai màn tấn công. |
Đêm 29/4, ở cánh Tây Nam, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232 cùng với hai tiểu đoàn xe tăng sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An, nhận nhiệm vụ tấn công khu viễn thông Phú Lâm. |
Từ hướng Bắc, quân đoàn 1 theo đường 1 tiến vào Sài Gòn. Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thuỷ, bộ và đường không nên quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác. |
5h30 sáng 30/4, Sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của Trung đoàn thiết giáp 273 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. |
Đánh chiếm Bộ tổng tham mưu. |
Chiếm trụ sở Biệt khu thủ đô Sài Gòn. |
Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30/4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30. |
Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30/4/1975. |
Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam. |
Người dân tổ chức diễn hành chào mừng trong ngày vui thống nhất. |
Với
quan niệm và quyết tâm của Đế quốc Mỹ như vậy thì trước ý chí đấu tranh
không khuất phục của dân tộc Việt trên con đường đi đòi lại quyền tự
chủ và thống nhất tổ quốc của mình, chiến tranh là tất yếu. Đó là cuộc
đối đầu quyết liệt đến một mất một còn giữa chính nghĩa và phi nghĩa,
giữa một bên là cả một dân tộc tuy còn nghèo nàn lạc hậu nhưng khao khát
giành lại chủ quyền lãnh thổ, thoát kiếp bị nô dịch, và bên kia là đội
quân nhà nghề của nước đế quốc đầu sỏ, giàu có số 1, hùng mạnh thuộc
hàng nhất nhì thế giới nhưng mang bản chất đánh thuê, máy
móc, thiếu động lực chiến đấu. Nói một cách khác, đó là cuộc đối đầu
giữa sức mạnh có tính vô địch của kháng chiến toàn dân cứu nước và sức
mạnh có tính hung bạo của đế quốc xâm lược. Cuộc chiến tranh Việt Nam
trở nên vô cùng khốc liệt cũng là điều không thể tránh khỏi.
Tìm
hiểu ra nguyên nhân làm xảy ra cuộc chiến tranh Việt Nam thì cũng phần
nào thấy được nguyên nhân cơ bản làm cho Mỹ thua (cũng như trước đó đã
làm cho Pháp thua): Đế quốc Mỹ thua vì nó đã tiến hành một cuộc chiến
tranh phi nghĩa chống lại cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa và bất
khuất, sẵn sàng chết đến người cuối cùng.
Quân
xâm lược Mỹ là đội quân chính qui, trang bị đến tận răng, đủ loại
phương tiện chiến tranh, có áp đảo về vũ khí, bom đạn hỗ trợ, chi viện
tối đa, có thể là đối thủ đáng gờm của bât cứ đội quân nào trong một
cuộc chiến tranh phân rõ trận tuyến nhưng trở thành vụng về, bất lực
trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam, một thế trận mà như Lão Tử
nói là “dàn trận mà như không thành hàng, xua đuổi mà không đưa cánh
tay ra, tuy có binh khí mà như không dùng binh khí, tuy có địch mà như
không chạm trán với địch”. Trong thế trận ấy, quân Mỹ buộc phải khi hành
quân càn quét thì tập trung cao độ và khi nghỉ ngơi, phòng ngự cũng
phải co cụm cao độ, đã gặp khó khăn, mệt mỏi trong việc “tìm và diệt”
mục tiêu, lại còn phải căng thẳng trong việc “quét và giữ” vì luôn trở
thành mục tiêu cho đối phương tấn công bất cứ lúc nào. Một khi đội quân
xâm lược ngày một tiêu hao và phương châm có tính quyết định đến thắng
lợi của nó là đánh mạnh thắng nhanh bị phá sản thì đội quân ấy sẽ bị sa
lầy, làm cho tính phi nghĩa của nó ngày càng bộc lộ, do đó mà nó cũng
mất dần sự ủng hộ, bị phân hóa, đồng thời lực lượng kháng chiến cứu nước
ngày một mạnh lên. Đế quốc Mỹ thua cuộc, phải rút khỏi chiến trường
Việt Nam trước hết là do dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, biết
cách đánh giặc, sau đó là nhờ công lao cuộc đấu tranh, phản chiến của
nhân dân Mỹ trong lòng nước Mỹ và có cả phần công lao của nhân dân tiến
bộ toàn thế giới, trong đó có phần viện trợ vô cùng quí báu của Liên Xô
và Trung Quốc cho cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Trong
một cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Cu Ba là Walfredo Angulo, nhân
dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đã nói rất xác đáng: “Khi bảo vệ lợi ích của nhân dân Pháp, Napôlêông là
một nhà quân sự có tài, liên tiếp chiến thắng. Nhưng khi ông ta xâm
lược Tây Ban Nha và Nga thì ông ta trở thành tướng chiến bại và kết thúc
sự nghiệp ở Oatéclô. Cũng vậy, Mắc Namara, Oétmolen và các tướng lĩnh
cao cấp khác của Mỹ đều là những người có bản lĩnh cao, những ông tướng
học được nhiều kiến thức tại các học viện quân sự nhưng họ đã thất bại
vì đã trở thành những công cụ phục vụ chủ nghĩa đế quốc. Đó là một thực
tế của thời đại chúng ta… Nhưng cuối cùng, cái quyết định vẫn là con
người. Họ tin vào sức mạnh của vũ khí và kỹ thuật, nhưng điều quyết định
vẫn là bản chất và mục đích của cuộc chiến tranh”.
Nguyên
nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có lẽ giản dị là
như thế thôi. Tuy nhiên nó vẫn mang tính thần kỳ bởi từ đó đến nay,
nhiều người vẫn chưa hiểu nổi. Chính Kítxinhgiơ đã viết trong hồi ký của
mình một cách băn khoăn: “Những nhà tâm lý học và xã hội học có lẽ ngày
nào đó sẽ giải thích cho chúng ta phải suy nghĩ như thế nào đây về cái
đất nước xa xôi và đơn điệu ấy, với những ngọn núi và những cánh đồng
xanh rì, bên một biển xanh biếc, một đất nước hàng ngàn năm nay đã thu
hút những người nước ngoài như một cái nam châm. Những người (nước
ngoài) này đến đây để tìm kiếm vinh quang và đã vỡ mộng, đi vào để rồi
trở ra với một thất vọng đắng cay. Có gì đã nhen lên trong dân tộc đó
những ngọn lửa anh hùng và nghị lực như vậy, để làm cho số người đông
như thế, từ các chân trời khác nhau đến để tìm đáp số cho điều bí ẩn và
đã bị đẩy lùi với một sự kiên trì man rợ. Sự kiên trì man rợ đó không
những đã xua đuổi những cố gắng của những người nước ngoài mà còn làm
nguy hại cho cả sự ổn định bên trong của cả nước họ nữa”.
9 giờ sáng ngày 30.4.1975. Lính dù VNCH đóng tại Hóc Môn kéo chạy về hướng trung tâm thành phố Sài GònBộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đạt ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong ngày 30.4.1975. 41 năm đã qua nhưng những hình ảnh trên đường phố Sài Gòn ngày đó vẫn khiến nhiều người nhớ mãi.
“Các cụ già và người đi đường đều tập trung nhìn tôi cầm máy ảnh đứng giữa đường tác nghiệp phóng sự. Trên người tôi lúc ấy dán chữ “Phóng viên” thật to phía trước ngực và phía sau lưng. Chỉ vài phút sau, quân Giải Phóng đi bộ tiến vào”, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đạt cho biết.
Bộ ảnh như thước phim quay chậm lại diễn biến của ngày 30.4.1975 lịch sử, ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Đường phố Sài Gòn, cuộc sống người dân trong khoảnh khắc ấy đã được ghi lại chân thật. Bộ ảnh này đã có mặt trong triển lãm kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2010).
9 giờ sáng ngày 30.4.1975. Lính dù VNCH đóng tại Hóc Môn kéo chạy về hướng trung tâm thành phố Sài GònBộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đạt ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong ngày 30.4.1975. 41 năm đã qua nhưng những hình ảnh trên đường phố Sài Gòn ngày đó vẫn khiến nhiều người nhớ mãi.
“Các cụ già và người đi đường đều tập trung nhìn tôi cầm máy ảnh đứng giữa đường tác nghiệp phóng sự. Trên người tôi lúc ấy dán chữ “Phóng viên” thật to phía trước ngực và phía sau lưng. Chỉ vài phút sau, quân Giải Phóng đi bộ tiến vào”, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đạt cho biết.
Bộ ảnh như thước phim quay chậm lại diễn biến của ngày 30.4.1975 lịch sử, ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Đường phố Sài Gòn, cuộc sống người dân trong khoảnh khắc ấy đã được ghi lại chân thật. Bộ ảnh này đã có mặt trong triển lãm kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2010).
Còn Shingo Shibata, trong tác phẩm đã dẫn, thì viết:
“Lịch
sử thế giới chưa từng bao giờ thấy có cuộc chiến tranh xâm lược nào lại
bị nhân dân nhiều nước phản đối đến như thế và chưa từng thấy có cuộc
chiến tranh nhân dân nào lại được nhân dân các nước đó đoàn kết ủng hộ
đến như vậy”.
“Một
trong những sự kiện kinh ngạc nhất của thời đại chúng ta là nhân dân
Việt Nam, một nước bé nhỏ như vậy, đã có thể chiến đấu nhiều năm trời
chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa đế quốc lớn nhất và mạnh nhất
trong lịch sử, đã chiến đấu cho đến thắng lợi trong cuộc chiến tranh hủy
diệt lớn nhất và tệ hại nhất xưa nay chưa từng thấy.
Khi
xét đến tổng số bom của các lực lượng Mỹ ném xuống tất cả các mặt trận
trong đại chiến thế giới thứ hai là 2 triệu tấn và ném xuống đất Nhật
Bản là 161.000 tấn so với 7.438 triệu tấn ném xuống Đông Dương, thì
chính sự tồn tại của xã hội Việt Nam và sự tiếp tục sống sót của nhân
dân Việt Nam phải được coi như một chuyện thần kỳ của thời đại chúng ta.
Hơn thế nữa, thậm chí vượt qua cả điều đó, nhân dân Việt Nam và chính
quyền của họ, mặc dù chịu đựng những hy sinh to lớn, vẫn duy trì được
một ưu thế chính trị và tinh thần bất biến, uy tín của họ ngày càng tăng
cả về quân sự lẫn ngoại giao. Họ luôn luôn giữ thế chủ động chống lại
chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chế độ bù nhìn ở Sài Gòn.
Vì
vậy, chúng ta đặt câu hỏi tại sao nhân dân Việt Nam đã có thể làm ra
được một chuyện thần kỳ như vậy, một chuyện vô song trong lịch sử? Cố
nhiên, khoa học xã hội không thừa nhận những chuyện thần kỳ, vì hiện
tượng xã hội cần phải được nghiên cứu và làm sáng tỏ trên quan điểm khoa
học”.
“Để
giải thích sức chiến đấu của nhân dân Việt Nam, nhiều người đã chỉ ra
tinh thần kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, “tinh thần dân tộc” của Việt
Nam và “chủ nghĩa dân tộc” của Việt Nam. Rõ ràng là trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa Đế quốc Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam đã biểu thị đầy
đủ sức mạnh tinh thần ghê gớm của họ, tinh thần hy sinh, chịu đựng và
sáng tạo của họ. Họ đã cho chúng ta một tấm gương sáng, vô song về sức
mạnh tinh thần của con người, thể hiện đến mức tối đa những khả năng
tiềm tàng mà chỉ có những khả năng đó mới có thể thực hiện được một kết
quả kỳ diệu như vậy trong những hoàn cảnh khó khăn quá sức tưởng tượng,
những thành tựu đó chắc chắn sẽ được truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác như một bản anh hùng ca cần được ghi lại trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, câu hỏi của chúng ta là sức mạnh tinh thần đó đã được tạo nên
và phát huy hết mức như thế nào?...
Nguyễn
Khắc Viện, nhà sử học nổi tiếng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
nhấn mạnh ý nghĩa của thực tế là suốt mấy ngàn năm, nhân dân Việt Nam đã
cần cù và kiên nhẫn xây dựng đê, kênh, rạch, hồ, ao và đắp đê chế ngự
lũ lụt, hạn hán và bão, cày cấy ruộng đất của họ như thể bằng máu và mồ
hôi của mình. Cuộc đấu tranh này, diễn ra hàng ngày qua bao nhiêu thế
kỷ, đòi hỏi phải có tổ chức, và cũng trong suốt hai ngàn năm, người Việt
Nam đã phải đánh lui nhiều cuộc xâm lăng của nước ngoài, mỗi lần đều
phải huy động tất cả mọi nghị lực…”.
Những người lính bộ binh Giải Phóng quân đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Chiếc xe tăng 843 cùng những người lính Giải Phóng quân trước sảnh lớn của Dinh Độc Lập. Ảnh: Francoise de Mulder
Những
người lính Giải Phóng đang vui sướng và phất cao lá cờ của Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trên chiếc xe tăng, sau
khi đã chiếm được Dinh Độc Lập. Ảnh: Bettman
Phút
thư giãn của những người lính Giải Phóng quân. Mệt mỏi nhưng hạnh phúc,
họ thoải mái hút thuốc ngay trong phòng làm việc của Tổng thống miền
Nam Việt Nam sau khi đã chiếm giữ dinh Độc lập. Ảnh: Bettman
Những
người Việt Nam Cộng hòa đầu hàng và đang bị lực lượng Giải Phóng quân
giám sát trong khuôn viên Dinh Độc Lập. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Vị
Tổng thống cuối cùng của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đầu
hàng quân Giải Phóng trong Dinh Độc Lập. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Đông đảo người dân Sài Gòn đã kéo về Dinh Độc Lập để chứng kiến mọi chuyện trong ngày 30-4-1975. Ảnh: Francoise de Mulder
Bức ảnh đã đi vào tâm trí của nhiều thế hệ,
"Mẹ con ngày gặp lại" của nhà báo Lâm Hồng Long.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------
|
Nhận xét
Đăng nhận xét