Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

BẠN CÙNG CẢNH (ĐL)

 

 
Nghèo Mà Có Tình ( Đức Duy )

Có thể là tranh biếm họa về văn bản cho biết 'HỒ sơ VIỆC HỒ sơ XIN VIỆC'

BẠN CÙNG CẢNH
(Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
Hỡi nhân dân hãy đứng thẳng lên!
Ma-rat)
 
Tôi và anh cửa nhà đối diện
Thường vẫn thấy nhau mà chẳng thân nhau
Mỗi lần gặp, miễn cưỡng chào gật gật
Mỉm miệng cười cười, không thốt nửa câu
Chuyện gia cảnh, đèn ai nấy rạng
Việc làm ăn, thây kệ, đó là đâu
Sướng khổ, sang hèn, riêng ai nấy gánh
Tứ xứ mới về tọc mạch láng giềng sao?
Kể cũng lạ, tỉnh bơ, chạy mặt
Lại ngó sau lưng, lom lóm, tò mò
Mắt đụng mắt, đôi khi bất chợt
Bối rối xoay ngang như thể tình cờ
Anh suốt ngày xem chừng bận lắm
Lật đật vào ra đến đỗi giơ xương
Tôi hí hoáy tuồng như rất gấp
Mài đũng bên bàn, má tóp da nhăn
Chờ, đột ngột tôi sang xin lửa
Thấy anh ngồi lấp xó buồn thiu!
Rình, bất chợt anh qua mồi thuốc
Thấy tôi ngồi nấp vách đìu hiu!
Té ra hai đứa dân thất nghiệp
Cố dấu nỗi đời, diễn kịch từ lâu
Nực cười quá, hai con bò đực
Ế ẩm vai cày, lấy ách quàng nhau!
Trò lộ tẩy, hai thằng ngặt ngẽo
Ôm bụng cười lăn, dàn giụa mày râu
Kể từ đó "phe ta" thành tri kỷ
Bảy nổi ba chìm, tỏ hết nông sâu
Cũng từ đó buồn lo vơi bớt
Chúng mình chung vai hợp sức làm ăn
Vui nhộn quá, hai con bò đực
Chia chác ách cày, nắm cỏ, phần rơm!...
 
 
                                                                     Trần Hạnh Thu

                                             

                                           https://www.youtube.com/watch?v=vv-vNqY4k2U

Bảo hiểm thất nghiệp nhận qua tài khoản ATM được không ?

1. Bảo hiểm thất nghiệp nhận qua tài khoản ATM được không?

Chào Công ty, Tôi đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm tâm dịch vụ việc làm và nhận thông qua ATM Tại Ngân Hàng Đông Á. Tuy nhiên, khi rút hết tiền từ lâu và đợt này tôi có cần hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì qua Ngân hàng đông Á họ lại có một khoản truy thu số tiền hơn bốn trăm nghìn. Hỏi: Giờ tôi không muốn rút qua ATM nữa được không? Có bắt buộc phải đến nới nộp bảo hiểm thất nghiệp để hưởng không?
Cảm ơn luật sư!

 Bảo hiểm thất nghiệp nhận qua tài khoản ATM được không?

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Công ty Luật Minh Khuê xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:​

Căn cứ đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp nằm trong thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn luật việc làm được quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP bảo hiểm thất nghiệp​ thì phương thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp gồm những phương thức sau:

+ Nhận tiền trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện

+ Nhận tiền thông qua bưu điện Việt Nam

+ Nhận tiền thông qua thẻ ATM

Phương thức thứ nhất: Nhận tiền trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/quận. Theo phương thức này, người lao động nộp hồ sơ ở đâu thì lãnh tiền thất nghiệp ở đó.

Chẳng hạn như: người lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nộp hồ sơ nếu người lao động nhận trực tiếp thì đến trung tâm dịch vụ việc làm đó để nhận tiền; trường hợp ở địa phương của người lao động đó chưa có trung tâm dịch vụ việc làm thì có thể nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội tại Ủy ban nhân dân huyện/quận.

Ưu điểm:

Người lao động sẽ nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp nhanh, theo đúng ngày được ghi trên giấy hẹn, nếu họ trả thừa tiền hay thiếu tiền thất nghiệp người lao động có thể khiếu nại ngay.

Nhược điểm: Phương thức này vẫn có nhược điểm là việc đi lại của người lao động khó khăn. Bởi vì, chỉ có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều trung tâm dịch vụ việc làm đáp ứng được việc đi lại của người lao động còn ở các tỉnh khác mỗi tỉnh chỉ có một trung tâm dịch vụ việc làm ở trên thành phố mà các huyện không có nên người lao động không thể đến nhận trực tiếp được.

Phương thức thứ hai: Nhận tiền qua bưu điện.

Để khắc phục những nhược điểm của phương thức nhận tiền trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/quận, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động thông qua đường bưu điện.

Ưu điểm:

Việc chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp qua đường bưu điện đã khắc phục được những khó khăn của người lao động khi phải đi lại nhiều lần đến trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Nhược điểm:

Khi tiến hành phương thức này lại phát sinh nhiều nhược điểm như: người lao động nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp chậm, quá ngày hẹn người lao động đến bưu điện nhận tiền bảo hiểm thì nhận được trả lời là chưa có tiền chuyển về, người lao động lại mất công lên trung tâm dịch vụ việc làm để hỏi thì lại được trả lời là đã chuyển tiền. Việc đi lại nhiều lần như vậy, vừa làm mất thời gian, công sức và công việc của người lao động.

Phương thức thứ ba: Nhận tiền bảo hiểm xã hội qua thẻ ATM.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai xây dựng nhằm ban hành hướng dẫn quy trình chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng chuyển phương thức chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản thẻ ATM; đồng thời tích cực triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc với tinh thần liên thông giữa ngành Lao động thương binh và xã hội với cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp với ngành bảo hiểm xã hội – cơ quan thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Ưu điểm:

Việc nhận tiền qua thẻ ATM sẽ khắc phục toàn bộ những nhược điểm nêu trên của cả hai phương thức đó: người lao động sẽ nhận được tiền nhanh, không mất công đi lai, …

Nhược điểm:

Phương thức này vẫn tồn tại nhược điểm nhỏ và có thể được khắc phục trong tương lai là hiện tại trả tiền qua thẻ ATM mới liên kết với ngân hàng Đông Á. Do vậy, những người lao động không có thẻ ATM này thì phải làm thẻ mới.

Như vậy, pháp luật có quy định ba phương thức để người lao động lựa chọn khi nhận bảo hiểm thất nghiệp. Anh( Chị ) không nhất thiết phải nhận qua ATM tại ngân hàng Đông Á.

Địa điểm nhận trợ cấp thất nghiệp ?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

"Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp."

Như vậy, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc thì người lao động có thể nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm, nơi mà người lao động muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tiền bảo hiểm thất nghiệp có được trả qua thẻ ATM của ngân hàng Agribank không ?

Luật sư cho em hỏi, em nhận thanh toán tiền bảo hiểm thất nghiệp qua atm agribank, ngày quyết định là ngày 15/12/2016. Ngày kích hoạt thẻ là 8 ngày sau ngày quyết định không tính ngày nghỉ lễ. Nhưng hôm qua em đã kích hoạt thành công thẻ, tuy nhiên tiền vẫn chưa nhận được qua atm. Vậy khi nào em mới nhận được ạ ?
Cảm ơn luật sư.

Tiền bảo hiểm thất nghiệp có được trả qua thẻ ATM của ngân hàng Agribank không ?

Trả lời:

Về vấn đề chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp, Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có hướng dẫn như sau:

Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Theo quy định trên, việc chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bạn nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngày bạn nhận được quyết định là ngày 15/12/2016 như vậy, thời gian bạn được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp có thể là khoảng 22 - 23 tháng 12 năm 2016. Tuy nhiên, thời gian kích hoạt thẻ để thẻ của bạn có thể sử dụng là 8 ngày (không kể ngày nghỉ) nên cũng đã vượt quá thời gian 05 ngày làm việc để giải quyết chi trả bảo hiểm thất nghiệp. Nếu đối chiếu theo đúng quy định trên thì kể từ khi thẻ ATM của bạn được kích hoạt thành công thì bạn có thể nhận được tiền trợ cấp rồi.

Nếu bạn chưa nhận được thì bạn cần liên hệ với ngân hàng trước để xem thẻ của bạn có vấn đề gì không. Nếu không có vấn đề mà vẫn chưa nhận được tiền thì bạn cần liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương nơi bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để làm rõ về thời điểm chi trả trợ cấp thất nghiệp của bạn.

3. Sau bao lâu thì nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp tháng đầu tiên?

Khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp quy định:

“1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;”

Theo quy định pháp luật, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan bảo hiểm phải trả cho trường lao động quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, tối đa trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên. Do đó, tối đa trong 25 ngày làm việc kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm nhận đủ hồ sơ thì người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Ví dụ, bạn đã nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm và bạn nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp vào ngày 1/1/2020 nên bạn sẽ nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp tháng đầu tiên sau tối đa 05 ngày kể từ ngày 1/1/2020. Nếu sau thời điểm đó, mà bạn vẫn chưa nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp cho tháng đầu tiên thì trước hết bạn liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm để kiểm tra xem họ đã chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp cho mình hay chưa. Nếu trung tâm dịch vụ việc làm vẫn chưa trả tiền bảo hiểm thất nghiệp cho bạn thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội hoặc bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp để được giải quyết.

4. Thời gian hưởng thất nghiệp rồi có bị trừ không?

Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định về tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tìm được việc làm;

….

4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.”

Theo quy định pháp luật, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn lại của người lao động vẫn được bảo lưu cho lần hưởng sau. Ví dụ: ông A được hưởng bảo hiểm thất nghiệp 5 tháng, ông A có việc làm khi mới hưởng thất nghiệp được 3 tháng, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ ra quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho ông A trong đó bảo lưu 2 tháng thất nghiệp mà ông A chưa hưởng.

Thời gian hưởng thất nghiệp rồi có bị trừ không khi tham gia bảo hiểm xã hội tiếp?

Điều 45 Luật việc làm 2013 quy định:

“1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.”

Theo quy định pháp luật, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ thời gian đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính vào thời gian hưởng thất nghiệp cho lần sau.

5. Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Điều 45 Luật việc làm 2013 về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.”

Theo quy định pháp luật, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể liên tục hoặc không liên tục và được công dồn từ khi người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi nghỉ việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp sau khi nghỉ việc mà hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp sau.

>> Xem thêm: Luật Việc làm năm 2013Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Trân trọng./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét