Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

TT&HĐ V - 46/b


 
Thuỷ triều được hình thành như thế nào? | Giải thích về thuỷ triều | Tri thức nhân loại
niếu giả thuyết này là đúng, vậy thì dòng chảy của nước chỉ 1 chiều ngược với vòng quay trái đất và những nơi từ vĩ tuyến 45 trở xuống xích đạo sẽ có dòng chảy bằng với vòng quay trái đất và luôn ngược chiều trái đất . vậy dòng chãy của nước trên 1000km/h vậy thì tàu thuyền làm sao có thể chạy trên biển đc. nhưng trong thực tế mõi ngày ta điều thấy nước từ biển đổ vào khi thủy triều lên và rút ra biển khi thủy triều xuống. và dòng chảy củng chỉ khoảng 10,20km/h.tại sao lại như vậy
2
Xem đoạn 1:10 mình thấy thủy triều cũng di chuyển từ vĩ tuyến 45 xuống xích đạo. Cũng giống như mọi vật trên vỏ địa cầu sẽ chịu lực hấp dẫn kéo về tâm, như bạn lý giải thì mình nhảy lên cao khoảng 1s sẽ bay đi được một đoạn dài 277 mét?
Tại vì giải thích tào lao đó...đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được!
Giải thích không thuyết phục! Tại sao từ tháng 9 đến tháng chạp mới có triều cường...đừng nói với tui từ tháng 9 đến tháng chạp mới có trăng nhé!
 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG VII (XXXXVI): HÚT - ĐẨY
“Lực hút cũng như lực đẩy, là thuộc tính cơ bản của vật chất.”
“Hấp dẫn cần phải được gây ra bởi một tác nhân thường xuyên tác động theo một qui luật nào đó, nhưng tác nhân này là vật chất hay phi vật chất thì tôi xin dành cho bạn đọc suy nghĩ.”
                                                                                                                                                 Niutơn

"Không xiềng xích hay thế lực bên ngoài nào có thể ép buộc tâm hồn của một người tin hay không tin."


"Tất cả vinh quang đều đến từ sự dám bắt đầu".
Eugene F Ware


"Tất cả mọi người đều mơ; nhưng không như nhau. Những người mơ về đêm, trong những ngóc ngách sâu kín lờ mờ của tâm trí, khi thức giấc vào ban ngày mới nhận ra đó là ảo ảnh; nhưng những người mơ vào ban ngày mới là đáng gờm, vì họ có thể thực hiện giấc mơ của mình với đôi mắt mở to, để biến chúng thành hiện thực".
T.E.Lawrence


"Ước mơ giống như những vì sao… ta có thể không bao giờ chạm tay vào được, nhưng nếu đi theo chúng, chúng sẽ dẫn ta đến vận mệnh của mình".
Samuel Johnson 


"Tôi được ban cho sự nhận thức về định mệnh của chính mình. Tôi chưa bao giờ tự hạ thấp bản thân. Tôi chưa bao giờ đánh giá mình theo tiêu chuẩn của người khác. Tôi luôn trông đợi nhiều ở chính mình, và nếu tôi thất bại, tôi thất bại chính mình".
Sophia Loren


"Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao".
Samuel Johnson  


"Hãy mơ ước bất cứ điều gì bạn muốn mơ. Đó là vẻ đẹp của trí tuệ con người. Hãy làm bất cứ điều gì bạn muốn làm. Đó là sức mạnh của ý chí con người. Hãy tin tưởng vào bản thân để thử thách những giới hạn của mình. Đó chính là lòng can đảm để thành công".
Bernard Edmonds 


"Không ai biết sau đó mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nào nhưng chúng ta vẫn đi về phía trước. Bởi vì chúng ta có lòng tin và sự trung thực"
Paulo Coelho 

"Muốn hiểu Vũ TRụ này, phải hoang tưởng mãnh liệt. Muốn hoang tưởng mãnh liệt, phải có niềm tin".
NTT    

 

 

 (Tiếp theo)

Vạn vật hấp dẫn là một sự thực khách quan rõ rành rành và Niutơn đã khám phá ra qui luật cơ bản của sự hấp dẫn ấy, nêu thành định luật. Tuy nhiên, Niutơn đã không thể trả lời được câu hỏi: vậy thì tương tác hấp dẫn được triển khai như thế nào trong thực tại khách quan và bằng cách nào mà lực hấp dẫn của hai thiên thể lại có thể tác động đến nhau được khi chúng ở cách nhau cực kỳ xa xôi và giữa chúng là một khoảng không trống rỗng, ngày xưa được cho là Hư Vô (!). Hơn nữa, ông cũng không thể trả lời được nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại của tương tác hấp dẫn. Không còn cách nào khác, Niutơn đã đành “xin dành cho bạn đọc suy nghĩ”!
Nhưng từ lúc được Niutơn “ưu ái” trao nhiệm vụ cho đến nay, “bạn đọc” đã suy nghĩ được gì?
Trả lời cho câu hỏi đó không khó khăn gì vì chúng ta đã có nó trong quyển “Chân trời bí ẩn của các nhà vật lý” mà tác giả là V. Keler. Chúng ta xin dẫn ra đây:
“Ít thấy vấn đề nào được các nhà vật lý học bỏ ra nhiều công phu nghiên cứu như vấn đề trường hấp dẫn.
Một trong những nhà bác học nổi tiếng là Mac Laeo đã viết: “Từ thời cổ xưa, vấn đề này đã làm ám ảnh tâm trí con người. Nếu không kể đến thuyết nguyên tử thì có lẽ có thể nói rằng không có một vấn đề nào của vật lý học lại mang nhiều tính chất thuần lý như là vấn đề nguồn gốc của trường hấp dẫn”.
Những kết quả mà các nhà bác học thu được trong việc nghiên cứu bản chất của trường hấp dẫn thì rất ít, không đáng kể nhưng công phu mà họ bỏ vào đấy thì lại rất nhiều! Nếu chúng ta hỏi một nhà vật lý học nào đó: trường hấp dẫn là gì? Họ sẽ trút cho chúng ta hàng loạt những thuật ngữ chuyên môn và những phương trình phức tạp. Nhưng nếu đề nghị họ nói cho đơn giản và dễ hiểu thì họ sẽ trả lời là thực chất họ biết rất ít. Điều đó không phải là ngẫn nhiên. Trong một số các hiện tượng khác, vấn đề trường hấp dẫn giữ một vị trí đặc biệt. Tính bất biến kỳ lạ, tính độc lập với các điều kiện bên ngoài và các cấu trúc của các vật đã làm cho trường hấp dẫn trở nên khác biệt với các trường khác.
Các nhà bác học càng kiên trì cố gắng tìm hiểu trường hấp dẫn bao nhiêu thì họ lại càng thấy sự khó khăn của vấn đề bấy nhiêu. Và ngay đến bây giờ, khi hoa học đã nhìn vào tận chiều sâu của hạt nhân nguyên tử và có thể quan sát được các quá trình xảy ra ở đây trong một phần tỷ của giây và trong một phần triệu triệu centimet, nhưng trường hấp dẫn không hề bị lay chuyển.
Thật là một điều kỳ quặc có tính lịch sử là sự phát triển của nhận thức về thế giới vi mô không những không đẩy mạnh mà theo một nghĩa nào đó, lại kìm hãm bài toán bí ẩn của trường hấp dẫn…”
“Con người đã cố gắng tìm hiểu bản chất của trường hấp dẫn từ lâu rồi. Ngay từ thế kỷ XVIII, khi người ta cố gắng giải thích các hiện tượng của thế giới bằng các chuyển động cơ học thì nhà bác học Pháp là Gioóc Lơxagiơ đã trình bày quan điểm của mình về bản chất của trường hấp dẫn. Ông cho rằng nguyên nhân của lực hút tương hỗ giữa các vật là do ảnh hưởng của các sự va chạm của các hạt rất nhỏ không trông thấy được - các “siêu hạt” lấp đầy không gian. Theo ý kiến của Lơxagiơ thì các vật luôn luôn chịu tác dụng của những trận mưa các hạt vô hình lao đến từ mọi phía. Nếu trong Vũ Trụ chỉ có một vật thì các va chạm từ mọi phía tác dụng lên vật đó sẽ cân bằng nhau và vật đó sẽ đứng yên. Trong trường hợp có hai vật thì vật nọ sẽ biến thành một cái giống như lá chắn để chắn cho vật kia. Ở trên các mặt quay về nhau, các bên sẽ chiếm ưu thế, cân bằng bị phá và các vật sẽ tiến lại gần nhau. Lơxagiơ đã trình bày về cơ chế của lực hút và đã giải thích nguyên nhân của lực hấp dẫn như vậy.
Nhưng thuyết đó chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết của vấn đề chuyên môn đó. Chúng ta chỉ nêu ra rằng các mâu thuẫn này rất trầm trọng đến nỗi thuyết Lơxagiơ đã bị thất bại. Cách giải thích cơ học về lực hấp dẫn là không có căn cứ.
Hiện nay cũng xuất hiện nhiều giả thuyết cố gắng giải thích bản chất của trường hấp dẫn. Chẳng hạn có giả thuyết cho rằng các hạt nhỏ không bắn phá các vật mà bay từ các vật ra mọi phía. Nhưng không phải là các hạt đạn bay ra, mà là các hạt gravitôn - “những lượng nhỏ” của trường hấp dẫn.
Nếu như chỉ có một vật đơn độc thì các phản lực của các hạt bay ra sẽ cân bằng nhau và vật sẽ đứng yên. Nhưng ngay khi ở cạnh vật đó có một vật khác thì không gian giữa chúng trở nên bão hòa các hạt gravitôn, trong “miền trung gian” giữa các vật đó các hạt bay sẽ ngày càng ít, và các phản lực ở “mặt ngoài” sẽ đẩy các vật dịch lại gần nhau.
Cách giải thích bản chất của trường hấp dẫn này chỉ khác cách giải thích của Lơgiaxơ đôi chút (ở đây các lực quay ngược lại)…”
“Tuy nhiên, các nhà bác học vẫn đang tiếp tục tìm câu trả lời đáng tin cậy hơn về nguồn gốc của trường hấp dẫn (…)
Cách giải thích hình học về trường hấp dẫn (các khối lượng gây ra độ cong không - thời gian làm xuất hiện hiệu ứng hút nhau giữa các khối lượng - NV) cho rằng trường hấp dẫn thực sự là một cái gì hoàn toàn đặc biệt, khác tất cả các trường khác. Nhưng điều đó có đúng không? Thực ra không có một cái cần nào ở giữa trường hấp dẫn và các trường khác ư? Trường hấp dẫn không thể biến thành các trường khác ư?
Cho đến những ngày cuối cùng của đời mình, Anhxtanh vẫn đi tìm mối liên hệ giữa trường hấp dẫn và điện trường. Đôi khi ông có cảm tưởng hình như ông đã nắm được sợi dây dẫn đến cách giải quyết vấn đề trên, và hầu như ông đã đi gần tới đích. Một trong những thời kỳ đó, vào tháng 9-1945, ông có viết cho nhà vật lý học Ba Lan tên là Lêôpôn Infeld, người học trò của ông, như sau:
“… Tôi hy vọng rằng tôi đã khám phá được trường hấp dẫn và điện trường có liên hệ với nhau như thế nào, mặc dù về phương diện vật lý thì còn lâu mới chứng minh được”.
Không phải chỉ có tác giả của thuyết tương đối rộng thiên tài cố gắng tìm cơ sở chung ở trong trường hấp dẫn, trong điện trường và trong các trường khác. Ngay từ trước Anhxtanh, cũng đã có những bộ óc lỗi lạc suy nghĩ về vấn đề đó. Vào khoảng 100 năm về trước (nhớ là tác phẩm này xuất bản lần đầu tiên vào năm 1960 - NV), M. Pharađây cũng đã chú ý đến vấn đề này. Say mê trước những thành tựu của mình trong lĩnh vực nghiên cứu các sự liên hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng về hóa điện và từ, nhà vật lý học người Anh đã đi tìm mối liên hệ giữa trường hấp dẫn và điện trường. Mặc dù không thành công, nhưng ông kiên trì nhấn mạnh rằng mối liên hệ đó tồn tại.
Vấn đề này cũng thôi thúc cả nhà vật lý học người Anh tên là Uyliam Crúc. Nhà bác học khám phá ra tia âm cực này cũng quan tâm nhiều đến việc tìm tòi nguyên lý thống nhất đó. Nguyên lý này phải có mặt tất cả các trường đã biết, trong số đó kể cả trường hấp dẫn. Tuy nhiên ông cũng đã phải nếm thất bại chua cay.
Nhiều thế kỷ đã trôi qua. Các thế hệ này đã kế tiếp các thế hệ khác, nhưng ý nghĩ vĩ đại - đoán nhận bản chất của trường hấp dẫn - không lúc nào rời bỏ các nhà vật lý học.
Trong khoảng hơn chục năm gần đây, các nhà bác học của nhiều nước đã đưa ra nhiều giả thuyết về nguồn gốc của trường hấp dẫn. Trong số đó, thuyết về “các gravitôn” là đáng chú ý nhất.
Bản chất của thuyết này như sau. Tương tự như các trường có liên quan đến các hạt thông thường, trường hấp dẫn cũng có cấu trúc gián đoạn. Các hạt của trường hấp dẫn chính là các lượng tử hấp dẫn - các gravitôn. Cũng như các “viên gạch” khác của vật chất, các lượng tử này cũng có nhiều tính chất và dấu hiệu của các hạt cơ bản. Người ta nói rằng các hạt đó có lưỡng tính, nghĩa là một mặt chúng có thuộc tính sóng, mặt khác chúng có tính hạt.
(…)
Trong những năm rất gần đây, người ta ngày càng quan tâm đến các tương tác hấp dẫn của vật chất trong thế giới vi mô. Hiện tại, phần lớn các nhà vật lý cho rằng các trường hấp dẫn có thể gây ra hiệu ứng tại khoảng cách vào bậc 10-33 cm. Khi khám phá được hiệu ứng này, chúng ta có thể phải thay đổi căn bản quan niệm của chúng ta về bản chất của các hạt cơ bản.
Lý thuyết lượng tử về trường hấp dẫn có được xác nhận không hay là cuối cùng người ta lại xác nhận các khái niệm về trường hấp dẫn “đã được hình học hóa” của Anhxtanh - Fốk? Trả lời một cách khẳng định câu hỏi đó bây giờ không thể được”.
Và đến tận ngày nay, tức năm 2011, vẫn chưa được!
Thật là kỳ bí! Hai thiên thể cách xa nhau muôn trùng trong Vũ Trụ, mà có thể thấy sự hình thành và tồn tại của chúng chẳng cần gì đến nhau, chẳng lệ thuộc gì vào nhau cả, lại phải tương tác với nhau và hút được bởi một lực theo cách như “kéo co”, gốc lực của thiên thể này đặt đúng tâm của thiên thể kia và ngược lại. Vì ở rất xa nhau nên lực hấp dẫn giữa hai thiên thể coi như bằng 0, nghĩa là sự hấp dẫn giữa chúng chẳng có gì… hấp dẫn cả, có hay không có cũng chẳng gây ra lợi hại gì cho chúng cả.
Vậy thì tại sao Tự Nhiên lại cho duy trì một tương tác vô tích sự như thế? Đơn giản, nếu không tồn tại tương tác hấp dẫn trong Vũ Trụ thì sẽ không thể hiện hữu được cái quang cảnh mà chúng ta đang thấy vì lúc đó sẽ không có bất cứ thiên thể nào tồn tại và hiện hữu được và Vũ Trụ chỉ là một khoảng “rỗng rang rối ren” mịt mùng đến ghê sợ. Nhưng sao Tạo Hóa không chọn cách chỉ cho tương tác hấp dẫn tồn tại ở khoảng cách tương đối gần thôi, còn ở khoảng cách xa thì tuyệt đối không có nó? Có lẽ Tạo Hóa toàn năng cũng bất lực vì chỉ có một cách duy nhất là chịu “lãng phí” tương tác hấp dẫn một tí còn hơn là… mất cả Vũ Trụ này!
Giám mục George Berkeley là người theo quan niệm cho rằng thế giới vật chất không thực sự tồn tại mà chẳng qua chỉ là hình ảnh của tinh thần. Để phê phán quan niệm này, Samuel Johsnon, một bác sĩ kiêm nhà từ điển học người Anh, nói vui một cách ý nhị: “Chỉ cần đá mạnh chân vào tảng đá là có thể nhận ra ngay tảng đá có tồn tại thực hay không!”. Chúng ta góp thêm vào một câu: “Chỉ cần trong Vũ Trụ mất tương tác hấp dẫn khoảng một phút thôi thì vị giám mục kia (nếu còn sống!) sẽ lập tức phải nhận thức lại thế giới vật chất”.
Rõ ràng là chỉ có người mất trí mới phủ nhận sự thật về lực hấp dẫn. Nhưng sự tồn tại tương tác hấp dẫn cũng đồng thời làm nảy sinh ra nhiều thắc mắc khó lòng mà giải quyết ổn thỏa được.
Chẳng hạn, ngay từ thời Niutơn, người ta đã cho rằng vì trường hấp dẫn tồn tại nên Vũ Trụ phải không có tâm và phải vô hạn để vạn vật không bị hút dồn về thành một khối duy nhất. Nhận định như thế có lẽ chưa ổn. Cứ tưởng tượng rằng dù là Vũ Trụ vô hạn, thì vì mỗi thiên thể đều hút tất cả các thiên thể còn lại về phía nó và đồng thời nó cũng bị tất cả thiên thể hút về chúng nên rốt cuộc tất cả thiên thể đều vẫn “dồn về một đống” ở đâu đó nếu tương tác hấp dẫn tồn tại, còn không, coi như không tồn tại trường hấp dẫn. Thế thì phải nghĩ, Vũ Trụ vô hạn hay hữu hạn đều vẫn có tâm và trường hấp dẫn đang xử sự theo cách nào đó như Vũ Trụ có vô vàn tâm, đâu cũng là tâm Vũ Trụ, cho nên hóa ra Vũ Trụ là vô tâm và các thiên thể cứ “nhởn nhơ” trong “quê hương” của nó chứ không bị “dồn về một đống”.
Thắc mắc thứ hai là thế này: tại sao trong Vũ Trụ, các đám mây bụi khí (tinh vân) tồn tại được một cách lâu dài dưới tác dụng của trường hấp dẫn mà không nhanh chóng phát tán? Có đám bụi khí to lớn ở gần một ngôi sao khổng lồ, nghĩa là tương tác hấp dẫn giữa chúng mạnh đáng kể mà không có biểu hiện nào cho thấy các phần tử rời rạc ở xa trọng tâm của đám mây bị hút về phía ngôi sao. Có thể nghĩ rằng không xảy ra hiện tượng đó là do đám mây bụi khí chuyển động quay quanh sao làm xuất hiện lực ly tâm ở các phần tử và lực này triệt tiêu lực hút hấp dẫn chúng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì thấy vẫn không ổn. Chắc chắn các phần tử trong đám mây bụi cũng hút, đẩy lẫn nhau và do đó mà chuyển động hỗn loạn trong đó, làm xuất hiện những phần tử không những bị triệt tiêu lực ly tâm mà còn nhận thêm một lực tác động cùng chiều với lực hấp dẫn chúng của ngôi sao khổng lồ và tất yếu nhiều phần tử sẽ phải “thẳng tiến” đến ngôi sao đó. Như vậy chỉ còn cách giải thích duy nhất cho hợp lý lực hấp dẫn của đám mây bụi khí đó đã “ngăn chặn”, không cho các phần tử của nó phát tán do bị hấp dẫn về phía ngôi sao khổng lồ một cách ồ ạt có thể quan sát được. Lực hấp dẫn của đám mây lên một phần tử phải xuất phát từ trọng tâm (hay rất gần tâm?) của nó bằng cách nào đó được truyền về phía phần tử và tác động đến “ngay chóc(?)” trọng tâm phần tử. Phần tử cũng hành xử như vậy đối với đám mây bụi nhưng ngược chiều. Giải thích như thế kể cũng “bùi tai”, song, lại rất khó hình dung một đám mây bụi khí gần các phần tử nhỏ bé không những chỉ liên kết với nhau một cách lỏng lẻo, rời rạc mà còn chuyển động tương đối rối loạn lại sinh ra được một trường hấp dẫn có lực hút xuất phát từ trọng tâm của nó.
Thắc mắc thứ ba là giả sử có một viên bi sắt được đặt ở đúng tâm Trái Đất, hỏi rằng lực hấp dẫn của Trái Đất có tác dụng lên nó không? Theo công thức tính lực hấp dẫn thì vì lúc đó khoảng cách tâm của Trái Đất và viên bi bằng 0, do đó không thể xác định được tương tác hấp dẫn giữa chúng, hoặc cũng có thể cho rằng tương tác hấp dẫn ấy không tồn tại. Nhìn ở góc độ khác thì phải thấy rằng, có thể coi Trái Đất là khối cầu chuẩn và nếu cắt chia tưởng tượng nó bằng những lát cắt phẳng qua tâm thì sẽ có được những cặp khối đất đối xứng qua tâm Trái Đất. Lúc này không thể không thừa nhận viên bi đồng thời tương tác hấp dẫn với tất cả các khối đất ấy và vì có hiện tượng đối xứng nên tổng lực hấp dẫn của các khối đất lên nó và của nó lên tất cả các khối đất đều bằng 0 nếu xét về mặt tương phản nhưng khác 0 về mặt lực lượng tuyệt đối. Đó là biểu hiện về sự tác dụng lực cân bằng. Nghĩa là không phải viên bi không tương tác hấp dẫn mà vẫn tương tác hấp dẫn với Trái Đất nhưng dưới một hình thức khác, làm cho bề mặt viên bi coi như bị ép bởi một lực, đồng thời trọng tâm của nó lại bị “kéo căng” ra các hướng đến các trọng tâm của các khối đất (tác dụng tương hỗ). Vì một điểm hình học là không có nội tại, là ảo, cho nên các lực tác dụng trực đối tại một điểm trực tiếp triệt tiêu nhau nên cũng không có sự kéo căng nào cả đối với trọng tâm của viên bi. 
Giả sử các khối đất đều có khối lượng bằng nhau là mk, số lượng khối đất là n, khoảng cách tâm của chúng đến tâm viên bi (và cũng là tâm Trái Đất) là r', gọi khối lượng viên bi là mv, thì tổng lực hấp dẫn của các khối đất tác dụng lên viên bi, về mặt lực lượng, là:
Gọi khối lượng Trái Đất là mđ thì rõ ràng:

mđ=n.mk
Gọi diện tích bề mặt viên bi là sv thì áp lực ép viên bi là:
(Có thể chọn , với r là bán kính Trái Đất, hay nếu gọi bán kính viên bi là r'' thì có thể chọn để có được cường độ lực tác động lên một điểm diện tích trên bề mặt viên bi là:
Sự kỳ dị đó không thể xảy ra trong thực tại. Bởi vì nếu mật độ khối lượng của Trái Đất là đồng đều thì dễ dàng xác định được trọng tâm của các khối đất nói trên đều cách tâm Trái Đất một khoảng:
Từ đó, nếu r2=1 thì r’2=0,5 (với ), tức là r’’>r’, dẫn đến không thể hình dung nổi!).
Dù với điều kiện r’’>r’ thì hiện tượng tương tác hấp dẫn của viên bi đồng thời với các khối đất vẫn còn rất kỳ dị. Làm sao một viên bi lại có thể phát huy được một tổng lực lớn hơn cả lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên một vật có khối lượng đúng bằng mv ở trên mặt đất để “kéo” các khối đất tự ép mình như thế? (Đoạn trên lập luận sai, chưa sửa!).
Bây giờ, lại giả sử rằng có thể khoan một lỗ nhỏ từ mặt đất, xuyên tâm Trái Đất, thủng luôn mặt đất phía bên kia. Thử hỏi thả viên bi sắt vào đó thì nó sẽ chuyển động như thế nào? Nhiều người nghĩ rằng, tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn, viên bi sẽ chuyển động tự do nhanh dần đều và khi đến tâm Trái Đất thì vận tốc của viên bi sẽ đạt cực đại. Từ tâm Trái Đất, vì bắt đầu phải chuyển động quán tính ngược chiều với lực hấp dẫn nên vận tốc viên bi bị giảm dần đều và khi đến mặt đất phía bên kia thì bằng 0. Lúc đó vì vẫn bị tác động bởi lực hấp dẫn nên viên bi phải chuyển động nhanh dần đều trở lại về tâm Trái Đất và cứ thế, nếu không có bất kỳ một tác động ngoại lai nào gây ảnh hưởng cũng như nếu Trái Đất tồn tại vĩnh viễn, thì quá trình “lắc” kiểu như thế của viên bi cũng vĩnh viễn. Thế nhưng, nếu suy lý theo góc độ khác thì tình hình chuyển động của viên bi chưa chắc là như thế. Giả sử rằng có thể cắt Trái Đất thành những lát đất rời rạc có mặt cắt vuông góc với trục lỗ thì khi viên bi chuyển động trong lỗ, lực hấp dẫn của Trái Đất lên viên bi lúc này phải được thấy là một tổng hợp hai lực hấp dẫn cùng phương nhưng ngược chiều, một là của phần đất “phía sau” viên bi, một là phần đất “phía trước” nó. Khi viên bi chuyển động hướng đến tâm Trái Đất, khối lượng phần đất phía sau tăng dần, nghĩa là lực kéo do hấp dẫn ngược chiều vận tốc viên bi tăng dần và ngược lại, khối lượng phần đất phía trước giảm dần, nghĩa là lực kéo do hấp dẫn thuận chiều vận tốc viên bi giảm dần. Tại tâm Trái Đất, do khối lượng hai phần đất trước và sau viên bi bằng nhau (và bằng một nửa khối lượng Trái Đất) nên coi như lực hấp dẫn của Trái Đất lên viên bi bằng 0. Như vậy, phải cho rằng khi viên bi chuyển động hướng đến tâm Trái Đất, vận tốc của nó cũng tăng dần nhưng với gia tốc giảm dần và bằng 0 tại tâm Trái Đất. Khi viên bi chuyển động ra xa tâm Trái Đất, thì vận tốc của nó giảm dần từ giá trị cực đại tại tâm Trái Đất với một gia tốc âm tăng dần sao cho đến bề mặt đất phía bên kia, có vận tốc bằng 0, để viên bi lại tiếp tục một quá trình y hệt nhưng theo chiều ngược lại. Dễ thấy rằng viên bi trong trường hợp này chuyển động chậm hơn chuyển động của nó trong trường hợp trước.
Thế thì trong hai trường hợp giả tưởng trên, trường hợp nào là phù hợp với thực tại khách quan hơn? Nếu chọn trường hợp đầu thì khi viên bi ở rất gần tâm Trái Đất, vận tốc của nó rất lớn, thậm chí có thể lớn hơn cả vận tốc ánh sáng vì lực hấp dẫn của Trái Đất lên viên bi lúc đó là cực lớn (nếu viên bi ở ngay tâm Trái Đất thì lực này lớn vô hạn; nhưng không thể xác định được theo phương chiều nào!). Nếu chọn trường hợp sau thì phải cho rằng công thức tính lực hấp dẫn do Niutơn thiết lập chỉ đúng trong trường hợp hai vật tương tác hấp dẫn ở ngoài nhau.
Nếu đặt viên bi đó tại tâm Trái Đất trong lỗ thì nó có đứng yên không? Chắc chắn nó sẽ đứng yên vì ít ra tổng hợp lực hấp dẫn của các phần đất lên nó là cân bằng. Hơn nữa, rất có khả năng là lúc đó viên bi cũng không tương tác hấp dẫn với Trái Đất vì các phần đất quanh viên bi đã tương tác hấp dẫn với nhau và triệt tiêu lực hấp dẫn của nhau tại tâm điểm của Trái Đất (cũng là tâm điểm của viên bi). Hình dung lực hấp dẫn tác động lên viên bi giảm dần, giảm dần theo hướng từ mặt đất đến tâm Trái Đất và bằng 0 ngay tại tâm Trái Đất dễ dàng hơn hình dung lực ấy tăng dần và đạt cực đại tại tâm Trái Đất.
Sau đây là thắc mắc thứ tư. Thủy triều là hiện tượng nước ở ven biển, cửa sông tăng lên và hạ xuống theo chu kỳ. Vì chu kỳ này đúng bằng khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trăng liên tiếp qua kinh tuyến của mỗi nơi, nên trong giáo trình vật lý, hiện tượng thủy triều được giải thích là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Để đơn giản, người ta giả thiết rằng Trái Đất là một khối cầu nhẵn có phủ một lớp nước (xem hình 1/a).

Hình 1: Hiện tượng thủy triều
Lực hấp dẫn của mặt trăng tác dụng lên khối nước ở A gây ra một gia tốc hút về Trăng là:
Và ở B là:
Trong đó: R là khoảng cách giữa tâm Trái Đất và Trăng
     r là bán kính Trái Đất
    m là khối lượng của Trăng
    G là hằng số hấp dẫn
Vì Trái Đất cũng bị lực hấp dẫn của Trăng tác dụng gây ra một gia tốc tại tâm O hướng về phía Trăng là:
Nên hiệu số gia tốc giữa A và O là:
r< nên có thể viết gần đúng:
và được gọi là gia tốc thủy triều.
Gia tốc này có hướng đến Mặt Trăng nên nước ở vùng A dâng lên.
Tại B, gia tốc thủy triều là:
Vì gia tốc này có hướng ra xa Trăng nên khối nước ở vùng B cũng dâng lên (xem hình 1/b).
Chúng ta cho rằng giải thích như trên là khó hiểu!
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét