Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021

MỐI TÌNH HOANG TƯỞNG (ĐL)

 

 
Hai vì sao lạc - Tuấn Vũ 1989
 
Hoang tưởng

MỐI TÌNH HOANG TƯỞNG   

-"Xin đội ơn Tạo Hóa
Cho anh gặp được em
Khối tình thời hoa niên
Cả đời anh đeo đẳng

Thời gian thì đằng đẵng
Không gian thì mông lung
Chồng chập toàn âm dương
Muôn phương chiều Vũ Trụ

Nhớ thương hoài thương nhớ
Mà bóng dáng em đâu?
Chỉ thấy toàn loang lổ
Nhòe nhoẹt những sắc màu...

Thế rồi giữa âu sầu
Em hiện về rực rỡ
Anh ngẩn người bỡ ngỡ
Em đẹp hơn mộng mơ!"

Em kể rằng: -"Ngày xưa,
Bài thơ anh dâng tặng
Em ngại ngùng không nhận
Là bởi sợ Tình Yêu.

Anh từng thấy em đâu
Mà mê si, đắm đuối
Yêu đến cuồng đến lú
Yêu đến điếc đến mù?

Đời cười anh dại khờ...
Em yêu anh từ đó!
Trong tận cùng thương nhớ
Anh có nhận ra em?

Hãy nhớ cảnh bình minh
Giữa mùa xuân tươi biếc
Có cánh đồng lúa chín
Gió lồng ngát dòng sông

Rồi nhắm mắt nhìn lên
Những đêm trời sao sáng
Khi hồn anh rạo rực
Là mình đang bên nhau

Đừng chọn mùa Mưa Ngâu
Làm em thành Chức Nữ
Bên kia cầu Ô Thước
Thống khổ đời Chàng Ngưu!...

Thôi tạm biệt anh yêu
Em phải về Vĩnh Cửu
Sợ mối tình hy hữu
Động lòng Đấng Thiêng Liêng

Anh nhé, vững niềm tin
Đợi chờ trong im lặng
Một đêm bừng chói sáng
Là Tạo Hóa tác thành!..."

                 ***

Sáng nay có một thằng
Cứ tưng tưng nhảy nhót
Hát om sòm trời đất
Hạnh phúc nhất Trần Gian!


                                         Trần Hạnh Thu

 
Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về - Tuấn Vũ | Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ - Hollywood Night 14
 

Rối loạn hoang tưởng và tất cả những gì bạn cần biết

Rối loạn hoang tưởng và tất cả những gì bạn cần biết

Rối loạn hoang tưởng là một dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng. Người mắc bệnh không thể phân biệt được sự thật và những gì họ tưởng tượng.

Cho đến nay, các chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn chưa tìm được cách ngăn ngừa chứng bệnh này. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp người bệnh sớm quay lại hòa nhập với cộng đồng. Rối loạn hoang tưởng làm sụt giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.

Rối loạn hoang tưởng là bệnh gì?

Thường xuyên gặp ảo giác là biểu hiện đặc trưng của rối loạn hoang tưởng. Song, điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn không thực tế. Người bệnh tưởng tượng ra những tình huống có thật nhưng khó xảy ra với họ (chẳng hạn việc bị theo dõi, bị đầu độc hoặc được thần tượng yêu thầm). Sự ảo tưởng này thường liên quan đến nhận thức lệch lạc.

Ngược lại, tình trạng “ảo tưởng kỳ quái” xảy ra khi người bệnh không ngừng tưởng tượng về những việc không thể xảy ra trong cuộc sống như ảo giác biến hình, lo sợ bị người ngoài hành tinh nhân bản…

Hoạt động giao tiếp xã hội và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân không quá khác biệt so với những người bình thường. Trong một số trường hợp, những ảo tưởng diễn ra khá thường xuyên khiến người bệnh có xu hướng thu mình vào thế giới của riêng họ.

Tỷ lệ người mắc bệnh rối loạn hoang tưởng không cao, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối của cuộc đời. Trong đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Rối loạn hoang tưởng có những dạng nào?

Dựa vào biểu hiện của người bệnh, các chuyên gia tâm thần phân loại rối loạn hoang tưởng thành các dạng thường gặp sau đây:

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình (Erotomania)

Người bệnh tin rằng đang được một người nổi tiếng (hoặc xuất sắc hơn họ về nhiều mặt) yêu say đắm. Điều này sẽ dẫn đến hành vi rình rập và cố gắng liên lạc với đối tượng đó.

Bệnh vĩ cuồng (Grandiose)

Bệnh nhân có ý thức quá mức về giá trị, sức mạnh, kiến thức và bản sắc của mình. Họ luôn tin rằng bản thân có tài năng tuyệt vời và được nhiều người ngưỡng mộ.

Rối loạn hoang tưởng ghen tuông (Othello syndrome)

Bị ám ảnh bởi sự phản bội, người mắc chứng bệnh này luôn nghi ngờ về lòng chung thủy của những người bên cạnh mình. Họ sẽ làm mọi thứ để chứng minh điều họ nghĩ là đúng.

Hoang tưởng truy đuổi (Persecutory)

Bệnh nhân luôn sợ hãi vì nghĩ bản thân hoặc những người xung quanh đang bị ngược đãi, theo dõi hoặc ám hại. Họ có xu hướng khiếu nại lên các cơ quan pháp lý mà không có bằng chứng xác thực.

Rối loạn dạng cơ thể (Somatic symtom disoder)

Chứng rối loạn này xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng cực độ về các triệu chứng thể chất. Bệnh nhân cũng tin rằng bản thân có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể.

Rối loạn hỗn hợp (Mixed)

Bệnh nhân có nhiều hơn 2 dạng rối loạn hoang tưởng trên thì được liệt vào dạng rối loạn hỗn hợp.

Bên cạnh đó, bệnh rối loạn hoang tưởng còn có các triệu chứng đặc trưng như: thường xuyên khó chịu, tức giận, tâm trạng luôn ở mức tồi tệ. Bệnh nhân nhìn hoặc nghe thấy những gì bản thân cho là có. Ví dụ, một người có niềm tin rằng cơ thể họ gặp vấn đề về mùi và họ đã thực sự ngửi thấy mùi hôi cơ thể mình (dù thực tế không phải vậy).

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro gây rối loạn hoang tưởng

Cũng như nhiều rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân chính xác gây rối loạn hoang tưởng vẫn chưa được các nhà tâm thần học công bố. Tuy nhiên, họ đang xem xét vai trò của một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

Di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chứng rối loạn tâm thần này xảy ra thường xuyên hơn ở những gia đình có thành viên bị rối loạn ảo giác hoặc tâm thần phân liệt. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng cũng như các rối loạn về tâm thần khác, chứng rối loạn hoang tưởng có thể truyền từ cha mẹ sang con cái.

Yếu tố sinh học

Các chuyên gia đang nghiên cứu cách rối loạn ảo tưởng diễn ra khi các phần của não bộ không hoạt động bình thường. Trong đó, vùng não bất thường kiểm soát nhận thức và suy nghĩ có thể được liên kết với các triệu chứng hoang tưởng.

Môi trường và tâm lý

Nhiều bằng chứng cho thấy sự căng thẳng kéo dài có thể kích hoạt các rối loạn về sức khỏe tinh thần. Tình trạng lạm dụng chất kích thích, bia rượu cũng có thể góp phần vào nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người có xu hướng bị cô lập (người nhập cư, người câm điếc…) có nguy cơ bị rối loạn hoang tưởng cao hơn những người khác.

Chẩn đoán

Nếu một người có các dấu hiệu hoang tưởng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và chuyên sâu. Hiện chưa có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán chính xác chứng rối loạn hoang tưởng. Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu ảnh chụp não bộ, xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự, bao gồm:

  • Bệnh Alzheimer
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Chứng mê sảng
  • Các rối loạn phổ phân liệt khác
  • Động kinh

Trong trường hợp không tìm thấy nguyên nhân vật lý nào cho các triệu chứng, bác sĩ sẽ sử dụng công cụ phỏng vấn và đánh giá triệu chứng, hành vi để xác định dạng rối loạn tâm thần của người bệnh.

Chẩn đoán rối loạn hoang tưởng sẽ được thực hiện nếu người bệnh có các yếu tố sau:

  • Có 1 hoặc nhiều ảo tưởng kỳ quặc, kéo dài hơn 1 tháng
  • Không có tiền sử bị tâm thần phân liệt
  • Cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể bởi các ảo tưởng
  • Có xuất hiện các cơn hưng cảm hoặc trầm cảm
  • Không bị trầm cảm nặng, không có tình trạng lạm dụng thuốc và không mắc phải các tình trạng y tế khác.

Điều trị bệnh rối loạn hoang tưởng

Tâm lý trị liệu và dùng thuốc là 2 phương pháp điều trị phổ biến nhất của bệnh rối loạn hoang tưởng. Tùy thuộc vào trường hợp của từng bệnh nhân, bác sĩ tâm thần sẽ đưa ra phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tâm lý trị liệu

Đối với các vấn đề về thần kinh thì liệu pháp tâm lý luôn được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Phương pháp này có thể tiếp cận tình trạng của bệnh nhân, mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Tuy nhiên, rối loạn hoang tưởng là một bệnh rất khó điều trị. Những người mắc phải chứng bệnh này thường kém hiểu biết và không nhận thức được bản thân đang gặp vấn đề.

Tâm lý trị liệu cũng có thể kết hợp cùng với thuốc, giúp người bệnh quản lý tốt hơn và đối phó với những căng thẳng liên quan đến ảo tưởng. Các liệu pháp tâm lý có thể hữu ích trong rối loạn hoang tưởng bao gồm:

Liệu pháp tâm lý cá nhân

Liệu pháp này giúp người bệnh nhìn nhận và điều chỉnh những suy nghĩ đã bị bóp méo.

Liệu pháp hành vi nhận thức

Phương pháp này giúp người bệnh học cách nhận biết và thay đổi mô hình suy nghĩ cũng như hành vi dẫn đến những ảo giác.

Bên cạnh đó, trị liệu gia đình có thể giúp người thân đối phó với bệnh nhân rối loạn hoang tưởng để giúp đỡ và động viên họ. Song, những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tự làm tổn thương chính mình và người khác cần phải nhập viện điều trị cho đến khi tình trạng ổn định hơn.

Điều trị bằng thuốc

Theo Verywellmind, nhiều nghiên cứu cho thấy gần 1/2 số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc có sự cải thiện. Những loại thuốc chủ yếu được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn hoang tưởng là nhóm thuốc chống loạn thần, bao gồm:

Thuốc chống loạn thần thông thường

Nó còn được gọi là thuốc an thần, dùng để điều trị rối loạn tâm thần từ giữa những năm 1950. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể dopamine trong não bộ. Trong đó, dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến sự phát triển của các ảo tưởng.

Thuốc chống loạn thần không điển hình

Những loại thuốc mới hơn này giúp điều trị các triệu chứng rối loạn hoang tưởng với ít tác dụng phụ liên quan đến vận động hơn so với thuốc chống loạn thần thông thường. Chúng cũng hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể dopamine và serotonin trong não (serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh khác có liên quan đến các tình trạng rối loạn tâm thần).

Các loại thuốc khác

Thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng lo âu nếu chúng xảy ra cùng lúc với rối loạn ảo tưởng. Trong đó, thuốc an thần có thể được sử dụng nếu người bệnh có mức độ lo lắng hoặc khó ngủ cao.

Rối loạn hoang tưởng có để lại biến chứng không?

Người mắc chứng rối loạn hoang tưởng có thể mắc bệnh trầm cảm nặng theo thời gian. Theo thống kê, hơn 1/2 bệnh nhân hoang tưởng bị trầm cảm sau khoảng 3 – 6 tháng phát bệnh. Những hành động liên quan đến sự hoang tưởng nghiêm trọng sẽ khiến họ nảy sinh bạo lực và gặp rắc rối về pháp lý. Ngoài ra, bệnh nhân có xu hướng xa lánh mọi người dẫn đến việc tự hủy hoại các mối quan hệ.

Rối loạn hoang tưởng là một tình trạng mãn tính. Bệnh nhân thường không thừa nhận bản thân mắc bệnh và từ chối các phương pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí là phục hồi hoàn toàn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết kế tiếp

Đa nhân cách: Rối loạn tâm thần với những mảnh ghép ám ảnh

Đa nhân cách: Rối loạn tâm thần với những mảnh ghép ám ảnh

Bạn có nhận ra đôi lúc mình mang những nét tính cách đối lập nhau như vừa dịu dàng xong lại nóng nảy, lúc bao dung khi ích kỷ… Nếu tính cách thay đổi một cách thất thường, rất có thể bạn bị rối loạn đa nhân cách mà không hề biết đấy!

Tùy vào từng đối tượng giao tiếp khác nhau như ba mẹ, bạn bè, cấp trên… mà chúng ta có cách cư xử, nói chuyện riêng và đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi cách hành xử của bệnh nhân rối loạn đa nhân cách nghiêm trọng hơn nhiều.

Bộ phim Split (2017) và Glass vừa ra mắt đầu năm 2019 đã dấy lên làn sóng tìm hiểu về bệnh rối loạn đa nhân cách. Câu chuyện về những mảnh ghép nhân cách vừa thú vị vừa ám ảnh của anh chàng Kevin, nhân vật chính trong phim đã khiến hàng triệu người xem tò mò muốn hiểu thêm về căn bệnh tâm lý bí ẩn này.

Rối loạn đa nhân cách là một bệnh tâm lý

Chứng rối loạn đa nhân cách thường được gọi là đa nhân cách (multiple personality disorder). Chứng bệnh tâm lý này còn có tên tiếng Anh là Dissociative Identity Disorder (DID) – rối loạn nhận dạng phân ly vốn là một vấn đề rất phức tạp đối với cả những chuyên gia tâm lý.

1. Rối loạn đa nhân cách là gì?

Có thể bạn đã từng có những giây phút mơ màng, không còn nhận thức được những gì đang xảy ra và cảm thấy như bản thân mình đang bị tách biệt với thế giới xung quanh khi làm việc quá căng thẳng. Rối loạn đa nhân cách cũng là một dạng tách biệt với môi trường xung quanh nhưng nghiêm trọng hơn. Đây là một quá trình tâm thần khiến bạn mất kết nối với suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc nhân cách của chính mình.

Người bệnh có thể đã gặp phải một số sang chấn trong quá khứ và phải bảo vệ bản thân bằng cách tách mình ra khỏi những trải nghiệm quá bạo lực hoặc quá đau đớn. Họ tách mình khỏi tình huống gây căng thẳng bằng cách tạo ra những nhân cách khác nhau để thay mình giải quyết những căng thẳng, đau buồn trong cuộc sống.

Các nhân cách không phải một nhân cách hoàn chỉnh mà chỉ là những mảnh tính cách rời rạc. Thường sẽ có một nhân cách chính mang tên thật của bệnh nhân. Tuy nhiên, nhân cách chính thường không biết đến sự hiện diện của các nhân cách khác mà chỉ nhận thức được sự có mặt của những nhân cách này khi được mọi người xung quanh kể lại.

Những nhân cách khác nhau có tuổi, giới tính hoặc thậm chí là chủng tộc riêng. Mỗi nhân cách có tư thế, cử chỉ và cách nói chuyện riêng biệt. Ngoài những nhân cách là người, bệnh nhân có thể có những nhân cách là động vật.

Quá trình một nhân cách chiếm quyền kiểm soát hành vi và suy nghĩ của bệnh nhân gọi là quá trình chuyển đổi. Việc chuyển đổi có thể mất vài giây, vài phút hoặc có khi đến vài ngày. Kích thích từ môi trường hoặc các sự kiện trong cuộc sống có thể là yếu tố khởi phát cho việc chuyển đổi giữa các nhân cách xảy ra.

Ban đầu, người bệnh có thể chỉ thể hiện 2 – 4 nhân cách khi được thăm khám. Tuy nhiên, sau một thời gian chữa trị, bác sĩ có thể tìm ra trung bình từ 13 – 15 nhân cách. Cũng có trường hợp người bệnh có tới hơn 100 nhân cách.

Việc xác định tính xác thực của bệnh rối loạn đa nhân cách rất khó khăn. Nhiều người cho rằng chứng rối loạn đa nhân cách chỉ do sự hoang tưởng của người bệnh. Một số chuyên gia lại cho rằng chứng này là một nhánh của bệnh rối loạn nhân cách ranh giới. Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn đa nhân cách là từ 0,01% đến 1% dân số thế giới. Và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ so với nam là 5/1

2. Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách

Bệnh rối loạn đa nhân cách đặc biệt dễ phát triển trong những năm đầu đời. Trẻ bị bỏ bê hoặc lạm dụng về mặt tâm lý, tình dục hay thân thể trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Có đến 99% người mắc chứng rối loạn đa nhân cách từng bị lạm dụng liên tục, quá sức chịu đựng và ảnh hưởng đến tính mạng ở giai đoạn phát triển nhạy cảm (trước 9 tuổi).

Nhân vật Kevin Wendell Crumb trong phim Split cũng từng trải qua một tuổi thơ dữ dội với những tổn thương tâm lý dai dẳng đến khi trưởng thành. Anh chàng này mắc chứng rối loạn đa nhân cách và có tới 24 nhân cách vì bị mẹ của mình đánh đập, trừng phạt quá tàn nhẫn khi chỉ mới 3 tuổi.

Các nghiên cứu cho thấy trong những gia đình ba mẹ quá hung dữ hay biến động bạo lực, con cái có nguy cơ bị rối loạn đa nhân cách.

3. Phân biệt đa nhân cách và tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách thường bị nhầm lẫn nhưng thật ra hai chứng bệnh này rất khác nhau.

  • Tâm thần phân liệt: Đây là một bệnh tâm thần nghiêm trọng. Những người bị tâm thần phân liệt không có nhiều nhân cách và có ký ức khá liền mạch về các sự kiện xảy đến với mình. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này là nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật (ảo giác) và suy nghĩ hoặc tin vào những điều không có cơ sở trong thực tế (hoang tưởng).
  • Rối loạn đa nhân cách: Đây là một rối loạn làm ảnh hưởng tới cách hành xử của người mắc bệnh. Những bệnh nhân mắc chứng này có nhiều người bệnh không thể nhớ được những hành vi hay lời nói mình đã làm khi ở một nhân cách khác, nói dễ hiểu dân gian hay gọi là “bị nhập”, người bệnh chỉ được người thân kể lại về những nhân cách đó mà không hề có chút ký ức nào về nó. Đặc trưng của rối loạn đa nhân cách là mỗi nhân cách có suy nghĩ và niềm tin hoàn toàn riêng biệt.

Cả bệnh nhân tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách đều có nguy cơ tự tử.

Làm sao biết bạn bị rối loạn đa nhân cách?

Để xác định một người có mắc rối loạn đa nhân cách hay không, trước tiên bản thân người bệnh cần ý thức được những triệu chứng bệnh của mình. Khi biết mình có những triệu chứng rối loạn đa nhân cách, bệnh nhân cần đến bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán.

Các triệu chứng của rối loạn đa nhân cách

Bạn hãy tự quan sát bản thân và nhờ những người xung quanh quan sát cùng để xem mình có những triệu chứng sau đây không:

  • Có nhiều nhân cách khác nhau: Triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn đa nhân cách là sự hiện diện của ít nhất hai nhân cách riêng biệt liên tục kiểm soát hành vi của một người.
  • Có những khoảng trống trong ký ức: Bệnh nhân khi ở nhân cách này sẽ không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác. Bệnh nhân thường có những khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.

Có nhiều nhân cách khác nhau: Triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn đa nhân cách là sự hiện diện của ít nhất hai nhân cách riêng biệt liên tục kiểm soát hành vi của một người.

  • Có những khoảng trống trong ký ức: Bệnh nhân khi ở nhân cách này sẽ không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác. Bệnh nhân thường có những khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.
  • Quên thông tin cá nhân: Những bệnh nhân bị rối loạn đa nhân cách cũng có thể quên những thông tin cá nhân quan trọng của mình như nơi làm việc, sở thích cá nhân, nơi sống…

Bên cạnh việc có nhiều bản thể và mỗi bản thể lại có những ký ức rất khác nhau, người bị rối loạn đa nhân cách còn có thể gặp một số vấn đề tâm thần khác như:

Bên cạnh việc có nhiều nhân cách và mỗi nhân cách lại có những hành vi rất khác nhau, người bị rối loạn đa nhân cách còn có thể gặp một số vấn đề tâm thần khác như:

  • Trầm cảm
  • Muốn tự tử
  • Rối loạn ăn uống
  • Cảm thấy bị cưỡng chế
  • Liên tục thay đổi cảm xúc
  • Lạm dụng rượu và ma túy
  • Ảo giác thính giác và thị giác
  • Bị lo lắng, hoảng loạn và các chứng ám ảnh
  • Bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, sợ bóng tối hay mộng du)

Các triệu chứng khác của rối loạn đa nhân cách có thể bao gồm đau đầu, mất trí nhớ, mất nhận thức về thời gian, lơ mơ và có “trải nghiệm thoát xác”.

Một số người mắc chứng rối loạn đa nhân cách có thể làm những việc trái với tính cách của mình như lái xe quá tốc độ hoặc trộm cắp. Tuy nhiên, họ lại cho rằng mình bị ép buộc chứ không có chủ ý làm những việc trên.

Cách chẩn đoán bệnh


Khi xác định được mình có các dấu hiệu của bệnh đa nhân cách, bạn cần tìm đến một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và điều trị một cách chuyên nghiệp hơn.

Quá trình chẩn đoán rối loạn đa nhân cách cần rất nhiều thời gian. Người ta ước tính rằng những người bị chứng rối loạn này phải đi thăm khám sức khỏe tâm lý 7 năm mới có được chẩn đoán chính xác, bởi vì những triệu chứng của bệnh rối loạn đa nhân cách rất giống với nhiều bệnh tâm thần khác. Trên thực tế, nhiều người mắc chứng rối loạn đa nhân cách cũng mắc các bệnh khác như rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn trầm cảm hay rối loạn lo âu.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình có các triệu chứng kể trên thì hãy đến bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Bác sĩ sẽ dùng 5 tiêu chí sau để chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách:

  1. Người bệnh có nhiều nhân cách: Người bệnh có ít nhất hai nhân cách khác nhau, mỗi nhân cách có cách nhận thức và suy nghĩ về thế giới xung quanh và bản thân khá rõ ràng và khác nhau.
  2. Người bệnh bị mất ký ức: Bệnh nhân không thể nhớ hoàn toàn các sự kiện trong ngày, thông tin cá nhân quan trọng hoặc các chuyện buồn hoặc sang chấn.
  3. Người bệnh không sinh hoạt bình thường: Người bệnh gặp căng thẳng hoặc khó khăn trong cuộc sống vì căn bệnh rối loạn đa nhân cách. Họ không thể làm việc hiệu quả hay không xây dựng được một mối quan hệ bền vững với bạn bè, đồng nghiệp vì sự thay đổi nhân cách của mình.
  4. Người bệnh có trải nghiệm bị sang chấn trong quá khứ/tuổi thơ: Người bệnh từng phải trải nghiệm những sự kiện đau buồn vượt ngoài khuôn khổ văn hóa hay tôn giáo thông thường. Ví dụ như trẻ em bị bạo hành, phụ nữ bị lạm dụng tình dục…
  5. Người bệnh không bị ảnh hưởng bởi chất gây nghiện: Người bệnh gặp phải các triệu chứng rối loạn đa nhân cách không phải do tác động của các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Cách điều trị rối loạn đa nhân cách


Những bệnh nhân mắc rối loạn đa nhân cách thường rất khó sinh hoạt bình thường vì ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, vì đây là một căn bệnh có thể điều trị được nên người bệnh có thể giảm nhẹ những ảnh hưởng này nếu tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ

Ảnh hưởng của rối loạn đa nhân cách

Một số triệu chứng của chứng rối loạn đa nhân cách có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh như sau:

  • Rối loạn giải thể nhân cách: Bệnh rối loạn giải thể nhân cách là cảm giác bạn không còn ở trong cơ thể mình cảm giác như mình không còn là chính mình mà là một người khác. Đây thường được gọi là “trải nghiệm thoát xác” và khiến bạn không thể tập trung vào công việc mình đang làm.
  • Tri giác sai thực tại: Đây là cảm giác thế giới và mọi cảnh vật xung quanh không có thật hoặc rất mờ ảo.
  • Quên thông tin quan trọng: Đôi khi người rối loạn đa nhân cách quên thông tin cá nhân của mình hay quên nội dung của một cuộc nói chuyện quan trọng dù đã từng tham gia cuộc trò chuyện ấy.
  • Nhầm lẫn hay thay đổi nhân cách bản thân: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc xác định những mối quan tâm, quan điểm chính trị, tôn giáo, xã hội, xu hướng tình dục, tham vọng nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp lẫn lộn về thời gian và địa điểm.

Cách điều trị

Mặc dù hiện nay chưa có phương thức điều trị đặc hiệu cho chứng rối loạn đa nhân cách nhưng một số phương thức điều trị có thể hiệu quả nếu bệnh nhân kiên nhẫn điều trị lâu dài. Một số liệu pháp điều trị hiệu quả bao gồm trò chuyện, tâm sự với bác sĩ tâm lý hoặc thực hiện tâm lý trị liệu và liệu pháp thôi miên. Ngoài ra, những liệu pháp bổ trợ như nghệ thuật trị liệu hoặc liệu pháp vận động cũng có thể có ích.

Không có phương pháp điều trị bằng thuốc dành riêng cho bệnh rối loạn đa nhân cách nên các phương pháp chữa trị tâm lý vẫn là cách điều trị chính. Tuy nhiên, thuốc điều trị những bệnh đi kèm rối loạn đa nhân cách như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu là cần thiết vì tỷ lệ bệnh nhân rối loạn đa nhân cách có đi kèm các bệnh lý tâm thần khác như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu cũng khá cao.

Bệnh nhân cần kết hợp điều trị rối loạn đa nhân cách cùng các bệnh tâm thần khác như trầm cảm hay nghiện chất kích thích để cải thiện bệnh tình tốt hơn.

Rối loạn đa nhân cách thực sự là một cuộc chiến đối với những ai mắc bệnh. Đây là căn bệnh cần sự chăm sóc tâm lý và y tế phù hợp từ bác sĩ và mọi người xung quanh để đưa người bệnh dần trở lại với cuộc sống bình thường. Nếu kiên trì điều trị đúng hướng, người rối loạn nhân cách vẫn có thể thoát khỏi những mảnh ghép ám ảnh để trở thành người có ích cho xã hội và duy trì được chức năng làm việc và chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét