Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

TT&HĐ V - 45/f

 
Tình Buồn Thiên Thu - Đinh Thiên Hương

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG VI (XXXXV): THỰC CHỨNG

“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.

"Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn…".
"Cơ hội làm điều ác đến một trăm lần một ngày, và cơ hội làm điều thiện chỉ đến một lần trong một năm".

"Thật tuyệt vời là con người đã sử dụng biết bao thời gian để chống lại cái ác. Giá mà họ cũng sử dụng năng lượng đó để yêu thương người khác, cái ác sẽ tự chết vì buồn chán".


Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Thế giới hiện thực có giới hạn; thế giới tưởng tượng là vô hạn".

“Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.” 
Napoléon



  

(Tiếp theo)

Chúng ta cho rằng bốn trạng thái tình cảm cơ bản nhất, nổi trội nhất của những loài sinh vật có tư duy trừu tượng là hỉ, nộ, ái, ố (vui, giận, yêu ghét).
Khó mà hình dung được bốn thể hiện cơ bản về tình cảm nói trên hình thành cùng một lúc được, mà phải có trước, có sau. Vậy thì, tình cảm cơ bản nào được hình thành đầu tiên, đóng vai trò tiền đề cho ba tình cảm cơ bản còn lại hình thành trong thế giới sinh vật nói chung (xuất hiện ở dạng manh nha) và đối với loài người nói riêng? Tôi cho rằng đó là tình cảm "buồn", thứ tình cảm mà ở mức độ cao trào sẽ là trạng thái "nộ". Chính cuộc đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi trong thế giới sinh vật đã dần dần hun đúc nên thứ tình cảm "buồn" ấy, làm cho sự thể hiện của nó ngày một rõ rệt và ở loài người thì đạt đến độ tinh vi sâu sắc nhất, để rồi được khắc ghi không thể xóa nhòa trong tiềm thức con người, đồng thời đóng luôn cái vai trò là căn nguyên làm biểu lộ ra mọi sắc thái tình cảm của con người. Thông thường một con người, lúc rảnh rỗi nhất, ở trạng thái tinh thần bình lặng nhất, sẽ cảm nhận được một sắc thái tình cảm rất êm dịu, rất nhẹ nhàng, thấp thoáng chút xíu sự bâng khuâng, phảng phất chút xíu sự hụt hẫng, thoang thoảng mơ hồ chút nhớ nhung luyến tiếc, thảng hoặc lại trỗi dậy bâng quơ chút thi vị. Cái sắc thái tình cảm ấy chính là sự thể hiện của nỗi buồn đang nằm ở tầng sâu ẩn dấu trong tiềm thức, và được gọi là “cái buồn mông lung, man mác”. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài thơ "Chiều" rất hay:

chiều

Tác giả: Xuân Diệu

tặng Nguyễn Khắc Hiếu

Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...

Lá hồng rơi lặng ngỏ thuôn
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương má hồng.
Nghe chừng gió ý' qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ
Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn.
Lúc viết bài thơ đó, chắc nhà thơ đang buồn man mác!
Nếu suy luận ở trên là thỏa đáng thì trên cơ sở đó, có thể rút ra kết luận: nếu ở loài vật, cái đóng vai trò như nền tảng, làm chỗ dựa cho những cảm giác vui, buồn, yêu, ghét thể hiện ra, là sự vô tình, thì ở loài người, nền tảng ấy chính là trạng thái buồn mông lung man mác của tâm hồn. Như vậy, buồn man mác là trạng thái tình cảm của tâm hồn con người. Sự tồn tại của nó tuy có tính lặn, chìm khuất, nhưng đồng thời lại có tính bền vững, thường trực, duy trì lâu dài, còn mọi trạng thái tình cảm khác, so với nó, đều có tính nổi trội nhưng không bền vững, chỉ nhất thời. Có thể ví von rằng, sắc thái tình cảm buồn mông lung man mác như mặt hồ nước mênh mông phẳng lặng, còn mọi sắc thái tình cảm khác như là những biểu hiện biến động ở những mức độ khác nhau của mặt hồ ấy, từ một gợn nhỏ lăn tăn cho đến xoáy chìm, sóng nổi. Biến động nào rồi cũng qua đi và khi hầu hết các biến động không nổi lên nữa thì mặt hồn lại trở về trạng thái hầu như phẳng lặng, nghĩa là giống như trạng thái không vui buồn của hồn người. Sóng nổi lăn tăn, đó là nỗi buồn man mác!

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh con khỉ mặt buồn

Lâm vào tình trạng buồn đau thì không ai muốn rồi, nhưng ở trong trạng thái vui vẻ mãi thì rồi cũng đến lúc chán nản (một sắc thái của nỗi buồn). Rõ ràng, không có buồn thì cũng không có vui nên không thể vui mãi mà không… hết vui. Như vậy, có vẻ lạ lùng nhưng thực ra là tự nhiên, tâm hồn con người đều không “chịu đựng nổi” hai tình trạng đó lâu dài, mà chỉ chấp nhận được một cách bình thản, nhiều khi còn thú vị, sự duy trì kéo dài và liên tục tình trạng buồn man mác (hơi thoảng buồn trong an nhiên tự tại). Nước lã bị coi là vô vị nhưng lại là nền tảng cho mọi thức uống. Không có nó, không thức uống nào có thể triển khai được. Không có nó, không chỉ loài người mà cả thế giới sinh vật trên Trái Đất này không thể sống còn được. Dù bị coi là vô vị thì nước lã vẫn không thể vô vị đối với con người và người ta có thể uống thường xuyên liên tục kéo dài suốt đời mà không chán, rất nhiều khi còn cảm thấy ngon lành, ngọt ngào thực sự và vô cùng thỏa mãn, chứ không thể uống bất cứ một thức uống nào khác như thế được. Có những thức uống lúc này lúc khác được coi là tuyệt vời, nhưng chỉ mang tính nhất thời và rồi cũng chán. Riêng đối với nước lã, bình dị va lạt lẽo thế mà không ai chán, chẳng bao giờ chán, trái lại, ai cũng cần nó, thường xuyên cần nó, và nếu thiếu nó thì “khát khao” nó, thấy quí trọng nó, do đó, hóa ra là nó “trên cả tuyệt vời”. Tình trạng buồn man mác của tâm hồn cũng tương đối giống như… nước lã. Đời người luôn trải qua những biến đổi, chấn động và từ đó mà cũng xuất hiện đan xen nhau, tiếp nối nhau những sắc thái tình cảm khác nhau trong tâm hồn.
Nếu sắp xếp tất cả các sắc thái tình cảm vào một hệ thống tương phản thì sẽ có duy nhất một sắc thái tình cảm có tính trung dung, đóng vai trò “mức O” của mọi sự phát triển sắc thái tình cảm. Một cách hoàn toàn khách quan thì sắc thái tình cảm đặc biệt, đóng vai trò làm gốc tương phản đó phải là “vô tình thuần túy”. Tuy nhiên vì con người có tư duy và mang trong tiềm thức “nỗi buồn truyền kiếp” được hun đúc nên từ quá trình đấu tranh sinh tồn đầy bi thương của loài người, nên ở con người cái sắc thái tình cảm đóng vai trò gốc ấy không phải là “vô tình thuần túy” nữa, cũng không phải là “vui man mác”, mà phải là buồn man mác với ít nhiều thi vị nghĩa là đôi lúc thoáng nhẹ nỗi vui, mỉm cười bâng quơ dù đang buồn man mác!).
Vì tình trạng buồn man mác đóng vai trò gốc, mức O, mang tính nền tảng, cơ bản nên nó cũng có tính lặn, tính tĩnh tại, và như thế, mọi trạng thái tình cảm còn lại so với nó đều mang tính nổi trội, động. Nhìn chung, tĩnh là trạng thái bình thường, thông thường, coi như không bị kích thích, động là tình trạng bị kích thích. Một cách tự nhiên, trạng thái động bao giờ cũng có xu hướng trở về trạng thái tĩnh và trạng thái tĩnh, khi bị kích thích sẽ chuyển biến sang trạng thái động. Trạng thái động có hai loại tương phản nhau là âm (chẳng hạn: buồn, ghét) và dương (chẳng hạn: vui, yêu). Nếu trạng thái động có tính cương, hoạt náo, tiêu hao năng lượng (mất sức) thì trạng thái tĩnh có tính nhu, lặng, (hầu như không tốn năng lượng (không mệt). Như đã nói, trạng thái tĩnh về tình cảm đáng lẽ ra phải là sự vô tình, thờ ơ, nhưng ở con người có thiên hướng buồn, và hơn nữa, với quan niệm tĩnh về tình cảm không chỉ là không buồn không vui mà đồng thời cũng còn là vừa buồn vừa vui, nên trạng thái đó phải là buồn man mác có hơi hướng thi vị, tức là nó cũng “động” thuộc về tập hợp trạng thái động nhưng được kích thích ở mức coi như thấp nhất và được qui ước là “tĩnh”. Tôi cho rằng, đời người là một cuộc dàn trải những biến động thường xuyên làm xuất hiện trong tâm hồn phong phú những sắc thái khác nhau với những mức độ hoạt động khác nhau và đều có thể qui về một trong bốn dạng cơ bản là vui, buồn, yêu, ghét. Trong đó, tình trạng buồn man mác có hơi hướng thi vị là trạng thái tình cảm tĩnh lặng nhất, thư thái nhất, êm dịu nhất, an lành nhất, thi vị nhẹ nhàng nhất của tâm hồn. Vì thế mà nó được con người ta yêu thích và trở thành ấn tượng dễ chịu, sâu sắc trong tâm hồn của những ai đã và đang qua trải nghiệm cuộc đời. Tôi cho rằng mùa Thu có nhiều những cảnh sắc nhất gợi nên nỗi buồn man mác mang hơi hướng thi vị, trong tâm hồn và do đó, mùa Thu cũng là mùa “sợi nhớ sợi thương” nhất, đằm thắm nhất mà cũng du dương nhất đối với tôi. Và thơ, ca, nhạc, họa, muốn có khả năng trở thành kiệt tác, thì trước hết, phải có nỗi buồn man mác, phải có hơi thở đượm buồn, phảng phất buồn!


Thực ra ở Nam bộ - Việt Nam, một năm được phân định tương đối rõ ràng thành hai mùa Mưa và Nắng, chứ khó mà thấy được rành rọt được bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông như ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, một trong những đặc trưng của mùa Thu là lá vàng rụng nhiều, và trong sân nhà tôi có một cây nhãn cổ thụ, một cây sứ già, cho nên cứ mỗi độ lá vàng của chúng rơi đầy sân là tôi biết được mùa Thu đã về. Cảnh lá vàng rơi rụng lả tả theo từng đợt gió nổi mát rượi trong sân thường làm cho lòng tôi trỗi dậy nhiều hoài niệm vui buồn lẫn lộn. Trước đây, trong một lần như thế, tôi đã vỡ lẽ ra điều ngộ nghĩnh này: người ta, trong sâu thẳm, luôn bị nỗi buồn truyền kiếp ám ảnh, chế ngự nên ai cũng vậy, luôn tìm cách chạy trốn, vùng thoát khỏi nó, luôn tận dụng mọi cơ hội đến với niềm vui sống. Nhưng thử hỏi, trên cõi đời này, mấy ai có được một niềm vui sống đích thực và trọn vẹn? Vì thế mà có lẽ nỗi buồn chứ không phải niềm vui mới là giềng mối làm nên những kiệt tác văn chương, những bất hủ thơ ca. Từ suy nghĩ đó, tôi đã cho ra đời bài thơ ca ngợi nỗi buồn sau đây:
HUYỀN THOẠI NỖI BUỒN
"Ngày xưa ông Tạo dỗ dành rằng
Người khôn nên được hưởng Nỗi Buồn
Có chàng phụng phịu: “Con không muốn…”
Ông cười: “Thôi, cố khóc một lần!”

Chàng khóc rống lên trút Nỗi Buồn
Cuộn dòng lệ chát chảy thành sông
Lòng chàng sạch sanh Niềm Cô Quạnh
Hí hửng về vui với Phố Đông.

Từ đó tình chàng tỉnh như không
Chỉ còn quay quắt với hơi đồng
Nói cười nhăng cuội, trơ vai kịch
Triền miên lạc thú với đêm hồng.

Lệ chát tràn trề hóa Bể Đông
Tiên cá ngây thơ uống no lòng
Vụt hóa ngẩn ngơ niềm cô quạnh
Lên ngồi bờ đá ngóng mênh mông.

Nàng đâu hay mình đã cảm thông
Nỗi Buồn Trần Thế để vương lòng.
Biết thương, biết nhớ trong chờ đợi
Biết là hạnh phúc buổi trùng phùng.

Thế rồi hồn nàng hóa hồn người
Ươm trong buồn nhớ những mầm vui
Kết trái tình yêu từ độ đó
Đủ đắng cay, chua chát, ngọt bùi.

Chàng kia dần hóa quỉ Sa tăng
Rình mò, quấy nhiễu khắp lương dân
Linh hồn xơ cứng trong hoan lạc
Gầm gừ, hú hét rợn đêm trăng

***
Về sau con cháu ở Phố Đông
Lũ lượt kéo về tắm Bể Đông
Tìm hớp Nỗi Buồn trong lệ chát
Nghe ngàn xưa vỗ tiếng vọng thầm:
“Thế gian mà vắng Nỗi Buồn
Linh hồn bốc cháy, điêu tàn thơ ca
Xấu đau xấu đớn cỏ hoa
Núi ngồi thô lỗ, sông trơ đáy ghềnh
Xuân cằn tê lụi chồi mầm
Hè hun khô khốc, gió hầm vũ phu
Đục ngầu bụi bặm trời Thu
Đông ghè băng giá đắp mồ Tình Yêu
Loài người thành lũ quái chiêu
Đói xương khát máu, lêu têu bầy đàn".
- Thơ với chả thuổng, buồn với chả nhớ!... Thôi, vui lên đi, tôi về rồi đây này!
Hiện Thực đang ngồi buồn man mác bên bàn đá, giật thót mình, quay ngoắt đầu lại nhìn vào trong nhà, rồi reo lên:
- Ôi, anh Hoang Tưởng!... Mới thấy anh chui tọt vào lỗ đen của Ngân Hà mà giờ này đã xuất hiện ở nhà, thật nhanh quá sức tưởng tượng! Có phải là anh đã di chuyển theo đúng quĩ đạo mà anh đã suy đoán không?
- Tôi mù tịt, đâu có biết quái gì! Vừa mới hoàn hồn trở lại tức thì…
- Thôi, kệ! Cũng chẳng cần biết làm gì nữa! Điều quan trọng là anh đã về nguyên lành, không bị chút “sứt tai gãy gọng” nào. Mà cũng thật đúng lúc… Nãy giờ thèm nói chuyện để thư giãn, xả hơi mà chả có ai, cứ ngồi đây nhìn lá vàng rơi mà nghĩ ngợi linh tinh, mệt cả đầu…
- Cái anh này, nhìn lá vàng rơi thì chỉ có hoài niệm và buồn man mác một cách thi vị thôi. Như thế là dễ chịu chứ mệt mỏi nỗi gì!...
Hiện Thực phá lên cười:
- Ha, ha,… ha! Tôi đùa anh đấy!... Mà này, tôi đã ghi chép xong toàn bộ thông tin của anh gửi về từ trước đến nay thành một “núi giấy” ở trên bàn làm việc ấy. Vì phải tốc ký “liến thoắng” liên tục nên không biết có sơ sót gì không? Anh đã về rồi thì nên đọc lướt qua một chút…
- Thôi, thôi! Tôi chả dại gì mà dây vào cái đống giấy ấy, vừa tốn thời gian, vừa tự mình làm thui chột sự hoang tưởng của mình. Đó là công việc của anh và anh phải tự chịu trách nhiệm về sự chính xác của nó trước… Tự Nhiên Tồn Tại, Hiện Thực ạ! Còn tôi chỉ có nhiệm vụ là la cà, ngao du đến những nơi tôi muốn và… “phán” thoải mái!...
- Anh nói sao? Sao tôi lại phải chịu trách nhiệm trước Tự Nhiên Tồn Tại trong khi chỉ là người chép lại một cách nghiêm túc nhất những kể lể bạt mạng và ngông cuồng của anh? - Hiện Thực trợn mắt sửng cồ - Anh đừng có giở cái trò “được ăn được nói được gói mang về” rồi “ném đá giấu tay” như thế nhé, không xong với tôi đâu!... Ông thì dán đít vào ghế, ngồi ghi chép quần quật hết ngày này qua ngày khác, còn mày thì rong chơi phởn chí khắp nơi, chẳng thèm ngó ngàng tới ai. Đồ tệ bạc!
- Ấy chết! Sao anh lại chửi tôi nặng nề thế hả Hiện Thực? Anh viết lách quần quật thì tôi hành trình hùng hục, cũng tốn công sức lắm chứ nào có kém gì! Ý tôi muốn nói là quĩ thời gian của chúng ta sắp hết mà tôi còn phải sục sạo nhiều nơi nữa. Chứ tôi mà chúi mũi vào đống giấy ngồn ngộn như núi kia thì chắc rằng chúng ta sẽ không hoàn thành được “Câu chuyện hoang đường về Tự Nhiên Tồn Tại”. Cả tôi và anh, đều cùng phải nỗ lực, mỗi người một việc chứ biết làm sao? Cố gắng lên nhé! Anh hãy tưởng tượng đến cái ngày đống giấy còn to hơn thế kia nữa được in thành sách, bán chạy như tôm tươi trên khắp thế giới và tiền chảy vào nhà chúng ta như thác đổ, sóng trào…
- Tiền vào như thế có mà chết ngạt! - Hiện Thực vui vẻ trở lại - Anh lém lắm, Hoang Tưởng ơi! Tôi xin lỗi về sự cáu bẳn vừa rồi vì hiểu lầm anh. Thực ra, tôi mến mộ anh biết chừng nào! Chính anh chứ không ai khác đã động viên, giữ vững tinh thần tôi trong những lúc cô đơn, hiu quạnh… À, này! Lúc nãy thấy anh về là tôi cứ ngỡ câu chuyện mà chúng ta muốn kể cho thiên hạ nghe đã đến hồi kết thúc rồi. Bây giờ nghĩ lại thấy còn thiếu thiếu cái gì đó, hình như là chưa có được một cái hậu trọn vẹn. Đúng không anh Hoang Tưởng?
- Đúng đấy! Chúng ta còn phải mày mò tìm cách vạch ra cho được nhiều ngộ nhận của vật lý hiện đại về Tự Nhiên Tồn Tại, nhất là phải lật đổ cho được quan niệm Big Bang về Vũ Trụ…
- Ái chà chà! - Hiện Thực ngắt lời Hoang Tưởng - Coi chừng đấy Hoang Tưởng ơi! Công nhận là anh có khả năng hoang tưởng “ác liệt” hơn nhiều người nhưng trình độ vật lý hiện đại của anh thì nói anh đừng giận, chẳng đâu vào với đâu cả. Không khéo đâm đầu vào đó, không những không giải quyết được gì mà còn bị nện cho u đầu bể trán, chuốc lấy thất bại nhục nhã ê chề nữa!
- Cảm ơn anh đã cảnh báo! Dù sao thì tôi cũng phải cố liều một phen xem sao, chứ cứ để sự tức tối anh ách trong lòng thật không sao chịu nổi. Có thể rồi tôi sẽ hoàn toàn bó tay, bất lực hoàn toàn thì lúc đó tôi sẽ nháy anh hủy bỏ những trang viết về chuyện đó, và nó sẽ được giấu tịt trước mắt người đời. Nhưng biết đâu chừng… Hãy nhớ lại đi Hiện Thực, trước đây tôi đã không ít lần từng vượt qua chướng ngại vật tưởng không cách nào vượt qua nổi, ngoạn mục như thế nào!

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh con khỉ mặt  cười
 Kết quả hình ảnh cho hình ảnh con khỉ mặt   giậnKết quả hình ảnh cho hình ảnh con khỉ mặt  cười
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét