TT&HĐ V - 45/d
Hạng võ trận chiến cuối cùng
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG VI (XXXXV): THỰC CHỨNG
“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.
"Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn…".
"Cơ hội làm điều ác đến một trăm lần một ngày, và cơ hội làm điều thiện chỉ đến một lần trong một năm".
(Tiếp theo)
***
Sau
ba năm múa may quay cuồng loạn xị xà bì, chúng ta rơi vào cảnh nợ nần
chồng chất, nhà cửa bị cầm cố, lãi mẹ đẻ lãi con thay nhau quần thảo tơi
bời hoa lá cành. Tình trạng kinh tế gia đình đã ở bên bờ vực “khuynh
gia bại sản”, tồi tệ đến độ cuộc sống đói khổ, vô gia cư xưa kia có thể
xộc về lại bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi lâm vào tình trạng nguy kịch,
ngàn cân treo sợi tóc đó, chúng ta mới hoàn toàn thoát ra được khỏi vòng
kiềm kẹp của sự hãnh tiến thái quá. Nhưng vẫn chưa đủ tỉnh táo để tìm
ra biện pháp giải cứu dứt khoát và hiệu quả nào vì lại rơi ngay vào vòng
chế ngự của sự tự ái, sợ mất thể diện mà thành ra gàn bướng, ù lỳ. Phải
thêm một thời gian 6 tháng trời vùng vẫy, quẫy đạp “trong rọ”, tiền thì
cứ tiếp tục mất, tật thì cứ tiếp tục mang như thế để tìm đủ mọi cách
vượt thoát (theo hướng kiên cường quyết tâm hoàn thành cho được kế hoạch
5 năm đã đề ra!!!) mà vẫn vô phương và phải đến khi bị một chủ thầu xây
dựng lừa gạt, ăn quịt một lúc 20 lượng vàng nữa (tổng cộng số vàng mà
chúng ta bị mất do các đối tác lừa đảo trong cuộc vào đời lần thứ ba là
khoảng hơn 100 lượng, tính ra tiền Việt Nam theo thời giá năm 2012 là khoảng
hơn bốn tỷ rưỡi đồng), chúng ta mới tỉnh ngộ ra được rằng, không những vô duyên với công danh mà chúng ta cũng vô duyên với sự giàu sang phú quý!
Kể
cũng may, nếu không có cú lừa ấy, chắc chúng ta còn đại bại ở mức thê
thảm hơn nữa. Chính cú lừa ấy đã làm cho chúng ta hoảng loạn, đồng thời
chán nản nhân tình thế thái đến cùng cực. Sự tác động đồng thời của các
yếu tố: suy sụp, chán nản và cả lời nhắc nhở hiền khô của mụ vợ: “Ông bà
nói: sống có cái nhà, chết có cái mồ. Ông làm sao thì làm, chẳng may bị
thất bại thì đừng để đến nỗi phải bán nhà!”, đã giúp chúng ta có được
quyết định tối ưu: “đánh trống bỏ dùi”, đột ngột dừng bước, bỏ dở tất
cả, rút chạy “không kèn không trống”, “lặn” xuống, “co” lại, hoạt động ở
mức cầm chừng “được đâu hay đó” để cốt sống qua ngày và chủ yếu là bảo
toàn căn nhà ở và một số của cải, vật chất còn “rơi rớt” lại, chưa “đội
nón ra đi”.
Sự
thất bại nặng nề của cuộc vào đời lần thứ ba làm chúng ta vô cùng đau
buồn và suy nghĩ rất nhiều về thân phận mình. Lúc đó, chúng ta biết
rằng, với độ tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh”, chúng ta sẽ không bao giờ
còn một cơ hội làm ăn nào nữa để vươn tới một cuộc sống khá giả và hơn
nữa là để tích lũy được chút ít tiền bạc, của nả lo cho cuộc sống về
già. Đó chính là điều làm chúng ta lo âu, sầu muộn nhất và cứ mỗi lần
nghỉ đến vợ con thì lương tâm lại bị dằn vặt ghê gớm(!).
Sau
một thời gian thì công việc làm ăn cũng bình ổn trở lại. Nhưng tương
lai thì vẫn cứ mù mịt. Dù sao thì cái tâm trạng nặng nề muộn phiền và âu
lo cũng phần nào nguôi ngoai. Nguôi ngoai thôi chứ không thể dứt được,
nó đeo bám như đỉa đói ngày này qua tháng khác, lúc bận bịu hay bù khú
với bè bạn thì lắng xuống, lúc rãnh rỗi lại nổi lên, nhiều khi nhức
nhối. Để khuây khỏa, chúng ta quay lại với thói quen đọc sách khoa học –
triết học mà chung ta đã bỏ bẵng ít ra là cũng 10 năm trời.
Trong
một lần như thế, chúng ta lôi quyển “Lý thuyết tương đối hẹp và rộng”
do chính Anhxtanh viết ra để đọc lại. Ngay từ thuở thiếu thời, chúng ta
đã nghe đến thuyết tương đối và hiểu ngây ngô rằng thuyết đó chỉ ra:
trên đời này chẳng có cái gì tuyệt đối cả mà cái gì cũng tương đối. Đến
thời thanh niên, chúng ta mới có dịp tiếp xúc với thuyết tương đối hẹp,
không hiểu gì mấy, nhưng khâm phục Anhxtanh. Cũng từ đó, cái Vũ Trụ mà
Anhxtanh vạch vẽ ra đã gây nên một sự tò mò không dứt được và bắt chúng
ta phải cố tìm hiểu nó.
Trình
độ toán, lý rất hạn chế đã không cho phép chúng ta hiểu được dễ dàng
thuyết tương đối hẹp (chứ nói gì đến thuyết tương đối rộng!). Phải mất
một thời gian dài tự trang bị kiến thức, tự tìm tòi học hỏi thêm thông
qua đọc sách, chúng ta mới nắm bắt được nội dung của nó, nhưng cũng chỉ…
tương đối thôi.
Tuy
nhiên, khi coi như đã hiểu được thuyết tương đối hẹp rồi, nghĩa là trút
được một “đống” tò mò đè nặng tâm trí rồi thì ngay lập tức lại xuất
hiện một vấn đề hết sức bất thường: nếu thuyết tương đối hẹp là chân lý,
nghĩa là không gian và thời gian (có vẻ) hòa trộn với nhau được, hơn
nữa, có tính co giãn theo vận tốc, khối lượng tăng lên khi vận tốc tăng,
sự đồng thời bị phá vỡ… là có thật thì những định luật bảo toàn vật
chất, bảo toàn năng lượng mà chúng ta đã học từ thời phổ thông, phải bị
vứt vào sọt rác, còn nếu không, phải xét lại thuyết tương đối hẹp. Thế
là “đống” tò mò mới lại nảy sinh.
Cái
“đống” tò mò ấy đã làm chúng ta tốn biết bao nhiêu thời gian, biết bao
nhiêu tâm trí mà vẫn không sao giải quyết được vấn đề. Dù thế, sự hao
tổn ấy cũng không vô ích: chúng ta lớn khôn lên nhiều, nhận thức được
rất nhiều điều quan trọng và đặc biệt là chính cái “đống” tò mò ấy đã
dẫn chúng ta đến trước những mô tả về cuộc thí nghiệm của Maikensơn -
Mookly để trầm tư mặc tưởng trên đó để rồi đột nhiên “đốn ngộ” được “gót
chân Asin” trong phép biến đổi của Lorenxơ.
Khi
lôi quyển sách “Lý thuyết tương đối rộng và hẹp”, mở ra định đọc lại
thì chúng ta thấy hai tờ giấy xé từ vở học trò, đã ngả màu, xếp lại, kẹp
trong đó. Chúng ta nhớ lại ngay, đó chính là hai tờ giấy minh họa một
thí nghiệm tưởng tượng của mình, được thực hiện để thiết lập một phép
biến đổi mới thay cho phép biến đổi Lorenxơ.
Có
thể nói rằng, thí nghiệm tưởng tượng đó là một bước đi cực kỳ quan
trọng và có tính đột phá khẩu. Nhưng dù sao thì “cửa mở” vẫn còn quá nhỏ
hẹp, chỉ mới cho thấy triển vọng mà chưa thể “xông” vào được. Chúng ta
đã phải dừng lại ở đó, tính đến lúc này, ước chừng cũng là 25 năm. Khi
đọc lại hai tờ giấy đó, lòng chúng ta lại nổi say mê trở lại, muốn vứt
bỏ hết để quay về tiếp tục tìm hiểu Vũ Trụ. Nhưng bằng cách nào đây khi
mà không thể rời bỏ được cuộc sống phải làm việc hàng ngày để lo cơm,
áo, gạo, tiền?
Thế
rồi trong một lần khác vào ngày giáp Tết, việc làm đã hết sạch, để
“giết” một ngày “rỗng rang”, chúng ta đi ra hiệu sách. Sáng hôm đó,
chúng ta mua được ba cuốn sách có tựa đề lần lượt là “Lịch sử văn minh
Ấn Độ”, “Khổng Tử”, “Lão Tử” và bộ sách gồm 5 tập có tựa đề “Lịch sử
triết học phương Đông”. Cuốn đầu do Nguyễn Hiến Lê dịch, hai quyển sau
do Nguyễn Hiến Lê viết, bộ sách 5 tập do Nguyễn Đăng Thục chấp bút.
Những
cuốn sách đó viết rất hay, chứng tỏ tài năng không thể phủ nhận được
của cả người dịch lẫn người viết. Chúng ta nhân tiện đây xin cảm ơn họ
vì nhờ họ mà chúng ta tiếp cận được nhiều tinh hoa thâm hậu của quá khứ
và qua đó nhận chân dần dần được cơ sở chân chính nhằm đánh giá thị phi
trước nhân tình thế thái, trước những biến động thời cuộc mà chúng ta
tưởng đã hiểu rõ từ lâu nhưng thực ra chẳng hiểu gì. G. W. Curtis có
nói: “Sách là ngọn đèn bất diệt của sự thông thái tích lũy lại”. Thật
chí lý!
Đó
là chuyện về sau này chứ lúc ấy, khi mua sách về, chúng ta “lôi” ông
“Khổng Tử” ra đọc trước. Có lẽ là do đã có kinh nghiệm về thành, bại
trong những lần bước vào đời và cũng do câu nói vui trong dân gian
chúng ta còn nhớ: “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử lải nhải
là quân tử khôn” mà chúng ta đọc “Khổng Tử” thấy… chán phèo. Tư tưởng
của ông nghe “nổ” quá còn cuộc đời ông sao về cuối, lê thê, ảm đạm quá (?).
Ý đó làm chúng ta chạnh lòng. Rồi chúng ta quay sang đọc "Lão Tử”.
Khổng Tử thì chúng ta biết từ “tám hoánh” (vì chúng ta sinh ra và lớn
lên vào thời mà hình ảnh nhà nho vẫn được trọng vọng, tôn vinh), còn Lão
Tử thì mãi đến sau này chúng ta mới “tiếp xúc” được về mặt tư tưởng
(nhờ “Đổi Mới” và kinh tế thị trường?). Ấy vậy mà khi đọc “Lão Tử”,
lòng chúng ta bừng sáng. Thực ra ngay lúc đó, chúng ta chưa hiểu được
toàn bộ học thuyết triết học uyên thâm của Lão, nghĩa là chưa hiểu được
“Đạo tự nhiên”, mà chỉ thấm thía được cái “Đức huyền diệu” của Lão mà
thôi. Nhưng thế cũng quá đủ cho chúng giải tỏa được nỗi khắc khoải: làm
thế nào cùng một lúc vừa lo được ổn chuyện cơm, áo, gạo, tiền cho gia
đình, vừa có thể “vùi đầu” tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng về bản chất
không gian và thời gian.
“Xuất
thế vô vi”, “vô vi vô bất vi”, “kẻ biết đủ là giàu” là những yếu tố tư
tưởng giúp chúng ta nhanh chóng (trong vòng 3 ngày) đề ra một hoạch định
cho cuộc sống, cho việc làm ăn tiếp theo của mình.
Có
thể cho rằng lần hoạch định ấy là bước chuẩn bị cho cuộc “vào đời lần
thứ tư” của chúng ta và cũng là lần cuối cùng. Nếu ba cuộc vào đời trước
chủ trương “nhập thế hữu vi”, “vỗ ngực xưng tên” ầm ĩ, thì cuộc vào đời
cuối cùng này lại chủ trương “xuất thế vô vi”, không “xuất đầu lộ diện”
nữa và cũng “im hơi lặng tiếng”, nhưng vẫn “lảng vảng” trong thời cuộc,
vẫn “làm tất cả” (theo cách “hồn nhiên”, uyển chuyển theo thời cuộc chứ
không theo cách khiên cưỡng, “cứng còng” duy ý chí nữa).
Muốn
thực hiện được như thế, điều tiên quyết là chúng ta phải tìm cho được
hai người có sẵn bản tính thật thà, chăm chỉ, tương đối sáng dạ để đào
tạo, truyền thụ thành hai trợ thủ trung thành, đắc lực, có khả năng “tác
chiến độc lập”, quán xuyến công việc như một thủ lĩnh thực thụ. Trong
một xã hội kim tiền, “người khôn của khó” thì rõ ràng, tìm và thu phục
được hai con người như thế không phải là chuyện dễ dàng, chỉ trong một
sớm một chiều, mà phải cần thời gian, phải có kinh nghiệm nhận biết nhất
định, hơn nữa là phải chân thành cầu hiền tài thực sự và đặc biệt là
phải có duyên. Chúng ta thật may mắn (có duyên tiền định) được “trời ban
cho” hai người trợ thủ đẹp về nhân cách, tốt về năng lực, để cùng làm,
cùng ăn, biết cảm thông chia sẻ, giúp chúng ta ẩn dật ở nhà, tập trung
tinh thần và lực lượng đến mức cao nhất có thể vào việc thực hiện cuộc
hành trình… đi tìm cái gì đó.
Nếu
không có sự hoạch định mang đầy màu sắc mách bảo tâm linh huyễn hoặc và
duyên tiền định đưa đẩy một cách dị thường ấy thì lúc này; làm sao
chúng ta “vi vu”, “lêu lổng” ở đây được?
Phải
chăng cuộc “gặp gỡ” lần đầu tiên giữa chúng ta và Lão Tử, tưởng chừng
như hoàn toàn tình cờ, nhưng thực ra lại là do sự “xúi giục”, đặt bày
tâm linh nào đó? Nếu đúng là thế thì phải cho rằng cuộc vào đời lần cuối
cùng là hoàn toàn mang tính định mệnh. Nhưng làm sao có được cuộc vào
đời lần cuối cùng nếu không có cuộc vào đời lần thứ ba và trước đó nữa
là cuộc vào đời lần thứ hai, rồi cuộc vào đời đầu tiên? Theo nguyên lý
nhân - quả, không có cuộc vào đời trước thì cũng không thể có cuộc vào
đời sau. Như vậy, có thể nói: nhìn ở góc độ này, đời người là một quá
trình tự thân; sống theo lý trí và ý chí của bản thân mình nhằm, trước
là chủ động thích ứng với môi trường để sống còn, sau là tích cực phấn
đấu chế ngự môi trường để sự sống còn đó vươn lên khá giả, giàu có, vinh
quang; nhìn ở góc độ khác, đời người là một quá trình được cấu thành
của môi trường nên cũng lệ thuộc vào môi trường, lý trí và ý chí của nó
bị chi phối mạnh mẽ bởi những tác động thường xuyên, liên tục, có thể
nhận biết được và không thể nhận biết được bởi thực trạng và những biến
đổi tự nhiên - xã hội, những biến cố xảy ra trong xã hội, bởi trình độ
nhận thức chung của thời đại. Từ đó mà thấy, bất cứ một người tỉnh táo
và có lý trí nào cũng đều sống tự quyết hướng theo định mệnh của mình.
Thế thì đối với riêng chúng ta, lực lượng tâm linh nào đã khai mở trí
não, gợi ý và hối thúc, khiến chúng ta tình nguyện hiến dâng quãng đời
còn lại để kể lể “Câu chuyện hoang đường về Tự Nhiên Tồn Tại” (sau đổi là "Thực Tại và Hoang Đường") quá ư là
tràng giang đại hải này?
“Nhân
chi sơ vốn bản thiện” (người ta khi mới sinh ra đều mang tính thiện).
Câu nói đó theo mọi người, đúng, sai đến cỡ nào không biết, nhưng theo
chúng ta, đúng nhất phải là "Nhân chi sơ vốn...không thiện không ác" và
cũng tự nhận mình đã là con người như vậy. Bà cố ngoại của chúng ta là
người sùng tín đạo Phật, còn bà ngoại thì còn sùng tín cả Cộng Sản.
Hai “Đạo” ấy dù có những quan niệm triết học khác xa nhau về tự nhiên -
xã hội, nhưng có một điểm chung rất quí báu, hoàn toàn phù hợp với Đức
Huyền Diệu (dù là trên lý thuyết) là kêu gọi mọi người từ ái, chính trực, giáo huấn con người
hướng thiện, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nêu cao tinh thần vị tha, độ
lượng. Bà cố ngoại và bà ngoại đã thấm nhuần được cái điểm quí báu đó.
Còn phía bên nội chúng ta thì hình như có dây mơ rễ má với phong trào
khởi nghĩa Tây Sơn về mặt huyết thống, chí ít thì cũng là với nữ tướng
Bùi Thị Xuân. Chắc là vậy nên ở người cha của chúng ta lúc sinh thời,
luôn thấy phảng phất khí phách của con nhà tướng, sống buông thả, tự
do, bất phục. Có lẽ sự pha trộn hai dòng máu ấy đã làm cho chúng ta,
ngay ở tuổi niên thiếu đã có những bản tính: thật thà cả tin, dễ xúc
động, rụt rè nhút nhát nhưng nhiều khi lại nóng nảy, gàn bướng và hiếu thắng. Sự
thể hiện tổng hợp những bản tính ấy đã làm cho bạn bè cùng trang lứa
đánh giá chúng ta là loại người vừa ngố vừa khùng vừa… hay cãi.
Một
con người có một tuổi thơ yên ả, vô lo, được giáo dục theo lý tưởng
"thân ái" và có những bản tính như thế mà bước vào xã hội, tham gia vào
cuộc đấu tranh sinh tồn đầy rẫy quyền mưu được giăng ra bởi ý chí và
do đó cũng không thiếu cam go, gay gắt, tàn nhẫn, nhiều khi là quyết
liệt, khốc liệt đến lạnh tanh nhân ái, mà không vấp lên vấp xuống, không
chuốc đổ vỡ, bi kịch, không từng trải hoang mang, chán nản, khổ đau
mới là chuyện lạ đời! Đến tận bây giờ, hồi ức lại những năm tháng “dữ
dội” của đời mình, dù đã trôi xa trong dĩ vãng, chúng ta vẫn còn toát
mồ hôi hột (cảm nhận thế thôi chứ với tình trạng thể xác hiện nay, làm
sao mà… “toát” được?!), mà căm ghét kẻ rắp tâm đoạt lợi bằng cách cố
tình hãm hại chúng ta một cách trơ tráo, vô liêm sỉ nhất. Tuy nhiên,
nói thật lòng, chúng ta không hận thù họ và dù có thể họ mang tội, thậm
chí là phải chịu bị phạt tội trước trời đất thì cũng không bao giờ đổ
lỗi cho họ về những thiệt hại mà họ đã gây ra cho chúng ta. Vì xét cho
cùng, định mệnh của cuộc đời chúng ta là phải trải qua những biến cố
khốn khổ đó, không thể khác được! Vả lại, trong “Kinh dịch” có viết:
“Trong đạo xử thế, biết trách mình là khôn, chỉ trách người là vụng”,
và trong sách “Nhi vị” có viết: “Người có nhân chẳng bao giờ lấy thịnh
suy mà thay đổi tiết tháo, người có nghĩa chẳng bao giờ lấy mất còn mà
đổi lòng”. Nhưng có lẽ hay nhất là câu Cao Bá Quát để lại cho đời:
“Nhân nghĩa là cái đạo rộng lớn vô biên. Làm người có nghĩa có nhân
trước hết là giữa lòng thủy chung với thiên hạ”.
Nghĩ
nghĩ ngợi ngợi đến đây thì hồn vía chúng ta bỗng thấy hiện lên rõ mồn
một bài thơ mà mình đã làm vào những ngày nặng nề nhất của cuộc đời, khi
chúng ta phải đi đến quyết định đầu hàng trong cuộc quyết đấu giành
giàu sang, phú quí, nhằm bảo toàn tính mạng bản thân và gia đình:
TẶNG MÌNH
“Thế mà nay chịu khốn khổ nơi đây, đó là trời hại ta,
chứ không phải tội ta đánh không giỏi”.
chứ không phải tội ta đánh không giỏi”.
Hạng Vũ
Đã từng một thuở phong trần
Bôn ba vó ngựa, dấn thân anh hùng
Mười năm thi triển võ công
Lẽ ra tài ấy đã lừng lẫy danh
Nhát tay chém lũ tiểu nhân
Mắc vào gian kế hỏi còn trách ai?
Sắp lên đến đoạn đầu đài
Mà còn thương hại thằng người lận dao
Thì đừng dấy nghiệp binh đao
Thiên thời cũng chịu, mưu sâu bằng thừa!
Thôi đi!...Xuống ngựa là vừa
Bẻ cung, chôn kiếm, quẳng cờ, bãi binh
Vô vi, xuất thế, an sinh
Rửa lòng thèm khát lợi vinh, thịnh cường.
Tấn tuồng mưu bá đồ vương
Chê thương Hạng Vũ, khen trừng Lưu Bang
Diễn trên sân khấu nhân gian
Nhục vinh phút chốc, vĩnh hằng như nhau.
***
Bôn ba vó ngựa, dấn thân anh hùng
Mười năm thi triển võ công
Lẽ ra tài ấy đã lừng lẫy danh
Nhát tay chém lũ tiểu nhân
Mắc vào gian kế hỏi còn trách ai?
Sắp lên đến đoạn đầu đài
Mà còn thương hại thằng người lận dao
Thì đừng dấy nghiệp binh đao
Thiên thời cũng chịu, mưu sâu bằng thừa!
Thôi đi!...Xuống ngựa là vừa
Bẻ cung, chôn kiếm, quẳng cờ, bãi binh
Vô vi, xuất thế, an sinh
Rửa lòng thèm khát lợi vinh, thịnh cường.
Tấn tuồng mưu bá đồ vương
Chê thương Hạng Vũ, khen trừng Lưu Bang
Diễn trên sân khấu nhân gian
Nhục vinh phút chốc, vĩnh hằng như nhau.
***
Vùng
không gian quanh chúng ta đã trở nên u ám, xám xịt hơn. Chúng ta vẫn
đang vun vút bay (mà thực ra là lan truyền KG kích thích!) hướng tới lỗ đen của Ngân
Hà. Ô! Hình như có tiếng khóc sướt mướt ở gần đâu đây thì phải. Lạ nhỉ?
- Ai đấy? - Chúng ta hỏi vang vọng trong tâm tưởng.
Tiếng khóc nín bặt, nhưng chỉ trong khoảng khắc, rồi lại bật ra, không lê thê sướt mướt nữa mà ngắt quãng sụt sịt:
- Tôi… đây… chứ ai!...
-
Phát ra tiếng Việt sõi như vậy thì ông là người Việt. Điều đó rõ rồi.
Nhưng cụ thể là ai mới được chứ? Kể ra thì giọng nghe cũng quen quen
đấy!
-
Tôi là… Hiện Thực đây, là… nửa cái tôi của Thầy Cãi đây (hay anh muốn
là của Ba Đá cũng được!). Trong khi anh… được… tha hồ phởn chí… “tung
tăng” khắp nơi, thì tôi… lại bị níu chặt… vào xó nhà, cắm đầu cắm cổ tốc
ký… hết ngày này qua ngày khác… mọi phát biểu, nghĩ ngợi tùy hứng chả
có đầu có đuôi, lại còn… “đầu cua tai nheo” quá chừng chừng để… cố cầu
may… cho hai ta có được… chút danh phận, ấy vậy mà anh nỡ lòng nào lại
quên béng tôi thế, hả… hả… hả?
-
Ối, giời ạ! Thì ra là anh hả Hiện Thực? Có lẽ vùng không gian mà tôi
đang hiện diện ở trong nó đã làm méo thông tin thần giao cách cảm từ anh
truyền đến nên tôi không nhận ra, chứ nào tôi làm sao mà quên nổi anh
được? Nhưng tại sao mà anh lại khóc mùi mẫn đến thế?
Có lẽ mắt Hiện Thực đã ráo hoảnh nên thông tin nghe mạch lạc hơn:
Tôi
thì cố chôn vùi những sầu thảm trong quá khứ của cuộc đời chúng ta đi,
còn anh thì vừa cứ nghĩ ngợi, gợi nhớ về chúng nhiều quá, làm tôi tức
điên lên và… khóc…
Hoang Tưởng (cũng là chúng ta!) nghe vậy liền đáp:
-
Đúng là tôi vô tình thật! Xin lỗi anh nhé, Hiện Thực. Thật là “nhàn cư
vi bất thiện”, ông bà nói chả sai tí nào!... Thôi, để giết thời gian,
không cho sự sốt ruột chờ đợi ngày tái ngộ dày vò, tôi sẽ kể anh nghe
vài chuyện vui để giải khuây, được chứ?
- Ừ, kể đi! Xem tôi có cười được không nào?
- Câu chuyện đầu tiên:
Có
lần Khổng Tử đi đâu đó, gặp hai đứa trẻ cãi nhau. Một đứa nói: “Mặt
Trời lúc mới mọc gần ta hơn và buổi trưa thì ở xa ta hơn”. Đứa kia cãi:
“Mặt Trời khi mới mọc xa ta hơn là vào giữa trưa”. Đứa trước nói: “Mặt
Trời lúc mới mọc to như một cái mâm, trong khi ở giữa trưa nó chỉ to
bằng cái đĩa là cùng. Khi thấy Mặt Trời to hơn thì nó phải ở gần hơn và
ngược lại, khi thấy Mặt Trời nhỏ hơn thì nó phải ở xa hơn”. Đứa kia lại
cãi: “Mặt Trời mới mọc thì mát, vào giữa trưa thì nóng. Nóng hơn thì
phải ở gần hơn, vậy Mặt Trời lúc giữa trưa phải ở gần chúng ta hơn lúc
nó mới mọc”. Khổng Tử đứng nghe hai đứa trẻ tranh luận, không biết giải
thích thế nào cho phải. Hai đứa trẻ thấy vậy, cười nhạo: “Thế mà thiên
hạ cho ông là người uyên bác, học rộng hiểu nhiều!”.
- Chuyện hay nhưng cũ rích. Tôi nghe kể đến nhàm tai rồi!
- Vậy thì chuyện thứ hai:
Có
một anh phóng viên về một vùng quê, thấy một ông già ngồi trước sân
uống rượu. Dưới chân ông già là năm, bảy chai rượu cỡ một lít, trống
trơn, nằm ngổn ngang. Anh phóng viên nọ ngẫm nghĩ, thấy lạ, liền ghé vào
hỏi cho ra lẽ: “Thưa ông! Làm ơn cho con hỏi, ông già thế mà còn uống
một lúc hết những ngần ấy rượu ạ?”. Ông già trả lời tỉnh queo: “Có gì
đâu? Chuyện thường ấy mà! Ngày nào mà tôi chẳng uống hết ngần ấy rượu.”.
Anh phóng viên bụng bảo dạ: “Ông già ước chừng cũng đến 80 tuổi rồi chứ
chả chơi. Vậy mà còn uống rượu khỏe thế chắc phải có bí quyết sống gì
đây rất đáng quí”, bèn hỏi tiếp: “Thế thưa ông, ông sống như thế nào mà
lớn tuổi rồi vẫn quá khỏe như vậy ạ!?”. Ông già cười móm mém: “Sáng uống
rượu, trưa uống rượu, chiều uống rượu, tối uống rượu, ngày nào cũng
uống rượu, uống riết thành quen mà được như thế, vậy thôi!”. Anh phóng
viên nghe mà thấy lùng bùng lỗ tai, lạnh tóc gáy, chưa kịp nghĩ ngợi thêm được gì thì
ngay lúc đó, từ trong nhà bước ra một ông lão trông còn già hơn ông kia,
một tay chống gậy, tay kia xách một can rượu loại 10 lít còn đầy. Anh
phóng viên chưa kịp định thần, lại càng tá hỏa tam tinh hơn nữa: “Ối,
cha mẹ ơi! Ở vùng quê này, người ta không những giữ được sức khỏe rất
tốt lúc về già mà còn rất thọ nữa. Ông lão này chắc cũng phải ngót nghét
100 tuổi rồi chứ không ít!”. Thế rồi không kìm nổi sự tò mò dâng lên
đột ngột, anh phóng viên vội quay lại hỏi ông già đang ngồi uống rượu:
“Dạ, xin ông cho con mạo muội hỏi, năm nay ông đã bao nhiêu tuổi và cụ
kia bao nhiêu rồi ạ?”. Ông già nhướng cặp mắt đỏ ngầu lên nhìn, nói:
“Thằng kia mà “cụ” cái con khỉ! Nó là con tôi đấy! Tôi năm nay đã 50
tuổi rồi, còn nó mới 30 tuổi thôi. Nó còn uống nhiều hơn tôi nữa…”. Nghe
đến đó, anh phóng viên vỡ lẽ, bật cười sặc sụa một hồi đến ngạt thở,
lăn đùng ra, ngất lịm.
- Chuyện này cũng “xưa” rồi, nhưng có cải biên nên nghe cũng tàm tạm!
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét