Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

TT&HĐ V - 45/e


 
Trò Đùa Của Tạo Hóa (Lô Tô) - Phương Thanh



PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG VI (XXXXV): THỰC CHỨNG

“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.

"Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn…".
"Cơ hội làm điều ác đến một trăm lần một ngày, và cơ hội làm điều thiện chỉ đến một lần trong một năm".

"Thật tuyệt vời là con người đã sử dụng biết bao thời gian để chống lại cái ác. Giá mà họ cũng sử dụng năng lượng đó để yêu thương người khác, cái ác sẽ tự chết vì buồn chán".


Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Thế giới hiện thực có giới hạn; thế giới tưởng tượng là vô hạn".

“Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.” 
Napoléon



(Tiếp theo)


- Đây là chuyện thứ ba:
Trong nhà thương điên ở Xêviia, có một anh chàng bị gia đình gửi vào đó vì bệnh mất trí. Anh này học luật pháp tôn giáo ở Oxuna, song dù có tốt nghiệp ở trường đại học Xalamanca, thì theo dư luận của số đông, anh vẫn là kẻ bị điên. Sau mấy năm tĩnh dưỡng, chàng cử đó nghĩ là mình đã trở lại sáng suốt, minh mẫn, và với ý nghĩ như vậy, anh viết thư cho Đức Tổng giám mục, khẩn khoản xin cứu anh thoát khỏi cảnh sống khổ sở hiện tại, vì nhờ lòng nhân từ của Thượng Đế, trí thông minh của anh đã hồi phục, chẳng qua gia đình muốn chiếm đoạt tài sản của anh nên vẫn cho nhốt anh vào nhà thương điên và mong anh điên cho tới chết, mặc dù sự thật khác hẳn. Tin vào nội dung bức thư với lời lẽ ý tứ khôn ngoan, hợp tình hợp lý, Đức Tổng giám mục phái một giáo sĩ đến hỏi ông giám đốc nhà thương xem những điều chàng cử viết cho ông có thực hay không, sau đó sẽ nói chuyện với chàng ta, nếu thấy chàng ta tỏ ra tỉnh táo thật sự thì cho ra khỏi nơi đó và trả lại tự do. Giáo sĩ được ông giám đốc nhà thương cho biết là chàng cử vẫn còn điên, thường có những hành vi rất tức cười nhưng nhiều khi nói năng lại cứ như người tỉnh táo, lúc tỉnh khôn bao nhiêu thì lúc điên lú lẫn bấy nhiêu, cứ nói chuyện trực tiếp với anh ta khắc rõ. Giáo sĩ muốn xác nhận thực tế xem sao, bèn gặp chàng cử trò chuyện hơn một tiếng đồng hồ. Trong suốt thời gian đó, chàng cử không hề thốt ra một lời nào lệch lạc quàng xiên mà trái lại, nói đâu ra đó khiến vị giáo sĩ không thể không nghĩ rằng anh ta có trí khôn như mọi người. Trong cuộc nói chuyện, chàng cử thổ lộ rằng ông giám đốc nhà thương nhận quà cáp của gia đình anh nên đã chơi xấu, bảo anh ta lúc điên lúc tỉnh. Chàng cử còn nói với giáo sĩ: nguyên nhân tai hại gây ra sự bất hạnh này là số tài sản kếch xù của anh và vì gia đình anh muốn hưởng trọn số tài sản đó nên đã làm cho mọi người tưởng lầm và không tin Thượng Đế đã rủ lòng thương tới, khiến anh từ một con vật trở lại thành người. Tóm lại, theo lời chàng cử thì ông giám đốc là một kẻ khả nghi, gia đình anh ta là những người tham lợi độc ác, còn anh ta thì hoàn toàn có lý. Sau cuộc trò chuyện, giáo sĩ quyết định dẫn anh chàng cử đến gặp trực tiếp Đức Tổng giám mục để ngài chứng kiến tận mắt, sờ tận tay sự thật của việc này. Với ý nghĩ đó, ông đề nghị giám đốc nhà thương cho trả lại quần áo mà chàng cử đã mặc khi vào nhà thương. Ông giám đốc nhắc vị giáo sĩ coi chừng việc mình làm vì chàng cử thật ra vẫn còn điên dại, không có điều gì phải nghi ngờ cả. Mặc cho ông giám đốc khuyên can, vị giáo sĩ vẫn giữ nguyên quyết định đưa chàng cử đi. Ông giám đốc đành phải tuân theo vì biết đó là lệnh của Đức Tổng giám mục. Thế là chàng cử được nhận lại bộ quần áo còn tốt lành của mình. Sau khi trút bỏ bộ đồ nhà thương và ăn mặc lại tử tế, chàng cử xin phép vị giáo sĩ cho đi chào tạm biệt các bạn điên của chàng. Giáo sĩ ngỏ ý đi cùng để tiện thể thăm những người điên trong nhà thương. Thế là hai người và một số người có mặt tại đó cùng đi. Tới một chuồng nhốt một người mắc bệnh điên khùng nhưng lúc đó đang tương đối tỉnh, không quậy phá, chàng cử nói:
“Người anh em của tôi ơi, anh có muốn dặn dò gì không? Tôi trở về nhà đây. Thượng Đế nhân từ bác ái đã trả lại trí khôn cho tôi mặc dù tôi không xứng đáng được hưởng. Tôi đã khỏi bệnh và tỉnh táo. Đối với quyền lực của Chúa, không có việc gì không làm được. Tôi đã đặt hết hy vọng và tin tưởng vào Người. Một khi Người đã đưa tôi trở lại trạng thái ban đầu, Người cũng sẽ làm như vậy đối với anh nên anh cũng đặt niềm tin vào Người. Tôi sẽ lo gửi quà bánh vào, anh cứ ăn tự nhiên. Vì đã qua cảnh đó, tôi nghĩ rằng, tất cả các bệnh điên rồ của chúng ta đều do bụng rỗng và óc đầy không khí. Anh bạn hãy can đảm lên! Mềm yếu trước đau khổ là hủy hoại sức khỏe và đi mau tới cõi chết!”.
Có một bệnh nhân ở chuồng đối diện, nghe được hết những lời chàng cử nói. Đang nằm tô hô trên một chiếc mền cũ, hắn vùng dậy, lớn tiếng hỏi ai là người đã khỏi bệnh điên và được ra khỏi nhà thương. Chàng cử đáp:
“Người anh em, tôi là người được ra khỏi nhà thương. Tôi không cần phải ở lại đây nữa và tôi hết lòng cảm tạ Thượng Đế đã phù hộ tôi!”.
“Ông cử ơi, hãy liệu mồm liệu miệng! - Bệnh nhân điên nói - Tôi e quỉ nó lừa ông đấy! Xếp bộ giò lại và ở yên trong chuồng cho khỏi mất công đi ra rồi lại đi vào!”.
“Tôi biết chứ! - Chàng cử cãi - Tôi đã khỏi bệnh và không việc gì phải nằm trong này nữa.”.
“Ông mà khỏi bệnh ư? - Bệnh nhân điên lại nói - Thôi, mời ông đi đi! Trước thần Hupitet mà tôi thay quyền trên Trái Đất này, tôi xin thề: chỉ riêng việc tôi cho ông ra khỏi nhà thương ngày hôm nay và coi ông là người có trí khôn thôi, thành Xêviia sẽ bị tôi trừng trị, và sự trừng trị đó khủng khiếp đến nỗi người đời sẽ nhớ mãi trong các thế kỷ sau này, amen. Anh chàng cử quèn ngu xuẩn kia không biết rằng ta có thể làm được việc đó ư? Như ta đã nói, ta là Hupitet Sấm vang. Ta có trong tay những tia chớp rực lửa dùng để uy hiếp và phá hủy Trái Đất. Nhưng ta chỉ trừng phạt cái đô thị dốt nát này bằng hình thức sau đây: trong suốt 3 năm, kể từ lúc ta ra tuyên bố trừng phạt này, ta không làm mưa xuống Xêviia và các vùng lân cận. Mi thì tự do, lành mạnh, tỉnh táo, còn ta thì điên rồ, bệnh hoạn, bị trói buộc ư? Nếu thế, thà ta tự thắt cổ cho chết còn hơn sống mà làm mưa!”.
Mọi người đứng xung quanh đều chăm chú nghe những lời quát tháo của bệnh nhân điên. Chàng cử nghe xong quay lại phía giáo sĩ, nắm lấy tay ông, nói:
“Xin ngài đừng phiền lòng và đừng quan tâm tới những lời tên điên này vừa nói. Nếu hắn là Hupitet và không muốn làm mưa thì tôi, Nếptunô - cha và thần nước - sẽ làm ra mưa khi tôi muốn và khi nào cần thiết.”.
Giáo sĩ nhẹ nhàng đáp lại:
“Thưa ngài Nếptunô, ta không nên chọc tức ngài Hupitet! Xin ngài hãy ở lại nhà thương, một ngày khác thuận tiện và rỗi rãi hơn, chúng tôi sẽ trở lại tìm ngài!”.
Câu chuyện đến đây là hết.
- Chuyện này sao y bản chính từ tác phẩm bất hủ có tựa đề “Đônkiôtê, nhà quí tộc tài ba xứ Mantra” của văn hào Xecvantex chứ gì? Thôi Hoang Tưởng ơi, nếu anh không có chuyện nào mới và hay ho (mà chắc làm gì có vì anh bỏ Trái Đất chu du trong Vũ Trụ lâu quá rồi còn gì) thì thôi, đừng kể nữa! Hãy…
- Không, tôi sẽ kể cho anh chuyện này, chắc chắn là mới toanh, anh chưa từng nghe bao giờ. Đây là câu chuyện tôi coi như món quà nhỏ tặng anh ngày chúng ta đoàn tụ. Nghe nhé:
Xưa kia (đây là cái “xưa” xưa nhất của mọi cái xưa; con số 13,8 tỷ năm được các nhà vật lý đoán định cho tuổi Vũ Trụ, so với cái “xưa” này chẳng nhằm nhò gì (!), nó vượt ra khỏi thời gian!), có một thân thể vô cùng phi thường, vô cùng huyền ảo mà loài người sau này không sao hình dung được, đặt bừa cho cái tên là Vĩnh Hằng, và một tinh thần cực kỳ siêu phàm, cực kỳ trác tuyệt, mà loài người sau này cũng không sao hình dung được, cũng đặt bừa cho một cái tên là Tạo Hóa. Không biết bằng cách nào mà Tạo Hóa “gian díu” được với Vĩnh Hằng, sinh ra một đứa con vĩ đại hơn mọi vĩ đại, sau này được loài người đặt tên là Không Gian. Lúc đầu Không Gian hoàn toàn không nhúc nhích, không có bất cứ động đậy nào, chỉ là một khối vĩ đại của mọi vĩ đại nhưng bại liệt, như bị hôn mê sâu vậy. Thương xót con quá, Vĩnh Hằng nói với Tạo Hóa:
“Ông ạ, tội nghiệp Không Gian, con của chúng ta quá! Nó sống mà như chết, cứ lù lù một đống ù lì, bất động như thế, khổ thân cho nó lắm! Ông là tinh thần trác tuyệt của mọi trác tuyệt, xem có cách nào làm cho nó sống động, tưng bừng lên, vui thú như con người ta được không?”.
“Bà nói cái gì thế? Con người ta nào ở đây? Bà đừng có mà dựng chuyện hoang đường! Ở đây tuyệt không có cõi nào, cái gì cả ngoài tôi, bà và Không Gian chết tiệt kia thôi! Bà hãy nhớ cho điều đó!”.
“Vâng, vâng!... Tôi có hơi quàng xiên một chút, xin lỗi ông nhé! Nhưng dù sao đi nữa…”.
Vĩnh Hằng chưa kịp nói hết câu, Tạo Hóa đã ngắt lời:
“Con mình rứt ruột đẻ, là tinh huyết của mình, sao lại không thương? Thấy Không Gian li bì như thế, tôi cũng buồn lòng lắm chứ. Làm nó tỉnh dậy thì dễ rồi, nhưng phải hượm hượm đã, kẻo… hối không kịp!”.
“Có chuyện gì mà hối không kịp hả ông?”.
“Bà biết đấy, con trẻ mà biết tung tăng, bay nhảy rồi nếu không có cách kìm chế chúng sẽ gây tai họa khó lường được. Tôi phải tìm biện pháp chế ngự hữu hiệu đã, rồi sẽ làm cho Không Gian hoạt náo. Nếu không thế, cứ tùy tiện cho Không Gian hoạt náo thoải mái, còn bà thì có tính nuông chiều quá đáng, chẳng may nó thành đứa nghịch tử, đập phá lung tung, trúng vào tử huyệt là tức khắc nó sẽ bị tiêu vong. Nó đang “có” mà thành “không” thì tôi đây cũng không còn. Lúc đó may ra chỉ còn lại một mình bà là “có” thôi.”
“Ông nói sao ấy chứ, làm gì xảy ra như thế được? - Vĩnh Hằng trố mắt (chắc là cái gì đó chứ không phải như mắt người!) ngạc nhiên – Giả sử như có chuyện ông và Không Gian biến đi thì biến đi đâu mới được chứ?”.
“Ôi dào cái mụ này, sao mà khờ khạo thế?! Không phải “biến đi” mà là “biến hóa”. Không Gian mà tiêu vong thì lập tức tôi cũng biến hóa thành kẻ thù một mất một còn của chính tôi, nghĩa là lập tức xuất hiện một kẻ và mụ phải ôm ấp kẻ cực kỳ quái gở, không những đen ngòm đến kinh khiếp mà còn vô hồn đến bạt vía ấy. Lúc đó mụ có chịu nổi không?... Sao lại cười hả mụ kia? Ái chà, chắc lại khoái cái cảnh được âu yếm cái kẻ rỗng tuếch và hư hỏng đó chứ gì? Thật là đồ…”
Đang vui vì thấy rằng Tạo Hóa thương mình và Không Gian thật lòng, nghe đến đó, Vĩnh Hằng vụt nổi tam bành:
“Ông không được miệt thị tôi như thế! Cấm ông đấy! Tôi đường đường như thế này mà thèm chung chạ với kẻ mạt hạng, vô hồn vô vía, chẳng có bất cứ một cái gì (kẻ mà sau này chúng ta gọi là Hư Vô) ấy à? Đồ ăn nói hồ đồ! Gớm, mang tiếng là tinh thần tối thượng, trác tuyệt của mọi trác tuyệt mà lại nói năng thô bỉ quá chừng! Ôi, sao mà đau lòng thế!...”
Thường vẫn vậy, khi Vĩnh Hằng “mặt đỏ như vang” thì bao giờ Tạo Hóa cũng “mặt vàng như nghệ”:
“Ấy chết, tôi muôn lần xin bà tha lỗi! Tôi thật vô ý vô tứ quá, định đùa cho bà vui một tí, không ngờ lại làm bà tổn thương. Đừng giận nữa kẻo tàn phai nhan sắc nghe bà! Thôi, bà hỏi con xem nó thích hoạt động kiểu gì để tôi còn lo liệu”
Vĩnh Hằng luôn thương yêu đến cùng cực đứa con độc nhất vô nhị của mình, nghe vậy, tươi tỉnh trở lại liền bèn thủ thỉ hỏi Không Gian, khối vĩ đại của mọi vĩ đại đang im thít trong lòng mình.
“Sao con, hỡi Không Gian bé bỏng của mẹ? Cứ mạnh dạn nói ra đi để bố trù tính!”
Khối vĩ đại của mọi vĩ đại có vẻ hơi rùng mình và từ trong sâu thẳm trầm trầm vang vọng ra:
“Aum! Bay nhảy, múa may quay cuồng trong lòng mẹ (chứ còn ở đâu được nữa?) chẳng thích thú mà cũng chẳng hay ho gì, chỉ gây ra sự mệt mỏi vô ích và chán chường vì đơn điệu. Nhưng ù lỳ, bất động, mê man như lúc này thì… thà "chết" (hồi đó làm gì có khái niệm "sống" hay "chết"? Rõ bịa!) còn sướng hơn. Thưa bố mẹ, tồn tại mà như không tồn tại thì tồn tại làm gì ạ?... Thế cho nên con muốn là “Có” tất cả, vừa tĩnh lặng dịu hiền như mẹ, vừa sôi động dữ dội như bố, vừa tĩnh vừa động, trong tĩnh có động và trong động có tĩnh, vừa là thế này vừa là thế kia, vừa là cả hai mà cũng không phải cả hai!...”
“Ái chà chà! Cái gì cũng muốn hết cả thì còn gì cho tao và mẹ mày hả Không Gian? ! Tạo Hóa gầm gừ rồi nổi xung thiên - Đồ oắt con to xác kia, sao lại tham lam vô độ lượng như thế? Thật quá thể!... Mà sao mụ lại cho ra đời cái thứ quỉ quái này được hả Vĩnh Hằng?”.
Vĩnh Hằng nghe vậy, bật khóc sụt sùi, nước mắt dàn giụa (hồi đó làm gì có nước mắt nhỉ? Nhưng đàn bà khóc lóc mà không chảy nước mắt thì còn khó tin hơn!), thương Không Gian bao nhiêu thì cũng giận Tạo Hóa bấy nhiêu. Mãi sau mới thốt được một cách ấm ức:
“Chơi cho đã rồi mặc kệ ra sao thì ra, lại còn đổ thừa cho tôi nữa! Nếu ông không ve vãn, tằng tịu tôi thì làm sao xuất hiện khối vĩ đại của mọi vĩ đại này được. Nếu Không Gian quả thực có tính tham lam như ông nói thì hoàn toàn là tại ông chứ, sao lại tại tôi, vì ông là… Tạo Hóa mà?… Nhưng thực ra, con chúng ta có tham lam gì đâu. Nó muốn được như thế, thiết nghĩ, cũng chẳng có gì là quá đáng. Muốn có tất cả thì đồng thời cũng muốn có “Không Gì Cả”, nghĩa là vừa muốn có vừa muốn không có, muốn cả hai thì cũng tương đương với không muốn cả hai. Không Gian chỉ ước muốn đơn giản có vậy thôi mà ông quát mắng nó, chì chiết tôi thậm tệ. Ông ác độc quá ông ơi!...”
Thảng thốt đến đó, Vĩnh Hằng lại tiếp tục khóc sụt sùi.
Trước cảnh sầu muộn ấy, Tạo Hóa cảm thấy hối hận, thương Vĩnh Hằng vô cùng, nên lên tiếng dỗ dành:
“Tôi biết lỗi mình rồi! Thôi bà đừng khóc nữa kẻo bị… bệnh thì khốn khổ! Được rồi, tôi sẽ chiều chuộng bà, cho Không Gian toại nguyện mơ ước của nó… Có điều tôi báo cho bà biết trước: khi Không Gian được toại nguyên thì cũng là lúc tôi và bà phải hòa nhập luôn vào nó, nghĩa là lúc đó, Tạo Hóa, Vĩnh Hằng và Không Gian sẽ hợp thành một thực thế duy nhất…”
“Cũng được chứ sao đâu! Có khi như thế hóa ra lại hay: tạo nên khối gắn kết keo sơn, bền vững, chan chứa yêu thương và đầy ắp cảnh quây quần, đàn tụ… Tất cả vì đứa con duy nhất của chúng ta, làm đi ông nhé! - Vĩnh Hằng tươi tỉnh, rạng rỡ hẳn lên”.
Thế là Tạo Hóa hô:
“Hỡi Không Gian, hãy là sự vĩ đại của mọi vĩ đại đồng thời là sự vi tiểu của mọi vi tiểu, hãy là tất cả đồng thời không là gì cả, hãy thường biến trong bất biến và bất biến trong thường biến!”
Tiếng hô vừa dứt thì lập tức cả Không Gian, Vĩnh Hằng lẫn Tạo Hóa đều… hóa, hòa quyện vào nhau thành Tự Nhiên Tồn Tại, với thể xác là Vũ Trụ, với thể chất nền tảng là Không Gian (gồm vô vàn hạt KG tích tụ nên), chuyển hóa không ngừng (biểu hiện của Tạo Hóa!) qua bất tận những “tức khắc” thời gian (biểu hiện của Vĩnh Hằng!).
Vì Tự Nhiên Tồn Tại có tất cả nên nó phải có thời khắc đầu tiên và thời khắc cuối cùng, và vì không có gì cả nên cũng không có hai thời khắc ấy, nghĩa là lúc nào cũng có thể là thời khắc đầu tiên đồng thời là thời khắc cuối cùng. Chính vì vậy, quang cảnh Vũ Trụ ngày nay mà chúng ta thấy cũng tương tự như quang cảnh lúc nó mới xuất hiện: là một đại dương Không Gian mênh mông “sinh sinh diệt diệt” vô vàn những sự vật - hiện tượng và vạn vật - hiện tượng trình hiện ra trước quan sát một cách vô cùng sinh động, “biến biến hóa hóa” không ngừng thành muôn hình vạn trạng với muôn vùng quần tụ hợp thành một “xã hội” vô cùng khổng lồ các thiên thể tích cực vận động, tương tác, cạnh tranh lẫn nhau để sống còn.
Trị vì và duy trì cái “xã hội” khổng lồ và sinh động gồm đông đảo vô kể các thành viên ấy là ông tổ Không Gian và vợ ông ta là bà chúa Thời Gian. Từ mối tình thủy chung vĩnh cử của ông tổ Không Gian và bà chúa Thời Gian mà nảy sinh ra các hạt mầm âm - dương. Các hạt mầm âm - dương được dung dưỡng, nuôi nấng lớn dần lên thành các vì tinh tú và các thiên hà.
Vì thủy chung vĩnh cửu thì cũng là vô thủy vô chung nên có thể coi Ngân Hà là hậu duệ của đời đầu tiên, hay đời cuối cùng, thậm chí là đời thứ bao nhiêu của ông tổ - bà chúa cũng được. Từ một hạt mầm âm - dương, được dung dưỡng trong điều kiện “mưa thuận gió hòa”, Ngân Hà nảy nở thành một tinh tú xinh đẹp, rực rỡm múa tít váy xòe, tỏa tinh hoa ngào ngạt như thế trong khi vẫn tiếp tục lớn lên. Váy của Ngân Hà cứ xòe rộng ra mãi và trên đó tinh hoa ngào ngạt dần kết tinh lại thành chi chít các vì sao ấy cũng múa tít. Lúc này Ngân Hà đã “phổng phao” thành một thiên hà.
Nói riêng Mặt Trời, nó cũng xoáy tít thò lò và vì được Ngân Hà cấp dưỡng thường xuyên nên cũng vung vãi vật chất ra xung quanh, làm hình thành nên một vành đai nóng bỏng gồm các hạt cơ bản. Khả năng cấp dưỡng của Ngân Hà có hạn độ nên Mặt Trời cũng chỉ lớn lên đến mức độ nhất định và xoáy chậm hơn. Các hạt cơ bản trong vành đai của nó tương tác với nhau tạo nên những thực thể lớn hơn và vành đai cũng nguội dần, dàn trải ra theo hai hướng về phía Mặt Trời và ra xa Mặt Trời. Các thực thể ấy tiếp tục kết tụ với nhau và từ đó mà hình thành nên các hành tinh của Mặt Trời, trong đó có Trái Đất. Ngày nay, dấu tích mà vành đai đó vẫn còn quan sát thấy ở khoảng giữa quĩ đạo của sao Hỏa và sao Mộc, được các nhà thiên văn học đặt tên là “Vành đai thiên thạch”. Trong vành đai thiên thạch vẫn còn chứa hàng trăm ngàn thiên thạch đủ mọi hình dạng, đủ mọi kích cỡ từ vài trăm mét tới vài trăm km.
- Câu chuyện cổ tích tôi vừa kể có hay không Hiện Thực?
- Mới thì đúng là mới toanh rồi, còn hay thì đối với tôi kể ra cũng tạm được, nhưng đối với người khác thì không biết thế nào…
- Dù sao anh cũng ghi chép lại giùm tôi nhé!
- Tôi đã ghi chép lại xong rồi đây, không sai và sót một chữ… Kệ anh! Mai mốt người đời có chửi rủa thì anh giơ mặt ra mà chịu báng, tôi không chịu đâu đấy!
Hoang Tưởng nghĩ thầm: “Hoang Tưởng thì vô hình nên làm gì có mặt, chỉ Hiện Thực mới có mặt vì anh ta hữu hình. Đúng là đồ ngớ ngẩn!”
- Này, đừng có mà nghĩ trộm về tôi như thế, không hay ho gì đâu! Ai mà không có đôi lúc lầm lẫn trong đời? Trong câu chuyện lớn mà cha kể từ trước tới nay, thiếu gì những lầm lẫn ngớ ngẩn. Tôi mà lôi hết ra thì chất lên như núi… Thôi, câm họng đi và nhắm mắt lại! Cha đã ở ngay trên miệng lỗ đen của Ngân Hà rồi đấy, thưa cha!...
- Tôi cũng chả có họng lẫn mắt!... Nhưng sao anh biết là tôi đang ở ngay trên miệng lỗ đen hả Hiện Thực?... Ừ nhỉ!... Đúng r… ồ… i!
Cảm thức tiêu biến, yên ắng tuyệt đối! Thông tin bằng thần giao cách cảm giữa hai cái tôi cũng đột ngột bị cắt đứt!
***
Suốt hơn cả tuần ngồi tốc ký liền tù tì lượng thông tin truyền về ồ ạt từ Hoang Tưởng, đến lúc này tôi mới được dừng bút. Người mệt nhừ, chân tay mỏi rã rời, mắt mờ đi và đầu óc thì lú lẫn hẳn. Cũng may là vừa đúng lúc cơ thể rơi vào kiệt quệ sức lực và tinh thần thì được nghỉ ngơi. Nếu vừa rồi Hoang Tưởng không chui tọt vào lỗ đen của Ngân Hà thì không biết sự thể đối với tôi sẽ tệ hại đến mức nào nữa!
Tôi uể oải đứng dậy, rời khỏi cái bàn ngổn ngang sách vở, giấy tờ, kê ở xó nhà - nơi mà tôi tự lưu đày mình đến chung thân, tình nguyện lao động khổ sai cho Hoang Tưởng - cầm khay trà ra bộ bàn ghế đá ở ngoài sân. Trời đầy mây nên có vẻ như sà xuống thấp. Mây không trắng muốt mà trắng đục, không nổi cuộn mà giăng đều ra như một cái mền dày, gây cảm giác nằng nặng như bị thấm nước. Mới khoảng 2 giờ chiều mà cảnh sắc đã xầm xuống như lúc 5 giờ chiều. Có lẽ một phần cũng vì tôi ngồi trong sân có tường cao bao bọc và trên là vòm cành lá đan xen che phủ. Thỉnh thoảng từng đợt gió mang theo nhiều hơi nước thổi ào về mát rượi. Có lẽ rồi trời cũng mưa nhưng phải một lát khá lâu nữa và mưa sẽ không sôi nổi, ồn ào, dứt khoát mà rả rích, lã chã. Những trận mưa không được sấm chớp báo hiệu và đi kèm thường vẫn như thế. Dân gian quen gọi đó là mưa Ngâu tháng bảy. Nhẩm tính, đúng là đang giữa tháng bảy âm lịch. Mưa Ngâu gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Có lần ngồi ngắm mưa Ngâu, tôi đã “tức cảnh sinh tình” như thế này:
Lạ thay Chức Nữ - Ngưu Lang.
Muôn năm khóc mãi dở dang vuông tròn
Đố ai ngăn được nguồn cơn
Cho Thu ráo hoảnh không còn lệ Ngâu.
Trời đất đến là lạ, xoay vần thời tiết khí hậu, làm xuất hiện bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nối tiếp nhau luân hồi không ngừng nghỉ và hơn nữa còn làm cho bốn mùa tương phản với nhau từng đôi một: Xuân - Thu, Hạ - Đông. Nếu mùa Xuân là mùa của hồi sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc, gợi cho lòng người hân hoan, phơi phới yêu đời thì mùa Thu là mùa của héo úa, lá vàng rơi rụng, gợi nên cảnh già nua làm cho lòng người cứ man mác buồn thương, man mác nhớ tiếc. Khi mùa Hè là mùa rực rỡ nắng, dào dạt mưa, cây cối xum xuê, hoa trái rộ cành, sặc sỡ, trĩu mọng, gợi cho lòng người dịu bớt lo toan, hồ hởi và đoan hậu vui sống, thì mùa Đông là mùa lạnh giá, cảnh vật ảm đạm, sự sống sinh vật như ngưng trệ, gợi cho lòng người về sự thê lương, chết chóc.
Trong bốn mùa ấy, mùa nào làm cho lòng người trào dâng cảm xúc lai láng và thi vị nhất? Có người cho là mùa Hạ vì những biểu hiện sôi nổi và sung mãn của nó. Có người lại cho rằng mùa Xuân vì những biểu hiện hồi sinh, tinh khiết và đầy hứa hẹn tươi sáng của nó. Nhưng đối với tôi, và có lẽ với cả nhiều người đứng tuổi có tính đa sầu đa cảm, thì đó là mùa Thu.
Như đã nói thì mùa Thu thường có những cảnh sắc gây cho lòng người những nỗi buồn man mác về kiếp đời, loáng thoáng nỗi buồn thương, tiếc nuối về những tháng năm tươi vui đẹp đẽ của cuộc đời đã chỉ còn là kỷ niệm trôi sâu trong dĩ vãng, không bao giờ trở lại nữa.
Buồn man mác là một trạng thái tình cảm tương đối khó tả. Nó làm cho tâm hồn lâng lâng lưu luyến, lai láng nhớ nhung, lắng dịu ưu phiền. Nó không phải là vui nhưng nhiều khi làm cho tâm hồn thấy thú vị, nó là buồn mà không hề làm cho tâm hồn sầu thảm, khổ sở. Nó tao nhã, nhẹ nhàng như đêm trăng thanh gió mát; nó êm ái, diệu vợi, thoảng chút ngậm ngùi như lời hát ầu ơ của người mẹ ru con…
Theo tôi, một con người thức, tỉnh trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, không thể hoàn toàn vô tình được, dù có thể vô tình vô cảm ở một vài khía cạnh, trước một vài hiện tượng hay biến cố. Hơn nữa, nếu thực sự cũng có lúc vô tình hoàn toàn thì sự vô tình đó chỉ có thể xảy ra trong chốc lát, không duy trì kéo dài được như ở loài vật.
Có thể qui tình cảm của con người thành bốn biểu hiện cơ bản là vui, buồn, yêu, ghét. Mỗi biểu hiện cơ bản đó lại bao gồm nhiều sắc thái tình cảm tương đối khác nhau. Chẳng hạn đối với vui thì có: hơi vui, vui quá, sung sướng, hạnh phúc…; đối với buồn thì có: buồn thiu, buồn tê tái, buồn não nề…; đối với yêu thì có: thích, say mê, yêu đắm đuối…; đối với ghét thì có: không ưa, ghét cay ghét đắng, căm ghét, căm thù… Nói chung, khi con người ta sống không được theo ý muốn, bị thất vọng, vô vọng thì nỗi buồn sẽ đến. Tùy mức độ của nỗi buồn mà dẫn đến ghét, thù. Khi con người ta được đáp ứng, thỏa mãn điều mình đang cần, đang ước muốn thì cái vui ập đến. Tùy mức độ đáp ứng, thỏa mãn của những thứ làm cho vui mà xuất hiện sự yêu những thứ ấy. Trong bốn thể hiện cơ bản vui, buồn, yêu, ghét thì có thể coi vui và buồn hợp thành một cặp tương phản lưỡng nghi, yêu và ghét hợp thành một cặp tương phản lưỡng nghi, trong đó vui - buồn hay yêu - ghét làm chuyển biến lẫn nhau, làm tiền đề thể hiện của nhau, không có tình cảm vui thì cũng không có tình cảm buồn và ngược lại, không có tình cảm yêu thì cũng không có tình cảm ghét và ngược lại. Cần thấy rằng, nguồn gốc của yêu - ghét có xuất phát điểm từ vui - buồn, không có vui - buồn, nhất quyết không thể xuất hiện yêu - ghét. Ở những loài động vật bậc cao, có bộ não đã được phức tạp hóa nhất định, có thể đã cảm giác được vui - buồn và ở nhiều loài, cả yêu - ghét nữa, nhưng nói chung còn mờ nhạt, chưa sâu sắc. Ở loài người, do có bộ não với khả năng suy nghĩ, tư duy trừu tượng đã đạt đến cao độ, thậm chí là hết mức có thể, mà sự vui - buồn, yêu - ghét thể hiện ra được ở nhiều cung bậc khác nhau từ nhạt nhòa đến sâu sắc và một khi đã bị kích hoạt thì trở nên vô cùng dữ dội. Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất làm xuất hiện tất cả sắc tái tình cảm trên là quá trình đấu tranh sinh tồn ở loài người.
 
CÁNH HOA TÀN - HƯƠNG TRÀM

(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét