Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐ V - 47/a
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN | PHẠM TRÙ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
PHẦN V: THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta." Gorky "Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". JohnDewey "Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học." Leonardo da Vinci "Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" Albert Einstein "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ". Albert Einstein “Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”. Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”. Upanishad
CHƯƠNG VIII (XXXXVII): NÓNG – LẠNH
“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp
“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov
"Tôi thích sự ngu dốt nhiệt tình hơn là sự thông thái thờ ơ".
Anatole France
"Trong sâu thẳm mùa đông, cuối cùng tôi cũng hiểu được trong tôi có mùa hè bất diệt".
Albert Camus
" Phần lớn con người sống cuộc đời tuyệt vọng trong im lặng, và rồi xuống mồ khi trong mình vẫn còn vang điệu nhạc".
Henry David Thoreau
"Không có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có đam mê trong đó".
Donald Trump
"Hãy nuôi dưỡng hy vọng vì không có hy vọng sẽ không có nhiệt huyết. Nhiều khi chỉ cần một tia hy vọng cũng làm rực sáng cả bầu nhiệt huyết trong lòng người, soi rọi những thành quả lớn lao".
NTT
"Không thể tưởng tượng ra một Vũ Trụ vô tỉ! Chỉ khi nào vật lý học thừa nhận rằng các hằng số Vũ Trụ phải là những con số xác định (không vô tỉ), thì lúc đó nó mới có khả năng nhận thức được chân xác Vũ Trụ".
NTT
(Còn tiếp)
Con người sẽ không có khả năng nhận thức
tự nhiên nếu không phân biệt được các sự vật - hiện tượng. Để phân biệt được
các sự vật - hiện tượng một cách nhất quán mà cùng nhau tìm hiểu về chúng thì
phải đặt tên, định nghĩa nêu ra những đặc điểm… của chúng. Từ đó mà xuất hiện
các khái niệm. Có thể nói, hệ thống các khái niệm là bà đỡ cho con người nhận
thức tự nhiên và con người chỉ có thể nhận thức được tự nhiên thông qua hệ
thống các khái niệm mà nó chủ động sáng tạo ra. Nhận thức càng sâu rộng thì hệ
thống khái niệm càng phong phú và bản thân mỗi khái niệm cũng theo đó mà đòi
hỏi một nội hàm hoàn thiện hơn. Do tính chủ quan, siêu hình không thể loại trừ
được của tư duy nhận thức mà các khái niệm cũng hàm chứa sự bảo thủ, lạc hậu.
Vì vậy, có lần chúng ta đã nói: khái niệm như con dao hai lưỡng, mở đường cho
nhận thức tiến lên nhưng nhiều khi cũng làm trì trệ nhận thức, thậm chí là làm
cho nhận thức mới bị lầm lạc. Có thể lấy khái niệm vật chất làm ví dụ điển
hình. Thời cổ đại, vật chất nói chung được hiểu là bao gồm các vật thể hữu
hình, cảm tính, đang tồn tại trong Vũ Trụ.
Sự thể hiện đa dạng của vật chất và sự xuất hiện – tiêu vong của vạn vật cũng
như sự chuyển hóa qua lại giữa chúng đã hướng triết học cổ đại đến suy lý: phải
có một hoặc vài dạng vật chất đóng vai trò nguồn gốc của các chất, nền tảng tạo
sinh vạn vật. Vì không những không thể giải quyết rốt ráo được định nghĩa vật chất mà còn suy tưởng đầy ngây
thơ và mâu thuẫn về nguồn gốc vật chất, nên không còn con đường nào khác là
phải “nhờ đến” Thượng Đế để khắc phục khâu cuối cùng này.
Khái niệm vật chất mang tính trực giác ở
thời cổ đại, về đại thể, đến thời cận đại vẫn tồn tại. Vào thế kỷ XVII - XVIII,
người ta vẫn cho rằng vật chất là tên gọi chung của tất cả các vật thể có chất, có
lượng muôn màu muôn vẻ tồn tại trong Vũ Trụ và những vật thể này là gồm những hạt rất nhỏ, không thể
phân chia được nữa tích hợp nên, còn không gian và thời gian là những tồn tại
đặc biệt bên cạnh vật chất chứ không phải là vật chất. Khi cơ học Niutơn ra đời
thì vật chất gắn liền luôn với khối lượng: đã là vật chất thì phải có khối
lượng và khối lượng trở thành thể hiện cơ bản số một của vật chất.
Trong khi vật lý thực nghiệm tiến như vũ
bão trên bước đường đi khám phá những bí ẩn của tự nhiên thì khái niệm về vật
chất vẫn hầu như dẫm chân tại chỗ. Tình hình đó đã làm cho nhận thức vật lý
nhiều khi gặp phải những hoang mang bối rối và hướng tới quan niệm sai lầm mà
phải đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mới (tạm coi là) khắc phục được. Vào
thời kỳ này, sự mâu thuẫn giữa khái niệm vật chất đầy tính bảo thủ và những
phát kiến vật lý đã ở mức cao độ, đòi hỏi phải được giải quyết.
Chính Anhxtanh
là người đầu tiên nêu lên
mối quan hệ đặc biệt khăng khít, không thể tách rời được giữa không -
thời gian
và vật chất. Ông cho rằng vật chất không thể tồn tại được nếu không có
không -
thời gian và ngược lại, không - thời gian cũng không thể tồn tại được
nếu vật
chất biến mất. (Nhưng vật chất có thể biến mất được không và biến đi
đâu? Đó là
câu hỏi mà Anhxtanh đã không đặt ra!). Tuy nhiên, một cách sâu sắc và có
tính
hệ thống hơn, phải cho rằng Lênin mới là người đầu tiên đưa khái niệm
vật chất
dứt khoát lên một tầm cao mới, phù hợp hơn mà cũng gần chân lý hơn (dù
vẫn phạm
sai lầm!). Kế thừa những quan niệm triết học tiến bộ của những nhà triết
học đi
trước, tiếp thu những phát kiến và thành tựu khoa học mới của đương
thời, Lênin
cho rằng, vật chất không có giới hạn tận cùng về cấu trúc, nghĩa là có
thể phân
chia các hạt vi mô đến vô tận (tổng của những cái nhỏ vô tận làm sao hợp thành bằng lớn vô
tận được!?). Theo ông, không thể đồng nhất vật chất nói chung
với những dạng cụ thể của vật chất, và vật chất nói chung là vô hạn, vô
tận,
không sinh ra mà cũng không mất đi. Bên cạnh đó, Lênin cũng cho rằng
không gian
và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất,
là
phương thức tồn tại của vật chất, không thể có một dạng vật chất nào tồn
tại
được ở bên ngoài không gian và thời gian, mà cũng không thể có không và
thời
gian nào tồn tại ở ngoài vật chất (?).
Dù quan niệm của Lênin về vật chất đã rất
“thoáng” rồi thì vẫn chưa ổn thỏa. Dựa vào quan niệm ấy sẽ không bao giờ thấy
được bản chất đích thực của thời gian, không gian. Và cho đến tận ngày nay nguồn gốc vật chất vẫn là một bí ẩn.
Tương tự như
khái niệm vật chất, khái
niệm năng lượng cũng đã trở nên bảo thủ, lạc hậu trước những khám phá
vật lý
của thế kỷ XX, làm cho các nhà vật lý lúng túng và thiếu nhất quán trong
việc
nhận thức về mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng. Ngày nay năng
lượng vẫn
được hiểu theo giáo trình cơ học cổ điển. Theo giáo trình này, tất cả
các dạng
cụ thể của vật chất vận động đều có năng lượng. Năng
lượng là một đại lượng đặc trưng (số đo) mức độ vận động của vật chất.
Một vật
ở trạng thái xác định thì có một năng lượng xác định. Khi vật tương tác
với các
vật bên ngoài thì nó sẽ biến đổi trạng thái và trao đổi năng lượng với
các vật
bên ngoài. Nhưng thực chất của sự trao đổi năng lượng này xảy ra như thế
nào? Có thể rằng dùng từ "chuyển hóa" chính xác hơn chăng? Và động năng
chính là dạng nguyên thủy, dạng cội nguồn của năng lượng?
Rõ ràng với khái niệm về năng lượng đã
lỗi thời như thế, khó tránh khỏi “chuệch choạc” trong nhận thức nhiều hiện
tượng vật lý, trong đó có không ít những hiện tượng rất đơn giản. Chẳng hạn,
nếu cho rằng hai vật va chạm nhau sẽ phải trao đổi động năng (một dạng của năng
lượng) của chúng cho nhau, thì phải đi đến hình dung: năng lượng dù hoàn toàn
lệ thuộc vào vật chất, là đặc trưng cho mức độ vận động (gồm số lượng và cường
độ vận động) của vật, thì cũng có vẻ như một tồn tại thực và tương đối độc lập
như vật chất. Đó là một điều rất khó hình dung. Thậm chí là không thể hình dung được.
Nếu hai vật đó đứng yên thì năng
lượng của mỗi vật bằng bao nhiêu, có bằng 0 không? Không bao giờ! Chỉ có thể
nói động năng của chúng bằng 0 so với nhau và đặc biệt là chỉ theo đánh giá của
hệ quan sát thấy chúng đứng yên mà thôi. Anhxtanh đã khám phá ra rằng, nếu một vật có khối lượng mthì năng lượng toàn
phần của nó, nếu qui đổi ra động năng, đúng bằng mc2. Lượng năng lượng này luôn được bảo toàn dù vật ở bất cứ
trạng thái (mức độ, cách thức) vận động nào, miễn khối lượng của nó không suy
suyển. Làm sao hiểu được điều đó nếu dựa trên khái niệm năng lượng của cơ học
cổ điển?
Dù hai thực thể
có vật chất khác nhau đến
mấy chăng nữa nhưng khi khối lượng của chúng bằng nhau thì năng lượng
toàn phần
của chúng hoàn toàn như nhau. Từ đó, nói rộng ra, đa dạng vật chất trong
Vũ Trụ
đều được biểu thị bởi một dạng năng lượng duy nhất. Nói cách khác các
thực thể
vật chất trong Vũ Trụ đều đồng nhất với nhau về mặt năng lượng và chỉ có
thể
khác nhau về mặt khối lượng. Nếu năng lượng là đại lượng đặc trưng cho
vận động
của vật chất thì khối lượng là đại lượng đặc trưng cho chính tồn tại vật chất
(và có
thể gọi bằng một cái khác, đúng hơn: chất lượng? Nếu hai vật có thể tích
bằng nhau thì vật có khối lượng lớn hơn phải có chất lượng hơn, xét về
mặt năng lượng.). Điều đó sẽ tiếp tục dẫn đến
suy lý: vậy thì có thể qui mọi dạng chất của vạn vật về một dạng chất
duy nhất.
Chất này đóng vai trò là nguồn gốc của các chất cụ thể khác nhau. Thậm
chí cần
phải cho rằng đa dạng vật chất thực ra đều được cấu tạo nên bởi cùng
chất đó,
chỉ vì cách thức vận động nội tại và cấu trúc nội tại của chúng tương
đối khác nhau mà chúng khác
nhau. Vậy, nếu loại bỏ được yếu tố làm cho vật chất thể hiện ra tính vận
động
của chúng thì sự đồng nhất về chất của chúng sẽ “lộ diện”. Nhưng yếu tố
đó là
yếu tố nào? Phải chăng là yếu tố thời gian? Rốt cuộc, một năng lượng
toàn phần
nào đó, nếu loại bỏ yếu tố mang thời gian tính đi, sẽ “hiện nguyên hình”
ra
lượng vật chất nguyên thủy? Có thể nói: vật chất là năng lượng được
“nhìn thấy”
ngoài thời gian, còn năng lượng là vật chất được “nhìn thấy” trong thời
gian? Nhưng như chúng ta đã nói, không có vận động thì không có thời gian lẫn vật chất, nên không thể suy diễn như trên được. Hay thế này: nội tạng con bò là vật chất làm nên vật chất con bò. Tiếp theo, vật chất nội tạng con bò hay nội tạng của bất cứ sinh vật nào cũng do vật chất tế bào làm nên. Vật chất tế bào sinh vật đều do vật chất nguyên tử làm nên. Vật chất các nguyên tử đều do vật chất các hạt cơ bản làm nên. Cứ tiếp tục suy diễn như thế, chúng ta sẽ đi đến dạng vật chất đầu tiên, có tính nguyên thủy hay có thể gọi là tiền vật chất chính là các hạt KG, và sẽ đến giới hạn cuối cùng, thứ cội nguồn của tất cả?! Vậy thứ cội nguồn của tất cả là gì?
Theo triết học duy tồn thì không thể có
Hư Vô được, cho nên thứ cội nguồn của tất cả nói trên phải lấp đầy Vũ Trụ. Mà lấp đầy
Vũ Trụ chỉ có thể là không gian cho nên phải dẫn đến quan niệm không gian cũng
chính là chất nguyên thủy nhất cần tìm. Nhưng chỉ cần quan sát thông thường cũng
nhận ra, trong Vũ Trụ đâu chỉ có toàn không gian mà còn có vạn vật - hiện tượng
nữa. Do đó phải đi đến suy lý: ngoài không gian ra, còn có một chất nữa, thực
chất vẫn là không gian nhưng có mức độ vận động khác với không gian (mà chúng
ta gọi là trạng thái bị kích thích tột độ) nên cũng tương đối phân biệt được
với không gian. Chất này đã được chúng ta gọi là KG. Chất KG chính là chất của
vạn vật trong Vũ Trụ và năng lượng là chất ấy được thấy trong tình trạng đang
vận động của nó.
Cuối cùng phải đi đến một suy lý mà nếu sai là của thắng điên, còn nếu đúng thì là một vĩ đại của mọi vĩ đại: Tự Nhiên Tồn Tại của thế giới này chỉ duy nhất là không gian, vật chất được tạo ra và trở về từ không gian, còn thời gian là một tồn tại ảo, là một thể hiện của vận động không gian!
Vì vạn vật trong Vũ Trụ có muôn hình vạn
trạng, to nhỏ khác nhau, có thể phân chia các vật to hơn thành nhiều vật nhỏ
hơn hay ngược lại, có thể tập hợp những vật nhỏ hơn thành vật lớn hơn. Điều đó
cho thấy có thể tích tụ và phân tán KG và một thực thể KG thì phải có cấu trúc,
phải có một sự liên kết vận động theo cách thức nào đó giữa các phần tử KG hợp
thành thực thể KG. Phần tử KG cũng là thực thể KG nên có thể phân chia nó thành
những phần tử KG nhỏ hơn nữa. Nhưng có thể phân chia KG nhỏ đến vô tận như
Lênin quan niệm được không? Có mà cũng không, tuy nhiên trong Vũ Trụ thực tại
thì nhất quyết là không thể! (Nhỏ vô hạn coi như tương đương với Hư Vô (hư vô
tuyệt đối). Dù là vô vàn thì Hư Vô không thể hợp thành Tồn Tại (tồn tại tuyệt đối)
được! Hay một cách toán học cũng dễ dàng thấy: nếu tổng của hai số nhỏ vô hạn
cũng là số nhỏ vô hạn thì phải suy ra tổng vô hạn số nhỏ vô hạn không thể hợp
thành số lớn vô hạn được. Nhìn theo góc độ khác: số nhỏ vô hạn là số rất gần
với số 0 và nhỏ hơn rất nhiều so với số 1; số lớn vô hạn là số lớn hơn rất
nhiều so với số 1; hai số ấy là tương phản nghịch đảo của nhau nên tích của
chúng chỉ có thể đúng bằng 1 chứ không thể bằng chính số lớn vô hạn được!).
Vậy, phải tồn tại một lượng KG nhỏ nhất tuyệt đối đóng vai trò đơn vị hợp thành
những thực thể KG có qui mô to nhỏ khác nhau, và chúng ta gọi lượng KG đơn vị
ấy là hạt KG. Đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất làm cho vật chất có tính
gián đoạn và kéo theo năng lượng cũng có tính gián đoạn, hay nói cách khác, sự
tồn tại lượng tử vật chất và lượng tử năng lượng là một tất yếu hiển nhiên.
Nếu tin theo khái niệm vật chất của Lênin
và khái niệm năng lượng của cơ học cổ điển thì sẽ không bao giờ giải thích được
vì sao lại có hiện tượng lượng tử hóa trong Vũ Trụ vi mô mà vật lý học đã phát
hiện ra. (Còn tiếp) ------------------------------------------------------------------------
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét