TT&HĐ V - 45/g
Sự truyền ánh sáng
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG VI (XXXXV): THỰC CHỨNG
“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.
"Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn…".
"Cơ hội làm điều ác đến một trăm lần một ngày, và cơ hội làm điều thiện chỉ đến một lần trong một năm".
(Tiếp theo)
Hiện Thực khẽ lúc lắc đầu ái ngại:
-
Ở trường hợp này khó khăn gấp bội phần anh ạ… Thì tùy ý anh thôi. Tôi
dù sao cũng chỉ là gã thư ký quèn, ngồi hí hoáy ở xó nhà, không thể có
tầm nhìn xa trông rộng như Tôn Ngộ Không, quên, xin lỗi, như anh được.
-
Yên tâm đi Hiện Thực nhé! Có nhà văn đã nói: “Không có những chiến công
lớn lao cho những tâm hồn phẳng lặng”. Ở đời, có đi mới có đến, nếu
không xông pha thì làm sao gặt hái được thành tựu? Trước sau gì tôi cũng
phải lang thang vào cái thực tại mà vật lý hiện đại đã dàn dựng nên, để
“cưỡi ngựa xem hoa” một lần cho biết rồi lúc đó sẽ trù tính. Nhưng
trước hết, tôi phải quay lại vật lý cổ điển để làm cái công việc là tìm
cách “thực chứng” cho những biểu thức mà chúng ta đã “sáng tạo” ra, và
cho rằng chúng là những biểu thức cơ bản nhất của vật lý học, dù được
viết dưới dạng “không giống ai”.
- Cũng có lý! Thế anh định bao giờ tiến hành và theo hướng nào?
-
Ngay bây giờ tôi sẽ đến Thư viện Quốc Gia. Nội dung tiếp theo của câu
chuyện chắc cũng khá nhiều và đề cập đến nhiều vấn đề. Chỉ Thư viện Quốc
Gia may ra mới đáp ứng được.
Nói đoạn, Hoang Tưởng vụt biến mất, chẳng khác gì một… vong hồn.
Hiện
Thực mỉm cười tủm tỉm về sự “hô biến” ấy rồi đứng dậy đi vào nhà, khẩn
trương dọn dẹp lại bàn làm việc, chuẩn bị sẵn sàng giấy bút để bước vào
công cuộc “nai lưng cày cấy” mới. Xong đâu đấy, Hiện Thực vừa định đi
rửa mặt cho tỉnh táo thì Hoang Tưởng lại vụt hiện ra.
- Ô hay! Sao anh lại về? – Hiện Thực ngạc nhiên hỏi.
- Trống rỗng, chẳng có gì ở đó cả!
- Trống rỗng là thế nào? Đã mang tên là Thư viện Quốc Gia mà trống rỗng sao? Hay là anh đi lạc?
-
Lạc thế quái nào được mà lạc! Có những nơi cực kỳ xa xôi chưa một lần
đến mà tôi còn tìm đến trúng phóc được như thời Xuân Thu – Chiến Quốc
bên Tàu, thậm chí đường đến diện kiến Đấng Tạo Hóa hun hút thậm thượt
như thế mà tôi còn chưa lạc nữa là…
-
Lạ quá nhỉ! Làm sao bây giờ? A! Trên kệ sách của chúng ta cũng có khá
nhiều sách vật lý. Anh xem lang thang trên đó có thể “kiếm chác” được gì
chăng?
- Ừ! Có lẽ vậy… cũng không đến nỗi nào, vì tôi đi theo cách mà tôi đã từng và đang đi.
- Anh nói thế tôi không hiểu gì cả Hoang Tưởng ơi! Lang thang thì kiểu gì mà không được?
-
Anh quên rồi sao? Ngày xưa ấy, tít trong quá khứ xa mờ, trước khi chào
tạm biệt anh để lên đường, xuất bôn quyết tìm cho ra được “cái gì đó”,
tôi đã từng nói với anh rằng tôi đã xác định được một con đường, một
cách đi cho riêng mình và phù hợp nhất với mình. Với trình độ kiến thức
khoa học cỡ… phổ thông, muốn tìm hiểu Tự Nhiên Tồn Tại thì dù có khả
năng hoang tưởng “ghê gớm” như tôi, cũng không thể “chen chân” nổi trên
những đại lộ khoa học chính qui chỉ dành riêng cho các nhà nghiên cứu
khoa học đích thực, trên những đường băng hàn lâm thẳng tắp dành cho
những nhà bác học tài năng xuất sắc, biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ
tối tân vào công cuộc đi chinh phục những bí ẩn. Từ nhận định đó mà tôi
đã chọn con đường chưa có một ai đi trên đó vì nó chưa từng có trước
đó, với cách đi là tránh xa các đại lộ khoa học chính qui, các đường
băng hàn lâm, tự vạch vẽ, tìm lối mà đi một cách hồn nhiên, không khiên
cưỡng, câu nệ, tùy thuộc vào đòi hỏi của ngoại cảnh và cả ý thích của
nội tình mà có thể là rề rà quanh quẩn, thong dong “cưỡi ngựa xem hoa”,
cắm đầu cắm cổ hành quân xa, và cũng có thể là vùn vụt trong không gian
bao la hay vi vút trong thời gian miên man, cứ tiến theo hướng tự nhiên
mà đất trời thầm thì chỉ bảo. Chính vì thế mà như anh cũng thấy rồi
đấy, con đường mà tôi đã đi từ trước đến nay có hình thù thật là bất
định, lúc ngược lúc xuôi, lúc đến lúc về, lúc ra đi lúc trở lại, lúc
ngoằn ngoèo quanh co nhỏ hẹp, lúc thẳng tắp hun hút thênh thang, lúc cụ
thể quen thuộc lúc mông lung phi thường, lúc…
- Ối, thôi thôi!... Dừng lại đi!... Anh lại bắt đầu nổi cơn hoang tưởng rồi!
Hoang Tưởng đang cao hứng, hùng hồn, nghe vậy, chững lại:
-
Hề, hề!... Ừ nhỉ, không lê thê cho tốn thời gian nữa!... Tóm lại, sắp
tới tôi sẽ tiếp tục cách đi ấy trên con đường ấy. Anh thấy thế nào, được
không?
-
Tôi làm sao mà biết có được hay không được? Nhưng anh còn sự lựa chọn
nào khác hợp hơn nữa đâu mà hỏi. Anh muốn đi tiếp thì cứ thế mà đi, còn
có gặt hái được gì hay không là tùy thuộc hoàn toàn vào may rủi. Tôi
nghĩ vậy… À! Mà này: tôi nhớ có lần, lâu lắm rồi, anh đã thử đặt tên cho
con đường anh đi nhưng chưa được và anh có nói sẽ đặt tên vào dịp khác.
Theo tôi, lúc này là thích hợp nhất…
- Đúng rồi! Để tôi nghĩ xem… A! Cái tên “Con đường cổ tích” nghe hay không?
- Còn “kêu” quá anh à! Tôi cho rằng cái tên “Con đường dành riêng cho những gã hoang tưởng” là xác thực nhất.
-
Không được! Tôi không muốn “tư hữu” con đường ấy vì dù tôi là người
vạch ra nó thì công lao của anh trong việc tạo dựng ra nó không phải là
nhỏ. Nó là của chung chúng ta. Vả lại, chúng ta vì “giàu có” hoang tưởng
nhưng “nghèo kiết xác” kiến thức hàn lâm nên con đường mà chúng ta tạo
dựng luôn toát ra cái vẻ chất phác, cục mịch, quê mùa. Vậy, nên chăng
đặt tên con đường ấy là “Con đường của những gã nhà quê”, hả Hiện Thực?
-
Hay quá! Cái tên đó đúng là hợp lý hợp tình hơn cả. Tôi đồng ý! Và để
kỷ niệm cuộc đặt tên thành công này, tôi đề nghị anh làm một bài thơ ca
ngợi trước khi lang thang trên kệ sách. Nhưng phải nhanh cấp kỳ, vì tôi
biết anh là người “xuất khẩu thành thơ” với tốc độ thuộc hàng thượng
thừa…
Và nhanh như chớp, Hoang Tưởng đã lên tiếng:
Và nhanh như chớp, Hoang Tưởng đã lên tiếng:
- Xong rồi! Đây:
Ôi con đường của những gã nhà quê
Dẫn ta đi khắp đó đây vô định
Vui thú biết bao giữa bốn bề cô quạnh
Quên kiếp trăm năm, quên cả ngày về.
Con đường quanh co vô lối vô lề
Có đêm mưa tuôn mềm lòng sỏi đá
Có ngày chói chang rực tươi hoa lá
Có những cảnh mơ huyền diệu tuyệt vời.
Ta đi lang thang bỏ lại nỗi đời
Lấp liếm ưu phiền, thỏa niềm mê muội
Thà như kẻ bị lưu đày biệt xứ
Còn hơn ngồi chán ngấy xó Trần gian.
Dẫn ta đi khắp đó đây vô định
Vui thú biết bao giữa bốn bề cô quạnh
Quên kiếp trăm năm, quên cả ngày về.
Con đường quanh co vô lối vô lề
Có đêm mưa tuôn mềm lòng sỏi đá
Có ngày chói chang rực tươi hoa lá
Có những cảnh mơ huyền diệu tuyệt vời.
Ta đi lang thang bỏ lại nỗi đời
Lấp liếm ưu phiền, thỏa niềm mê muội
Thà như kẻ bị lưu đày biệt xứ
Còn hơn ngồi chán ngấy xó Trần gian.
-
Này, anh lại cạnh khóe, xỏ xiên tôi đấy à, Hoang Tưởng? Đừng có quá
đáng thế chứ! Tôi mà nổi điên lên là anh phải hối hận đấy! - Hiện Thực
gầm gừ.
- Đùa chút cho vui ấy mà…
-
Vui gì nổi mà vui! Cà khịa đến cỡ đó mà nói là “đùa chút” à? Cái câu
“còn hơn ngồi chán ngấy xó Trần gian” bằng chửi cha người ta rồi còn gì…
- Cha anh không là cha tôi chắc? Nói thế mà cũng…
-
Tôi quên thôi, có gì mà ầm ĩ nào?... Nói thế để tỏ rõ cho anh thấy tôi
đã bị anh làm tổn thương đến cỡ nào… Thật anh chả là cái thá gì cả đâu!
Nói cho anh biết, nếu không có cái tôi Hiện Thực chấp nhận ngồi một chỗ
thì làm sao có được cái núi giấy kia? Không có tôi thì đố anh viết được
dù một chữ!... Đừng có làm tôi điên tiết, uất quá tự treo cổ mình lên.
Đến lúc đó, dù anh có “Quên kiếp trăm năm, quên cả ngày về” thì quỉ Sa
tăng cũng lôi cổ anh về… địa ngục, đố thoát!...
- Anh nói hoàn toàn đúng, Nếptumô ạ!
-
Mày nói tao bị điên đấy à, hả thằng Hupitet kia? Được rồi! Ông đốt hết
cái đống giấy ghi chép toàn chuyện tào lao này đi cho mày biết tay!...
Hoang Tưởng hốt hoảng thực sự:
-
Ấy chết! Đừng!... Đừng như thế mà Hiện Thực ơi! Mai mốt nếu may mắn có
được chút vinh quang nào thì cũng nhờ vào nó đấy. Chớ làm điều dại dột
mà hối không kịp! Tôi không thể làm cuộc hành trình thứ hai giống hệt
như vừa qua nữa đâu. Anh cũng biết mà!... Thôi! Cho tôi xin lỗi anh về
sự đùa quá lố của tôi… Hai câu thơ cuối anh cứ sửa lại như thế này nhé:
Cứ đi đi mà tan thành cát bụi
Cho Hiện Thực cười hùi hụi giữa Trần gian.
Cho Hiện Thực cười hùi hụi giữa Trần gian.
Hiện Thực tính dễ nóng mà cũng nhanh nguội, nghe thế dịu giọng lại liền:
-
Mệt anh quá! Thôi anh lên kệ sách mà chu du đi. Đừng để phí thời gian
thêm nữa! Trời đã xẩm tối rồi kìa! Để tôi đi bật đèn cho sáng kệ sách…
À, mà anh cần quái gì tới đèn!...
Hoang Tưởng vụt biến mất, gửi lại vang vọng tiếng cười ha hả, sảng khoái trong đầu Hiện Thực.
***
Trước hết, chúng ta viết lại một số biểu thức vật lý mà chính chúng ta đã thiết lập được:
Trước hết, chúng ta viết lại một số biểu thức vật lý mà chính chúng ta đã thiết lập được:
1- Những biểu thức chuyển đổi thời gian và khoảng cách giữa hai hệ chuyển động (đều) tương đối so với nhau:
2- Hai biểu thức cộng vận tốc:
3- Biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa năng lượng toàn phần và động năng của một vật:
4- Biểu thức về quan hệ giữa năng lượng và thể tích của hạt KG:
Chúng
ta cho rằng những biểu thức trên là những biểu thức cơ bản nhất, tổng
quát nhất, mang tính căn nguyên của vật lý học. Từ chúng có thể dẫn
xuất, suy ra, nếu không tất cả thì cũng là hầu hết những biểu thức vật
lý cơ bản khác.
Nhận
định như thế là quá “chủ quan khinh địch” và do đó mà cũng thật hợm
hĩnh! Nhưng biết đâu chừng, nếu đúng thì sao? Thì những biểu thức trên
sẽ trở thành những người lính xung kích ưu tú của vật lý học trong công
cuộc khám phá những bí ẩn của Vũ Trụ để nhận thức đúng đắn hơn về Tự
Nhiên Tồn Tại.
Sẽ
rất bấp bênh nếu sự đúng sai của một nhận định được quyết định chỉ bằng
suy lý, biện luận thuần túy. Do đó muốn quả quyết nhận định trên là
thực sự đúng đắn thì cần phải trưng ra được những bằng chứng không ai có
thể chối cãi được và để có thể trưng ra được những bằng chứng ấy thì
trước hết những biểu thức nêu trên phải mô tả được một cách xác đáng
hiện thực khách quan trong lĩnh vực vật lý học.
Dù
có thấy rằng những biểu thức ấy được xây dựng nên từ những suy diễn,
chứng minh hoàn toàn hợp lý thì cho đến lúc này vẫn chưa thể khẳng định
dứt khoát được mức độ xác thực của chúng. Trong lịch sử toán học và vật
lý học đã xảy ra rất nhiều trường hợp một biểu thức, một nhận định hay
một lý thuyết được mọi người thừa nhận suốt một thời gian tương đối dài
vì đã có chứng minh chặt chẽ, được thực nghiệm, kiểm chứng và thậm chí
là đã tỏ ra đắc lực trong ứng dụng thực tiễn, mãi về sau mới biết là
chúng chưa hẳn đúng, còn khiếm khuyết hoặc hoàn toàn sai lầm.
Vì
vậy, mục đích của chúng ta đến với vật lý học lần này là lấy những biểu
thức mà chúng ta đã thiết lập được làm cơ sở để suy ra một số biểu thức
quan trọng đang tồn tại trong vật lý học, đã được thử thách qua quá
trình lịch sử kiểm nghiệm và ứng dụng dài lâu nên tỏ ra hoàn toàn đúng
đắn. Thông qua đó mà trả lời luôn sự nhận định ở phía trên của chúng ta
là đúng hay sai.
Bây
giờ, để khơi gợi lại những ký ức xa xôi về ánh sáng diệu kỳ và những
thí nghiệm giả tưởng “cừ khôi”, chúng ta bắt tay vào thực hiện một thí
nghiệm giả tưởng mới, tương đối đơn giản.
Cho một hệ O đứng yên và một hệ O’ chuyển động đều với vận tốc v so
với hệ O, trên tuyến đường a (xem hình 1). Khi O’ đến trùng với O thì
từ O phát ra hai tín hiệu sáng theo hai hướng đối xứng nhau qua trục
(
a) là OA và OB. Khi một tín hiệu sáng đến A thì tín hiệu thứ hai cũng
đến B và đồng thời lúc hệ O’ cũng cách hệ O một khoảng cách là OO’.
Hình 1: Thí nghiệm phát tín hiệu sáng trên hệ chuyển động.
Giả
sử rằng hai tín hiệu sáng đó không được phát từ hệ O mà từ hệ O’ thì
tình hình sẽ ra sao? Có phải là một tín hiệu sẽ đi theo hướng OA’ và
tín hiệu kia đi theo hướng OB’ và khi tín hiệu thứ nhất đạt đến A’ thì
đồng thời tín hiệu kia cũng đạt đến B’?
Rõ ràng là không thể như thế được vì không được phép vượt qua vận tốc
cực đại C (không được vượt qua đường đồng thời D’ - hãy nhớ lại!). Cho
nên chỉ có khả năng là tín hiệu thứ hai đạt đến B”.
Nhưng có thật là hai tín hiệu sáng phát ra đồng thời từ O’ (khi O’ trùng với O) theo hai hướng đối xứng nhau qua
là OA và OB, lại không đến A và B được mà một tín hiệu phải đi theo
đường thẳng OB” để đến B” một cách đồng thời? Trả lời câu hỏi này không
phải dễ dàng.
Sự
kiện hai tín hiệu sáng được phát đồng thời từ O’ nêu trên là một hiện
tượng khách quan, là duy nhất đối với nó. Tuy nhiên, khi sự kiện đó đã
bị đánh giá bởi một quan sát (trở thành hiện thực khách quan của quan
sát), thì nó không còn là nó nữa, mà đã méo mó, biến thái đi ở một mức
độ nhất định theo đặc tính cố hữu và cả quan niệm chủ quan của quan sát
(tính khách quan của hiện thực quan sát không còn thuần túy khách quan
nữa vì đã bị sự chủ quan của quan sát lũng đoạn). Tùy thuộc vào góc độ,
tình thế, trạng thái… của quan sát mà cùng một sự kiện (cùng một thực
tại khách quan), đối với những quan sát khác nhau sẽ được thấy tương đối
khác nhau (những hiện thực khác nhau). Điều đặc biệt cần chú ý là nếu
những quan sát ấy không phạm sai lầm “kỹ thuật”, không làm xuất hiện mâu
thuẫn nội tại thì có thể biến đổi được (qui chiếu được) những hiện thực
của chúng thành nhau.
Trong
thí nghiệm ở hình 1, giả sử có hai người cùng quan sát hiện tượng đồng
thời phát hai tín hiệu từ O’, một đứng ở O’, một đứng ở O, họ sẽ phải
thấy khác nhau. Đối với người quan sát ở O’, hai tín hiệu sẽ được thấy
như đi trên hai đường thẳng, một tín hiệu đi từ O’ đến A’, một tín hiệu
đồng thời đi từ O’ đến B”. Đó là hiện thực mà người ở O’ quan sát thấy
và chỉ là hiện thực khách quan của người đó thôi, chứ trong thực tại
khách quan, hai tín hiệu đâu có đi theo hai tuyến đó. Thế còn người quan
sát ở O thấy như thế nào? Tất nhiên là cũng phải thấy hai tín hiệu đồng
thời xuất phát từ O’ (nhưng là khi O’ trùng với O!) và mỗi tín hiệu
đồng thời đạt đến đích của nó là A’ và B”. Cần phải cho rằng, điểm xuất
phát đồng thời và hai điểm đến đồng thời của hai tín hiệu, trong không
gian thực tại, là duy nhất. Vì không gian hiện thực là không gian thực
tại đã bị biến đổi đi do tính đặc thù của quan sát, nhưng chỉ về mặt
hình thức, còn vị trí của mọi điểm trong không gian thực tại cũng chính
xác là vị trí của mọi điểm trong không gian hiện thực và ngược lại, cho
nên mọi quan sát đều phải thấy vị trí những điểm đồng thời của hai tín
hiệu nói trên đúng như vị trí của chúng trong không gian thực tại nếu
không phạm sai lầm thao tác và nhận định. Vậy thì tuân theo định luật
truyền thẳng của ánh sáng, người quan sát ở O cũng phải thấy hai tín
hiệu ấy đi trên hai tuyến lần lượt là OA’ và OB”. Đó chính là hiện thực
của người sát ở O.
Rõ
ràng là cùng quan sát một sự kiện, người ở O và người ở O’ đã thấy một
cách tương đối khác nhau về diễn tiến của nó, nghĩa là có hai hiện thực
khác nhau đối với cùng một thực tại.
Nếu
hai người đó đem so sánh kết quả quan sát của họ với nhau, thì họ sẽ
phải lấy làm ngạc nhiên lắm về sự sai biệt giữa chúng và đặc biệt là
về sự không bất biến vận tốc theo phương chiều của vận tốc truyền sáng.
Vì cùng quan sát duy nhất một sự kiện nên có lẽ hai người sẽ tranh
luận, thậm chí là “cãi nhau ỏm tỏi” để bênh vực cái hiện thực “rõ rành
rành” của mình. Cuối cùng, chắc rằng họ sẽ thỏa thuận được với nhau như
thế này: vì hệ O đứng yên nên kết quả quan sát ở đó là chính xác, còn
kết quả ở hệ O’ đã bị nhiễu loạn bởi chuyển động.
Hai người nói trên chưa kịp vui vẻ bởi sự tiến bộ trong nhận thức của mình thì lù lù xuất hiện người thứ ba. Người này nói:
- Kết quả quan sát của hai ông đều sai. Kết quả quan sát của tôi mới đúng, vì hệ quan sát của tôi mới thực sự đứng yên.
Thế là ba người lại cãi nhau!
Để không làm cho tình hình xấu hơn, chúng ta lên tiếng:
-
Cả ba ngài đều vừa đúng vừa sai cả. Kết quả quan sát từ hệ nào cũng xác
đáng nhưng chỉ xác đáng với hệ đó và sai đối với hệ khác. Tuy nhiên, có
thể biến đổi các kết quả quan sát của các ngài thành nhau nhờ những
biểu thức của chúng tôi. Đây xin kính biếu cho ba ngài!...
Cả ba người cùng nhìn chằm chặp chúng ta một lúc rồi đồng thanh:
-
Xin cảm tạ ngài! Nhưng xin lỗi vì chúng tôi là những nhà vật lý học chứ
không phải là lũ hoang tưởng rồ dại, nên không tin và do đó cũng không
sử dụng những thứ rút ra từ hoang tưởng, chưa qua thực chứng. Mong ngài
biến đi cho, đừng làm phiền chúng tôi nữa!
Nghe thế, chúng ta bật cười, chấm dứt đột ngột cuộc thí nghiệm giả tưởng. Ba người kia lập tức biến mất chứ không phải chúng ta.
Năng
lực quan sát trực giác, cho dù có sự bổ trợ của các công cụ, phương
tiện tinh vi đến cỡ nào thì cũng bị giới hạn. Đến một ngưỡng giới hạn
nào đó về phía vi mô và vĩ mô mà nếu vượt qua ngưỡng đó, con người sẽ
phải chịu bất lực, không thể quan sát rạch ròi hành vi của vật chất vận
động được nữa. Hơn nữa, vì không thể loại bỏ triệt để được sự chi phối
của chủ quan nên tính khách quan của hiện thực mà quan sát thấy được đã
không còn thuần túy khách quan nữa. Do đó mà quan sát đành rút ra những
nhận định sai lầm hoặc chưa hoàn hảo từ những hiện tượng xảy ra trong
hiện thực. Ví dụ có con thuyền trôi trên sông, người trên thuyền và người trên bờ phải thất hai hoạt cảnh khác nhau, nghĩa là có hai hiện thực khác nhau(!).
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét