Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

TT&HĐ V - 45/a

 
Có số phận hay không?

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG VI (XXXXV): THỰC CHỨNG

“Tinh thần thời đại cũng có thể là một sự thực khách quan như bất cứ sự thực nào trong khoa học tự nhiên (…).
Do đó, hai quá trình, quá trình khoa học và quá trình nghệ thuật, không phải là rất khác nhau. Cả khoa học và nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ đã tạo nên ngôn ngữ con người mà nhờ đó chúng ta có thể nói về những phần rất xa xôi của thực tại…”.

"Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn…".
"Cơ hội làm điều ác đến một trăm lần một ngày, và cơ hội làm điều thiện chỉ đến một lần trong một năm".

"Thật tuyệt vời là con người đã sử dụng biết bao thời gian để chống lại cái ác. Giá mà họ cũng sử dụng năng lượng đó để yêu thương người khác, cái ác sẽ tự chết vì buồn chán".


Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn

Good act bring good result, bad actions bring bad result. Don't expect the gods to do thing for you, or the angles and guardian deities to protect you, or the auspicious days to help you. These things aren't true. Don’t believe in them. If you believe in them , you will suffer. You will always be waiting for the right day, the right month, the right year, the angles or the guardian deities. You'll only suffer that way. Look into your own actions and speech, into your own kamma. Doing good, you inherit goodness, doing bad you inherit badness.


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/87/strcats/225/sw/n/charmode/true/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn
"Thế giới hiện thực có giới hạn; thế giới tưởng tượng là vô hạn".

“Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.” 
Napoléon



Vùng không gian phía trước mặt cứ như trời chiều đã nhập nhoạng, chẳng thể ngắm nghía cái gì cho rõ ràng nữa ngoài cái miệng lỗ tròn vành vạnh và đen kịt như mặt trời đang trong tình trạng bị nhật thực toàn phần. Mà cũng chẳng còn đề tài khả dĩ nào để suy tưởng nghiền ngẫm nhằm “giết” bớt thời gian chờ đợi đến nao lòng ngày xuất hiện trở lại ở nơi chôn nhau cắt rốn.

Làm gì bây giờ đây? Vùng vẫy chân tay, múa may quay cuồng để ôn lại mấy bài quyền cước mà xưa kia chúng ta học được từ người thầy chuyên dạy võ cho bộ đội đặc công, là không thể được rồi! Thực hành bài khí công thiền pháp kiểu nằm thở (ngọa thiền) rõ ràng là cũng không thể được nốt (“nằm” thì có thể nhưng làm sao thở đây?!). A! Ừ nhỉ, hay là làm thơ? Nói chung, phải có hai yếu tố làm tiền đề cho thơ ca là cảnh sắc thiên nhiên và nhân tình thế thái. Ở đây không thể “tức cảnh sinh tình” được vì… tối quá, cũng không thể “trầm tư mặc tưởng” được vì chỉ có… vong hồn. Làm thơ cho thật dở thì ai cũng làm được nhưng không ai thèm đọc. Làm thơ cho hay thì đầu tiên người làm thơ phải có tâm trạng, nhưng chưa đủ, mà phải qua khổ luyện, nghiền ngẫm, và nhất là phải có khiếu nữa. Để có được những bài thơ thật sự hay thì người làm thơ còn phải có một tâm hồn lớn, chân tình với cuộc đời, cảm thông được nỗi đau nhân quần, thấm thía được nỗi buồn nhân sinh. Có lẽ thế mà những bài thơ bất hủ bao giờ cũng ẩn chứa những lời nhắn nhủ chí tình chí nghĩa, những lời an ủi thấm đẫm nhân văn và man mác nỗi tiếc thương, ưu tư, sầu muộn. Thấy một người đang đọc thơ mà cười lên khanh khách, nước mắt nước mũi nhòe nhoẹt, thì đó chỉ có thể là bài thơ dở kiểu “con cóc” hoặc “hay” kiểu… Bút Tre mà thôi!


Hòn Con Cóc - Ảnh: Sưu tầm
Chúng ta thuộc “tuýp” người đa sầu, đa cảm nên ngay từ nhỏ đã rất thích thơ ca. Chính một phần quan trọng nhờ thơ ca mà tâm hồn chúng ta lớn lên, biết thương xót những cảnh đời khổ đau, biết yêu thương sâu sắc dân tộc mình, tổ quốc mình.
Rồi chúng ta cũng tập tành làm thơ. Lúc đó thật khó làm sao! Viết ra được bài thơ thì rất nhanh, chỉ khoảng 2 tiếng là xong. Hí hửng tưởng hay lắm, hôm sau đọc lại thấy dở òm. Thế là bắt đầu sửa, mới đầu sửa ít, sau sửa nhiều, sửa riết thành… bài thơ khác! Dù sao cũng hài lòng! Làm xong bài thơ rồi thì đem… giấu, vì xấu hổ không dám cho bạn bè thấy. Tự mình “hay” với mình được một tháng thì bỏ bẵng vì bận làm những bài thơ khác.
Một thời gian sau, sau khi đã vật lộn mệt nhoài với thơ, tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để có được dăm bảy bài “hay không còn chỗ chê” thì đem bài thơ đầu tiên ra đọc lại để “ôn cố tri tân” và cũng để thưởng thức tài hoa của mình, thì lại thấy… dở òm. Lại sửa đi, sửa lại mãi để rốt cục có được một bài thơ mới dài gấp ba bài thơ cũ. Sửa xong, thở phào, đọc lại lần cuối và thấy… mãn nguyện, mắt rưng rưng đẫm lệ đầy tự hào. Đang tự hào thì chợt nghĩ tới dăm bảy bài thơ, vội đem ra đọc lại từng câu từng chữ và… đau khổ, vì chúng sao mà trở nên khô khan, nông nổi đến thế. Lúc đó, trong đầu chúng ta bật ra ý nghĩ: “Hay là thơ hay hay không còn phụ thuộc vào tâm trạng người đọc? Trước đây, khi mới làm xong, chúng ta thấy những bài thơ ấy “quá hay”, bây giờ lại thấy “dở quá” là bởi vì chúng ta vừa đọc xong bài thơ “hay nhất”? Có lẽ, một cách khách quan, những bài thơ đó vẫn hay chứ không đến nỗi tệ. Nhưng muốn biết có đúng như vậy không thì làm sao nhỉ? Chắc là phải đưa cho thằng bạn thân đọc để nó bình phẩm mới được!”.
Thế rồi vượt qua mọi sự ngại ngùng vốn dĩ của một tâm hồn quá hiếu thắng nên trở nên gàn rở, quá tự ái nên dễ bị tổn thương và do đó mà cũng hóa ra rụt rè trong giao tiếp xã hội, chúng ta đã đưa bài thơ “hay nhất” cho thằng bạn gần gũi nhất xem. Đọc xong nó phán: “Cũng được! Té ra mày cũng có khiếu về thơ cơ đấy!”. Chúng ta nhìn chăm chăm vào mặt nó dò xét và thấy ánh lên một nụ cười thầm ý nhị. Rồi chúng ta lại kín đáo đưa bài thơ cho thằng bạn thứ hai đọc. Thằng này “nuốt” xong bài thơ thì gật gù: “Kể cũng hay đấy! Vần điệu đúng luật, bố cục khá chặt chẽ, chữ viết nắn nót rất đẹp… Cố lên, có triển vọng đấy! Nhưng cố giảm bớt múa may loạn xạ hô hoán ồn ào đi!”.
Hai lời  khen ấy làm chúng ta chán nản hoàn toàn, bỏ bẵng đến ngót nghét 15 năm trời không ngó ngàng gì đến thơ thuổng nữa.
Đời người là một quá trình tồn tại lạ kỳ. Không ai có thể đi đúng theo con đường đời mà mình đã dự định, “vạch vẽ” ra thuở đầu đời, kể cả kẻ duy ý chí nhất. Bởi làm gì có sẵn con đường ấy! Ngay từ bước đầu tiên tự lập, mỗi người đều phải tự “vạch lối mà đi, mở đường mà tiến” trong bon chen kiếm sống, trong mày mò tìm hạnh phúc, qua đó mà vô tình cũng đồng thời làm ra con đường đời cho bản thân mình và nó chỉ được hoàn thành (rồi ngay lập tức trở thành “di tích”) khi mình đã đi qua cuộc đời. Vào khoảng cuối cùng của chặng đường đời, khi mà tất cả những nỗ lực bon chen, kiếm tìm đã hầu như không còn nữa, nhiệt huyết đã hạ, hạnh phúc hay khổ đau thì cũng đã an bài, khi mà phía trước đã hiện ra đường nét của một bến đò  mà mọi cuộc đời sớm muộn gì cũng đều kết thúc ở đó, hóa thành vong hồn, qua đó sang bờ bên kia đi vào miền u minh, miên viễn, thì con người ta chẳng còn gì mà phải hy vọng hay thất vọng nữa, cứ sống thế thôi và thường hay “ngoái nhìn về”, săm soi những chặng đường đời quá vãng. Chúng ta cũng vậy, dù chưa đến nỗi già nua như thế nhưng cũng bắt đầu sống như thế, nghĩa là bắt đầu biết nhẹ nhàng sống, bình thản trước một ngày mai qua đò ly biệt và ngồi hàng giờ trong đêm khuya làm sống lại những sự kiện vui tươi cũng như đau buồn của quá khứ.
Có nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc đời mỗi người mà không ai có thể đoán trước được, có thể ngờ được, tạo nên những khúc ngoặt của đường đời, vô duyên cớ một cách kỳ lạ, không tài nào lý giải được để cuối cùng chỉ còn cách cho đó là định mệnh có sẵn, là số phận đã được vạch vẽ ra ngay từ lúc lọt lòng.
Vậy thì định mệnh hay số phận có thực không? Chúng ta cho rằng vừa có vừa không! Nếu hiểu định mệnh hay số phận như là một bản tổng kết cuộc đời, có biên niên chính xác, rạch ròi, thì là không, còn nếu hiểu như là một dự đoán xác xuất tương đối chính xác, dựa trên những số liệu về ngày sinh tháng đẻ, chỉ tay, diện mạo con người mà chỉ ra những chiều hướng tiến triển của con đường đời, và theo những chiều hướng ấy có thể dễ xảy ra những loại sự kiện có tính đặc trưng nào đó, thì là có. Như vậy, cũng cần phải cho rằng những thuật bói toán như chiêm tinh, tử vi, đoán mộng, xem chỉ tay… cũng có không ít sự thực hàm chứa trong đó. Những thuật bói toán đó có lý là vì chúng đã được xây dựng nên từ hàng ngàn năm, được hun đúc nên từ biết bao nhiêu chiêm nghiệm, biết bao nhiêu quan sát, suy ngẫm về con người, đời người, thông qua biết bao nhiêu thế hệ, xuất phát từ nhu cầu thiết tha của con người là mong muốn được biết trước cuộc đời mình ra sao, hạnh phúc hay khổ đau, gặp nhiều may mắn hay hoạn nạn để mà cố gắng né tránh những xui xẻo, để mà van nài đất trời cho tai qua nạn khỏi.
Rốt cuộc, có một sự từng trải cuộc đời mà hầu như ai cũng thừa nhận như một chân lý: đời là bể khổ! Và vì làm thơ là thổ lộ tâm trạng nên bài thơ hay trước tiên thường là bài thơ phải "biết buồn", dù nỗi buồn đó là sầu thảm hay lạc quan.
Dù rằng đến nay các thuật đoán mệnh có độ chính xác còn nhiều hạn chế, vẫn khoác những bộ cánh lòe loẹt rắm rối đầy siêu nhiên, huyền bí, thì cũng nên thừa nhận chúng cũng là một thành quả như bao thành quả khoa học khác trong việc nhận thức tự nhiên - xã hội - con người. Từ trước đến nay khoa học luôn chối bỏ tính nghiêm túc của thuật bói mệnh, bởi vì giọng điệu của nó lạc lõng trong khoa học, hơn nữa, kết quả chiêm bói của nó không cần đến bất cứ sự trợ giúp khoa học nào, mà hoàn toàn dựa trên cơ sở cảm nhận thuần túy những trùng hợp lặp đi lặp lại có tính phổ biến về đường đời con người, được đúc kết lại thành bài bản sau cả ngàn thế hệ trong lịch sử loài người. Dù chưa có được một lời giải thích thỏa đáng, rõ ràng nào, thậm chí toàn là những lời giải thích mập mờ, khiên cưỡng, duy linh thì cái bài bản ấy đã và vẫn đang thu phục được niềm tin của rất nhiều con người, vẫn sống bền bỉ, dẻo dai, và mạnh mẽ trong xã hội loài người. Có như thế là vì nó đã tỏ rõ được tính có lý của nó và dù còn nhiều sai sót (tất nhiên là không thể khắc phục được triệt để sai sót) thì coi như nó đã hoàn thành nhiệm vụ trong việc đảm nhận chức năng dự đoán đường đời của mỗi con người - cái chức năng mà, oái oăm thay, khoa học ngày nay chịu bó tay, hoàn toàn bất lực, không thể thực hiện được.
Chúng ta đã từng dự đoán rằng trong tương lai, một ngành khoa học nữa mà chúng ta gọi là “Khoa học tâm linh” sẽ ra đời. Lúc đó, các thuật đoán mệnh khác nhau sẽ được tập hợp lại, được lột bỏ những khiên cưỡng, mờ ám, vô nghĩa đi để lộ ra cái cốt lõi tinh túy của chúng, được nghiên cứu sâu sắc hơn để rút tỉa từ chúng những chí lý, hợp nhất lại thành một bộ phận, một khoa học chuyên biệt trong khoa học tâm linh.
Nhưng muốn cho khoa học tâm linh ra đời, vật lý học phải tiến bước thêm một chặng dài nữa. Rồi đây, chúng ta chắc chắn như đinh đóng cột… mục (!), vật lý học muốn toàn thiện, toàn mỹ thì phải điều chỉnh, sửa đổi rất nhiều những quan niệm đang hiện hành của nó. Muốn thế, việc đầu tiên là vật lý học phải từ bỏ cách hiểu cực đoan, máy móc và hẹp hòi về sự “thực chứng” đi, phải mở rộng ý nghĩa nó ra, tự “giải thoát” mình để có cơ hội nghiên cứu sâu hơn nữa trong Vũ Trụ vi mô, từ đó làm xuất hiện một chuyên ngành mới của vật lý học, cực kỳ quan trọng đối với vật lý học, đóng vai trò làm nền tảng cho vật lý học, mà chúng ta tạm đặt tên là “Không Gian học”, hay theo cách phân chia qui ước khác, là “Vật lý siêu vi mô”, bên cạnh những thuật ngữ đã có sẵn (vật lý vĩ mô, vật lý trung mô, vật lý vi mô). Vật lý siêu vi mô hình thành và hoàn thiện sẽ là tiền đề cho khoa học tâm linh (trong đó ắt hẳn phải có khoa chuyên ngành tạm gọi là “Dự đoán sinh mệnh học”) ra đời và đồng thời cũng đảm nhận luôn vai trò, cơ sở kiến thức cốt lõi, giúp khoa học tâm linh chứng minh, giải thích được một cách đích đáng mọi hiện tượng tâm linh mà ngày nay hầu như vẫn còn mờ mịt trong màn sương huyền bí. Dù sao thì chúng ta cũng xác định chắc chắn ngay bây giờ rằng nếu hiện tượng vong hồn là có thật thì phải tìm giải thích theo hướng có nguyên nhân chứ không thể từ Hư Vô được.
Trong Vũ Trụ, không có một sự kiện nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Những sự kiện xảy ra trong một đời người cũng vậy. Trong đời mình, không ít lần chúng ta quyết định hành động một cách bất thình lình đến kỳ lạ, không hề có ý định từ trước, ngược với thói quen, cá tính, làm thay đổi có tính bước ngoặt cuộc đời mình, con người mình, mà không tài nào lý giải cho tỏ tường được, hoàn toàn vô duyên vô cớ, cứ như là “trời xui đất khiến”. Có như vậy vì sự kiện đó xảy ra thực sự không phải vô duyên vô cớ, chỉ có điều nguyên nhân sâu xa tạo thành nên nó không phải là do chúng ta chủ ý tạo ra và đồng thời chúng ta cũng hoàn toàn không nhận thức được.
Ở một góc độ quan sát nhất định, có thể cho rằng một cách tương đối, hành động của một con người là có tính tự thân, theo lý trí của bản thân mình và thông qua ý chí của mình mà tự quyết dược vận mệnh đời mình. Nhưng ở góc độ nhìn xuyên suốt và bao quát từ sự tự thân và tự quyết ấy chỉ có tính nhất thời, phiến diện, bất toàn và hình thức. Con người là một thực thể nên không thể biệt lập hoàn toàn với môi trường chứa mình mà tồn tại được, không thể không trao đổi, tương tác qua lại với môi trường mà sống được. Nói: một người hành động theo suy nghĩ của mình, cũng chẳng khác gì nói: một con vật hành động có lý trí, và nếu chỉ vậy thôi thì đó đúng là tự thân hành động. Nhưng suy nghĩ ấy hay lý trí ấy được hun đúc nên từ đâu, từ những yếu tố nào? Đặt ra câu hỏi ấy cũng là mở ra cuộc “trường chinh vạn dặm” về hỏi và đáp để cuối cùng làm xuất đầu lộ diện một loạt những yếu tố chi phối như: trình độ nhận thức, bản tính, ràng buộc xã hội, thôi thúc bản năng, điều kiện tự nhiên, tâm trạng nhất thời… Đến đây thì rõ ràng, cái suy nghĩ hay lý trí nói trên xuất hiện là hoàn toàn tự nhiên, có duyên cớ hẳn hoi chứ không thể tự dưng được, và hơn nữa, mức độ về sự tự thân của hành động đã “giảm giá trị” chân thực đi rất nhiều rồi.

 
Hãy nhìn 3 đặc điểm này để nhận biết Người Nhân Hậu Phúc Đức hay không.
Ngoài những yếu tố chi phối, tác động đến suy nghĩ và hành động như đã nêu ra ở trên, còn một yếu tố mà nhận thức ngày nay chưa “tiệm cận” được nên cũng khác thường, khó nhận biết, nhưng rất có thể lại là yếu tố quyết định làm xuất hiện những suy nghĩ, hành động bột phát hết sức kỳ lạ, ngược hẳn với nhân cách, lối sống trước đó, không thể ngờ được và thậm chí làm chuyển biến hẳn thiên hướng cuộc đời tưởng như đã được định đoạt. Có thể gọi yếu tố đó là “sự tác động tâm linh”. Tác động tâm linh đối với một sinh linh là kết quả tổng hợp của tương tác giữa sinh linh đó với (môi) trường cảm ứng kích thích không gian. Có thể hình dung đại khái trường ấy là sự hợp thành của hai trường: trường cảm ứng kích thích có nguồn gốc sinh vật (được tạo dựng nên từ sự tác hợp của các “điểm” hoạt động thu - phát KG, bao gồm loài người (các sinh linh và vong linh - tàn dư của sinh linh), động vật và thực vật), mang tính hoạt động nổi trội, bất ổn, và trường cảm ứng kích thích có nguồn gốc vô sinh (được tạo dựng nên từ sự tác hợp của các khối thu - phát KG như: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, núi non, sông biển…), mang tính thụ động, lặn, tương đối ổn định. Chúng ta cho rằng những hiện tượng có thực, đã từng xảy ra từ trước đến nay, dù ít gặp nhưng được nhiều người tận mắt chứng kiến mà không thể giải thích tường tận được, như: một người bỗng dưng trèo lên trốn trên trần nhà, người nhà tìm gọi liên tục mà không lên tiếng (hiện tượng “ma giấu”), một người tự nhiên có một ngày bỏ hết công việc đồng áng thường nhật để làm một việc chưa bao giờ từng làm là ra vườn đốn cây, chặt cành chất gọn gàng thành đống như đống củi, phải mời thầy về cúng giải mới hết (hiện tượng “ma nhập”), có người đang ngủ say bỗng thức dậy, tâm trạng hết sức bồn chồn lo lắng, đến nỗi không sao ngủ lại được, thậm chí nằm yên cũng không được, phải dời sang chỗ khác mới ngủ lại được, gần sáng thì một mảng trần nhà bằng bê tông rơi xuống trúng ngay chỗ cũ (hiện tượng “điềm báo”)…, đều là những biểu hiện của sự tác động tâm linh.
(còn tiếp) 
------------------------------------------------------------------




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét