MONG ƯỚC
MONG ƯỚC
"Tiêu dao du" (Trang Tử) kể rằng: "Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam (biển Đông). Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành".
Ước gì sải cánh chim bằng Hiên ngang vẫy gọi đại bàng theo sau Ước gì hóa bóng chim câu Cánh dang muôn thuở nêu cao hòa bình Ước gì là cánh chim quyên Rải tình nhân ái khắp miền sinh linh Bầy cò bay lả rập rình Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta Én chao liệng giữa bao la Báo mùa xuân đến chồi, hoa thắm cành Quạ kêu tin dữ hóa lành Hừng đông rạng rỡ, năm canh đã tàn Ước chim hạc rợp thế gian Vọng hồn bất tử, vấn an cuộc đời Phượng hoàng thêu dệt đất trời Lẫy lừng chim lạc một thời tổ tiên!
Trần Hạnh Thu
Phượng Hoàng Biểu Tượng Của Tái Sinh, Thông Thái Và Đức Hạnh
Phượng Hoàng là biểu tượng cho sự tái sinh, ánh sáng và trí tuệ. Loài chim Phượng Hoàng được đánh giá là Tượng Linh Vật thiêng liêng và thường được xuất hiện trong nhiều tôn giáo. Chính vì thế, tượng Phượng Hoàng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm vật phẩm phong thủy trang trí cho gia đình. Vậy tượng gỗ Phượng Hoàng được bắt nguồn từ đâu? Mang lại những giá trị văn hóa, phong thuỷ gì? Hãy cùng Gỗ Đỉnh khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Tượng Phượng Hoàng Lửa Gỗ Trắc
Nguồn gốc chim Phượng Hoàng
Phượng Hoàng ngày nay, được xuất hiện từ những thần thoại cổ đại. Giống như Rồng, Phượng Hoàng cũng là một trong những linh vật thiêng liêng từ trí tưởng tượng mà thành. Ghi chép lâu nhất có sự xuất hiện của Phượng Hoàng chính là khoảng trên 7000 năm trước ở Trung Quốc. Có người nói rằng, Phượng Hoàng là loài chim thuỷ tổ. Nguồn gốc Phượng Hoàng của người Ai Cập là chim Hồng Hạc ở Đông Châu Phi. Đến nay, hình tượng của loài chim này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây tạo nên những nét đẹp riêng của nhân loại. Chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu ấn đẹp của loài chim truyền thuyết này nhé!
Hình Ảnh Phượng Hoàng
Sự ảnh hưởng của hình tượng Phượng Hoàng với nền văn hóa nhân loại
Có thể nói rằng, sự xuất hiện của Phượng Hoàng được ảnh hưởng rất tích cực với văn hóa nhân loại. Được cho là biểu tượng của sự bất tử, tái sinh và trang nhã.
Trong văn hóa phương Tây
Phượng Hoàng là loài chim lửa thần thánh và linh thiêng, biểu tượng của sự hồi sinh, bất tử, sở hữu tiếng ca du dương giúp người nghe trấn an tinh thần, bình tâm, máu và thịt Phượng Hoàng có thể giúp con người trường sinh bất tử, nước mắt có thể chữa lành mọi vết thương, lông Phượng Hoàng được sử dụng như một loại bùa hộ mệnh để chống lại cái ác.
Trong văn hóa Do Thái nói rằng, Phượng Hoàng là linh vật duy nhất không đi theo Adam khi bị trục xuất ra khỏi vườn Eden. Hình tượng Phượng Hoàng được biểu thị trên các lá cờ thời kỳ cách mạng Hy Lạp, được biểu trưng cho sự hồi sinh và chọn làm huy hiệu đầu tiên của nhà nước Hy Lạp. Đồng tiền đầu tiên của người Hy Lạp tên gọi là Phượng Hoàng. Phượng Hoàng cũng là biểu tượng nổi bật trên cờ và con dấu của San Francisco. Ở Nga, Phượng Hoàng xuất hiện dưới dạng con chim thần thoại Zhar Ptitsa một con chim lửa.
Hình Ảnh Phượng Hoàng Phương Tây Cổ Đại
Trong văn hóa phương Đông
Băng qua hàng ngàn năm của lịch sử, biểu tượng Phượng Hoàng mang nhiều ý nghĩa hơn đối với phương Đông đặc biệt là Việt Nam. Một loài chim thần thoại trong văn hóa nước ta, được lưu truyền và chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Trước đây, chúng gồm một cặp trong đó Phượng là con đực, Hoàng là con cái, sau đó Phượng và Hoàng được kết hợp thành một con chim riêng lẽ và thường kết đôi với Rồng.
Đây là loài chim được lấy cảm hứng cho mẫu người phụ nữ lý tưởng truyền thống và có mối liên hệ mật thiết với hoàng gia. Là biểu tượng hoàn hảo tượng trưng cho hoàng hậu, xứng đôi với Rồng tượng trưng cho hoàng đế. Chính vì thế chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh chim Phượng Hoàng được điêu khắc trong cung đình, các công trình kiến trúc cổ xưa, đồ trang trí hay là họa tiết trên các tấm vải, như một nét đẹp văn hóa. Đối với những người dân, họ xem nó như loài vật may mắn nhất trong tất cả các sinh vật, biểu thị cho sự cát tường, hạnh phúc, may mắn, ban phước lành cho mọi người.
Trong nền văn hóa Việt Nam, chim Lạc là hình ảnh nguyên thủy dần được phát triển thành hình tượng Phượng Hoàng qua các thời kỳ phong kiến tượng trưng cho ước mơ bất chấp giông tố thử thách, vươn lên với khát vọng muôn đời chinh phục. Là hóa thân của quốc mẫu Âu Cơ của dân tộc Việt Nam trong truyền thuyết con rồng cháu tiên.
Phượng hoàng hay Phụng Hoàng, là một trong bốn Tứ Linh theo tín ngưỡng dân gian nhiều nước Á Đông trong đó có Việt Nam. Chim có mỏ diều hâu dài, mào, vảy cá, móng chim Ưng, đuôi Công,... Tượng Phượng Hoàng là biểu tượng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa là tượng trưng cho sự hoạt động trong vũ trụ. Vì thế, đây chính là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu Rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì Phượng lại là yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người phụ nữ đẹp.
Hình Ảnh Rồng Phượng Phương Đông
Ý nghĩa phong thuỷ của tượng Phượng Hoàng
Nhìn chung, hình ảnh của những Phượng Hoàng gợi lên đức tính cũng như phẩm chất truyền thống tốt đẹp:
Đầu của Phượng Hoàng biểu tượng cho sự đức hạnh và công lý.
Bộ ngực biểu trưng cho lòng trắc ẩn, nhân đạo.
Đôi cánh hãm ý nói lên tinh thần hoàn thành nhiệm vụ, có ý trí, trách nhiệm cao trong công việc.
Lưng thể hiện sự khôn khéo, ngay thẳng trong cách đối nhân xử.
Bụng biểu tượng cho sự đáng tin cậy.
Chân là đất. Lông là cây cỏ. Đuôi là tinh tú.
Nhận xét
Đăng nhận xét