Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐ IV - 33/v
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Đón Tết Cổ Truyền
PHẦN IV: BÁU VẬT "Dọc
đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi
tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả
những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư
sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu
với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương
hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng
niềm hạnh phúc này. D. Henziut
Những
người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao
thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự
trong lòng khoan khoái. Ngạn ngữ Trung Quốc
Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.
Rene Descartes
Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà
hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở
thành tài sản của tất cả mọi người.
Voltaire
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả
mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai
nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết
hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách.
Plato
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Khi
đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các
sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như
chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng
của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh
em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng
ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai
đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ –
ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán
thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt
ở đất Giao Chỉ.
Nguyễn duy Hinh
(Tiếp theo) ***
Vào
ngày 30 tháng Chạp, cùng lúc với việc dựng nêu, người ta cũng tổ chức
bày biện lễ vật để cúng tổ tiên “rước các cụ” về cùng ăn Tết chung vui.
Sau khi gia chủ (quần áo chỉnh tề) đã khấn vái xong và tuần nhang cũng
đã cháy hết (có nơi chỉ cần cháy hết quá nửa là được), cỗ cúng được hạ
xuống và cả nhà quây quần đoàn tụ quanh mâm cơm ăn bữa cỗ “Tất niên” (phải chăng xưa kia, mặt trời đứng bóng cây nêu là bắt đầu lễ “Tất niên”?).
Đây là bữa cơm cuối cùng trong năm nên cũng mang ý nghĩa long trọng, nhà
nào cũng cố chuẩn bị cho tươm tất nhất. Đối với những nhà sung túc thì
bao giờ cũng rất thịnh soạn và cũng rất vui vẻ. Những người trong gia
đình, dù trong năm làm ăn xa xôi đâu đó thì cũng đều cố gắng về cho kịp
mà dự bữa cơm này.
Mâm cơm cúng Tất niên không cần quá cầu kỳ, miễn sao thể thiện được tấm lòng thành
Càng
về tối, người qua lại trên đường làng, ngõ xóm càng thưa thớt. Các nhà
đều lần lượt đóng cổng vì “tối như đêm 30” biết đâu chừng “chú chích”
lại lẻn vào “khoắng” một mẻ để kiếm chác.
Bàn
thờ gia tiên lúc này vẫn được thắp sáng và có khi còn sáng hơn vì ngoài
đèn “Tự đăng”, còn có nến, đèn đĩa, đèn thường dùng… Nén hương sáo,
hương vòng cũng nghi ngút khói bay, tỏa hương thơm khắp nhà. Mọi nhà đều
sửa soạn vào lễ trừ tịch. Người ta lập hương án cúng tế quan Hành Khiển
ở giữa sân. Lễ vật gồm bánh chưng, trầu rượu, vàng bạc mã, hương đèn,
xôi gà… Nghi lễ được tiến hành đúng Giao Thừa, tức là thời điểm năm cũ
qua đi, đồng thời năm mới đã đến (đúng 12 giờ đêm). Đó còn gọi là lễ
“Tống cựu nghênh tân” (Tiễn cũ đón mới). Lúc này cựu vương Hành Khiển
bàn giao công việc coi sóc trần gian lại cho tân vương Hành Khiển.
Ở những nơi công cộng như đình, chùa, công quán, nghi thức lễ này xưa kia rất trịnh trọng (và xưa kia có thể là vào gữa trưa, lúc chính ngọ?).
Lễ
định rằng sau khi cúng Giao Thừa xong thì phải cúng Thổ Công, vị thần
“đệ nhất gia chi chủ” với lễ vật tương tự, coi như là “rước ông Công” về
nhà ăn Tết và ở lại luôn cho đến 23 tháng Chạp năm mới (người ta thay
bộ ba ông Táo mới).
Giao
Thừa là thời điểm thiêng liêng, là giây phút chu chuyển vĩ đại của Trời
- Đất. Một năm cũ bề bộn sự việc qua đi, một năm mới y hệt như thế
nhưng cũng đầy bí ẩn đang đến. Từ đời này qua đời khác, thời khoảng đón
Giao thừa đã gieo vào tâm khảm con người cái cảm giác hồi hộp mà háo hức
đến kỳ lạ với lẫn lộn biết bao nhiêu tâm trạng, biết bao nhiêu nỗi
niềm. Hình như càng gần tới thời điểm thiêng liêng đó, thời gian càng
trôi chậm lại, không gian càng lắng xuống, vận động của vạn vật càng trì
trệ, tất cả sinh linh như nín thở chờ đợi để rồi đột nhiên cùng bừng
rộ, lại tràn trề sinh khí, đua chen ồn ã, hồ hởi tung tăng bước tiếp đến
tương lai và như đồng thanh hát ca: “Chúc mừng Năm mới!”.
Hoài niệm pháo Tết Chợ Tết xưa… (Ảnh: Internet)
Tục
đốt pháo không biết có tự bao giờ nhưng cũng đã từng là tập tục cổ
truyền, tồn tại dài lâu trong những dịp Tết, đám cưới của người Việt.
Vào thời xa xưa hơn, để xua đuổi tà ma, những điều xui rủi đi, cũng như
mỗi khi cầu mưa để trồng trọt và cho mùa màng tươi tốt, người ta đã giã
cối, gõ mõ, rồi đánh cồng, chiêng, trống ầm ĩ để giả làm tiếng sấm. Có
lẽ tục lệ đốt pháo vào dịp Tết có xuất xứ từ sự kiện đó.
Vào
thời khắc Giao Thừa, các nhà hầu như đồng loạt đốt pháo. Các tràng pháo
đua xen nhau nổ, tạo ra cả một không gian rộng lớn vang rền tiếng nổ
giòn tan rộn rã của pháo, xua tan cái tịch mịch, u uẩn và lạnh lẽo của
màn đêm. Không gì gây được háo hức, phấn khởi như tiếng pháo đêm Giao
Thừa, pháo hoa cũng không bằng! Mùa Xuân chính thức đã về!
Sáng
ngày mồng một Tết, pháo lại nổ ran, không kém Giao Thừa, nhưng không
đồng loạt vì lúc này là tùy tiện theo ý thích mỗi người, mỗi gia chủ.
Xác pháo đêm Giao Thừa và mới đốt rải hồng rực, tươi rói khắp đường,
ngõ, sân các nhà ở, đình chùa hòa cùng với sắc màu của muôn hoa vào sáng
mồng một Tết làm cho cảnh sắc mùa xuân trở nên tinh khôi, rực rỡ lạ
thường. Có thể đó là buổi sáng tuyệt trần nhất của một năm.
Trong
khi ngoài sân pháo nổ thì trong nhà gia chủ đã bày mâm cỗ cúng ông bà
ông vải tại bàn thờ gia tiên, gọi là lễ Chính Đán. Chính Đán là lễ cúng
long trọng nhất mở đầu cho cả một năm nên được mọi người hết sức chú ý.
Sự bày biện mâm cỗ tươm tất, không những có ý nghĩa biểu hiện lòng hiếu
thảo, tôn kính tổ tiên mà còn là dịp trình làng về khả năng lo liệu tết
nhất của gia đình. (Trong dịp Tết, người ta cúng cơm một ngày 3 lần vì
cho rằng vào những ngày đó, tổ tiên luôn có mặt trên bàn thờ). Cũng
trong buổi sáng này, nhiều nhà mang lễ vật ra chùa, đền, đình, miếu, nhà
thờ họ để thắp hương cúng bái.
Trong
quan niệm dân gian, mồng một Tết là ngày rất linh thiêng, vì đó là ngày
khởi đầu của mọi sự khởi đầu, mà “đầu xuôi” thì “đuôi mới lọt”. Công
việc làm ăn, đời sống của mỗi người, mỗi gia đình trong năm mới thành
bại, tốt xấu ra sao phần lớn do ngày này quyết định. Do đó mà vào ngày
này mọi người đều phải thận trọng kiêng cữ, làm xuất hiện nhiều tục lệ
có khi phiền toái như kiêng người không hạp tuổi “xông đất” (người lạ
đầu tiên trong ngày ghé vào nhà), kiêng vỗ vai nhau, kiêng đi vào giờ
xấu…
Tết cũng là dịp vui chơi, thăm thú, thưởng ngoạn, gặp nhau chúc mừng. Đến nay vẫn còn lưu lại những câu như:
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.
Hay:
Mồng một chơi nhà
Mồng hai chơi ngõ
Mồng ba chơi đình…
Vào
ngày mồng 3 Tết, gia chủ bày lễ “cúng đưa” ông bà, tổ tiên trở lại thế
giới trên kia. Lễ phẩm cũng là những thứ đã bày trong 3 ngày Tết. Hương
hoa, trầu cau… đều thay mới, có nhà thêm đĩa xôi, con gà. Lời khấn của
gia chủ thường có nội dung, đại ý:
-Cảm tạ tổ tiên đã về chơi với con cháu
-Xin tiễn tổ tiên đi, mong tổ tiên phù hộ cho con cháu
-Trong 3 ngày Tết, con cháu có phạm gì khiếm khuyết thì xin tổ tiên tha thứ cho.
Sau “cúng đưa” là lễ “hóa vàng” (đốt đồ vàng mã thành tro).
Hóa
vàng xong, việc cúng cơm ngày Tết trong các gia đình coi như tạm ổn,
gia chủ ra thực hiện những nghi lễ chung của cộng đồng, của làng như
“Khai canh”, “Khai sơn”, “Cầu xuân”… cũng như tham gia vào hội hè, đình
đám của làng.
Tiễn
các cụ đi rồi thì cũng coi như lo xong cái Tết. Mọi người chủ yếu là
vui chơi. Có nhiều nhà cũng đã bắt đầu suy tính đến công việc đồng áng,
làm vườn tược. Tuy nhiên không ai được chạm tới đất nếu chưa làm lễ
“động thổ” (tương tự, đối với người làm rừng là lễ “khai sơn”; đối với
ngư dân là lễ “cầu ngư”…).
Thường
sau mồng 3 Tết, các làng nông nghiệp làm lễ động thổ. Lễ động thổ cũng
được coi là lễ “hạ điền” hay là lễ “khai canh”. Sau lễ này dân làng mới
bước vào công việc cày cấy, làm vườn. Ai tự ý cuốc xới trước lễ này sẽ
bị làng phạt vạ.
Tết
Nguyên Đán kết thúc chính thức bằng lễ “khai hạ” (cũng đồng thời làm lễ
hạ nêu). Lễ khai hạ được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng Giêng trong
nhiều gia đình. Xưa kia, chắc lễ này to lắm nên mới có câu tục ngữ:
Cả năm được một rằm tháng 7
Cả thảy được một mồng 7 tháng Giêng
Tại
sao lại hạ nêu và ăn mừng vào đúng ngày mồng 7 Tết? Đã có nhiều lý giải
của các nhà chuyên môn. Riêng chúng ta cho rằng có thể phong tục đó có
dính dáng đến “tuần lễ”, ngày mồng 7 là ngày kết thúc tuần đầu tiên của
năm mới, hoặc cũng có thể có liên quan đến việc điều chỉnh âm - dương
lịch.
Cây nêu to trong Hoàng cung Huế trong buổi sáng mùng 7 Tết làm lễ hạ nêu
Du khách đến xem lễ hạ nêu rất đông
Nghi lễ cúng cho cây nêu trước khi hạ được tiến hành trang nghiêm theo đúng như các vua hồi xưa làm
Bàn cúng đặt trước cây nêu, nhìn về phía trước cổng Thế Miếu
Còn rất nhiều tập tục có tính địa phương gắn liền với Tết, khó lòng mà kể cho hết được.
Trong một năm, ngoài Tết Nguyên Đán là lớn nhất, còn nhiều lễ, tết âm lịch khác nữa, tiêu biểu như:
Lễ rằm tháng giêng
Tết Mồng 3 tháng 3
Tết Thanh Minh
Tết Trâu, mồng 8 tháng 4
Tết Phật Đản, 15 tháng 4
Tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5
Lễ Vu Lan, rằm tháng 7
Tết Trung Thu, rằm tháng 8
Lễ cơm mới, mồng 10 tháng 10
… … …
Nhưng
thôi, chúng ta đuối sức rồi, không thể kể thêm được nữa, đành chuyển
nhanh sang vấn đề mấu chốt cho xong chuyện trống đồng đã trở nên quá lê
thê, “con cà con kê” quá chừng.
Chúng
ta từng nói đã khám phá ra một trong những bí ẩn huyền diệu nhất của
trống đồng Ngọc Lũ và sẽ trình bày ra. Bây giờ là lúc thực hiện lời hứa
ấy.
Trước
hết, chúng ta sẽ “copy” lại hình 12 và đặt tên cho nó là hình 14a.
Chúng ta bắt đầu quan sát từ vị trí A; theo chiều vận động của người -
vật trên mặt trống (và cũng chỉ chú ý tới vành tròn người - vật thôi).
Lần này, chúng ta quan tâm tới những thể hiện về số lượng người và chim
là chủ yếu.
<< theo chiều này (vì lỡ vẽ ngược!)!
Hình 14: Hà Đồ trên trống đồng Ngọc Lũ?
Tại
A là hai người đang giã cối. Vì chỉ chú ý tới việc đếm số lượng thôi
nên chúng ta cho rằng các nhà thông thái Việt cổ khắc họa hai đầu gậy
(chày) cắm vào cối để ngầm bảo: bắt đầu đếm từ đây theo chiều vận động.
Nhưng đếm đến đâu? Đến C thôi vì ở đó đã có vạch chặn (ngăn cách). Chúng
ta đếm trong khoảng đó thấy có 2 người giã cối, 2 con chim trên nóc nhà
và 4 người ôm cột. Trong nhà cũng “thấp thoáng” có 3 hình người nhưng
vì ở trong nhà nên coi như chúng ta không thấy. Vậy trong khoảng từ A
đến C có tổng cộng là 8 đơn vị (cả người lẫn chim). Dù không thực thấy 3
hình người trong nhà nhưng vẫn “có” 3 đơn vị ấy. Đoán rằng đó là 3 đơn
vị ảo (tương tự như là không cùng thứ nguyên với 8 đơn vị kia) nên cần
phải thể hiện chúng theo cách nào đó. Chúng ta viết số 3 lên đầu số 8
(xem hình 14a)
Từ
C, chúng ta tiếp tục đếm và chỉ đến hình (xác) người có con chim (linh
hồn) ở trên đầu vì hai người giã cối bắt phải dừng lại ở đó để bắt đầu
đếm tiếp đợt mới. Chúng ta đếm được 7 người trong đoàn người, 1 người
đứng trước cửa của nhà vòm, 1 (xác) người và 1 chim, tổng cộng là 10 đơn
vị. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì dưới nhà vòm có hai bàn chân có vẻ như đang
hoặc đã dời đi, không ở khu vực đó nên chúng ta loại người này ra. Vậy,
tổng cộng chỉ còn 9 đơn vị và chúng ta ghi vào khu vực C - B.
Hai
người giã cối ở B bảo: tiếp tục đếm từ đây đến vạch ngăn cách D và
chúng ta lại đếm. Tương tự như vùng A - C, chúng ta đếm được ở đây 7 đơn
vị thực, hai đơn vị ảo (trong nhà) và cũng ghi tương tự, số 7 vào khu
vực B - D và số 2 lên đầu số 7 (tính từ ngoài vào tâm).
Từ
vạch chặn D chúng ta đếm tiếp. Có 6 người trong đoàn người, người thứ 6
cầm một cây gậy nhọn đầu (giống lưỡi mác, và ở chuôi gắn cái gì đó như
một tấm bảng có dấu vạch) cắm xuống đất và ra lệnh: đến đây là chấm hết.
Vùng này vì thế chỉ có 6 đơn vị và chúng ta ghi vào đó.
Tuy
nhiên, khu vực F - A chưa được đếm. Tại đây chúng ta thấy có 1 người
đứng trước cửa nhà vòm, bên cạnh một (xác) người và 1 con chim trên đầu
người đó. Tại sao người trong nhà vòm lại giơ 2 tay lên? Trước đây chúng
ta đoán đó là biểu thị của “nhiều” và bây giờ chúng ta cho rằng đó là
biểu thị 2 đơn vị. Vậy tổng số ở khu vực này có 4 đơn vị (mang tính ảo
vì không thuộc lực lượng được cho phép đếm). Tương tự như nhà vòm ở E,
nhà vòm ở đây cũng có chân nên nó cùng với chim và người kia không ở đó.
Thế thì 4 đơn vị ảo này đi đến đâu?
Trước
tiên phải tìm chỗ cho nhà vòm E cái đã. Nhà vòm E, biểu thị cho số 1,
phải di dời theo chiều vận động. Nó không thể dừng ở vị trí ảo của khu
vực B - D vì đã có “kẻ” ở đó (số 2). Do đó nó phải đến đứng trên đầu số 6
và chúng ta “ghi” số 1 trên đầu số 6. Đến lượt “đám” nhà vòm F cùng thể
xác và linh hồn cạnh nó chỉ còn một vị trí ảo để đến, đó là trên đầu số
9 và ta ghi số 4 vào đó.
Điền
số xong, chúng ta hãy quan sát kỹ lại hình 14a. Lạ lùng không kể xiết,
đó chính là Hà Đồ nếu chúng ta điền thêm số 5 vào vị trí trung tâm hay
tâm điểm của các vành tròn. (Nếu hình tròn trung tâm của trống đồng Ngọc
Lũ đúng thực được các nhà thông thái Việt cổ coi là Thái Cực thì sự ẩn
chứa số 5 ở đó là điều hiển nhiên!). Để tạo vẻ cổ kính và huyền bí,
chúng ta biểu diễn các con số bằng số lượng các chấm tròn và được sơ đồ
sắp theo hình tròn của Hà Đồ ở hình 14b. (Phải chăng lúc này người Việt
cổ đã quan niệm “trời tròn mà đất cũng tròn”?).
Đến
đây, có lẽ cuộc thiền ngộ về trống đồng Ngọc Lũ đã đến hồi kết. Chúng
ta không còn biết nói gì hơn nữa mà chỉ xin nhấn mạnh với niềm tin
không gì lay chuyển nổi rằng Hà Đồ, Lạc Thư đã là sáng tạo của người
Việt tối cổ (hoặc của nền văn minh Địa Đàng còn lưu lại!) và hiện diện
dài lâu trên cương vị một công cụ toán học đắc lực. Sau đó, chúng biến
thành “pho sách” giảng giải Vũ Trụ, định hình hóa cái quan niệm chất
phác về tính tương phản đối ứng, lưỡng phân lưỡng hợp thành như một hệ
thống triết lý vừa đúng đắn vừa ngây thơ về Tự Nhiên. Trên cương vị đó,
Hà Đồ và Lạc Thư tồn tại trong xã hội cổ ít ra thì cũng đến đời Hùng
Vương thứ 7. Có thể cho rằng, đến thời đại trống đồng Ngọc Lũ, trình độ
nhận thức về toán học, thiên văn học, vũ trụ học ở các nhà thông thái
Việt cổ đã được mở rộng và làm sâu sắc hơn nhiều so với thời trước. Do
đó lúc này, Hà Đồ và Lạc Thư đã mất đi tất cả những ứng dụng toán học
của chúng và trở thành như những "mô hình Vũ Trụ", những di tích, di vật
vang bóng một thời, trong lớp phủ thiêng liêng và đầy huyền thoại. Các
nhà thông thái Việt cổ đã coi Hà Đồ là di sản văn hóa mang quốc hồn,
quốc túy và đã lưu dấu nó trên trống đồng Ngọc Lũ (!?).
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét