TT&HĐ IV - 36/a
Top 10 nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới | Toplist.vn
Toán học Ai Cập cổ đại | Math Channel
PHẦN IV: BÁU VẬT
"Dọc
đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi, lỡ đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc , chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi
CHƯƠNG IV (XXXVI) : DỊ THẢO
“Chúa đã tạo ra các số nguyên, tất cả các số còn lại là tác phẩm của con người”.
“Người
biết suy nghĩ tự thích ứng với thế giới; người không biết suy nghĩ cứ
khăng khăng làm cho thế giới thích ứng với mình. Vì vậy, mọi tiến bộ đều
tùy thuộc vào người không biết suy nghĩ”.
Albert Einstein
"Nếu tôi cảm thấy không hạnh phúc, tôi làm toán để cảm thấy hạnh phúc. Nếu tôi cảm thấy hạnh phúc, tôi làm toán để luôn được hạnh phúc"
Turán Pál
"Trong quá trình mưu sinh của con người, toán học tất nhiên xuất hiện. Khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong thực tiễn ứng dụng, khi đã "đủ lông đủ cánh" và do "nhiễm" tính tò mò cố hữu của tư duy trừu tượng, nó tiếp tục bay bổng lung tung, dần rời xa thực tại, lạc vào cõi hoang đường, ngổn ngang nghịch lý. Rồi đây, vật lý học sẽ phải đính chính rất nhiều, nếu còn muốn sử dụng nó làm ngôn ngữ giải thích Vũ Trụ"
Ba Đá
Quá
trình hình thành và phát triển “vượt lên chính mình” của số học còn lưu
lại trong lịch sử toán học biết bao nhiêu câu chuyện kỳ thú, cũng như
biết bao nhiêu câu đố hóc búa cho đến tận ngày nay vẫn chưa ai giải
được.
Cứ
mỗi lần giải được một câu thách đố của những thế hệ các nhà toán học đi
trước để lại, phần lớn là do bất lực hoặc cũng đôi khi là do muốn… đố
thật, toán học coi như tiến được một bước dài hể hả để rồi lại đụng phải
những câu thách đố mới không giải được, tiếp tục “nhường” lại cho đời
sau. Toán học làm say mê lòng người phải chăng là như thế và tìm đến
chân lý được là nhờ cách như thế?
Chúng
ta, vì chỉ là những kẻ lông bông đi tìm “cái gì đó”, và cũng vì trình
độ toán học có giới hạn ở tầm cao rất… thấp, nên không muốn và cũng
không thể đối đầu, giải quyết được
những “cối xay gió” ấy. Tuy nhiên, những câu chuyện lịch sử số học có
liên quan đến chúng và ít nhiều đã pha màu truyền thuyết, giai thoại lúc
nào cũng làm cho chúng ta đắm đuối, say sưa. Chúng ta cho rằng một con
người cầu tiến sẽ thấy được ở những câu chuyện đó rất nhiều những bài
học quí báu về tư duy nhận thức. Tự nhận mình là những kẻ thích lông
bông nhưng cũng ham hầu chuyện, chúng ta xin được kể vài câu chuyện
trong lịch sử số học đã từng “mắt thấy tai nghe” theo kiểu “nhớ đâu kể
đấy” và như thế chắc rằng không thoát được cảnh “không đầu không đuôi” y
hệt như… Vũ Trụ vậy. A, ha, ha!... Kể hay hay không hay thì câu nệ làm
gì nhỉ? Chúng ta chợt nhớ mình đang ở đâu và hiểu rằng chỉ có thể kể cho
nhau nghe và cho thinh không nghe mà thôi. Muốn kể chuyện thì phải biết chuyện. Muốn biết chuyện thì chỉ có cách đã từng hóng, nghe lóm, đọc lóm chuyện ở đâu đó. Như vậy, có thể cho là chúng ta kể chuyện bằng cách ăn cắp tác quyền được chưa?...
Nhớ
lại hồi đó, khi chưa lạc chân vào dặm trường thiên lý, chúng ta thường
là luẩn quẩn trong một xó nhà ở thành phố Sài Gòn, ngày qua ngày trầm tư
mặc tưởng với nỗi buồn cô quạnh, không biết thổ lộ nỗi lòng cùng ai.
Thế rồi có một hôm lòng tự ái vì bị thiên hạ bỏ rơi kẻ lánh đời nổi lên
ầm ầm, chúng ta đã tức cảnh sinh tình được bài thơ nghe rất… anh ách.
Anh ách đến nỗi bây giờ còn nhớ và trước khi tiếp tục kể chuyện, chúng
ta ngâm lên cho đỡ nhớ nhà:
Hoài cổ
Mời ghé thăm chơi, bạn thập phương
Nhà tôn lấp ló mặt tiền đường
Sáng nắng, trưa râm, chiều lộng gió
Trầm tư mặc tưởng giữa phố phường
Tán lá tươi xanh xếp mấy tầng
Hai mùa hoa trái đủ đưa hương
Đoàn chó vẫy đuôi mừng khách đến
Ghế đá trong sân mát lạ thường
Nhà không lộng lẫy chỉ hữu tình
Chùm khế đong đưa nhuốm ánh vàng
Cạnh ông Long nhãn già cổ thụ
Là bà Sứ trắng đã còng lưng
Thêm anh Nguyệt quế ngạo tóc bồng
Nàng Mai chiếu thủy dịu dàng thơm
Nghiêng dáng bên hồ làm cá quẫy
Đôi rùa ngơ ngáo ở hòn non
Hãy ghé khề khà bạn thập phương
Rượu quê nhấm nháp độ sương sương
Nghe ông gia chủ ham hầu chuyện
Chuyện tình, chuyện mộng, chuyện âm - dương
Ghé mà thăm lại thuở yêu thương
Lời vâng, tiếng dạ, tục hiền lương
Cà kê thuần phác nền lễ cũ
Ha hả, quên đời, mặc đế vương
Ghé vội mà thăm kẻo nhiễu nhương
Giải tỏa tràn qua loạn vũ trường
Gia chủ sững sờ, buồn, đi mất
Thất lạc muôn đời cảnh cố hương…
Ngâm
xong bài thơ, lòng chúng ta trở nên sảng khoái lạ thường. Cái gánh nặng
về sự lạc lõng, cô đơn ở chốn bao la tĩnh lặng này đã hầu như được vứt
bỏ. Chúng ta vặn người, vươn vai, hít một hơi dài đến căng cứng lồng
ngực để đầu óc thêm tỉnh táo và cũng để lấy thêm khí thế mà tiếp tục…
hoang tưởng. Ở độ cao choáng ngợp như thế này mà có thể hít thở “no nê”
dưỡng khí thì chẳng ai mà tin được, và ai cũng nghĩ chúng ta là một lũ
“bịa”. Nhưng có bất cứ ai trải nghiệm như chúng ta đâu? Làm sao lại là
“bịa” khi chúng ta đang “sờ sờ” ở đây huyên thuyên về số học? Đó chỉ có
thể coi là một nghịch lý và nếu có là nghịch lý đi nữa thì chúng ta cũng
không thèm quan tâm tới khi vẫn thấy mình khỏe mạnh, tràn trề sức sống
và… thèm kể chuyện.
***
Năm
1858, một nhà khảo cổ tên là Lanth, người Scotland, đã may tay mua được
một cuốn sách cổ bằng “giấy cỏ sậy” tại chợ đồ cổ Lucsur ở Ai Cập. Giấy
cỏ sậy được làm ra từ cây papyrus giống lau, sậy. Người dân sông Nil
đem nó về phơi khô, tách ra và ép phẳng thành một loại giấy viết.
Trong
cuốn sách đó viết dày đặc các ký hiệu mà sau này, khi được giải mã,
người ta mới biết đó là một cuốn sách toán học của thời Ai Cập cổ đại
xuất hiện vào khoảng 2000 năm TCN, tác giả là một người có tên Amos.
Trong sách có 85 bài toán thực dụng và cách giải. Người ta gọi cuốn sách
đó là “Sách giấy cỏ sậy Amos” hay “Sách giấy cỏ sậy Lanth”. Hiện nay,
nó vẫn được lưu giữ trong Bảo tàng London (nước Anh).
Cuốn
sách nói trên là một trong những tài liệu ghi chép toán học cổ xưa nhất
có các ký hiệu thể hiện các phân số mà ngày nay người ta phát hiện
được. Đặc biệt, trong đó, các ký hiệu thể hiện các phân số có tử số là 1
xuất hiện một cách có hệ thống.
Các
phân số có tử số bằng 1 được gọi là “phân số có tử số đơn” hay ngắn gọn
hơn là “phân số đơn” và vì lần đầu tiên nó được phát hiện trong cuốn
sách của Amos nên còn được gọi là “phân số Ai Cập”. Cũng trong cuốn sách
này, người ta thấy có những bảng đối chiếu giữa các phân số có tử số
lớn hơn 1 với tổng các phân số đơn, mà theo ký số hiện đại thì như thế
này:
Hiện
nay, người ta vẫn chưa biết được là bằng cách nào mà người Ai Cập cổ
đại đã lập ra các bảng đối chiếu đó. Theo chúng ta thì nhiều khả năng họ
đã dùng cách phân chia một đoạn thẳng hình học tượng trưng. Chẳng hạn,
để thiết lập được:
người
Ai Cập cổ đã vẽ một đoạn thẳng rồi chia 3 đoạn thẳng đó, lấy 2 phần
đoạn thẳng đó đem chia thành 4 đoạn. Rõ ràng là một phần tư cộng ba phần
tư của đoạn thẳng sau chính bằng đoạn thẳng đó và cũng bằng một phần
sáu cộng một phần sáu đoạn thẳng ban đầu (xem minh họa dưới đây):
Tuy
nhiên các nhà toán học thấy rằng không phải cách đối chiếu như trong
bảng của người Ai Cập cổ đại là duy nhất, vì thí dụ như ngoài cách biểu
diễn:
Còn có các cách:
Có thể thấy rằng khi đem chia 2 vế của đẳng thức:
Để
tiện theo dõi, chúng ta cho rằng một phân số đích thực là một phép chia
không thực hiện triệt để được trong thế giới số nguyên. Hơn nữa, nếu
có:
thì cũng có:
,
nên
chúng ta có thể coi phân số là những phép chia không giải quyết được
trong thế giới số tự nhiên (không âm, không dương) trong quá trình tìm
lời đáp cho câu hỏi vừa nêu mà không làm giảm đi tính tổng quát.
Giả sử chúng ta có một phân số không phải là phân số đơn (gọi là “tạp”):
thì bao giờ cũng có thể viết được:
Và nếu như thế thì cũng viết được:
Nếu
và
là giải quyết được trong Thế giới N thì chúng phải là những số tự nhiên, tạm gọi là
và
:
Hơn nữa là:
Đặt lại:
thì viết được:
Câu hỏi đã được giải đáp!
Thí dụ:
1/ Có
Trong trường hợp y và z bằng nhau thì nghiệm duy nhất của bài toán là:
Tuy
nhiên chúng ta có thể nhìn bài toán dưới dạng tổng quát hơn. Vì một
phân số còn có thể viết dưới những dạng gọi là chưa được ước lược (giản
lược) của nó nên trong trường hợp này có thể viết:
và
cũng như
là những số nguyên thì:
Khi
, thì cũng có nghĩa là chúng bằng b cho nên:
Trong trường hợp
, để cho:
Chúng ta thấy tốc độ tăng của z nhanh hơn của 3b, cho nên từ b'=7 trở xuống, 3b không bao giờ chia hết cho z nữa.
Nếu p=2 thì b ít ra cũng phải bằng 4, và lúc này:
Đó thực ra là trường hợp 
Có b=6 khi p=2 không? Có, nhưng… vô nghiệm.
Đến đây, có thể kết luận rằng:
Có thể cho rằng
luôn bằng b mà không làm mất đi tính tổng quát của bài toán và nghiệm duy nhất của nó là:
hoặc: 
Có thể kiểm chứng lại:
2/ Có
. Phân tích ra được:
Rõ
ràng là nó không thể phân tích được thành tổng hai phân số đơn. Tuy
nhiên có thể biểu diễn nó thành tổng của ba phân số đơn là:
và do đó cũng có:
Có một câu hỏi đặt ra là có thể chọn hai số tự nhiên a, x với a > x và các số tự nhiên b, c, d để thiết lập đẳng thức:
Trường hợp x = 4 thì được rồi. Trường hợp x = 2 thì:
Nghĩa là cũng được. Còn trường hợp x = 3 thì cũng được luôn vì có:
Thế còn khi x > 4?
Chúng ta biết rằng có thể viết:
Nếu xn viết được thành tổng các số y, z, k mà an đều chia hết cho các số ấy thì có thể biểu diễn được
thành tổng của ba phân số đơn. Chẳng hạn có:
Tuy nhiên khi x > 4 thì có làm được như thế không?
Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để?
Năm 1950, nhà toán học người Hungari tên là Palel Erdôs (1913-1997) đưa ra phỏng đoán rằng khi
thì chắc chắn có nghiệm.
Nhà toán học Straus đã chứng minh được khi
thì phỏng đoán đó đúng.
Vào năm 1964, nhà toán học Kha Triệu, người Trung Quốc, đã chứng minh rằng khi
thì phỏng đoán của Erdôs cũng đúng.
Đến năm 1978, nhà toán học Fransissain chứng minh được rằng khi
thì điều phỏng đoán đó vẫn đúng.
Chưa ai biết được tình hình sẽ như thế nào khi x là một số bất kỳ!
Chúng ta cho rằng dù x và a là bất kỳ thì với điều kiện
, luôn có:
Vì sao vậy?
Vì rằng có thể nhân tử số và mẫu số của phân số
cho một số tự nhiên q nào đó, sao cho:
Như thế sẽ có:
và có thể nhóm gọn vế phải lại:
Khi N là số tự nhiên vô hạn thì cũng làm cho N! vô hạn, thành số lớn nhất có thể chia hết cho mọi số, kể cả bản thân nó. Vì vậy:
Và đó có thể chỉ là cách viết tổng quát của cách viết với những bộ ba số b, c và d khác nhau:
Có một vấn đề nữa là:
Vì
cho nên có thể phân tích 1 thành tổng vô hạn của những phân số đơn giống nhau:
Thế thì có thể phân tích
khi
thành
một tổng như thế không? Xem phần trên cũng biết là không bao giờ làm
được điều đó. Tuy nhiên, nếu chỉ là tổng của những phân số đơn không
nhất thiết phải khác nhau thì có thể làm được.
(còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
(còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét