Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

TT&HĐ IV - 34/a

                                                      Sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh .

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG II: Ngọc Bích

“Bằng cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước, và ngẫu nhiên, chúng ta hướng mắt tới cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu, thì chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn trong mỗi ngành khoa học, vâng không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.
Max Planck

"Mọi phát kiến của nhân loại đều có bàn tay hướng dẫn của Toán học, bởi vì chúng ta không thể có một người chỉ đường nào khác".
Charles Darwin

"Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy lôgic”
Albert Einstein 

"Thậm chí ngay cả trong trò chơi của con trẻ cũng có những điều khiến nhà toán học vĩ đại nhất phải quan tâm".
Gottfried Wilhelm Leibniz

"Toán học là kết quả của lao động sáng tạo, được phát sinh từ cố gắng nhận thức tự nhiên vì cuộc sống. Nó được xây dựng nên từ sự khám phá những biểu hiện có tính qui luật của sự vận động và biến hóa của vật chất. Nhưng con người đã không ngờ rằng họ đồng thời cũng xây dựng nên một khối hoa cương toán học mà ở dạng thuần túy, nghĩa là vô vật chất hóa, nó nói về sự chuyển hóa không gian, tức là nói về vận động của Tự Nhiên Tồn Tại." 

NTT
   





Ầm! Ầm!... Ầm!...
Ào! Ào!... Ào!...
Ầm…! Ào…!...
Choàng tỉnh mộng, chúng ta thấy mình đang đứng trên một tảng đá, trước mặt là một triền núi khổng lồ, lởm chởm cao hút. Thế là chúng ta đã đến được chân núi Tu Di huyền thoại bằng một cuộc… hành thiền.
Ngoái lại, trên là trời xanh bao la, dưới là mênh mông biển cả. Trời và biển gặp nhau ở đâu đó trong tít tắp và vì quá xa mà chúng ta không tài nào quan sát được. Dải mây trắng cũng đã biến mất.

Ngay chân núi Tu Di, phía dưới, cách chỗ chúng ta đứng ước độ hơn một kilômét, là từng đợt sóng sô lẫy lừng, đập vào đá mạnh đến nỗi làm nước bắn tung tóe lên cao có tới hàng ngàn mét và tạo ra những tràng âm thanh nghe như sét đánh ngang tai rồi vang rền rung cả núi Tu Di, lẫn với tiếng ào ào như thác đổ ngay dưới chân. Những con sóng đó chắc phải vĩ đại hơn gấp nhiều lần con sóng thần khổng lồ nhất mà người đời từng biết đến.
Theo truyền thuyết thì núi Tu Di nằm ở trung tâm xứ sở Địa Đàng. Vậy thì Địa Đàng giờ đây đâu rồi? Trước những cơn sóng hung tợn thế kia thì sẽ chẳng có bình địa nào chịu nổi. Địa Đàng đã tan rã từ lâu chắc là vì “cái đám Quỉ Đông” mà chúng ta đã nghe trong cổ tích đây! Tuy nhiên, dù có ào ạt tấn công triền miên và gào thét ầm ĩ đến mấy thì chúng cũng không tài nào làm khuất phục được Cây Nêu Vĩ Đại sừng sững biểu trưng cho ý chí của Tự Nhiên Tồn Tại, cũng như Thủy Tinh, dù có cuồng nộ đến mấy thì trước sau gì cũng thân bại danh liệt trước Sơn Tinh - Thần Núi Tản Viên.


Khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh
Được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21/2/2008, Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ)
tan_vien_son_thanh_ok.jpg

Tản Viên Sơn Thánh – Đạo Giáo Thần Tiên 


 
Hình như chúng ta chưa kể tỏ tường câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh. Vậy thì bây giờ bắt đầu cũng chưa muộn. Thế nhưng để tiết kiệm thời gian - chứ thực ra là không thể tiết kiệm được (chỉ tranh thủ được thôi!) mà lại quí hơn vàng ngọc, chúng ta sẽ lại “giở trò” vừa đi đường vừa kể chuyện. Không phải! Lần này là vừa leo núi vừa kể chuyện!
Núi Tản Viên ở phía tây Thăng Long (Hà Nội). Theo truyền thuyết thì ngày xưa núi cao 12.300 trượng, tức 49,2 km (so với ngày nay thì quá cao!), gồm 3 ngọn, đứng xếp hàng, đỉnh tròn như cái tán cho nên có tên ấy và cả tên Ba Vì.
Một trong số 100 người con của Long Quân và Âu Cơ, cùng vui sống với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu, vương hiệu là Hùng, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Đó là vị vua Hùng đầu tiên và sau này còn được gọi là Đại Vương. Có lần, Đại Vương đi ngang qua Tản Viên, thấy 3 ngọn núi xếp hàng cao vút, phong cảnh đẹp đẽ hữu tình, lại thêm dân ở chân núi có tục mổ trâu, nấu rượu, hàng ngày ăn uống hát ca, vui chơi nhảy múa, thật chất phác hồn nhiên, bèn làm một con đường thẳng tắp từ Bạch Phiên lên phía nam Tản Viên, tới động An Uyên lập điện nghỉ ngơi. Sau này, khi băng hà, Đại Vương hóa thần, rất hiển linh.
                                                                                Mẫu tượng Đức Thánh Tản
Vào đời Hùng Vương thứ 18, nhà vua có người con gái đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Để tìm người chồng xứng đáng cho Mị Nương, nhà vua loan tin kén rể.
Một hôm có hai chàng trai khôi ngô, tuấn tú khác thường cùng một lúc đến ra mắt nhà vua xin cầu hôn. Một người tên là Sơn Tinh - Sơn Thần Tản Viên, có tài “lấp bể, dời non”. Một người tên là Thủy Tinh - Thủy Thần Biển Đông, có tài “hô phong, hoán vũ”. Vua Hùng phân vân không biết chọn ai, bèn phán: “Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có thể chọn một mà thôi. Vậy, ngày mai nếu ai đến trước với đầy đủ đồ sính lễ: 100 vần cơm nếp, 200 cặp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, thì người đó được rước dâu về”.
Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép rước dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, thấy mất Mị Nương thì đùng đùng nổi giận, kéo quân đuổi theo Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
Thủy Tinh làm mưa làm gió mù mịt, dâng nước lên đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh bốc đồi, dời núi làm đê ngăn chặn các dòng lũ. Nước dâng lên bao nhiêu, Sơn Tinh hóa phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cây cối cành nhánh trôi theo dòng nước xiết làm cho các loài thủy quái như thuồng luồng, cá sấu… chết nổi xác lềnh bềnh. Cuối cùng, Thủy Tinh thiệt hại nặng, đuối sức phải rút đi.
Tuy nhiên vì ấm ức không bao giờ nguôi nên năm nào Thủy Tinh cũng kéo quân đến đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua.
Hàng năm vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, vẫn thường xảy ra mưa gió, lũ lụt làm thiệt hại mùa màng và nhiều sinh mạng. Tương truyền rằng đó là khoảng thời gian Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau để tranh giành Mị Nương. (Có thể sự kiện này cũng là một nguyên nhân làm nảy sinh ra lễ cúng “cô hồn các đảng” tháng 7 và Phật Giáo sau này đã xen vào để thêm lễ “Vu lan - báo hiếu”? Dễ hiểu, đạo nào cũng vậy, thường xen quan niệm mình vào phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa nhằm...truyền đạo!).
Theo dân gian truyền lại thì Đại Vương linh lắm, đều ứng nhiệm mỗi lần cúng tế cầu đảo khi bị hạn hán cũng như lúc lụt lội. Vậy cho nên dân chúng cũng hết lòng thờ kính. Thường vào những ngày quang đãng, như có bóng cờ xí thấp thoáng trong hang núi. Dân trong vùng cho rằng đó là Sơn Thần hiển hiện.
Khi nhà Đường bên Tàu chiếm được nước Nam, Cao Biền được cử sang làm Đô hộ sứ. Bị bóc lột tàn bạo, dân chúng nổi lên chống cự làm ách đô hộ nhiều phen khốn đốn. Biền nghĩ rằng dân Nam có thần linh phù trợ bèn đi yểm các nơi linh tích, trấn áp bách thần bằng cách bắt con gái 17 tuổi, chưa chồng, đem mổ bụng vứt hết ruột đi, nhồi cỏ bấc vào đó, cho mặc xiêm y đàng hoàng, đặt ngồi lên ngai, giết trâu bò tế bái, nhử thần phụ vào người con gái ấy, rồi rình khi thấy người con gái cử động chân tay thì thốt nhiên chém đầu đi là thần linh bị triệt.
Biền cũng dùng mẹo ấy cúng Tản Viên Sơn Thần thì thấy Đại Vương cưỡi ngựa trắng trên một tán mây, nhổ nước bọt vào cỗ tế mà bỏ đi. Thấy vậy, Biền than: “Linh khí nước Nam thật khôn lường. Vượng khí ấy đến đời nào mà trừ cho hết được!”.
Vào thời nhà Trần, quan Hàn lâm học sĩ là Nguyễn Sĩ Cố, khi đi dẹp giặc phương Bắc, qua đền thờ Đại Vương đã vào bái yết, làm lễ khấn cầu, rồi đề một bài thơ rằng:
Sơn tự thiên cao, thần tối linh
Tâm quynh tài khấu dĩ văn thanh
Mị Nương diệc hữu hiển linh trừ
Thả vị thư sinh bảo thử hành.
Nghĩa là:
Non ngất, thần thiêng lẫm liệt thay
Động lòng đã thấu tới cao dày
Mị Nương cũng hiển oai linh lắm
Xin giúp thư sinh một chuyến này.
Dân gian còn tôn tụng Đại Vương là Đệ nhất phúc thần của nước Nam.
Câu chuyện thần núi Tản Viên và cuộc tranh hùng Sơn Tinh - Thủy Tinh đã tích đọng ở đó nhiều sự kiện có thật của lịch sử. Chẳng hạn như khai khẩn, lập nước, vật lộn với thiên tai vùng nước nổi, đắp đê trị thủy… Trong số đó, đã nổi lên một mường tượng trong chúng ta rằng có một khoảng thời gian dài (chắc là ở khoảng cuối thời đại Hùng Vương), vào giai đoạn xã hội đất nước suy vi, xảy ra cuộc phân tranh “cao - thấp”, “miền xuôi” đòi “nhấn chìm” “miền ngược”, quân khởi nghĩa vùng duyên hải ven biển kéo lên đánh phá liên miên vào thành trì của chính quyền trung ương. Nhờ sự hậu thuẫn của quân vùng sơn lâm mà Trung ương vẫn đứng vững. (Và chỉ bị sụp đổ khi Thục Phán lên làm thủ lĩnh lực lượng sơn lâm, quay đầu, trở giáo. Rất có thể thủ lĩnh cha truyền con nối, trong đó có Thục Phán đã đi vào truyền thuyết trong hình tượng Sơn Tinh. Sau này, một phần vì thời gian đã làm cho mọi thứ xa xôi trở nên nhạt nhòa cũng như sự ghi chép “ba chớp ba nháng” thường thấy ở cổ sử mà Sơn Tinh “hòa làm một” với Đại Vương, thánh Tản Viên sơn Thần duy nhất, đầy uy linh).

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh   Sơn Tinh - Thủy Tinh
ảnh truyện cổ tích,truyền thuyết,sơn tinh thủy tinh
ảnh truyện cổ tích,truyền thuyết,sơn tinh thủy tinh
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh   Sơn Tinh - Thủy Tinh
Pokémon xuất hiện trong truyện tranh Sơn Tinh - Thủy Tinh
Nhà thiết kế họ Lê cho biết, trang phục lấy ý tưởng từ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nổi tiếng. Cụ thể, hình tượng mang lại cảm hứng để nhà thiết kế làm nên bộ trang phục là hình ảnh Sơn Tinh - Mỵ Châu.
 
 .
 

(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét