Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐ IV - 34/c
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
NGỌC TỶ TRUYỀN QUỐC Món Báu Vật Chứa Bí Ẩn Khổng Lồ | Tam Quốc | Kiếm Hiệp Hay
PHẦN IV: BÁU VẬT
"Dọc
đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi
tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả
những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư
sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu
với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương
hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng
niềm hạnh phúc này. D. Henziut
Những
người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao
thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự
trong lòng khoan khoái. Ngạn ngữ Trung Quốc
Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.
Rene Descartes
Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà
hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở
thành tài sản của tất cả mọi người.
Voltaire
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả
mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai
nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết
hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách.
Plato
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Bằng
cách ở mỗi hiện tượng tự nhiên của cái riêng lẻ, cái qui ước, và ngẫu
nhiên, chúng ta hướng mắt tới cái phổ quát, cái khách quan và tất yếu,
thì chúng ta tìm cái độc lập đằng sau cái lệ thuộc, cái tuyệt đối đằng
sau cái tương đối, cái vĩnh cửu đằng sau cái vô thường. Và như tôi nhìn
thấy, cái khuynh hướng này biểu lộ không những trong vật lý học, mà còn
trong mỗi ngành khoa học, vâng không chỉ trên lĩnh vực khoa học, mà còn
trên lĩnh vực của cái thiện và cái mỹ”.
Max Planck
"Mọi phát kiến của nhân loại đều có bàn tay hướng dẫn của Toán học, bởi vì chúng ta không thể có một người chỉ đường nào khác". Charles Darwin
"Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy lôgic” Albert Einstein
"Thậm chí ngay cả trong trò chơi của con trẻ cũng có những điều khiến nhà toán học vĩ đại nhất phải quan tâm". Gottfried Wilhelm Leibniz
"Toán
học là kết quả của lao động sáng tạo, được phát sinh từ cố gắng nhận
thức tự nhiên vì cuộc sống. Nó được xây dựng nên từ sự khám phá những
biểu hiện có tính qui luật của sự vận động và biến hóa của vật chất.
Nhưng con người đã không ngờ rằng họ đồng thời cũng xây dựng nên một
khối hoa cương toán học mà ở dạng thuần túy, nghĩa là vô vật chất hóa,
nó nói về sự chuyển hóa không gian, tức là nói về vận động của Tự Nhiên
Tồn Tại."
NTT
(Tiếp theo)
***
Nhớ
lại chuyện người Việt Thường dâng tặng vua Nghiêu con rùa đá trên đó có
chữ giống con nòng nọc nói về Trời - Đất mà chúng ta cho rằng đó là bộ
sách đá tượng rùa giảng giải về Hà Đồ - Lạc Thư. Rất có thể từ đây mà
quan niệm về một thế giới tương phản đối ứng, lưỡng phân lưỡng hợp của
người Việt Thường đã chuyển hóa thành âm - dương, lưỡng nghi, tứ tượng,
bát quái, ngũ hành có tính đặc thù của người Hoa Hạ, để rồi sau này quay
trở lại (do tính tương tự, gần gũi của chúng) mà cũng trở thành quan
niệm (theo cách gọi mới) của người Việt xưa. Và Bát Môn Kim Tỏa cũng từ
đó mà ra chăng?
Như
đã kể, bộ sách đá “Qui Thư” (Lạc Thư) đó đã được vua Nghiêu nhận làm
báu vật vừa vì sự quí giá vật chất của nó (ngọc thạch), vừa vì sự uyên
thâm của nó về nhận thức Vũ Trụ cũng như vì công dụng tính toán “hay ho”
của nó nữa.
Nếu
Qui Thư đã là một báu vật quí giá như thế thì sao không thấy lưu truyền
cho đời sau? Trong sử cổ Trung Hoa tuyệt nhiên không thấy nhắc đến nó
một lần. Hay Qui Thư chẳng là cái quái gì cả, chẳng quí báu đến độ phải
nâng niu, gìn giữ, chỉ là một con rùa sống hẳn hoi và tầm thường? Nếu
thế thì người Việt Thường phải cất công lặn lội gặp vua Nghiêu chỉ để
tặng một thứ “chả ra gì” để rồi sự kiện đó trở nên đặc biệt đến độ được
lưu vào sử xanh? Hay sự kiện đó đơn giản là sự bịa đặt ra cho “oai” chứ
không có thực và chúng ta đã như một kẻ ngố, dựa vào đó mà bịa thêm lung
tung? Không, chúng ta vẫn bảo thủ, tin sự kiện đó là sự thật và Qui Thư
là quí giá, trở thành một báu vật thiêng liêng, dù nhiều người sẽ chửi
chúng ta là lũ gàn rở, vơ vào. Chúng ta tin như thế vì có một câu chuyện
làm chúng ta suy ngẫm rất nhiều. Đó là câu chuyện “Hòa thị bích”.
Vào
thời Xuân Thu, Biện Hòa, người nước Sở đi chặt củi trên núi Kinh (nay
thuộc phía tây huyện Nam Chương, tỉnh Hồ Bắc), tình cờ thấy một con chim
phượng hoàng đậu trên một hòn đá xanh. Quan niệm người Trung Hoa xưa
rất đề cao ngọc bích (ngọc thạch). Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Người ta
có thể đánh giá vàng nhưng ngọc bích thì vô giá”. Ngọc bích được xem như
sự hòa quyện các tinh túy của Trời - Đất nên nó rất thiêng liêng. Dưới
thời nhà Thương, nhà Chu, gươm và giáo bằng ngọc thạch được xem như biểu
tượng tối thượng của quyền lực và “Phượng hoàng chỉ đậu xuống nơi có
ngọc thạch”. Biện Hòa nghĩ rằng hòn đá xanh này là một bảo bối bèn ôm
về, mang vào dâng cho Sở Lệ Vương. Thợ làm ngọc trong cung nói đó chỉ là
một hòn đá thường. Lệ Vương nổi giận, ghép Biện Hòa vào tội lừa vua, ra
lệnh cho võ sĩ chặt chân trái Biện Hòa.
Được tạo nên từ viên ngọc quý Hòa thị bích, ngọc tỷ truyền quốc của Tần
Thủy Hoàng là món bảo vật mà các vị vua chúa về sau vô cùng muốn chiếm
được.
Ngọc tỷ thực chất là một con dấu, hay ấn chương. Các nhà nghiên cứu
văn hóa Trung Hoa cho rằng ấn chương đã xuất hiện từ rất sớm. Thời nhà
Ân, người ta đã dùng vật nhọn để khắc hoa văn lên những hòn đá.
Ấn chương được xem là bằng chứng về quyền lực của người sở hữu. Dù là
thương nhân hay quan lại, người mang ấn là người có thực quyền trong
tay. Không còn ấn là không còn quyền.
Ngọc tỷ là ấn chương của hoàng đế, tượng trưng cho quyền lực tối
thượng mà chỉ "thiên tử" mới có. Do đó, trong lịch sử hơn 2.000 năm của
các triều đại phong kiến Trung Quốc từ Tần đến Thanh, các vua chúa dù là
cướp ngôi hay được nhường ngôi, đều rất coi trọng việc chiếm hữu ngọc
tỷ.
Chân dung Tần Thủy Hoàng. Tranh: aboluowang.com.
Thời Tiên Tần, bất luận quan ấn hay tư ấn đều gọi là "tỷ", không có
sự phân biệt lớn nhỏ và cũng không thống nhất về mặt hình thức. Cho đến
khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên, ông mới đặt ra quy định về
việc chế tạo, danh xưng và sử dụng ấn chương.
Tần Thủy Hoàng quy định rằng "tỷ" là từ dành riêng để gọi ấn triện
của hoàng đế và "tỷ" phải được làm bằng ngọc, nên được gọi là "ngọc tỷ".
Ấn của quan viên được chế bằng đồng. Sự khác biệt đẳng cấp giữa các
quan được quy định bằng màu sắc của dây đeo ấn.
Nói chung, quan ấn của các vương triều phong kiến Trung Quốc đi theo
quy định của nhà Tần. Từ đời Hán, giấy được sử dụng một cách rộng rãi,
kèm theo sự phát triển của hội họa, thư pháp, nên hình thức tư ấn rất đa
dạng.
Sau khi Tần Thủy Hoàng diệt lục quốc, để chứng tỏ quyền uy tối cao vô
thượng của mình, ông ra lệnh cho ngọc công (người am hiểu về đá quý)
Tôn Thọ dùng một viên ngọc quý nổi danh đương thời là "Hòa thị bích" để
tạo nên "ngọc tỷ".
Về Hòa thị bích, sử cũ còn lưu truyền câu chuyện "Biện Hòa ba lần
dâng ngọc". Vào thời Xuân Thu, có người tên Biện Hòa ở nước Sở nhặt được
một viên đá ngọc trên núi. Biết đây là vật báu hiếm thấy, Biện Hòa đã
dâng lên Sở Lệ Vương. Sở Lệ Vương mời ngọc công đến xem qua.
Biện Hòa dâng ngọc quý lên Sở Lệ Vương nhưng rốt cuộc lại hàm oan và bị chặt cả hai chân. Minh họa: mocuifang.com.
Sau khi con trai Lệ Vương là Võ
Vương lên nối ngôi cha, Biện Hòa lại dâng hòn đá lên cho Võ Vương và bị
chặt nốt chân phải. Cuối năm Nhược Can, con Võ Vương là Văn Vương lên
kế vị. Biện Hòa vẫn muốn dâng hòn đá lên nhưng chân không còn, đành ôm
hòn đá mà ông cho là quí, ngồi dưới núi Kinh khóc suốt 7 ngày 7 đêm,
khóc đến cạn nước mắt, chảy ra máu tươi. Có người đem chuyện này bẩm báo
với Văn Vương. Văn Vương sai người đi hỏi Biện Hòa:
- Người trong thiên hạ phải chịu hình phạt chặt cả hai chân rất nhiều, tại sao nhà ngươi lại đau buồn ghê gớm đến vậy?
Biện Hòa đáp:
- Tôi đau đớn không phải vì mất đôi chân mà là vì vật quí hiếm này bị người ta coi là hòn đá thường!
Văn
Vương liền cho người đón Biện Hòa vào cung và ra lệnh cho thợ ngọc xem
xét kỹ rồi thận trọng đẽo, gọt hòn đá ra. Quả nhiên hòn đá là một ngọc
bích sáng óng ánh không một vết nứt. Về sau, người đời, để ghi nhớ sự
kiện này đã gọi hòn ngọc bích đó là “Hòa thị bích” (ngọc bích họ Hòa).
Mấy
trăm năm sau, tướng quốc Chiêu Dương nước Sở vì lập được công lớn nên
được Sở Uy Vương thưởng cho “Hòa thị bích”. Thế rồi “Hòa thị bích” bị
mất trộm, không tìm ra thủ phạm. Hơn 50 năm tiếp theo, thái giám Anh
Hiền nước Triệu đã bỏ ra 500 lượng vàng mua một viên ngọc bích tuyệt đẹp
của một người lạ từ nơi khác đến. Một người thợ ngọc xem xét kỹ thì
phát hiện được đó chính là “Hòa thị bích” lừng danh một thời. Nghe được
tin này, vua Triệu Huệ Văn lập tức đoạt lấy “Hòa thị bích” từ tay thái
giám An Hiền. Từ đó viên ngọc bích do Triệu Huệ Văn chiếm giữ.
Lạn Tương Như dọa ném vỡ Hòa thị bích để có thể đưa ngọc quay về nước Triệu. Minh họa: 163.com.
Lúc
bấy giờ “Hòa thị bích” đã nổi tiếng khắp nơi là “vật báu vô giá đệ nhất
thiên hạ”. Các chư hầu thiên tử đều sùng bái nó, muốn sở hữu nó làm bảo
bối, dùng trong những cuộc cầu đảo, tế lễ. Vì thế mà đã có nhiều mưu
mô, thủ đoạn để chiếm đoạt nó. Về điều này có câu chuyện lịch sử “Hòa
bích qui Triệu” (ngọc bích họ Hòa trở về nước Triệu) được chép trong “Sử
ký” của Tư Mã Thiên. Chúng ta lược thuật:
Vào
thời Chiến Quốc, lúc nước Tần đã trở nên hùng mạnh, vua nước Tần nghe
tin “Hòa thị bích” đang ở nước Triệu, bèn sai người sang đưa thư cho vua
Triệu xin đem 15 thành trì để đổi lấy viên ngọc bích có một không hai.
Vua Triệu cùng đại tướng quân Liêm Pha và các vị đại thần bàn: Nếu cho
Tần ngọc bích thì sợ Tần lừa dối, không trao lại thành, nhưng nếu không
cho thì lo Tần có cớ kéo binh tới đánh. Đang phân vân, dùng giằng chưa
biết làm sao thì viên hoạn quan Mục Hiền nói:
- Môn hạ của thần là Lạn Tương Như có thể sang Tần thương thuyết được.
Vua liền cho vời Lạn Tương Như đến, hỏi:
- Vua Tần đem 15 thành đổi lấy viên ngọc bích của quả nhân, nên cho hay không?
Tương Như thưa:
- Tần mạnh, Triệu yếu, không cho không được.
Vua Triệu nói:
- Họ lấy ngọc ta mà không cho ta thành thì làm sao?
Lạn Tương Như nói:
-
Tần đem thành đổi ngọc mà Triệu không cho, thì điều trái là ở Triệu.
Triệu cho ngọc mà Tần chẳng cho thành, thì điều trái là ở Tần. Xét lại
kế đó thì thà cho ngọc để Tần chịu phần trái.
Nhà vua hỏi:
- Ai có thể sai đi sứ?
Lạn Tương Như nói:
-
Nếu nhà vua thiếu người, thần xin mang ngọc bích đi sứ. Thành có về tay
nước Triệu thì ngọc mới ở lại đất Tần. Nếu thành không về, thần sẽ giữ
nguyên vẹn viên ngọc đem về Triệu.
Thế là Tương Như mang ngọc sang Tần.
Khi Tương Như dâng ngọc, vua Tần mừng rỡ trao cho các mỹ nhân và quan hầu cùng xem, các quan hầu đều hô:
- Vạn tuế!
Thấy vua Tần không đả động gì đến việc trao thành cho Triệu, Tương Như, liền tiến lên nói:
- Ngọc bích có vết, tôi xin chỉ cho bệ hạ xem.
Nhận lại viên ngọc, Tương Như lập tức lùi lại, tìm đến một cái cột, nói:
-
Nay thần đến, đại vương tiếp thần ở một nơi tầm thường, lễ tiết rất
khinh mạn. Được ngọc, đại vương đưa cho các mỹ nhân để đùa bỡn thần.
Thần xem đại vương không có ý trả thành ấp như đã hứa cho vua Triệu. Vậy
thần lấy ngọc về. Nếu đại vương có muốn bức bách thần thì đầu thần và
viên ngọc bích đều vỡ ở cái cột này.
Vua
Tần sợ vỡ ngọc, vội gọi quan đương sự cầm địa đồ đến, chỉ cắt 15 thành
cho Triệu. Tương Như đoán vua Tần làm thế cũng chỉ lừa dối thôi nên đòi
vua Tần muốn nhận ngọc phải trai giới 5 ngày, đặt lễ Cửu Tân ở sân (Cửu
Tân là một nghi lễ ngoại giao rất long trọng). Vua Tần không còn cách
nào khác, đành ưng thuận.
Tương
Như ở lại chờ tại quán tân khách Quảng Thành, nghĩ rằng Vua Tần thế nào
rồi cũng lại bội ước, bèn sai kẻ tâm phúc theo mình, cải trang, đi theo
đường tắt, mang viên ngọc bích về trả cho vua Triệu.
Đến ngày lễ Cửu Tân, Tương Như đến, nói với vua Tần:
-
Nước Tần từ đời Mục Công đến nay, hơn 20 đời vua, chưa từng có ai giữ
trọn lời hứa. Quả thực, thần sợ bị nhà vua lừa, lại phụ lòng nước Triệu,
nên đã sai người cầm ngọc lẻn về nước Triệu rồi. Vả lại Tần mạnh mà
Triệu yếu, đại vương sai một sứ giả đến Triệu thì Triệu lập tức đem ngọc
sang dâng. Nay mạnh như nước Tần mà lại cắt trước 15 thành cho Triệu
thì Triệu đâu dám giữ ngọc bích để mắc tội với đại vương. Thần biết rằng
lừa dối đại vương tội đáng chết. Thần xin vào vạc nước sôi.
Vua
Tần nghĩ có giết Lạn Tương Như cũng không lấy được ngọc và cũng chưa
đến lúc phải tuyệt tình giao hảo Tần - Triệu, nên vẫn tiếp Tương Như ở
triều đình, lễ xong cho về.
Rốt
cuộc, Tần không đổi thành cho Triệu, Triệu cũng không đem ngọc bích cho
Tần. Vua Triệu khen Tương Như, phong cho làm đại trượng phu.
“Hòa bích qui Triệu” là vậy.
Năm
228 TCN, nước Tần thôn tính nước Triệu, “Hòa thị bích” rơi vào tay Tần
Thủy Hoàng. Đến năm 211 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, lập tức
lệnh cho thừa tướng Lý Tư soạn 8 chữ : “Thu mệnh vu thiên, kỳ thọ vĩnh
xương” (Nhận mệnh trời, được thịnh vượng mãi mãi), rồi sai thợ ngọc chạm
trổ 8 chữ trên lên ngọc bích. Ngọc bích trở thành bảo ấn của Hoàng Đế
và từ đó “Hòa thị bích” mang thêm tên mới là “Quốc ấn”.
Năm
206 TCN, Lưu Bang chiếm Lạc Dương, lật đổ nhà Tần, buộc vua Tần Tử Anh
phải giao “Hòa thị bích”. Năm 202 TCN, sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu
Bang lập nên nhà Hán, đặt lại tên cho “Hòa thị bích” là “Ấn nhà Hán”,
coi là quốc túy, và lệnh truyền nó từ đời này sang đời khác. Vì vậy mà
ngọc bích còn thường được gọi là “Truyền quốc ấn”.
Cuối
thời Tây Hán, ngoại thích Vương Mãng âm mưu soán ngôi nhà Hán, đã đầu
độc vua Bình Đế, lập cháu họ vua là Tử Anh lên làm Hoàng thái tử. Lúc
đó, thái hậu Hiếu Nguyên đang giữ “Hòa thị bích”. Vương Mãng sai người
em họ là Vương Thuấn đến cung “Trường Lạc” tìm vật báu. Biết không thể
giấu được, thái hậu đem ngọc bích ra ném mạnh xuống đất và mắng Vương
Thuấn rằng: “Quốc ấn bị diệt, anh em nhà ngươi cũng chẳng có kết cục tốt
đẹp gì!”. Vương Thuấn vội nhặt lên, thấy “Hòa thị bích” bị mẻ mất một
góc.
Vương
Mãng sau đó tự mình lên làm vua, đặt tên triều đại mới là Tân, lệnh cho
thợ ngọc lấy vàng nạm vào góc bị vỡ của “Hòa thị bích”.
Sau
khi Vương Mãng bị diệt, “Hòa thị bích” được Quang Vũ đế Lưu Tú cất giữ.
Nhà Đông Hán truyền từ đời này sang đời khác, đến đời Hán Hiếu Đế, cuối
thời Đông Hán, “Hòa thị bích” lại bị mất bặt tung tích.
Năm
192, quân đồng minh đánh dẹp Đổng Trác. Một hôm, nửa đêm, thái thú Tôn
Kiên đi thị sát trong thành Lạc Dương, tình cờ phát hiện thấy một giếng
nước phía nam thành phát ra ánh hào quang. Lập tức Tôn Kiên cho quân
lính xuống mò thì vớt lên một thi thể phụ nữ mặc trang phục trong cung,
cổ đeo một túi gấm bên trong đựng một cái tráp màu đỏ tươi có khóa bằng
vàng. Mở tráp ra, Tôn Kiên thấy một hòn ngọc tỷ trong suốt, sáng lấp
lánh. Trên hòn ngọc tỷ này chạm trổ hình 5 con rồng cuốn lấy nhau, một
góc bị vỡ được nạm vàng. Biết đây chính là vật báu vô giá từng bị mất
tích: Truyền quốc ấn - “Hòa thị bích”, Tôn Kiên liền đem cất giữ ngay.
Sau
khi Tôn Kiên chết trong trận Hiện Sơn, “Hòa thị bích” rơi vào tay Viên
Thuật. Thuật chết, thái thú trông coi lăng mộ Từ Cú giữ nó rồi dâng lên
cho Tào Tháo. Sau Tào Tháo, “Hòa thị bích” tiếp tục đường truyền qua tay
các vị vua nhà Tùy, nhà Đường. Người cuối cùng giữ hòn ngọc bích này là
Lý Tòng Khê đời Hậu Đường. Bị thất bại trước quân rợ Khiết Đan, Lý Tòng
Khê mang theo “Hòa thị bích” chạy lên một ngọn tháp rồi châm lửa đốt.
Cả ngọn tháp cháy rừng rực và ông này cũng chết thiêu trong đó. “Hòa thị
bích” cũng vĩnh viễn biến mất cho đến ngày nay.
Trong
hơn 1000 năm sau thời kỳ Ngũ đại thập quốc, mỗi triều đại đều có chuyện
truyền quốc ấn nhưng thật ra đó không phải là “Hòa thị bích” thật, mà
chỉ là đồ ngụy tạo.
Ngày
nay, nhiều người vẫn cố công dò la “Hòa thị bích” và giải mã điều bí ẩn
là “Hòa thị bích” đẹp đến cỡ nào, quí giá đến cỡ nào mà vua chúa ngày
xưa thèm khát, nâng niu đến thế?
Ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng hiện ở đâu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Ảnh minh họa: lishiquwen.com.
Ngọc tỷ của hoàng đế Càn Long thuộc về một người mua châu Á giấu tên với giá gần 12 triệu USD. Ảnh: Sotheby's.
Ngọc tỉ được làm từ "thiên thạch". (Ảnh minh hoạ)
“Hòa
thị bích” được lưu truyền qua các triều đại, từ Xuân Thu - Chiến quốc
đến Ngũ đại thập quốc, tính ra cũng khoảng 1.650 năm. Trên thế giới, kể
ra cũng hiếm có báu vật nào mà được lưu truyền liên tục lâu đến vậy. Đó
là chưa kể thời gian tồn tại của hòn ngọc bích trước khi được Biện Hòa
phát hiện ra.
Nhưng
trước khi được Biện Hòa phát hiện thì hòn ngọc bích đó đã là báu vật
chưa? Điều không thể phủ nhận là hòn ngọc bích không phải tự nhiên có ở
núi Kinh để Biện Hòa vô tình “nhặt lên” được, mà nó đã “lưu lạc” đến đó,
ai đó đã mang nó đến đó, hoặc đi qua đó và làm rơi nó. Điều không thể
phủ nhận nữa là “Hòa thị bích” đã nằm ở núi kinh từ rất lâu rồi, “rêu
phong” phủ kín đến độ nhiều thợ làm ngọc lành nghề (ở triều đình) cũng
tưởng là đá thường, và điều đặc biệt đáng chú ý là nó đã được tạo tác
tinh xảo qua bàn tay con người để mà “sáng óng ánh không một vết nứt”.
Với quan niệm hết sức sùng bái ngọc thạch của người Hoa Hạ thì trước
thời Xuân Thu, có thể là vào thời nhà Thương hoặc thậm chí là lâu hơn
nữa, “Hòa thị bích” cũng đã từng là báu vật mang tính thiêng liêng, vô
giá.
Nếu
quả thực “Hòa thị bích”, trước thời Xuân Thu, đã từng là một báu vật có
tính thiêng thì chắc chắn nó phải là biểu tượng nào đó về thần thánh,
hoặc hơn nữa, nó hàm chứa điều gì đó nói về trời - đất, về sự hòa quyện
nhau của trời và đất. Vậy thì ở hòn ngọc bích báu vật đó, chắc rằng phải
có những dấu tích khắc họa của thời xưa hơn, tạo cho người đời sau cái ý
niệm về sự thiêng liêng, vô giá. Những khắc họa đó như thế nào? Chẳng
thể nào biết được một khi còn chưa tìm lại được “Hòa thị bích”!
Thế
kích cỡ và hình dáng “Hòa thị bích” ra sao? Về kích cỡ thì chúng ta cho
rằng nó không quá to, quá nặng đến nỗi không thể mang theo người được;
cũng không quá nhỏ để mà có thể đóng vai trò “quốc ấn”, để ngoài những
khắc họa có trước (năm con rồng cuốn lấy nhau có thể thuộc về loại này),
Tần Thủy Hoàng có thể cho người khắc thêm 8 chữ triện nữa. Về hình dáng
thì nó không thể là hình tròn được vì nếu thế, khi thái hậu Hiếu Nguyên
ném mạnh nó xuống đất thì nó chỉ có thể vỡ ra chứ không thể mẻ “mất một
góc” được. Có thể nó có hình dạng vừa vặn với cái tráp (chắc là tương
đối lớn) mà Tôn Kiên đã nhặt được? Cuối cùng, về vấn đề hình dáng, kích
cỡ và sự tạo tác, chúng ta hỏi: có mối liên quan nào không giữa hòn đá
mà Biện Hòa nhặt được ở núi Kinh và con rùa đá mà người Việt Thường tặng
vua Nghiêu? Hòn đá của họ Hòa phải chăng là phiên bản hoặc chính là bộ
sách đá Lạc Thư? Trong liên quân Quan Đông chỉ có hai người thật lòng muốn đánh Đổng Trác trừ hại cho thiên hạ là Tôn Kiên và Tào Tháo.Đổng Trác cầu hòa với Tôn Kiên không xong, bèn rút khỏi Lạc Dương chạy
về Trường An. Trước khi đi Trác còn làm một chuyện tệ hại là “đốt cháy
cung thất, đào bới lăng mộ, lấy hết vật báu”, khiến cho “cựu kinh rỗng
không hoang tàn, trong vòng mấy trăm dặm không hề có khói lửa”. Vị trung
thần Tôn Kiên vào Lạc Dương nhìn thấy cảnh ấy, không cầm lòng được đã
“buồn bã rơi nước mắt”, rồi sau đó Kiên “tu bổ lăng mộ”, “quét dọn tông
miếu”, “sửa sang lại việc tế tự” [1]. Tôn Kiên đã làm tất cả những gì có
thể để vãn hồi lại mặt mũi cho một vương triều Hán vốn đã bị Đổng Trác
tàn phá đến không còn chút thể diện. Đó cũng là hoàn cảnh của câu chuyện
ngọc tỉ.“Tam Quốc Chí - Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện” có trích một đoạn từ
“Ngô thư” nói quân của Tôn Kiên tìm thấy trong giếng Chân Quan một cái
“ấn ngọc truyền quốc” có khắc tám chữ “Thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh
xương”; cũng trích “Sơn Dương công tái ký” nói rằng khi Viên Thuật
sắp tiếm hiệu, đã uy hiếp mẹ của Kiên để đoạt lấy ấn ngọc này. Như vậy,
câu chuyện Tôn Kiên âm thầm chiếm giữ ngọc tỉ phải chăng là có thật?
“Cùng cấp nghĩa binh, cứu giúp xã tắc. Nghịch tặc sắp bị phá mà mọi người như thế, ta sẽ hợp sức với ai đây!”
Tôn Kiên chết nhưng cơ nghiệp Giang Đông lại chỉ mới bắt đầu. Mãnh hổ
mất đi nhưng vẫn còn đó bộ khúc và tướng sĩ trung thành. Chính lực
lượng này sẽ là tiền đề cho Tôn Sách chinh phạt khắp miền Đông Nam về
sau. Danh tiếng và uy vọng của Tôn Kiên cũng chính là cơ sở để người tài
theo về với Tôn gia. Cơ nghiệp Giang Đông đã được xây nên từ những viên
gạch đầu tiên như thế.
Chúng
ta tưởng tượng thế này, hòn đá họ Hòa là một cái hộp bằng ngọc thạch
mang hình tượng con rùa, trên mai và yếm có những lõm tròn (mà trước đó
là những vị trí của những viên ngọc được nạm vào) xắp theo dạng Hà Đồ và
Lạc Thư (như Khổng An Quốc đã thấy, có ý nghĩa là công thức lập và biến
của Bát Trận Đồ, về quân sự hơn là ý nghĩa về triết lý), còn bên trong
hộp, ngay ở giữa là một viên ngọc tròn, khá lớn, có khắc họa 5 hình
tượng (uốn lượn giống con rồng) để biểu thị cho Ngũ Hành, Thái Cực. Số
phận đã làm cho con rùa đã bị “sứt tai, gãy gọng” biến dạng không ra
hình rùa nữa, bị ai đó “móc” hết những viên ngọc trên mai và yếm nó
(nhưng may mắn viên ngọc bích lớn nhất và ở trong lòng nó thì vẫn còn),
cuối cùng bị “đày đọa” lên núi Kinh dãi dầu mưa nắng và trở nên tầm
thường.
Biện
Hòa đã là kẻ không may khi tìm thấy con rùa đá (đã biến dạng thành xấu
xí!). Nhặt được hòn ngọc thạch quí giá như thế, sao Biện Hòa không bán
đi để trang trải cuộc sống, thậm chí là làm cho mình trở nên giàu có, mà
cứ nằng nặc đòi dâng lên hết đời vua này tới đời vua khác để rồi bị
chặt cả hai chân, chỉ đến khi khóc trào máu thì ông vua thứ ba mới thấu
tỏ? Không, không phải Biện Hòa dâng vua vì tính quí giá của ngọc mà vì
ông đã hiểu biết được cái nội dung cực kỳ thâm sâu và thiêng liêng, hàm
chứa trong hòn đá đó. Ông đã cố giảng giải (để tiến thân?) nhưng vua
không nghe ra, còn cho là lếu láo nên đã bị chặt chân. Chỉ có thể là như
thế mới lý giải được hành động có vẻ gàn dở, kỳ quặc và lãng nhách của
Biên Hòa.
Lúc
ban đầu, có thể cả hòn đá cùng viên ngọc bích trong lòng nó được gọi là
“Hòa thị bích”, về sau (lúc Tôn Kiên tìm thấy?) chỉ còn viên ngọc bích
được gọi là “Hòa thị bích”? Nếu đúng là thế thì có thể tưởng tượng thêm
rằng: viên “Hòa thị bích” là Thái Cực “bằng xương băng thịt” ở ngoài
đời, khi mất đi, linh hồn của nó đã bay vào thấp thoáng ẩn hiện trong
Kinh Dịch.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét