Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

RỒ DẠI VÀ THIÊN TÀI 12

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí quyết làm giàu của “gã điên thiên tài”

Evan Spiegel - CEO Snapchat được công nhận là tỷ phú trẻ nhất thế giới
Evan Spiegel được nhiều người biết đến với tư cách là nhà sáng lập của Snapchat (ứng dụng di động cho phép tin nhắn hay hình ảnh tự hủy chỉ vài giây sau khi được xem). Ở tuổi 25, Evan Spiegel là tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới hiện nay. Những gì anh có được đủ để khiến mọi người mơ ước. 
Thế giới phải công nhận anh là một thiên tài, với những thành công cá nhân không chỉ đến từ sự hậu thuẫn của một gia thế vững chắc mà còn xuất phát từ sự “điên” của chàng trai đặc biệt này.
Năm 2011, khi Spiegel mới chỉ 21 tuổi, anh đã cùng hai người bạn viết nên Picapoo mà sau này đổi tên thành Snapchat. Ý tưởng về ứng dụng tin nhắn ảnh, video tự hủy trong vòng vài giây sau khi xem này bị nhiều người cho là bất khả thi, điên rồ và nhận không ít lời chê bai “quá dở hơi” khi Spiegel trình bày trước lớp.
Evan Spiegel - CEO Snapchat được công nhận là tỷ phú trẻ nhất thế giới
Evan Spiegel – CEO Snapchat được công nhận là tỷ phú trẻ nhất thế giới
Chỉ còn một thời gian ngắn là tốt nghiệp, Evan Spiegel từ bỏ những học phần cuối cùng để dành toàn bộ thời gian cho Snapchat. Sự điên rồ trong ý tưởng đã giúp Snapchat nhanh chóng chinh phục giới trẻ tại Mỹ. Ứng dụng này được ưa chuộng bởi người ta có thể yên tâm gửi cho nhau những thông tin quan trọng, những lời chia sẻ mà chẳng sợ chúng bị phát tán rộng rãi như ở trên Facebook.
Với Snapchat, mọi thứ chỉ đơn giản là giao tiếp, chia sẻ và… quên nó đi. Snapchat theo đuổi lối thiết kế đơn giản, độc đáo thay vì đa dạng chức năng như nhiều mạng xã hội hay ứng dụng nhắn tin hiện nay. Đứa con tinh thần của Spiegel đơn giản đến mức nó chẳng có tính năng nào khác ngoài chụp ảnh, quay video, gửi tin nhắn đến bạn bè trong danh sách.
Tháng 8/2014, Snapchat đã có hơn 100 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng, và hiện nay, con số đó là 200 triệu.
Năm 2013, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, đã tới gặp Evan để tiết lộ về một phần mềm mà Facebook đang phát triển để cạnh tranh với Snapchat mang tên Poke. Cùng năm đó, Snapchat được Facebook đề nghị mua lại với giá 3 tỷ USD, song đã bị Spiegel từ chối thẳng thừng.
Hiện Snapchat được định giá khoảng 19 tỷ USD, còn lượng cổ phần mà Spiegel nắm giữ tương đương trên 1,5 tỷ USD. Anh chính thức được công nhận là tỷ phú trẻ nhất thế giới khi mới 24 tuổi.

Donald Trump “gã hề” hay thiên tài chính trị?

Donald Trump “gã hề” hay thiên tài chính trị?
Donald Trump
(ĐTCK) Không thể phủ nhận Donald Trump là một doanh nhân rất thành công trong lĩnh vực bất động sản, song trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016, nhiều người lại coi ông là “gã hề” với những phát ngôn “điên rồ”. Tuy nhiên, 10 lý do dưới đây cho thấy, Donald Trump có thể là một thiên tài chính trị.
1. Biết cách “chơi đùa” với truyền thông
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ của Donald Trump giống như thời điểm con tàu Titanic được hạ thủy: rất ồn ào và gây sốc. Một trong những động thái đầu tiên của Donald Trump là gọi người Mexico nhập cư vào Mỹ là những “kẻ hiếp dâm”.
Không có gì bất ngờ khi tuyên bố này đã tạo ra làn sóng chỉ trích khủng khiếp. Thông thường, một số ứng cử viên sẽ rút lui khi gặp “khủng hoảng truyền thông” như vậy. Nhưng Trump thì trái lại, ông phớt lờ điều đó và tiếp tục cuộc chơi của mình. Điều đó phần nào cho thấy, ông là người biết cách đùa giỡn với sức mạnh của truyền thông.
Trợ thủ đắc lực cho chiến dịch tranh cử của Trump là Corey Lewandowski, một chuyên gia quan hệ công chúng, được giới này đặt cho biệt hiệu là “kẻ quăng bom”, tức là người có thể thổi lửa vào bất kỳ tranh luận nào, miễn là nó thu hút được sự chú ý của công chúng tới thân chủ của mình. Cuộc đua tới Nhà Trắng trong Đảng Cộng hòa vô tình lại trở thành “Show diễn của Donald Trump”. Chiến thuật này đã phát huy hiệu quả khi tần suất “lên sóng” truyền hình và radio của Donald luôn dày đặc.

Cao ốc Trumph tại Chicago (Mỹ) 
2. Biết cách lái các tranh luận theo nhiều hướng
Theo đánh giá của BBC, phát ngôn mang tính công kích của Donald Trump nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau, từ Thượng nghị Sỹ John McCain, cựu Đệ nhất phu nhân Hilary Clinton, cho đến người nhập cư, qua đó lái các chủ đề tranh luận đi rất xa khỏi các vấn đề trọng tâm ban đầu và đẩy các đối thủ cạnh tranh vào thế chân tường. Trump càng kéo các chủ đề tranh luận theo nhiều hướng, các đối thủ cạnh tranh càng khó có cơ hội phản kích.

Cao ốc Trumph tại Toronto (Canada) 
3. Thấu hiểu thế mạnh nền tảng của mình
Thống kê tại thời điểm cuối năm 2015 của tờ Washington Post cho thấy, số người ủng hộ Đảng Cộng hòa cảm thấy không hài lòng về cách điều hành của chính quyền Tổng thống Barack Obama lên tới 37%, tăng 1/3 so với thời điểm năm 2002.
Trump không chỉ hiểu rõ điều này, mà còn khai thác nó một cách hoàn hảo. Là một doanh nhân sở hữu khối tài sản trị giá hàng tỷ USD, Trump có thể tự “tô điểm” cho mình như một người đứng ngoài cuộc trước khi tham gia vào môi trường chính trị.
Trả lời phỏng vấn Tạp chí The Hill, Trump tuyên bố: “Tôi muốn thực hiện điều tốt đẹp cho đất nước, không phải cho những nhóm lợi ích, các nhà vận động hành lang, hay nhà tài trợ”.
Đó là kiểu phát ngôn mà rất nhiều cử tri yêu thích, bởi lẽ, một ứng cử viên Tổng thống không sợ nói ra sự thật ngay cả khi điều đó không tế nhị, một ứng viên chứng tỏ năng lực lãnh đạo là những gì cử tri mong muốn.

Cao ốc Trumph tại Manila (Philippines) 
4. Sẵn sàng biến mình thành “gã hề”
Ngạn ngữ nước ngoài có câu: “Đừng bao giờ đấu vật với một con heo. Bạn sẽ lấm bẩn, còn con heo thì thích điều đó”. Câu này có nghĩa, không nên hạ mình xuống mức của đối thủ, bởi lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ chiến thắng. Ở một khía cạnh tương tự, Trump cũng nguy hiểm như vậy khi sẵn sàng biến mình thành “gã hề”.
Thoạt nhìn, điều này nghe có vẻ lố bịch. Không cử tri nào muốn một “kẻ ngốc” là ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, trên thực tế, nó lại tạo cho Trump một lợi thế đặc biệt. Bằng cách để truyền thông coi mình như một đối tượng giải trí, Trump có thể tránh được những câu chất vấn nghiêm túc về mặt yếu trong chiến dịch tranh cử của mình.
5. Từ chối xin lỗi
Tại Mỹ, nhiều người không còn nghĩ rằng báo chí tự do dám nói lên tiếng nói của họ. Vì thế, khi Trump phản ứng với các chỉ trích về vấn đề người nhập cư Mexico bằng cách nhất quyết không xin lỗi, hóa ra lại là hành động ghi điểm tích cực với không ít cử tri. Vấn đề này có thể tổng kết ngắn gọn trong cụm từ “sự chính xác về chính trị”.
Việc Trump từ chối xin lỗi cũng giống như ông từ chối thừa nhận sai lầm, hay coi đó đơn giản chỉ là phát ngôn mang tính tự do trong môi trường chính trị nước Mỹ.
6. Donald Trump rất khó dự đoán
Thường xuyên thực hiện các nước đi kỳ quặc, đối thủ của Trump khó có thể dự đoán để công kích vào đâu. Nếu họ muốn tranh luận về nhập cư, Trump lại tập trung vào chủ đề quân nhân Mỹ. Nếu họ cố gắng tranh luận bằng logic, Trump trở lại với các phát ngôn mang tính ám chỉ.
Thậm chí, một số đối thủ khác trong Đảng Cộng hòa còn tập trung hoàn toàn chiến dịch tranh cử với mục tiêu cạnh tranh duy nhất là Donald Trump. Sự điên rồ này phản ánh một thực tế là: chiến dịch của Trump giống như một bánh xe tự do.
7. Không phải là một người bảo thủ
Mặc dù chạy đua vào Nhà Trắng dưới tư cách thành viên của Đảng Cộng hòa, song Donald Trump không thực sự là con người theo khuynh hướng bảo thủ. Theo số liệu của Ủy ban Bầu cừ Mỹ, Trump tài trợ cho Đảng Dân chủ 584.850 USD và cho Đảng Cộng hòa 961.140 USD trong 26 năm qua, nhưng từ năm 2012, Trump tài trợ tới hơn 99% số tiền của mình cho Đảng Cộng hòa.
8. Sẵn sàng bỏ qua các bang tiềm năng
Nếu muốn giành chiến thắng với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, không thể bỏ qua những bang quan trọng như Iowa, South Carolina hay New Hampshire. Tuy nhiên, sự “dị biệt” của Trump lại được thể hiện khi ông phớt lờ những bang này. Chủ tịch Đảng Cộng hòa bang Iowa cho biết, Trump không thường xuyên liên lạc với mình, trong khi đó, sự xuất hiện của Trump tại South Carolina cũng rất ít ỏi.
9. Tự biến mình thành kẻ không thể động đến
Trong cuộc chơi chính trị của mình, Donald Trump từng thừa nhận muốn nói lên tiếng nói của một cộng đồng, những người cảm thấy các đảng phái đã bỏ rơi họ. Bằng các phát biểu châm chọc và “gây bão”, Trump tự cho mình một đặc quyền có thể phát ngôn nhắm đến các lĩnh vực nhạy cảm khác.
10. Trump có một chiến lược dài hạn
Những người nghiêm túc trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng phải là có chiến lược dài hạn. Donald Trump cũng vậy. Mục tiêu của Trump là phải nằm trong nhóm những người giành được sự ủng hộ nhiều nhất khi tranh luận trên truyền hình.
Cũng là một người giàu kinh nghiệm trong hoạt động giải trí trên truyền hình, Trump không ngại công chúng. Mọi tranh luận trong thời gian tới, nhất là càng gần thời điểm bầu cử, cá tính của Trump có thể sẽ càng nổi trội.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com
Theo Anh Khoa (Theo báo chí nước ngoài)
Báo Đầu tư Bất động sản

Ông chủ Snapchat: “Gã điên” hay thiên tài?

Ông chủ Snapchat: “Gã điên” hay thiên tài?
Evan Spiegel, tỷ phú trẻ tuổi nhất Thung lũng Silicon với khối tài sản ước tính 1,5 tỷ USD
(ĐTCK) Sở hữu một ứng dụng nhắn tin siêu kỳ quái, từng từ chối 3 tỷ USD của Facebook và 4 tỷ USD của Google, tin tưởng tuyệt đối vào cảm giác của bản thân, bất chấp sự quay lưng của nhiều đơn vị đối tác,… đó là những điều mà người ta sẽ không thể tìm thấy ở ai khác ngoài Evan Spiegel - nhà sáng lập kiêm CEO ứng dụng tin nhắn Snapchat - chàng trai 26 tuổi tài năng và “điên rồ” theo cách rất khác biệt.
Không giống như nhiều tỷ phú khác vươn lên từ hai bàn tay trắng, Evan Spiegel khá may mắn khi được bước đi trên một con đường trải đầy hoa hồng và ít chông gai.
Xuất thân trong một gia đình giàu có, cha mẹ đều là những luật sư nổi tiếng, Spiegel đã sống trong nhung lụa từ bé. Sau khi tốt nghiệp trung học, Spiegel theo học chuyên ngành thiết kế sản phẩm tại Đại học Stanford danh tiếng. Nhưng lần này, anh đã tạo cho mình bước ngoặt đầu tiên khi bỏ dở việc học để theo đuổi ý tưởng kinh doanh của mình. Điều này khá giống với sự liều lĩnh mà các tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zukerberg từng có, song xét về sự “điên rồ” thì có lẽ, Evan Spiegel là có “một không hai”.
Trong khi nhiều người có sở thích lưu giữ tin nhắn trong điện thoại, trân trọng như những kỷ niệm, thì Evan Spiegel lại tạo ra một ứng dụng trò chuyện mà mọi tin nhắn sẽ được tự động xóa đi ngay sau khi được đọc. Ý tưởng kỳ dị này là điều chẳng ai nghĩ tới.
Spiegel luôn giữ quan điểm rằng, mọi người chẳng nên xây dựng một “bức tường” treo đầy thông tin về bản thân trên mạng xã hội làm gì, hãy sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc hiện tại và chia sẻ cảm xúc hiện tại với nhau.
“Đây là việc xây nên một thứ gì đó giàu cảm xúc. Máy tính chỉ dành cho công việc thôi. Thứ này sẽ nằm trong tay bạn, hoặc trong túi áo bạn, nó sẽ thân thiện với bạn, khiến bạn vui và thoải mái”, Spiegel nói.
Nhưng rồi sự điên rồ đó đã tạo nên sức hút lớn đối với giới trẻ tại Mỹ. Không chỉ là công cụ giao tiếp mới hay ho và thú vị, chính nhờ tính năng “tự động biến mất” kỳ quái này mà Snapchat giúp người dùng có thể yên tâm gửi cho nhau những thông tin quan trọng, riêng tư mà không lo sợ bị người khác đọc trộm hay phát tán, bởi thậm chí việc chụp lại màn hình cũng khó khăn.
Ứng dụng này tất nhiên gây sự chú ý đến Google, Facebook. Những mức giá tỷ đô được đưa ra cho startup non trẻ của Spiegel, nhưng “gã điên” này kiên định nói “không” với ý định thâu tóm của các “ông lớn”.
Tầm nhìn Spiegel đã mang lại kết quả rõ rệt. Đến thời điểm hiện tại, ứng dụng này đã có hơn 130 triệu người dùng. Có 41% thanh thiếu niên Mỹ ở độ tuổi 18-34 sử dụng Snapchat mỗi ngày, trong khi chỉ có 6% trong nhóm này xem các kênh truyền hình trên TV. Snapchat từ một startup chỉ có 6 nhân viên, nay đã lọt vào top các công ty công nghệ tiềm năng nhất nhì thế giới công nghệ với hơn 300 nhân viên, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, trong đó có cả hai tập đoàn công nghệ lớn của châu Á là Alibaba và Tencent.
Tháng 3 vừa qua, sau khi nhận được khoản đầu tư 175 triệu USD từ Fidelity, Snapchat đã được định giá 16 tỷ USD. Mới đây, Snapchat vừa tuyên bố tìm kiếm thêm khoản đầu tư 200 triệu USD. Nếu thành công, ứng dụng này sẽ có giá trị lên tới hơn 20 tỷ USD.
Là người có tư duy đặc biệt, thậm chí có phần độc đoán, cách làm việc của Evan Spiegel cũng khác với bình thường. Cho rằng việc phải quay màn hình điện thoại để xem video là rất bất tiện, Spiegel đã “bắt” các đối tác quảng cáo phải dựng những video quảng cáo theo chiều dọc, nghĩa là không thể dùng lại các quảng cáo theo chiều ngang như giao diện của Facebook hay Youtube. Điều này khiến nhiều đơn vị quảng cáo quay lưng lại với anh. Tuy nhiên, Spiegel vẫn giữ vững lập trường rằng, mang lại sự thoải mái cho người dùng mới là điều quan trọng nhất. Song một lần nữa, sự “cứng đầu” của anh lại thành công. Snapchat đã ký được hợp đồng với các kênh nổi tiếng như CNN, MTV, Yahoo, Daily Mail, National Geographic…
Tuổi đời còn rất trẻ, nhưng Evan Spiegel đã có trong tay khối tài sản ước tính 1,5 tỷ USD, điều hành một công ty đầy tiềm năng bứt phá. Xuất thân giàu có, sự nghiệp rực rỡ, có người tình xinh đẹp là cựu thiên thần Victoria’s Secret Mirandar Kerr, “hoàng tử công nghệ” Evan Spiegel có lẽ đang nắm giữ trong tay những giấc mơ ngọt ngào nhất mà mọi người đều ao ước.
Mai Thảo (Theo báo chí nước ngoài)

1



Ms Ichiyo Higuchi
24 mùa xuân đó là toàn bộ cuộc đời của cô gái thơ Higuchi Ichiyo. Nàng sinh giữa mùa xuân 1872 và mất vào mùa thu năm 1896. Một tài năng ngoại hạng đã đưa cuộc đời phù du đó lên đài cao văn học hiện đại Nhật Bản thời khai sáng.
Ichiyô và 24 mùa xuân
Cha nàng là một nông dân đã đưa gia đình đến Edo (Tokyo ngày nay) sinh sống và ông đã mua được tước vị Samurai vào năm 1867 sau bao nhiêu năm ước mơ. Và thực là công cốc, bởi cuộc Duy Tân sau đó đã huỷ bỏ hệ thống giai cấp.
Ichiyo mất cha năm nàng 17 tuổi và bắt đầu biết thế nào là cuộc sống khốn cùng, thế nào là lăn lộn kiếm sống: viết văn đối với nàng có mục đich trước mắt là kiếm tiền nuôi thân và nuôi gia đình. Trừ phi kiếm được nhiều tiền bằng văn chương nếu không nàng sẽ không thoát khỏi cảnh may thuê, giặt mướn hay bán kẹo bánh cho người dân nghèo.Tuy thế, bút hiệu mà nàng bắt đầu ký từ năm 1891 là Ichiyo (nàng tên thật là Natsuko) lại rất ý nghĩa. Ichiyo (Nhất diệp) có nghĩa là "một lá" ám chỉ cọng lau đơn độc mà Bồ đề Đạt Ma dùng vượt sông Dương Tử. Với bút danh đó, có lẽ Ichiyo khao khát một cuộc vượt sóng, đến được "bên bờ kia" nào đó. Nàng muốn tìm kiếm được chính bản thân mình ngay trong lúc phải ra sức kiếm tiền.
Nàng viết cả thơ và truyện với một lối văn cổ điển, không có dấu vết gì ảnh hưởng Tây phương. Nhưng các nhân vật nữ của nàng đã bắt đầu rất mới trong ý thức và cả trong tâm lý. Hirata Tokuboku nhận xét: "Nàng chưa bao giờ vượt qua sự giáo dục mà nàng nhận được ở truyện Ge Nji, ở Saikaku và các tác phẩm Nhật Bản cổ điển khác, thế mà nàng vẫn hiểu rõ chúng ta vô cùng, mặc chúng ta là những kẻ dấn mình hoàn toàn vào thơ văn phương Tây, và nàng cứ thản nhiên tiến bước đồng bộ với ta- Đó mới thật là sự lỗi lạc!".
Lần lượt, những tiểu thuyết nhỏ nhắn nhưng tuyệt đẹp của nàng xuất hiện: Ngày cuối năm (Otsugomori- 1894), Khe nước đục (Nigorie- 1895), Đêm mười ba (Jusanya-1895), Những ngả đường cách biệt (Wakaremichi- 1896), Một mùa thơ dại (Takekurabe- 1896). Khoảng 20 truyện ngắn, chừng 4.000 bài thơ và vài tiểu luận cùng một bộ nhật ký nổi tiếng- đó là những gì Ichiyo kịp tạo dựng trong cuộc đời mệnh yểu của mình. Nàng chết vì bệnh lao.
Trước khi mất, Ichiyo đã nổi tiếng lẫy lừng, Những nhà văn lớn nhất thời ấy đều đến nhà nàng như Koda Rohan, Mori Ogai... Còn Izumi Kyoka thì chẳng ngại ngùng "tự phong" làm đồ đệ của nàng.
Và sự ngưỡng mộ, sau cái chết của nàng lại càng dâng cao. Các truyện ngắn lừng danh của Ichiyo lần lượt được dựng thành những bộ phim nghệ thuật vào giữa những năm 1970, ở Tokyo mỗi sớm mai, đài phát thanh lật những trang nhật ký của Ichiyo ra và đọc giọng truyền cảm ngân vang khắp xứ sở, làm sống dậy một linh hồn u uẩn, người con gái cuối cùng của Phù Tang xưa và người con gái đầu tiên của Nhật Bản mới.
Tiểu thuyết Một mùa thơ dại - kiệt tác của trò chơi làm người
Takekurabe (Một mùa thơ dại) vừa xuất hiện đã ngay lập tức toả sáng. Hầu như các nhà phê bình đồng loạt nhìn nhận nó là kiệt tác mà không chút do dự sau khi nó được ấn hành đầy đủ vào tháng 4.1896. Chính vì tác phẩm này mà Mori Ogai phải thốt lên: "Cho dù bị chế nhạo là kẻ thờ phụng Ichiyo thế nào đi nữa, tôi cũng không ngần ngại gọi nàng là thi nhân thượng thặng".
Nhan đề Takekurabe (Một mùa thơ dại) có nghĩa đen là "So sánh chiều cao" bắt nguồn từ một tình tiết trong tác phẩm cổ điển Truyện Ise, trong đó đôi trai gái hồi tưởng về thời niên thiếu và những ngày tháng lớn lên bên nhau trên bờ dốc trưởng thành, cùng nhớ lại trò chơi đánh dấu chiều cao trên thành giếng nước. Như vậy, Takekurabe có thể được hiểu là trò chơi thơ dại, tâm hồn thơ dại, là thế giới của những đứa trẻ đang dần lớn khôn, đang ở trên bờ dốc có nhiều biến chuyển thể lực và tâm lý, sự biến chuyển mà Truyện Ise đã biểu hiện tài tình qua bài thơ của chàng trai gửi cho bạn gái:
Khắc dấu chiều cao
bên thành giếng nước
vượt xa lúc nào
kể từ ngày cuối
nhìn em nao nao
Một mùa thơ dại ra đời từ tinh thần của bài thơ ấy, nhưng nó không diễn ra bên bờ giếng nước ở thôn quê như Truyện Ise đầu thế kỷ X, mà Ichiyo cho nó một địa điểm khác hẳn, đó là khu phố ăn chơi Yoshiwara ở Edo (Tokyo).
Vào năm 1893, Ichiyo tự lập mở một hiệu bánh kẹo nhỏ bé gần Yoshiwara. Tuy chuyện làm ăn này không thành công, nhưng nhờ đấy mà nàng có sự hiểu biết về đời sống Yoshiwara: con người, khung cảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị... Từ đó, Yoshiwara được tái hiện tuyệt vời trong nhiều tác phẩm của nàng như Ogai nhận xét: "Điều lỗi lạc nhất là các nhân vật qua lại khu phố này không hề là những dã thú đội lốt người như các bản sao xây dựng nhân vật theo kiểu tác phẩm của Emile Zola, Ibsen, của những kẻ theo đuôi cái gọi là trường phái tự nhiên- mà họ là những con người rất thật, cùng với họ chúng ta có thể khóc cười...".
Thật vậy, Một mùa thơ dại đầy ắp những chân dung rất sống động, khó mà quên, cả người lớn hay trẻ thơ nhưng chủ đề của nó là tình yêu thơ dại. Thế giới của cô bé Midori xinh đẹp, là em gái một kỹ nữ nổi tiếng và cậu bé Nobu hiền lành lặng lẽ, con trai của một nhà sư phàm tục. Thế giới đó còn có những đứa trẻ khác như Shota ở cửa hiệu cầm đồ, Sagoro con trai người phu kéo xe,... Đám trẻ này, như mọi đứa trẻ ở những nơi khác, lớn lên bên nhau qua những trò chơi, học tập, lễ hội, cãi vã, đánh nhau... Chúng cũng làm những việc người lớn sai bảo...
Đúng hơn, chủ đề của tác phẩm không phải là "niềm thơ dại" mà chính là "niềm thơ dại bị đánh mất". Chúng lần lượt đánh mất tuổi thơ của mình, leo lên bờ dốc của sự trưởng thành mà chấp nhận định mệnh, chấp nhận những vai trò mà người lớn giao cho chúng. Chúng không chọn lựa và không có quyền chọn lựa. Và đã đến cái ngày Midori vấn cao mái tóc theo phong cách Shimada của một thiếu nữ. Nàng biết mình sẽ phải đi theo con đường của người chị, làm một kỹ nữ. Nhìn cô bạn gái bỗng lộng lẫy ra, Shota kinh ngạc. Trước đây, cậu từng nói đùa rằng cậu sẽ "mua" nàng khi nàng lớn lên. Bây giờ thì cậu sắp làm một ông chủ của cửa hiệu cầm đồ, liệu lời đùa "vô tội" xưa kia có ý nghĩa gì? Không hề đùa cợt, cậu sẽ mua một đêm của Midori, cô bạn nhỏ ngày xưa chứ gì? Dường như bài hát cuối cùng mà cậu hát là:
Ngày còn thơ
Với hoa với bướm
Mải mê đùa chơi
Mười sáu bây giờ
Biết bao buồn khổ
Tan tành cơn mơ
Đúng là sau đó, khi mà Midori ẩn mình vào phòng riêng, Shota đi quanh khu phố lặng lẽ, miễn cưỡng làm công việc của mình, không thiết hát ca gì…
Nhưng Nobu mới thật là một nhân vật cô đơn. Nobu cô đơn và xa lạ ngay giữa gia đình của mình, giữa khu phố, giữa thời đại. Một phần do những hoàn cảnh ấy không cần có anh, một phần do bản chất quá mẫn cảm quá thanh khiết của anh. Trước hết là gia đình. Cha anh là một nhà sư phàm ăn tục uống, tham lam và ích kỷ. Ông ta có một vợ hai con. Ngoài Nobu còn có đứa con gái Ohana. Ohana có nhan sắc, ông ta mở cho nàng một quán trà để nàng có thể bán cái duyên sắc ấy kẻo nó phí hoài đi. Ông ta bảo vợ đi bán kẹp tóc cho khách thập phương những ngày lễ chùa. Ông ta thích ăn thịt lươn và thường sai con trai đi mua, một công việc mà Nobu thấy nhục vì anh căm ghét mọi thứ tanh tưởi. Tại sao một người như thế lại là nhà sư cho được? Và mẹ anh, và chị anh- tất cả những gì họ làm đều khiến cho Nobu sợ hãi, hổ nhục.
Cạnh đó là cái khu phố Yoshiwara đầy náo động, đầy bạo lực và trụy lạc. Nó vây bọc tuổi thơ của Nobu. Nobu bị ném vào nó. Nó tồn tại cũng như thế giới của người lớn đang tồn tại mà không cần Nobu có chấp nhận hay không. Và thời đại, một thời đại quá nhiều hứa hẹn, khát vọng, giấc mơ... ở những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX. Vào thời đại đó, những người phụ nữ được gì ở Yoshiwara và những đứa trẻ thơ được gì ở oshiwara?
Chính vì vậy, sự mất mát niềm thơ dại trong tác phẩm của Takekurabe mang tính tượng trưng. Những Nobu, Midori, Shota không chỉ là những đứa trẻ của khu phố không có đêm. Họ còn là cả một thế hệ. Đó là "Một bi ca về sự tan biến của một thời đại ngây thơ trong xã hội Nhật Bản " (nhà phê bình John Lewell). Hay nói rõ hơn như Robert Danly: "Một cách gián tiếp Takekurabe là bi ca về những vận hội mất mát, thể hiện niềm hối tiếc của thế hệ của thời đại mà Ichiyô sống, về một thời thơ dại và lạc quan đã bị tước đoạt quá phũ phàng".
Tác phẩm kết thúc vào lúc Nobu, trước ngày khoác áo tu, để lại một đóa hoa thuỷ tiên vàng bằng giấy nơi thềm nhà Midori như một tình yêu bị tước đoạt. "Một buổi mai mờ sương, ai đó đã để lại một đóa thủy tiên giấy trên thềm nhà nàng. Không có lời nhắn nào trong hoa, nhưng Midori vẫn đem đặt nó vào bình, ngắm nhìn trìu mến, nàng thấy nó không hoàn hảo chút nào tuy phảng phất buồn, trong dáng vẻ khô lạnh và cô đơn. Và rồi không biết từ đâu nàng nghe rằng sau ngày đó Nobu vào một tự viện, mặc lấy chiếc áo đen".
Chính trong Một mùa thơ dại, Ichiyo trẻ trung và thầm lặng bước lên đài cao thiên tài.Một thiên tài với tuổi xuân vĩnh cửu.
Nguồn : Tổng hợp
MẶT TRÁI CỦA TÍNH SÁNG TẠO – TRẦM CẢM VÀ SỰ ĐIÊN RỒ TẠO RA THIÊN TÀI ?
2014.03.17 Mon posted at 18:01 JST


CNN) 芸術家げいじゅつかは、精神的せいしんてきな病をかかえるくらい他の人たちよりも多感なものだと思われてきた。実際、画家モンクの幻視げんしやゴッホの自殺など、天才と狂気きょうきが紙一重に同居していることを示唆するエピソードは多い。

(Theo CNN) Nhà nghệ thuật được cho là người đa cảm hơn bất kì người nào khác, đến mức bao quanh những căn bệnh tinh thần. Thực tế, có nhiều câu chuyện lý thú ít ai biết có hàm ý về thiên tài và sự điên rồ đang cùng tồn tại với sự khác biệt rất nhỏ, chẳng hạn như chuyện ảo giác của hoạ sĩ Monk và chuyện tự sát của hoạ sĩ Gogh.

一見
俗説ぞくせつのようだが、最近の研究によって、そうした見方にも一定の意味があることが分かってきた。創造性のあるところに、狂気きょうきが潜んでいるといえるのかもしれない。

Nhìn thoáng qua giống với một truyền thuyết dân gian, nhưng dựa trên các cuộc nghiên cứu gần đây, đã nhận ra cách nhìn như trên có một ý nghĩa nhất định. Đúng lúc có tính sáng tạo, có thể nói rằng sự điên rồ cũng đang tiềm tàng.

創造性そうぞうせいと精神疾患には、果たしてどこまで関連があるのだろうか。

Tính sáng tạo và bệnh về tinh thần vậy có liên quan đến đâu?

心理学者は以前から、精神疾患と創造性のつながりを研究してきた。初期の
基礎きそ的な調査では、文学者や画家を含む著名人ちょめいじんが研究対象となった。

Từ trước đây, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa bệnh về tinh thần và tính sáng tạo. Trong cuộc khảo sát cơ bản lúc đầu, đối tượng nghiên cứu là những người nổi tiếng gồm nhà văn và họa sĩ.

こうした研究では、創造的な人々は
気分障害きぶんしょうがい発症率はっしょうりつが著しく高いことが分かった。有名なのは米詩人シルビア・プラスで、2人の子どもが寝ているさなか、オーブンに頭を突っ込んで自殺している。

Qua cuộc nghiên cứu này đã nhận thấy rằng người sáng tạo có tỷ lệ phát triệu chứng rối loạn cảm xúc cao hơn rõ rệt. Nổi tiếng đó là vụ nhà thơ người Mỹ Sylvia Plath đã đâm đầu vào lò nướng trong lúc 2 đứa con đang ngủ.

このように精神疾患と創造性を関連づける研究には、批判も付いてまわる。傑出した特定の芸術家だけを対象にしている、あるいは、証拠とされるのも過去の逸話にすぎないというものだ。

Với cuộc nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh về tinh thần và tính sáng tạo giống như thế này cũng gây ra những chỉ trích. Đối tượng chỉ là những nhà nghệ thuật đặc định kiệt xuất hoặc những chuyện được lấy làm chứng cứ cũng chỉ là chuyện lý thú ít ai biết trong quá khứ.

これ自体は正当な
批判ひはんだ。ただ、最近の研究では、調査対象が大きく広がってきた。

Bản thân chuyện chỉ trích này là đúng. Tuy nhiên, trong cuộc nghiên cứu gần đây nhất đã mở rộng đối tượng khảo sát.

スウェーデン・カロリンスカ研究所のシモン・クヤガ氏の研究チームは、約120万人に及ぶ
精神科患者せいしんかかんじゃとその親族しんぞくを調査。ダンスや写真など、創造性が要求さ れる分野で活動している人は、双極性障害そうきょくせいしょうがいを発症する可能性が8%ほど高いことが明らかになった。この傾向は特に作家に顕著けんちょで、一般よりも121%増大す る。

Nhóm nghiên cứu của ông Simon Kyaga thuộc Viện nghiên cứu Karolinska đã làm khảo sát lên tới 1, 200,000 người, là bệnh nhân khoa tâm thần và người thân của họ. Họ đã làm sáng tỏ việc những người đang hoạt động ở lĩnh vực đòi hỏi tính sáng tạo ví dụ như khiêu vũ và chụp hình có khả năng phát triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực cao khoảng 8%. Khuynh hướng này đặc biệc rõ rệt ở nhà văn, tăng lên 121% hơn bình thường.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét