Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
NGU CÔNG TÁI THẾ?
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
ĐỨC TIN CÓ THỂ DỜI NÚI NON VÀ CHỮA LÀNH
Lão nông Ấn Độ phá núi bằng búa trong 22 năm để mở đường
Trong hơn 20 năm, một lão nông
góa vợ ở Ấn Độ phá núi gần nhà để mở đường tới thành phố gần nhất, giúp
người dân tới bệnh viện kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
Theo
tờ Daily Mail, Dashrath Manjhi, một người dân nghèo ở làng Gehlour ở
phía đông bang Bihar, Ấn Độ, quyết định bạt núi sau khi vợ ông, bà
Falguni, qua đời vào năm 1959, nguyên nhân vì bà không thể tới bệnh viện
kịp thời sau một vụ tai nạn.
Để tới bệnh viện tại thành phố gần nhất, họ phải đi vòng
qua một quả núi. Quãng đường mà họ phải vượt qua lên tới 55 km. Sau khi
vợ chết, Manjhi không muốn những người dân khác trong làng hứng chịu số
phận tương tự nên ông đã quyết định phá đá, đào đất để mở một đường
xuyên qua núi từ năm 1960, giảm chiều dài quãng đường từ làng Gehlour
tới bệnh viện từ 55 km xuống 40 km. Con đường mà ông mở có chiều dài 110
m và chiều rộng ở một số chỗ lên tới 9 m. Công cụ của ông chỉ bằng búa
và đục.
Ketan Mehta, một đạo diễn phim ở Ấn Độ, nói rằng ông
không tin khi nghe câu chuyện về Manjhi lần đầu tiên. Sau khi xác thực
câu chuyện, ông quyết tâm làm một bộ phim về “lão nông khùng”.
“Tôi
đã xem quả núi và con đường mà Manjhi mở. Công việc ông ấy thực hiện
thật vĩ đại. Thật không may, chúng ta thường chỉ nhận ra giá trị của một
con người khi cá nhân ấy qua đời“, Mehta bình luận.
Vị đạo diễn khẳng định Manjhi – The Mountain Man là phim về tinh thần của con người và sự lớn lao của tình yêu.
“Câu
chuyện về Manjhi thật tuyệt vời và đầy cảm xúc. Ông ấy biến điều không
tưởng thành sự thật và nỗ lực của ông ấy mang lại lợi ích cho hàng nghìn
người dân“, Nawazuddin Siddiqui, một diễn viên điện ảnh Ấn Độ,
người đóng vai Manjhi trong phim Manjhi – The Mountain Man, tác phẩm
điện ảnh dựa trên câu chuyện thật về ông. Bộ phim ra mắt công chúng hôm
21/8.
“Việc khó nhất là nắm bắt được cái ‘khùng’ của ông. Nỗ
lực của ông ấy quá phi thường. Ông ấy xứng đáng là niềm cảm hứng và biểu
tượng đối với giới trẻ“, Siddiqui nói với AFP.
Manjhi qua
đời vì ung thư bàng quang vào năm 2007, hưởng thọ 73 tuổi. Để ghi nhận
công lao của lão nông, chính quyền tổ chức tang lễ cấp bang cho ông.
Thủ hiến Nitish Kumar của bang Bihar (bên phải) gặp Manjhi trước khi ông qua đời vào năm 2007.
“Khi tôi bắt đầu phá đá trên núi, nhiều người dân nghĩ rằng tôi điên. Nhưng về sau họ đã nghĩ khác về tôi“, Manjhi từng kể như vậy với giới truyền thông.
Sau
khi Manjhi hoàn thành việc làm đường vào năm 1982, chính quyền địa
phương cần thêm 3 thập kỷ nữa để biến nó thành đường nhựa.
Những
người thân của Manjhi vẫn nghèo. Nhiều quan chức và người nổi tiếng đã
thăm họ, hứa sẽ giúp họ thoát nghèo, Times of India đưa tin. Song những
người ấy vẫn chưa thực hiện lời hứa.
Người thân của Manjhi dự lễ ra mắt phim Manjhi – The Mountain Man tại thành phố Gaya, bang Bihar, Ấn Độ hôm 21/8.
Để
viết kịch bản, Mehta đọc các bài báo về Manjhi, gặp người dân trong
làng và các nhà báo địa phương để lấy thông tin. Nhưng ông buộc phải
tưởng tượng khi viết về mối quan hệ giữa Manjhi và vợ.
“Chuyện tình của nhân vật chính và vợ là thứ mà chúng tôi phải tự tạo ra“, ông thừa nhận.
Theo Soha
Sự Thật "Kho Báu" 4000 Tấn Vàng
Vĩnh biệt người cả đời tìm kiếm 'Kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu
tác giả và cụ Tiệp trên núi Tàu năm 2010.ảnh: H.Linh
Cụ Trần Văn Tiệp, con người
'huyền thoại' của 'kho vàng 4.000 tấn' trên núi Tàu đã vĩnh viễn ra đi
chiều qua 10.6 (nhằm ngày 6 tháng 5, năm Bính Thân) tại nhà riêng ở Q.
Phú Nhuận, TP.HCM, hưởng thọ 98 tuổi.
Cách đây hai ngày, Trần Phương Hồng, con trai út của cụ điện báo
cho tôi: “Ông già yếu lắm rồi anh ạ”. Hôm sau Hồng lại báo cụ tỉnh rồi.
Chiều qua, ngay sau khi cụ mất, Trần Phương Hồng đã gọi báo cho tôi
ngay.
Với tôi, và có lẽ nhiều người nữa thì cụ Tiệp là một người khá đặc biệt.
Tại
nhà riêng của mình, cụ Tiệp đang chỉ cho PV Thanh Niên xem các chứng cứ
cho rằng quân đội Nhật Bản đã chôn giấu một kho vàng tới 4.000 tấn ở
núi Tàu
Cuộc đời cụ bôn ba nhiều nơi. Sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, qua
nhiều miền đất để kiếm sống, rồi cụ chọn đất phương Nam làm nơi dừng
chân (giấy tờ cụ Tiệp sinh 1915, nhưng gia đình cho rằng cụ tuổi Kỷ Mùi,
sinh năm 1918). Cụ Tiệp từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Cụ có tới
11 người con, đều thành đạt.
Con trai lớn của cụ là một người giàu có tầm cỡ, từng là chủ tịch
Hội đồng quản trị một ngân hàng lớn ở TP.HCM. Con dâu của cụ từng là
Tổng giám đốc một Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất TP.HCM.
ông
Tám Hiền (bên trái)- Cố Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận từng có hàng chục năm
giúp đỡ và trực tiếp tham gia cùng cụ Tiệp tìm kho báu núi Tàu
Nhưng việc đại sự nhất trong cuộc đời cụ, theo cụ kể có lẽ chính là
cuộc tìm kiếm kho vàng trên núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong,
Bình Thuận). Với hơn 10 năm theo dõi cụ đi tìm kho vàng, tôi hiểu chút
ít về tâm tính của cụ Tiệp. Đó chính là sự kiên trì, bền bỉ, cẩn trọng ở
cụ.
Nhiều người chưa biết rằng, cụ đã âm thầm theo dõi và thu thập
thông tin về kho vàng núi tàu từ năm 1954. Những năm chiến tranh, cụ vẫn
thường xuyên đến Bình Thuận theo dõi “mục tiêu” ở núi Tàu.
Những
năm cuối đời, dù tuổi cao nhưng cụ Tiệp vẫn rất khỏe và được con trai
út Trần Phương Hồng thường xuyên chở ra núi Tàu thị sát công việc bằng
chiếc xe Jeep này
Sau thống nhất đất nước, cụ Tiệp công khai ý định muốn tìm kiếm kho
báu núi Tàu. Từ năm 1993 đến nay, cụ liên tục lên các phương án để tìm
kho vàng trên núi Tàu. Cuộc tìm kiếm kho báu núi Tàu có thể nói thu hút
khá nhiều người tham gia, theo dõi.
Ngoài những người cộng sự giúp việc là con cháu của cụ, còn có cả
những người giữ chức vụ cao cũng tham gia. Chẳng hạn sau khi nghỉ hưu,
cố Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận là ông Tám Hiền cũng ngày đêm theo cụ Tiệp
lên núi Tàu tìm kho báu. Thậm chí chính quyền tỉnh Bình Thuận gần ba
chục năm qua ủng hộ cụ Tiệp tìm kho báu.
UBND tỉnh Bình Thuận liên tiếp trong nhiều năm cấp phép, gia hạn,
chấm dứt, rồi lại cấp phép cho cụ khoan thăm dò, đào núi, thậm chí là
cho đánh mìn để khai quật kho báu núi Tàu.
PV Thanh Niên và cụ Tiệp trong lần đi núi Tàu năm 2013 và nghỉ chân bên quán nước ven đường
Giữa năm 2015, UBND tỉnh Bình Thuận chính thức có văn bản không
đồng ý gia hạn và đề nghị ngưng tìm kiếm kho vàng núi Tàu. Nhưng với cụ
Tiệp, niềm tin về kho báu núi Tàu không “bao giờ tắt”.
Cụ từng nói với tôi, “Ông không tìm ra được thì con cháu ông nhất định phải tìm ra kho báu này cho ngân khố quốc gia”.
Khi xuất bản cuốn sách “Sắc màu” (Nhà xuất bản Thanh niên), tôi chủ
ý đưa vào sách tới 5 ký sự về quá trình tìm kiếm kho vàng trên núi Tàu
của cụ Tiệp. Tuy nhiên, viết về cụ Tiệp bao nhiêu thì vẫn chưa bao giờ
là đủ.
Giờ đây, cụ Tiệp đã ra đi mãi mãi, để lại niềm tin về kho báu núi
Tàu “chưa có hồi kết”. Dành cả một quãng đời của mình cho công cuộc đi
tìm kiếm kho báu núi Tàu. Cho dù cụ chưa kiếm được, nhưng với công sức,
tiền bạc cụ từng bỏ ra mấy chục năm qua đã là quá lớn. Với tôi, cụ đã
tìm được nhiều thứ, chứ không chỉ có vàng.
Đó là ý chí, niềm tin và sự kiên định bền bỉ của một con người.
Xin thắp một nén nhang tỏ lòng khâm phục một con người “huyền thoại”.
Một góc công trường tìm kiếm kho vàng trên sườn núi Tàu của cụ Tiệp năm 2011
Xin chia buồn với anh Tí, anh Đăng, anh Sáu, anh Đức và đặc biệt là
Trần Phương Hồng, người con út của gia đình từng lái xe chở cha mình đi
núi Tàu về TP.HCM như con thoi trong những năm cuối đời của cụ.
(TNO) Ngày 10.3, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký ban hành quyết
định chấm dứt việc thăm dò, tìm kiếm 'kho vàng núi Tàu' ở huyện Tuy
Phong, Bình Thuận.
Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi phát hiện ông
Nguyễn Hồng Công (61 tuổi, quê gốc Thanh Hóa, thường trú ở TP.HCM) nằm
chết trong lán trên núi Mã Cú, đoàn thể, chính quyền xã Hóa Sơn, H.Minh
Hóa (Quảng Bình) đã chôn cất thi thể ông, kết thúc hơn nửa cuộc đời
săn tìm kho báu vua Hàm Nghi.
Giai thoại về kho báu
Ông Nguyễn Hồng Công đang đào núi tìm vàng vào năm 2011 - Ảnh: H.Q
Nhiều năm trước đây, ở Quảng Bình xôn xao truyền tai nhau thông tin,
những năm 60 của thế kỷ 20, một người đi rừng ở Dân Hóa (Minh Hóa) phát
hiện ra 2 đống kim loại màu vàng nằm cách nhau một chiếc đòn gánh (người
ta bảo do người gánh bị chết), ông lấy về lát hiên nhà thay cho gạch,
sau mới biết đó là vàng. Ít lâu sau, mưa lũ làm bật gốc một cây cổ thụ
để lộ rất nhiều vàng. Được tin, Ty Văn hóa Quảng Bình cho người lên thu
lại. Vì vậy đã có không ít người nung nấu ý đồ khám phá kho báu trong
lòng đất Minh Hóa.
Cuốn Di tích - danh thắng Quảng Bình ghi lại lời kể của các cụ
già ở Phong Nha (miền tây huyện Bố Trạch, tiếp giáp Minh Hóa) rằng: Có
hai vợ chồng người Hoa đến sống ở vùng này, vì không có con nên trước
khi lâm chung, họ gửi cho bà con một gia phả nói rõ địa điểm chôn cất
vàng ở Phong Nha. Sau đó ít lâu, một đoàn người Hoa lấy danh nghĩa đi du
ngoạn đến đây tìm vàng, nhưng họ đã đổi một giá đắt khi bỏ lại mấy mạng
người để về tay không. Người ta bảo, vợ chồng người Hoa đã phát hiện ra
kho vàng của vua Hàm Nghi, sau đó đúc thành hình các bức tượng người
cưỡi ngựa, bôi dầu quả trám rừng rồi thả xuống nước ở một động nào đó.
Khoảng năm 1930 - 1932, không biết người Pháp có nắm được gia phả của
người Hoa kia không nhưng đã tiến hành một cuộc tìm kiếm mới. Lúc tìm
kiếm, có rất đông dân trong vùng đến xem, nhưng quan Pháp đưa ba-toong
lên hét: “Về hết, không ai được bén mảng tới!”. Sau đó có chừng 20
chuyến xe ô tô bịt kín đi lên đi xuống, không biết có phải chở vàng
không?
Những năm 1990 - 1991, có một “đơn vị đặc biệt” vào đào bới trong lòng
sông Son đoạn trước cửa động Phong Nha, người ta nói đơn vị này cũng tìm
vàng. Bấy giờ, chúng tôi có hỏi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Sự,
ông Sự xác nhận có đơn vị này tìm kiếm gì đó nhưng không cho tỉnh tham
gia. Kết quả không biết thế nào, chỉ biết một cột thạch nhũ đẹp nhất đã
bị sụp xuống lấp cửa động. UBND tỉnh đã phải bỏ ra gần 150 triệu đồng để
chẻ cột thạch nhũ, giải phóng cửa động. Những câu chuyện khi lắng xuống
khi rộ lên khiến tính thực hư của kho báu càng kỳ bí và khiến nhiều
người hy vọng; nhất là họ căn cứ vào hành trình xuất bôn của vua Hàm
Nghi cùng tùy tùng ra Hà Tĩnh.
Niềm tin mê hoặc
Và trong số đó, ông Nguyễn Hồng Công là người tin tưởng, mất nhiều công
sức, tiền của nhất cho cuộc tìm kiếm. Lúc còn sống, ông bảo, năm 1982,
ông được người anh trai là thủy thủ tàu viễn dương cho một tấm bản đồ
khi đi từ Pháp về. Từ đó, ông bỏ công sức, sưu tầm tài liệu để vẽ một
bản đồ về cuộc hành trình của vua Hàm Nghi rồi đi đến kết luận: có một
kho báu đang nằm trong lòng đất Minh Hóa và bắt đầu cuộc tìm kiếm.
Năm 1987, chúng tôi được dự một cuộc họp báo rất đặc biệt do tỉnh Bình
Trị Thiên tổ chức. Trong cuộc họp đó, ông Công không tiết lộ cơ sở của
việc tìm kiếm mà nói chỉ báo cáo cho cấp trên. Nhưng những gì ông nói
lúc đó đủ thuyết phục tỉnh cử một đoàn đầy đủ các thành phần lên Minh
Hóa để đưa... vàng về. Thế nhưng vàng không thấy đâu mà người trở về mắc
đầy bệnh sốt rét, vàng da.
Năm 1989, Bình Trị Thiên chia làm ba tỉnh, Nguyễn Hồng Công lại xin
phép Quảng Bình tiếp tục tìm kiếm kho báu. Cuộc tìm kiếm khi rầm rộ khi
âm thầm lặng lẽ.
Năm 1997, ông gửi lên các cơ quan chức năng bản tường trình về việc
phát hiện kho báu tại xã Hóa Sơn mà theo ông, đây là “bản tường trình
cuối cùng”. Bản tường trình chủ yếu đề nghị mức độ “ăn chia”. Thế nhưng,
một lần nữa, đoàn cán bộ liên ngành được cử lên “mở cửa kho báu” phải
lắc đầu quay về tay không. Còn ông vẫn ở lại, vào ra Hóa Sơn để tiếp tục
công cuộc tìm kiếm của mình.
Có nhiều người khuyên nhưng ông vẫn cười bí hiểm, bản thân ông lúc nào
cũng bí hiểm. Ông bỏ tất cả ở chốn phồn hoa đô hội để đến nơi rừng
thiêng nước độc, sáng chui vào hang núi, tối âm thầm trong ngôi lán nhỏ,
đã là một điều quá lạ. Có những trận ốm liệt giường cộng với tuổi già
sức yếu, ai cũng nghĩ rồi ông sẽ rời xa Hóa Sơn nhưng không phải, chỉ ít
lâu sau người Hóa Sơn lại thấy bóng dáng ông liêu xiêu trên con đường
mòn gập ghềnh dẫn lên núi. Được biết, để có tiền cho ông đào bới, vợ ông
phải cầm cố nhà cửa; không có vàng, nhà cửa tan hoang, vợ con ly tán.
Mãi cho đến những ngày giữa tháng 6.2011, lại rộ lên thông tin ông tìm
thấy vàng và gửi tờ trình lên cơ quan chức năng cho rằng mình đã “chạm
tay vào kho báu”. Tờ trình của ông viết: “Qua nhiều năm trời ròng rã,
suy ngẫm, nghiên cứu, đào bới, tìm kiếm, nay tôi đã tự giải mã và tìm ra
được nơi cất giấu của cải của vua Hàm Nghi. Để trả lời được bí ẩn công
trình này, tôi đã phải trả giá gần 30 năm và tiêu tốn gần 2 tỉ đồng. Vậy
để đảm bảo được công sức và tiền của đầu tư gần 30 năm qua, tôi đề nghị
tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng trị giá của kho báu. Trong thời
hạn 50 ngày phải thanh toán xong kể từ ngày lấy được tài sản kho báu
chuyển về kho của tỉnh”.
Tuy nhiên, sau khi chúng tôi vào tìm hiểu thì ông lảng tránh còn lãnh
đạo UBND xã Hóa Sơn thì phủ nhận thông tin ông tìm thấy vàng và cho rằng
ông bị hoang tưởng. Thậm chí, những năm trước đó, nhiều lần công an
huyện và UBND xã đã cấm, tiến hành xử phạt và khuyên nhủ ông không đào
nhưng ông cứ làm.
Ra đi trong lạnh lẽo
Thời gian lại thấm thoát trôi, cho đến chiều 6.10 thì chúng tôi nhận
thông tin ông đã qua đời trong căn lán lạnh lẽo trên núi Mã Cú. Ông Bàn
Văn Sơn - Bí thư Đảng ủy xã Hóa Sơn cho hay, sau cơn bão số 10 vẫn không
thấy ông Công ra ngoài đường mua thức ăn. Linh cảm có điều không tốt,
sáng ngày 6.10 ông đã cử anh Đinh Xuân Hậu (công an viên) và anh Phan
Thanh Chiến (cán bộ dân số) đi vào Mã Cú để xem tình hình thế nào. Phát
hiện chuyện chẳng lành, 2 cán bộ điện báo lực lượng ở xã vào mở lán mới
biết ông không còn sống để đào núi nữa; thi thể ông đã dần phân hủy, lực
lượng pháp y khám nghiệm tử thi kết luận ông đã chết từ 6 - 7 ngày
trước. Xã Hóa Sơn không liên lạc được với người nhà ông Công, tuy nhiên,
qua các kênh khác thì chiều 7.10, người em trai, em gái và đứa con trai
Nguyễn Hồng Quang (30 tuổi) đã tìm đến Hóa Sơn làm các thủ tục cần
thiết. Hỏi chuyện, người thân ông chỉ biết ngậm ngùi.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét