Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

KÝ ỨC CHÓI LỌI 50/a (Tàu không số)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                    Huyền thoại TÀU KHÔNG SỐ - Tập 1+2

Tìm về huyền thoại tàu không số Vũng Rô

0 Anh Quân
ANTĐ Những con tàu không số vận chuyển vũ khí từ miền Bắc, vượt qua nghìn trùng vây quân địch, đã cập bến Vũng Rô, chi viện hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược cho chiến trường khu V và Tây Nguyên. Từ đó, tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang mở chiến dịch Đông Xuân 1964-1965, giành thắng lợi.
2 tháng, tàu không số bí mật cập vào Vũng Rô 3 lần

Để đáp ứng việc cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Quân khu V và quân dân tỉnh Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cách đây 50 năm, Bộ Tư lệnh Quân khu V đã đề nghị Trung ương chi viện vũ khí qua đường biển.


Sau đó, Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Phân khu Nam và Tỉnh ủy Phú Yên chuẩn bị bến bãi để tiếp nhận hàng hoá, vũ khí để chi viện cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk.
ảnh 1 
Tàu không số (tàu 41) chở hàng chi viện cho chiến trường miền Nam 
ảnh 2
Bến Vũng Rô



Bến Vũng Rô (xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên) đã được chọn là nơi tiếp nhận bốc dỡ hàng hóa, vũ khí vì có địa hình phù hợp.

Ngày 28/11/1964, tàu 41 của Đoàn tàu Không số do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh chỉ huy, xuất phát từ cảng Hải Phòng chở 60 tấn vũ khí, hàng hoá cập bến Vũng Rô an toàn.


Sau đó, trong vòng chưa đầy hai tháng, từ tháng 11/1964 đến đầu tháng 2/1965, tàu 41 liên tiếp ba lần cập bến Vũng Rô thành công vào các ngày 28/11/1964, 25/12/1964 và 01/2/1965, chi viện hàng trăm tấn vũ khí đạn dược cho chiến trường khu V và Tây Nguyên.



Chuyến tàu thứ tư...

Riêng chuyến tàu thứ tư cập bến đêm 15/02/1965, thì sáng hôm sau bị địch phát hiện. Trước đó 5 ngày, con tàu mang ký hiệu 143 do thuyền trưởng Lê Văn Thiêm và chính trị viên Phan Văn Bảng chỉ huy cùng 16 cán bộ chiến sĩ rời cảng K20, chở 63 tấn vũ khí vào Vũng Rô. Tàu đóng giả một tàu khai thác hải sản trên vùng biển quốc tế. Trên hành trình thì ban ngày, cứ vài tiếng lại có một chiếc máy bay của Mỹ bám theo tàu, có lúc sà xuống rất thấp. Ban đêm có hai tàu chiến địch đi kèm, chiếc phía trước, chiếc phía sau. Nhưng tàu 143 vẫn cứ đi.

23 giờ ngày 15/2/1965, tàu vào bến Vũng Rô. Bến đã tập trung lực lượng du kích xã Hòa Hiệp và cả tiểu đoàn 83, bộ đội chủ lực Quân khu 5 để bốc dỡ hàng vào các kho ở hang núi. Sau 4 tiếng đồng hồ số hàng trên tàu đã được bốc dỡ hết.
ảnh 3 
Di tích lịch sử Vũng Rô
 
3 giờ sáng, tàu nhổ neo ra biển, nhưng neo bị hỏng. Khi sửa xong neo thì trời đã sáng bạch nên không thể quay tàu ra biển được. Phía trên bến Vũng Rô là quốc lộ, xe quân sự địch qua lại rất nhiều. Đỉnh Đèo Cả có đồn địch đóng. Phía biển có đồn Mũi Điện. Tình thế rất nguy hiểm. Thuyền trưởng cho tàu ép sát vào vách núi, lợi dụng vách đá và tán cây để che giấu tàu. Các thủy thủ và du kích nhanh chóng chặt các cành cây để phủ lên ca-bin và boong tàu để ngụy trang. Hai người được bố trí trông tàu, còn tất cả sơ tán lên bờ.


Một tài liệu lưu tại phòng quân báo Hải quân Mỹ cho biết, lúc đó khoảng 10 giờ ngày 16/2, một chiếc máy bay tải thương HU1B của Mỹ bay dọc quốc lộ 1 từ Quy Nhơn về Nha Trang. Khi bay qua Vũng Rô, viên phi công JS. Bowra phát hiện “mỏm đá” nhô ra khác thường, đã báo về Bộ chỉ huy khu vực duyên hải Nam Trung Bộ ở Nha Trang của Mỹ.
ảnh 4
Bức phù điêu mô tả hoạt động tải vũ khí, đạn dược từ Bắc vào Vũng Rô của những con tàu không số



Sau đó địch điều một máy bay trinh sát bay tới Vũng Rô, ném xuống chỗ tàu của ta đang trú ẩn một quả pháo mù chỉ điểm mục tiêu. Tiếp đến, một tốp máy bay khu trục A-1 Skyraiders lao đến bắn một loạt tên lửa làm cho lá ngụy trang trên tàu bốc cháy. Cả con tàu phơi mình trước thanh thiên bạch nhật. Tàu 143 đã bị lộ.

Từ đó cuộc chiến đấu sinh tử đã xảy ra, kéo dài cả tuần lễ. Địch liên tục cho máy bay đến ném bom. Thuyền trưởng Lê Văn Thêm bị thương rất nặng. Không để tàu rơi vào tay địch, anh em quyết định bơi ra điểm hỏa bộc phá 500kg đã cài sẵn trong tàu. Nhưng vì bom nổ làm cho tàu bị nghiêng nên thủy thủ không sao chui vào khoang máy được.
ảnh 5
Nơi tàu 143 nằm xuống



Ngày 17/2/1965, địch cho tàu chiến, trực thăng đổ quân để bắt sống các thủy thủ, chiếm tàu. Đương đầu với mấy tiểu đoàn bộ binh, hàng chục chiếc máy bay của địch, bên ta chỉ có một trung đội du kích, 2 tiểu đội vũ trang địa phương và 18 anh em thủy thủ tàu 143. Thế mà địch không tài nào vào được khu vực bến Vũng Rô.

Tối 17/2, một tổ công binh được phái đến dùng bộc phá hỗ trợ để hủy tàu. Song bộc phá gài sẵn của tàu vẫn không nổ, nên tàu không phá hủy hoàn toàn được. Gần một tuần đánh nhau với lực lượng địch đông gấp nhiều lần, một số đồng chí của ta bị thương và hy sinh, sức lực anh em yếu dần, chỉ huy quyết định dùng mìn tiêu hủy số hàng mới đưa vào chưa kịp chuyển đi và phá vòng vây rút lên rừng.
ảnh 6 
Lời của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt ca ngợi những người đã làm lên kỳ tích
đường Hồ Chí Minh trên biển được viết bên lối đi tới nơi con tàu 143 nằm xuống



Sau sự kiện Vũng Rô, tuyến vận tải chiến lược trên biển bị lộ, việc chi viện cho chiến trường miền Nam gặp khó khăn. Nhưng với ý chí và quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ đường Hồ Chí Minh trên biển chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, vượt qua mọi sự phong tỏa của kẻ thù tiếp tục đưa các con tàu không số cập vào các bến tiếp nhận vũ khí ở Nam Bộ và Nam Trung bộ.


Việc mở bến Vũng Rô thành công có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã chi viện kịp thời, tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang Quân khu mở chiến dịch Đông Xuân 1964-1965 giành thắng lợi, góp phần động viên tinh thần, ý chí quyết tâm của quân và dân ta, thúc đẩy phong trào cách mạng trong khu vực phát triển mạnh mẽ, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Ghi nhận địa danh, dấu ấn lịch sử của bến Vũng Rô và tàu 41, bến Vũng Rô đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia; thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh đã được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".


Vũng Rô có diện tích mặt nước khoảng 1.640 ha, độ sâu trung bình từ 14 - 19m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 5.000 tấn, được các dãy núi cao Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà che chắn cả 3 hướng: Bắc, Đông, Tây. Trong vịnh có nhiều bãi nhỏ gồm: Bãi Lách, Bãi Mù U, Bãi Ngà, Bãi Chùa, Bãi Chân Trâu, Bãi Hồ, Bãi Hàng, Bãi Nhỏ, Bãi Chính, Bãi Bàng, Bãi Lau, Bãi Nhãn. Đá Bia-Vũng Rô - Đèo Cả là những địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch tiêu biểu ở tỉnh Phú Yên.

Những bức ảnh lịch sử về đoàn tàu không số

Cải trang thành tàu đánh cá, giả dạng tàu nước ngoài, đoàn tàu không số đã vận chuyển hàng nghìn tấn vũ khí kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam, mở ra con đường huyền thoại trên biển.
> Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển

Trên 200 bức ảnh tư liệu, tài liệu, hiện vật lịch sử đã được trưng bày, tái hiện những chiến công của huyền thoại "Đoàn tàu không số", đường Hồ Chí Minh trên biển tại cuộc triển lãm "Biển đảo và người chiến sĩ Hải quận - Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển". Triển lãm do Cục Chính trị Quân khu 7 phối hợp với Cục Chính trị Hải quân nhằm kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển tại TP HCM.
ád
50 năm trước, 5 con thuyền gỗ của các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã dò đường trên biển ra Bắc thành công tạo tiền đề mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Trong ảnh là 6 thủy thủ đội thuyền tỉnh Bà Rịa xuất phát tại bến Lộc An dùng thuyền đánh cá vượt biển ra Bắc, thăm dò tình hình địch trên biển và nhận vũ khí chi viện cho miền Nam, tháng 2/1962.
ád
Sau thành công của 5 chiếc thuyền này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập đoàn tàu không số và mở đường Hồ Chí Minh trên biển để vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam đánh Mỹ cứu nước. Trong ảnh là tàu gỗ gắn máy Phương Đông 2 (do Xưởng đóng tàu I Hải Phòng đóng) xuất phát tại bến Đồ Sơn chở 14 tấn vũ khí vào Cà Mau thành công, tháng 10/1962.
ád
Tàu vận tải Đoàn 125 cải trang thành tàu đánh cá, trên đường vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, tháng 4/1966.
ád
Không chỉ cải trang thành tàu đánh cá, tàu vận tải Đoàn 125 còn giả dạng thành tàu nước ngoài để chuyển vũ khí vào miền Nam.
ád
Bến Lộc An (xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tại bến này, 3 chiếc tàu của Đoàn 125 Hải quân đã cập bến thành công, vận chuyển được 109 tấn vũ khí, trang bị cho quân dân các tỉnh miền Đông, Khu 6 tham gia các chiến dịch, góp phần làm nên những chiến thắng vang dội: Bình Giã, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bầu Bàng (năm 1965).
ád
Đội tiếp nhận hàng của Đoàn 962 (Quân khu 9), tiếp nhận vũ khí do đoàn tàu "không số" chuyển vào tại bến Rạch Mốc (Cà Mau) năm 1963.
ád
Đảo Phan Vinh (Quần đảo Trường Sa) mang tên người anh hùng Nguyễn Phan Vinh - thuyền trưởng tàu "không số".
ád
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 Hải quân đón nhận lẵng hoa bác Tôn tặng, năm 1970.
d
Cán bộ, chiến sĩ tàu 621 (thuộc Đoàn 125 Hải quân) trong chuyến đi trinh sát mở đường, chụp ảnh lưu niệm tại đảo Song Tử Tây, năm 1972.
ád
Cựu chiến binh Đoàn tàu không số chụp ảnh lưu niệm tại bến Lộc An (Bà rịa - Vũng Tàu).
ád
Tay lái của tàu C41 - chiếc tàu đã chuyển 11 chuyến vũ khí cập bến an toàn.
ád
Đèn hành trình, ống nhòm và máy điện thoại P600 là những dụng cụ được dùng trên hành trình vượt biển chuyển vũ khí vào Nam.
Tá Lâm (Ảnh chụp từ triển lãm)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét