THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 30
(ĐC sưu tầm trên NET)
Văn Trường
Cuộc chiến sinh tồn trên đồng cỏ Kenya
Khám phá đồng cỏ và
thế giới hoang dã ở Kenya, tận mắt chứng kiến cảnh săn mồi, thay vì
lòng thương cảm cho các sinh vật yếu thế, bạn chợt nhận ra rằng đây là
quy luật cân bằng sinh thái của cuộc sống tự nhiên.
Cuộc sống kỳ lạ của thổ dân Massai
Phụ nữ thổ dân Massai, Kenya không được tự do hôn nhân mà đa phần do sự sắp đặt. Trong khi đó, đàn ông có nhiều gia súc sẽ cưới được nhiều vợ.
Người Massai sống tập trung trên những vùng đồng cỏ rộng lớn, quanh
thung lũng Great Rift ở Kenya. Vùng đất này rất màu mỡ và khí hậu ôn
hòa, cây cỏ phát triển, vì thế muông thú cũng kéo đến sinh sống tạo nên
một thiên đường của thế giới hoang dã.
Những người dân sống tập trung với nhau thành những ngôi làng đông đúc.
Họ có cách xây nhà rất đặc biệt, hình vòng tròn và quay lưng ra phía
ngoài để tránh thú dữ. Những ngôi nhà được xây rất đơn sơ, nhỏ bé,
thường bằng đất sét hoặc phân trâu bò đắp trên những cành cây tạo thành
khung sườn. Họ cho rằng việc trát bằng phân bò sẽ xua đuổi được ruồi
muỗi, rắn rết.
Những người đàn ông thổ dân Massai đều phải thực hiện nghi thức trưởng thành. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt
|
Người Massai nuôi gia súc ở phần trung tâm của làng. Mỗi làng gồm
khoảng 8 gia đình quây quần lại với nhau, bên ngoài có một hàng rào
chắn để ngăn chặn các loài muông thú. Họ không săn bắn muông thú, thực
phẩm chủ yếu là thịt bò và thịt cừu được chăn nuôi.
Thổ dân Massai có phong tục uống máu tươi khi giết gia súc. Họ cho rằng
máu tươi là thứ bổ dưỡng nhất, nên những người uống nhiều máu tươi nhất
là những người dũng mãnh.
Họ tin vào thuyết vật linh nên rất trân trọng và tôn thờ các loài vật
sống bên cạnh. Ngôi làng nào có nhiều gia súc chứng tỏ nơi đó được được
thần linh che chở và ban tặng. Người dân kiêng kỵ việc đếm số lượng gia
súc trong đàn vì tin rằng nếu làm việc đó gia đình sẽ không gặp may mắn.
Để bảo vệ gia đình và các loại gia súc khỏi sự tấn công của các loài
thú bên ngoài, đàn ông Massai thường mang vũ khí bên mình, gồm giáo hoặc
dao găm. Điều đặc biệt khi gặp những người đàn ông, bạn đều thấy thiếu
một chiếc răng cửa.
Khi đến tuổi trưởng thành, những người đàn ông được tập trung trên bãi
đất rộng và tộc trưởng sẽ tự tay nhổ răng cho từng người. Đây được coi
là một nghi lễ của sự trưởng thành. Lúc này, người đàn ông mới có quyền
quyết định cuộc sống của mình. Nếu người nào chưa nhổ răng và xâu lỗ
tai, họ chưa được coi là đàn ông và các cô gái sẽ không để mắt tới.
Những phụ nữ thổ dân Masai đều cạo trọc đầu. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt.
|
Hầu hết phụ nữ Masai đều cạo trọc đầu và mang rất nhiều loại trang sức
màu sắc. Từ khi lên 9, họ đã được xỏ lỗ tai. Nhìn vào trang sức trên
người có thể đoán được tuổi và thứ bậc của người phụ nữ trong gia đình. Tuổi lấy chồng của các cô gái thường từ 13 đến 16.
Người Massai vẫn duy trì phong tục đa thê. Một người đàn ông có thể lấy
rất nhiều vợ, miễn là anh ta có nhiều gia súc. Gia súc được coi là lễ
vật cầu hôn và những người đàn ông Massai "mua vợ" bằng cách tặng cho bố
của cô gái bò, cừu, hoặc dê tùy theo số lượng. Cha cô gái sẽ quyết định
chấp nhận người đàn ông nào tùy thuộc vào lễ vật mà anh ta mang đến.
Hôn lễ của họ đều được tổ chức như một lễ hội. Tất cả dân trong làng
đều được cô dâu chú rể mời đến tham dự lễ cưới. Cô dâu sẽ được khoác lên
mình những trang phục sặc sỡ và trang sức cầu kỳ.
Người dân Massai đã biết làm du lịch, họ bán các vật dụng truyền thống như đồ trang sức, quần áo... Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt.
|
Trước khi về nhà chồng, cô dâu thường được những người lớn tuổi đặt
trước ngực một cây cỏ tươi tượng trưng cho sự tươi tốt và hạnh phúc.
Trong lễ cưới, người cha đẻ sẽ nhổ nước bọt lên đầu con gái thay cho lời
chúc phúc. Và chỉ khi thực hiện xong nghi lễ này, cô gái mới được phép
về nhà chồng.
Anh Phương
Cuộc chạm trán với 'chúa sơn lâm'
Hồi hộp, nín thở là cảm giác của du khách Việt khi tận mắt chứng kiến cảnh 6 con sư tử bày binh bố trận để săn mồi. Sau khi con mồi bỏ chạy, đoàn sư tử lững thững về hang chỉ cách du khách 3 m.
Sau một hồi lái xe vòng quanh khu bảo tồn Massai Mara, Kenya,
tài xế nửa đùa nửa thật nói sắp gặp sư tử vì anh đang ngửi thấy mùi của
chúa sơn lâm. "Trước mắt chúng tôi không phải một mà là cả bầy sư tử 6
con. Chúng dàn binh bố trận nằm im săn mồi. Mục tiêu là một con lợn rừng
đang nhởn nhơ đi dạo", anh Nguyễn Tiến Đạt (Công ty TransViet), người vừa trở về từ chuyến du lịch Kenya nhớ lại.
Đoàn khách đối mặt với sư tử chỉ cách 3 m.
|
Tất cả khách trên xe đều nín thở hồi hộp chờ đợi màn rượt đuổi con mồi
của sư tử. Máy ảnh, máy quay các loại đã lên khuôn hình, lấy nét chỉ chờ
tới giây hành động là bấm nút. Con lợn vô tư lững thững đi trong khi
bầy sư tử cố hạ thấp mình xuống che thân sau những luống cỏ chờ con mồi.
Bỗng nhiên, lợn lòi như đánh hơi thấy được sự có mặt của kẻ săn
mồi nên co chân chạy thục mạng. Còn sư tử dường như thấy con mồi ngoài
khoảng cách của mình nên không đuổi theo nữa. Xe của đoàn đón đường
những con sư tử này trở về hang để ngắm trong khoảng cách chỉ 3 m.
Khám phá thế giới động vật hoang dã trên những chiếc xe hở mui.
|
Đó là một trong những trải nghiệm đáng nhớ của anh Đạt khi tham gia chương trình “Game drive” – lái xe truy tìm các loài động vật tại khu
bảo tồn Massai Mara. Phương tiện là những chiếc xe mini bus hoặc Land
cruiser 7 chỗ được độ lại với nóc xe có thể mở ra để khách đứng lên quan
sát và chụp ảnh cảnh vật bên ngoài. Nơi đây là thiên đường động vật
hoang dã khi dễ dàng gặp từng đàn hàng trăm con bò rừng, hươu, ngựa vằn
và voi, hươu cao cổ hàng chục con đứng nhởn nhơ gặp cỏ giữa thiên nhiên
rộng lớn.
Một kỷ niệm mà anh Đạt không thể nào quên là khi đến rừng
quốc gia Aberdare. Lúc đó vừa rời khu nhà nghỉ, bất ngờ xe dừng lại và
tắt máy. Mọi người trên xe chưa hiểu chuyện gì thì có tiếng của người
ngồi trước kêu “báo hoa”. Mọi người chồm lên phía trước xem. Một con báo
to lớn đang lững thững tiến về phía xe. Du khách vui mừng hò reo vì
được tận mắt chứng kiến một con báo to đẹp ngoài tự nhiên ở khoảng cách
gần như vậy. Tài xế người Kenya ra hiệu yên lặng.
Con báo to lớn vẫn lù lù tiến về phía chúng tôi như vào chỗ không
người. Mọi người trên xe nín thở, chỉ còn tiếng lách tách liên tục phát
ra từ đủ các loại máy ảnh hướng về phía con báo để chụp những tấm hình
hiếm có về loài động vật hoang dã quý hiếm.
Hướng dẫn viên địa phương cho biết, con người và thú hoang dã ở
đây sống hòa thuận trong môi trường tự nhiên. Mọi hoạt động săn bắn thú
hoang nếu bị bắt sẽ bị luật pháp Kenya phạt nặng đến án chung thân.
Du khách rất dễ dàng tìm thấy những con báo hoa trong thiên nhiên hoang dã ở Kenya.
|
"Chúng tôi quá hạnh phúc và may mắn được sống trong thiên đường
của thế giới động vật hoang dã tại Kenya – nơi mà muôn thú được sống
cuộc đời tự do, thảnh thơi mà không lo bị con người bắt giết", anh Đạt kể lại.
Không chỉ tận mắt chứng kiến các loài muông thú, nhóm du khách
Việt còn được tới thăm khu làng của người Massai với cuộc sống hoang dã
như hàng nghìn năm trước với những tập tục kỳ lạ.
Kỳ tới: Cuộc sống kỳ lạ của thổ dân Massai
Anh Phương
Mùa chim hồng hạc di cư ở Kenya
Tháng 8 là thời điểm chim hồng hạc bắt đầu di cư quanh các hồ ở Kenya. Du khách không nên bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng 'vũ khúc hồng hạc' làm say đắm lòng người ở đây.
Kenya là một trong những điểm ngắm chim hồng hạc đẹp nhất trên thế
giới. Sự đa dạng của các loài hồng hạc giúp Kenya thu hút lượng lớn
khách du lịch mỗi năm. Từ những đồng cỏ mênh mông tới các bụi cây trong
khu bảo tồn, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hàng đàn chim hồng hạc đang bay
hoặc túm tụm rỉa lông trên mặt hồ. Các chuyên gia du lịch có thể đếm
được từ 500 đến 600 loài chim hồng hạc xuất hiện ở đây chỉ trong hai
tuần.
Hồng hạc là loài chim lội nước sống chủ yếu ở Tây và Đông bán cầu. Trên
thế giới có hàng trăm loại chim hồng hạc với tên khoa học thường được
đặt theo vùng sinh sống và kiếm ăn như: hồng hạc Caribbe, hồng hạc châu
Âu, hồng hạc Chile...
Đàn chim hồng hạc thường tập trung trên mặt hồ, tạo nên cảnh tượng ngoạn mục. Ảnh: ISSET.
|
Thời gian tốt nhất để quan sát loài chim này và chiêm ngưỡng cảnh đẹp
sẽ khiến bạn phải "nín thở" là từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 4. Thời
gian này, hồng hạc đang bắt đầu di cư đến hồ Bogoria ở Thung lũng Rift.
Hàng năm, loài chim tuyệt sắc này di chuyển qua lại giữa các hồ: Nakuru,
hồ Naivasha và hồ Bogoria để tìm thức ăn.
Trong số đó, hồ Nakuru được mệnh danh là "thiên đường hồng hạc", bởi
nguồn tảo phong phú và đa dạng rất hấp dẫn loài chim này. Theo thống kê,
mỗi năm có hơn một triệu chú hồng hạc tập trung ở hồ, tổng lượng tảo
tiêu thụ lên đến 500 tấn tảo mỗi ngày. Đặc biệt, phân hồng hạc và nhiệt
độ lý tưởng của vùng nước đậm tính kiềm kết hợp trở thành môi trường
thuận lợi cho sự phát triển sinh sôi của loài tảo.
Lượng chim hồng hạc khổng lồ tạo nên 'thảm hồng' trên mặt hồ Nakuru. Ảnh: mymordenmet.
|
Vườn quốc gia hồ Nakuru được hình thành từ năm 1961, bao quanh hồ với
mục đích bảo vệ cảnh quan và các động vật hoang dã sinh sống ở vùng.
Trong những năm gần đây, lượng nước mùa khô hạn đã có sự thay đổi lớn
ảnh hưởng trực tiếp đến loài chim hồng hạc nói riêng và các động vật
khác ở hồ Nakuru nói chung. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc chuyển đổi đất
rừng đầu nguồn để sản xuất cây trồng đặc biệt cùng với quá trình đô thị
hóa ngày một nhanh đang diễn ra. Nguồn nước, thực ẩm bị ô nhiễm, số
lượng hồng hạc đến Nakuru giảm dần. Chúng bắt đầu chuyển sang các hồ gần
đó như Elmentenia, Simbi Nyaima hay Bogoria.
Hàn Hạnh
Thế giới động vật hoang dã ở Kenya
Du khách có thể
chứng kiến cuộc sống của các loài mãnh thú như voi, trâu rừng, báo, tê
giác chỉ cách một tấm kính. Nếu may mắn, bạn sẽ được "mục sở thị" cảnh
sư tử săn mồi ở Kenya.
Mỹ Hạnh
Nhận xét
Đăng nhận xét