Trên hành tinh chúng ta
có các tạo tác lạc chỗ (out-of-place artifact – oopart) mà theo khoa
học chính thống thì không thể tồn tại. Sự tồn tại của chúng là điều
không dễ lý giải.
Đây là một tạo tác công nghệ cao bí ẩn khác từ quá khứ xa xưa, vì bên trong chứa một vật thể nhân tạo đáng kinh ngạc.
Rất ít điều được biết đến về tạo tác lý thú này. Nó được phát hiện vào năm 2009 tại làng Sarakseevo, vùng Mát-xcơ-va, Nga.
Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: messagetoeagle)
Thoạt
nhìn người ta cho đây là một viên đá và định dùng nó làm vật liệu xây
dựng. Tuy nhiên, họ nhanh chóng phát hiện đây không phải là một viên đá
thông thường. Các ảnh chụp cho thấy có thứ gì đó ẩn giấu bên trong viên
đá này.
Nó được tạo ra với mục đích gì? Ai đặt nó ở đó?
(Ảnh: messagetoeagle)
Đây rõ
ràng là một vật thể nhân tạo, nhưng một lần nữa chúng ta bị buộc phải
thừa nhận rằng mục đích và nguồn gốc chân thực của nó vẫn còn là một bí
ẩn chưa có lời giải.
(Ảnh: messagetoeagle)
(Ảnh: messagetoeagle)
Tuy
nhiên, đây chắc chắn không phải là tạo tác lạc chỗ duy nhất được phát
hiện ở Nga. Độc giả của Đại Kỷ Nguyên chắc hẳn đã tiếp xúc với rất nhiều
tạo tác lạc chỗ thú vị như vậy. Lấy ví dụ như chiếc ốc vít có niên đại 300 triệu năm tuổi gây tranh cãi được tìm thấy trong vùng Kaluga ở miền tây nước Nga.
Chiếc ốc vít có niên đại 300 triệu năm tuổi gây tranh cãi được tìm thấy trong vùng Kaluga ở miền tây nước Nga. (Ảnh: Internet)
Tháng
10/1996, một nhóm các nhà nghiên cứu, khi đang tìm kiếm mảnh vỡ của một
thiên thạch rơi xuống vùng Kaluga ở miền tây nước Nga, đã tình cờ bắt
gặp một tạo tác lạc chỗ. Ban đầu họ cho rằng ốc vít này là bộ phận của
một thiết bị nông trại nào đó, nhưng sau khi xem xét thêm họ nhận thấy
nó được gắn chặt vào tảng đá. Các nhà địa chất ước tính niên đại tảng đá
này vào khoảng 300-320 triệu năm tuổi.
Ảnh chụp ốc vít kể trên, từ một góc chụp khác. (Ảnh: Internet)
Một hiện
vật khác phải kể đến là một bánh răng bằng nhôm cũng có niên đại 300
triệu năm tuổi được phát hiện tại thành phố Vladivostok, Nga .
Bánh răng kim loại có niên đại 300 triệu năm tuổi. (Ảnh: Internet)
Bánh
răng này nằm trong một cục than mà ông Dmitry, một cư dân thành phố
Vladivostok, Nga dùng để đốt lửa sưởi ấm. Ông Dmitry đã tình cờ phát
hiện ra nó. Cục than này bắt nguồn từ mỏ than Chernogorodskiy ở khu vực
Khakasis. Niên đại của viên than được ước tính dựa trên thời gian hình
thành mỏ than này.
Nó giống
bộ phận thường thấy trong kính hiển vi, và nhiều loại thiết bị kỹ thuật
điện tử [chiều dài hơn 1 cm – hình trên]”, tờ Komsomolskaya Pravda
viết.
Trên
thực tế, có rất nhiều khám phá đáng kinh ngạc như vậy và không thể phủ
nhận rằng sự hiện diện của chúng đang làm suy yếu các lý thuyết căn bản
nhất của khoa học hiện đại.
Có nhiều
tạo tác lạc chỗ khác đáng được nghiên cứu thêm. Những tạo vật này
thường có sức hút với những người theo thuyết Sáng tạo và những người
thu thập chứng cứ để bác bỏ thuyết Tiến hóa. Một số tạo vật cung cấp
bằng chứng cho thấy các nền văn minh tiên tiến, với trình độ kỹ thuật
ngang ngửa thậm chí vượt trội chúng ta, từng tồn tại trên Trái Đất,
nhưng hiện đã bị thất lạc.
Có lẽ
đây là lúc thích hợp và cần thiết để chỉnh lý, thậm chí viết lại sách
giáo khoa và thừa nhận thực tế rằng sinh vật cao cấp từng cư ngụ trên
Trái Đất từ rất lâu trước khi con người hiện đại xuất hiện.
Nguồn : Message to eagle Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc tại đây Thạch Khánh biên dịch
Bí mật nền văn minh cổ đại thất lạc tại sa mạc Sahara
Sahara là sa mạc lớn nhất trên thế giới. Với diện tích khoảng 9 triệu km2, Sahara lớn ngang Hoa Kỳ, bao phủ 1/3 diện tích Châu Phi.
Sa mạc Sahara. (Ảnh: Britannica)
Với mức nhiệt cao nhất lên đến 57 độ C và độ ẩm thấp nhất chỉ 2%, thật khó tưởng tượng nơi đây từng là một thiên đường xanh mát.
Dù hiện là một trong những địa điểm khô nóng nhất trên Trái Đất, nhưng chỉ cách đây 10.000 năm, Sahara lại là một vùng đất tuyệt vời để cư ngụ.
Sahara từng là một thảo nguyên xanh mát. (Ảnh: Internet)
Sahara xanh mát từng là một thảo nguyên phì nhiêu màu mỡ tràn ngập động vật hoang dã, đồng cỏ, cây cối, và sông ngòi đầy cá.
Chính vào giai đoạn này, ở đây có một nền văn minh cổ đại cư ngụ.
Trong khoảng năm nghìn năm, con người
đã sinh sôi nảy nở, săn bắt đánh cá, chăn thả gia súc, trồng cây lương
thực, chế tác đồ gốm và trang sức. Nhưng rồi tất cả đều đi đến hồi kết…
Sa mạc Sahara từng tràn ngập sắc xanh
Khoảng 8.000 đến 10.000 năm trước, một sự kiện biến đổi khí hậu xảy ra do sự thay đổi độ nghiêng trục quay và quỹ đạo của Trái Đất.
Theo nhà khoa học
khí hậu TS. Gavin Schmidt từ Viện Nghiên cứu Không gian Goddard trực
thuộc NASA, thì vào khoảng 8.000 năm trước, quỹ đạo Trái Đất có đôi chút
khác biệt so với hiện tại.
Độ nghiêng trục quay thay đổi từ khoảng 24,1 độ xuống còn 23,5 độ như
hiện nay. Sự thay đổi này khiến mô thức khí hậu thay đổi theo, từ đó
khiến vùng đất Sahara xanh mát một thời trở nên cằn cỗi, khô nóng như
ngày nay.
Lượng mưa gần như dừng hẳn. Cư dân Sahara bị buộc phải rời thiên
đường của mình để di cư về phía đông, đến Thung lũng sông Nin. Chính tại
đây, họ đã tạo dựng nền văn minh Ai Cập huy hoàng cùng các vương triều
pha-ra-ông phồn thịnh.
Nhiều thi hài cổ đại có thể nằm bên dưới lớp cát sa mạc Sahara. (Ảnh: messagatoeagle)
Ẩn giấu bên dưới lớp cát của sa mạc Sahara là những vết tích sót lại
của nền văn minh từng cư ngụ trên mảnh đất này. Gần đây, các nhà khảo cổ học đã bắt đầu tìm thấy manh mối về thế giới huyền diệu bị thất lạc này.
Tại hơn một trăm di chỉ khảo cổ, các nhà khoa học
đã đào được các mẫu vật địa chất, xương động vật, công cụ và bích họa
nghệ thuật ấn tượng trên đá. Chúng tái hiện một bức tranh sinh động,
nhiều màu sắc về cuộc sống trên vùng đất Sahara xanh tươi.
Nếu leo lên cao nguyên Tassili N’Ajjer ở phía đông nam Libya, tại hai
ngọn Hoggar và ngọn Air, chúng ta vẫn có thể bắt gặp các loài thực vật
như cây bách và cây ôliu.
Vì không thể sinh sôi nảy nở, chúng đã cố gắng sống sót qua năm tháng
dài đằng đẵng. Rất nhiều cây có tuổi thọ ít nhất lên đến 4.000 năm
tuổi. Bộ rễ của chúng vươn dài hơn 7m trong lòng đất, nhằm duy trì nguồn
cung nước cho cây.
Trước khi biến đổi thành một sa mạc, Sahara cũng từng sở hữu các loài cây như tần bì, tuyết tùng, sồi, óc chó, sim, và chanh.
Khái niệm lạc đà không tồn tại trong nền văn minh cổ đại thất lạc ở Sahara
Ngày nay, khi nhắc tới sa mạc Sahara, người ta liên tưởng ngay đến
hình ảnh đoàn lữ khách hành hương trên lưng lạc đà, nhưng ít ai biết
rằng loài động vật này là điều hoàn toàn xa lạ với nền văn minh cổ đại
từng cư trú ở đây vào khoảng 10.000 năm trước. Thực ra, lạc đà không
xuất hiện trong khu vực này cho đến khoảng thời gian đầu Công nguyên.
Lạc đà là một khái niệm xa lạ đối với nền văn minh cổ đại thất lạc ở Sahara thời xưa. (Ảnh: Internet)
Nhiều loại hóa thạch khủng long đã được khai quật trong khu vực. Các
chi khủng long khổng lồ như Ouranosaurus, Afrovenator, Jobaria và một số
loài khác từng tung hoành ở đây thời cổ đại.
Khủng long Ouranosaurus. (Ảnh: Internet)
Khủng long Afrovenator. (Ảnh: Internet)
Khủng long Jobaria. (Ảnh: Internet)
Các động vật khác sinh sống ở đây là các loài bò sát và gặm nhấm. Cả
hai loài này đều dễ dàng thích nghi với mức nhiệt gay gắt trên sa mạc.
Bằng cách ủ hai chân bên dưới lớp cát, chúng có thể tạo ra một môi trường nhiệt độ thích hợp.
Không chỉ vậy, loài bò sát có thể sinh tồn mà không cần uống nước, do hệ tiêu hóa của chúng có khả năng phá vỡ kết cấu của thực vật khô để tạo ra nước.
Một loài động vật thường gặp ở Sahara là chuột jerboa, hay còn gọi là
chuột sa mạc. Ngoài khả năng đào hang cự phách, chuột jerboa còn có thể
bật nhảy bằng hai chân sau, giống chuột túi kangaroo, để di chuyển
nhanh chóng trên mặt đất.
Ngoài
khả năng đào hang cự phách, chuột jerboa còn có thể bật nhảy bằng hai
chân sau, kiểu chuột túi kangaroo, để di chuyển nhanh chóng trên mặt
đất. (Ảnh: Internet)
Thỏ rừng cũng thường được bắt gặp trong khu vực. Là một vận động viên
nhảy xa, nó có thể di chuyển rất nhanh, nhờ thế tránh bị bỏng chân. Dựa
trên số lượng lớn xương được tìm thấy, rõ ràng loài cá sấu đã thống trị
nhiều sông ngòi cổ đại, mà hiện đã bị khô kiệt.
Bích họa cổ đại trên đá hé lộ bí mật về nền văn minh cổ đại thất lạc ở Sahara
Chúng ta có thể biết được rất nhiều về nền văn minh thất lạc từ những
bức bích họa trên đá miêu tả hàng nghìn năm lịch sử bị lãng quên.
Một bức bích họa khắc đá tiền sử trên cao nguyên Tassili N’Ajjer. (Ảnh: Internet)
Ông Heinrich Barth, một nhà thám hiểm người Đức đã dành 5 năm nghiên cứu hàng nghìn bức bích họa đá thời tiền sử trong khu vực.
Chân dung nhà thám hiểm người Đức, Heinrich Barth. (Ảnh: Wikimedia)
Các bức bích họa cổ đại này được tìm thấy trong một khu vực rộng lớn,
trải dài từ thành phố Timbuktu từ phía tây cho đến Cộng hòa Chad về
phía đông.
Tại các hang động lớn trên cao nguyên Tassili N’Ajjer, ở phía đông
nam Libya, ông Barth đã phát hiện được hàng nghìn bức bích họa và chạm
khắc. Rất nhiều trong chúng có kích thước lớn, một số cao đến cả mét.
Các bức họa miêu tả người dân nơi đây tận hưởng cuộc sống phồn thịnh
tiền sa mạc. Có nhiều tranh miêu tả cảnh sinh hoạt thường ngày: Đàn ông
săn bắt, phụ nữ chải tóc và nhảy múa thành vòng tròn.
Có nhiều bức họa miêu tả các loài động vật phổ biến trong vùng: voi, tê giác, sư tử, đà điểu, hươu cao cổ, hà mã, linh dương, …
Các bức họa nhà ở cho thấy người dân Sahara sống trong những túp lều
cỏ hình bán cầu. Nhiều món đồ gốm cũng được miêu tả trong tranh.
Một bức bích họa hang động trên cao nguyên Tassili N’Ajjer, tại sa mạc Sahara. (Ảnh: messagetoeagle)
(Ảnh: Wikimedia)
(Ảnh: Wikimedia)
Họ cũng chăn thả gia súc. Có rất nhiều bức họa miêu tả bò, dê, cừu,
và lợn. Chó nhà cũng xuất hiện trong tranh. Đánh bắt cá là một hoạt động
rất phổ biến.
Sahara là một nơi ẩn chứa nhiều bí ẩn. Các nhà khoa học ngờ rằng có một trữ lượng nước lớn, cùng phế tích của thành trì cổ đại bị vùi lấp dưới lớp cát sa mạc.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét