TIẾNG THƠ 7
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Biển Diêm Điền, 29-12-1967
Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi.” Thật vậy, từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví von “Yêu là chết trong lòng một tí”, Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương” và cũng không quên nhắc đến “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng. Đó là một hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự phân thân của cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh. Cùng với hình tượng sóng, bài thơ còn có hình tượng Em. Hai nhân vật trữ tình này có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau tạo nên một âm vang. Xuân Quỳnh thật tài tình khi sáng tạo hình tượng sóng giàu giá trị thẩm mĩ để diễn tả tâm trạng, tình cảm với nhiều cung bậc sắc thái của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc.
Bắt đầu bài thơ là hình ảnh sóng nước. Đó là con sóng lúc thì dữ dội, ồn ào có thể phá tan tất cả trong những trận cuồng phong, nhưng lúc trời yên gió lặn thì sóng lại dịu êm, lặng lẽ. Sóng là vậy đấy, dữ đấy rồi êm đấy, chợt ồn rồi chợt lặng, sóng luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Nhưng có ai đã từng hỏi vì sao sóng lại thế? Vô ích thôi, đến ngay sóng cũng chẳng hiểu nổi mình, chỉ biết đó là những tâm trạng thường có. Sóng bối rối, trăn trở, sóng muốn hiểu được mình nên đã tìm ra tận bể, tìm ra tận nơi mênh mông rộng lớn, sâu thẳm vô cùng. Sóng nghĩ ở nơi như thế may ra sóng mới có thể hiểu mình.
Sóng nước mà cũng có những tâm trạng như con người vậy sao? Phải chăng mượn sóng là để làm biểu tượng cho người con gái? Miêu tả sóng với những đặc điểm kì lạ cũng là để nói tới cái đa dạng phức tạp, khó giải thích của người con gái mà đúng hơn là của tình yêu. Thế là sóng nước đã dần chuyển thành sóng tình. Giống như sóng, tình yêu là một khái niệm khó giải thích cho minh bạch. Tình yêu là vậy và khát vọng tình yêu của con người thì muôn đời không thay đổi
Sóng
ngày xưa thế nào thì sóng ngày nay vẫn thế. Sóng nước là thế và sóng
tình cũng chẳng khác gì. Tình yêu từ ngàn đời nay chẳng hề bất di bất
dịch, đó là một quy luật của tự nhiên. Tình yêu không bó hẹp trong một
phạm vi lứa tuổi nhưng tình yêu thường đi đôi với tuổi trẻ. Ở lứa tuổi
mùa xuân của đời người, tình yêu phát triển mạnh mẽ nhất và mang đầy đủ ý
nghĩa nhất. Tình yêu tràn đầy sức sống, làm bồi hồi trái tim trong ngực
trẻ khiến trái tim lúc nào cũng thổn thức nhớ mong.
Sóng tìm ra tận bể để hiểu mình thì em đây cũng tìm đến tình yêu anh để hiểu sâu hơn về con người của em. Trước không gian bao la là biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu hỏi có từ ngàn xưa, những câu hỏi vượt qua bao không gian thời gian, những câu hỏi giản dị, tự nhiên nhưng khó lí giải. Tất cả chúng như quấn lấy tâm hồn em làm cho em thao thức khôn nguôi. Em tự hỏi, giữa đại dương mênh mông ấy nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó mà trả lời cho chính xác nhưng vẫn có thể trả lời rằng “Sóng bắt đầu từ gió”. Vâng, không thể phủ định được điều đó, có gió mới có sóng thế nhưng “Gió bắt đầu từ đâu?” Lúc này thì khó mà trả lời được. Thế là ra tới tận bể rồi ấy vậy mà sóng cũng vẫn chưa hiểu nổi mình. Cũng như sóng, em đã hòa nhập vào biển lớn của tình yêu anh mà em nào đã hiểu được em. Em yêu anh từ đâu? Khi nào? Từ cái gì? Ánh mắt, nụ cười hay giọng nói? “Em cũng không biết nữa”. Mà biết để làm gì bởi anh và em chỉ cần hiểu rằng ta yêu nhau là đủ.
Trong tình yêu, ta vẫn thường thấy hai mặt yêu và nhớ, yêu say đắm thì nhớ thiết tha. “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước” là những cung bậc khác nhau của nỗi nhớ anh. Dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì con sóng vẫn đều có bờ. Bờ là nơi đến của sóng, là đối tượng để sóng vuốt ve, vỗ về, là cái đích để đi đâu về đâu sóng lúc nào cũng nhớ đến, cũng không quên, ngay cả đó là ngày hay đêm: “Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ có cái biểu hiện ra bên ngoài có cái ẩn chứa tự sâu trong đáy lòng. Vắng anh, em nhớ, khi thức, em nhớ đến anh. Đó là biểu hiện bình thường. Nhưng ở đây, trong mơ em vẫn nhớ. Đó là nỗi nhớ mới da diết, khắc khoải, thổn thức cứ trằn trọc không yên: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Tình yêu là vậy đấy!
Xưa nay, nỗi nhớ luôn gắn liền với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô cùng. Với thời gian, nó không có ngày đêm; với không gian, nó không có phương hướng. Không gian có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng tình yêu thì chỉ có một phương và đó chính là anh. Trong đời, em quen biết nhiều người, họ có thể hơn hẳn anh thế nhưng em lại chọn anh, yêu anh và chỉ biết có anh. Chỉ riêng anh là khiến em luôn nghĩ tới và hướng về: “Nơi nào em cũng nghĩ – Hướng về anh một phương”. Những người đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau, họ là mặt trời suốt đời soi sáng và sưởi ấm cho nhau.
Tình yêu đẹp là vậy, trong sáng là vậy, mãnh liệt bay bổng là vậy nhưng nó không tránh khỏi những dâu bể của đời thường. Chính vì thế những người đang yêu ngoài sự say mê còn phải có đủ nghị lực và lí trí để vượt qua mọi thử thách, giông bão của cuộc đời với niềm tin sẽ tới đích.
Những con sóng ở đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã cho em sức mạnh như ông bà xưa có câu:
Đẹp là thế, thiêng liêng là thế nhưng tình yêu cũng lại là thứ ngắn ngủi, mong manh và khó giữ.
Bởi thế khi yêu con người luôn khắc khoải, trăn trở. Nỗi trăn trở đã thành bức bách, thôi thúc: Làm sao được tan ra, thành trăm con sóng nhỏ trong đại dương bao la, vô tận kia để được tồn tại mãi, sống mãi và yêu mãi. Tình yêu bùng lên thành khát vọng. Khát vọng sôi sục mà vẫn khiêm nhường, đầy nữ tính.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng thơ vừa dịu dàng vừa sâu lắng vừa dữ dội lại vừa thiết tha. Nhớ tới chị chúng ta càng thêm trân trọng những thi phẩm đặc sắc của chị. Cùng với “Thuyền và biến”, “Sóng” là những bài ca không thể nào quên của tuổi trẻ và tình yêu. Xin cảm ơn nữ thi sĩ đã hiến dâng cho đời những vần thơ đẹp về tình yêu con người và cuộc sống.
mẹ việt nam
tình của mẹ , cho con thêm sức mạnh
trên bước đời dẫu gặp cảnh gian lao.
lời ru xưa nhuộm mộng của trăng sao
cây bút viết nguồn thơ trào... nghĩa mẹ
con đi xa nơi cuối trời góc bể
thương quá Việt Nam , dáng mẹ tảo tần.
đã mấy mùa lệ gửi nắng mùa xuân
rơi vai mẹ trong khoảng sân trước ngõ.
kính yêu ơi... trong lệ lòng con nhỏ
theo giọt mưa xuân trên vai mẹ héo gầy
bánh vuông tròn, gói trời đất nồng say
mẹ mong ngóng , bước con quay trở lại.
giọt mưa xuân rơi muôn ngàn tê tái
muốn hòa vào khắc khoải tiếng gọi con
cành hoa Đào hồng sắc thắm môi son
đầu ngõ đợi - đàn chim còn...xa tổ.
ấm êm ơi... lòng tôi ngàn trăn trở
thương câu ca Lòng Mẹ bao đời
bước chân ơi... trong xa cách tái tê
nhìn Xuân đến.. sao không về với mẹ ?
có phải không trong cuộc đời phải thế
chúa an bài - cho nỗi nhớ Mẹ Con.
từ ngàn năm trong mỗi trái tim Son
đều muốn ngủ trong vòng tay bảo vệ.
chân trời xa chúng con đều nhớ mẹ
thương Kính yêu - trong dâu bể cam đành
nhớ Việt Nam trong dáng mẹ năm canh
mắt nhân hậu, nụ cười dành...tình biển.
DUY GIANG
trên bước đời dẫu gặp cảnh gian lao.
lời ru xưa nhuộm mộng của trăng sao
cây bút viết nguồn thơ trào... nghĩa mẹ
con đi xa nơi cuối trời góc bể
thương quá Việt Nam , dáng mẹ tảo tần.
đã mấy mùa lệ gửi nắng mùa xuân
rơi vai mẹ trong khoảng sân trước ngõ.
kính yêu ơi... trong lệ lòng con nhỏ
theo giọt mưa xuân trên vai mẹ héo gầy
bánh vuông tròn, gói trời đất nồng say
mẹ mong ngóng , bước con quay trở lại.
giọt mưa xuân rơi muôn ngàn tê tái
muốn hòa vào khắc khoải tiếng gọi con
cành hoa Đào hồng sắc thắm môi son
đầu ngõ đợi - đàn chim còn...xa tổ.
ấm êm ơi... lòng tôi ngàn trăn trở
thương câu ca Lòng Mẹ bao đời
bước chân ơi... trong xa cách tái tê
nhìn Xuân đến.. sao không về với mẹ ?
có phải không trong cuộc đời phải thế
chúa an bài - cho nỗi nhớ Mẹ Con.
từ ngàn năm trong mỗi trái tim Son
đều muốn ngủ trong vòng tay bảo vệ.
chân trời xa chúng con đều nhớ mẹ
thương Kính yêu - trong dâu bể cam đành
nhớ Việt Nam trong dáng mẹ năm canh
mắt nhân hậu, nụ cười dành...tình biển.
DUY GIANG
bà mẹ việt nam
Có mặt nước bốn ngàn năm lịch sử
Bốn ngàn năm tranh sống với thời gian
Máu anh hùng tô non sông cẩm tú
Mồ hôi dân kết đọng ngọn lúa vàng
Mẹ Việt Nam tuổi bốn mươi thế kỷ
Gót Cà Mau đầu tận ải Nam Quan
Cửu Long Giang, buông dài làn sóng tóc
Dựa Trường Sơn, đứng gác Thái Bình Dương.
Ngàn thuở trước làm dâu nhà Hồng Lạc
Một giòng con hăm lăm triệu Tiên Rồng
Con trung hiếu, trai khôn và gái đẹp
Cùng mẹ hiền lo xây dựng non sông
Có biển rộng, sông dài, rừng núi đẹp
Đồng phì nhiêu, lúa mía ngập mênh mang
Và âm thầm bao nhiêu vàng, than thép
Dưới mỏ sâu chờ đợi bước vinh quang.
Giặc cướp nước đánh hơi từ bốn phía
Kéo về đây thực hiện mộng tham tàn
Tên núi sông trờ thành tên chiến địa
Chống xâm lăng thành truyền thống nhân dân.
Gặp thời loạn, mẹ phất cờ khởi nghĩa
Bầy con ngoan đứng dậy diệt quân thù.
Lũ cướp nước đã bao phen khiếp vía
Trở về quê không rửa kịp máu đầu.
Nay giặc Pháp lại mang đầu trở lại.
Dù tầm vông phải chọi với xe tăng
Mẹ vững tin nơi bầy con trung hiếu
Ngày mai đây diệt chúng cứu giang sơn.
Rồi Việt Nam của rừng vàng biển bạc
Của bình yên sáng lạng tiếng chim quyên
Sẽ nguyên vẹn, mẹ nghe chăng khúc hát
Khải hoàn ca từng nhịp đã vang lên.
Chiến khu Đ, cuối 1946
Bốn ngàn năm tranh sống với thời gian
Máu anh hùng tô non sông cẩm tú
Mồ hôi dân kết đọng ngọn lúa vàng
Mẹ Việt Nam tuổi bốn mươi thế kỷ
Gót Cà Mau đầu tận ải Nam Quan
Cửu Long Giang, buông dài làn sóng tóc
Dựa Trường Sơn, đứng gác Thái Bình Dương.
Ngàn thuở trước làm dâu nhà Hồng Lạc
Một giòng con hăm lăm triệu Tiên Rồng
Con trung hiếu, trai khôn và gái đẹp
Cùng mẹ hiền lo xây dựng non sông
Có biển rộng, sông dài, rừng núi đẹp
Đồng phì nhiêu, lúa mía ngập mênh mang
Và âm thầm bao nhiêu vàng, than thép
Dưới mỏ sâu chờ đợi bước vinh quang.
Giặc cướp nước đánh hơi từ bốn phía
Kéo về đây thực hiện mộng tham tàn
Tên núi sông trờ thành tên chiến địa
Chống xâm lăng thành truyền thống nhân dân.
Gặp thời loạn, mẹ phất cờ khởi nghĩa
Bầy con ngoan đứng dậy diệt quân thù.
Lũ cướp nước đã bao phen khiếp vía
Trở về quê không rửa kịp máu đầu.
Nay giặc Pháp lại mang đầu trở lại.
Dù tầm vông phải chọi với xe tăng
Mẹ vững tin nơi bầy con trung hiếu
Ngày mai đây diệt chúng cứu giang sơn.
Rồi Việt Nam của rừng vàng biển bạc
Của bình yên sáng lạng tiếng chim quyên
Sẽ nguyên vẹn, mẹ nghe chăng khúc hát
Khải hoàn ca từng nhịp đã vang lên.
Chiến khu Đ, cuối 1946
mẹ việt nam
Mẹ ngồi một mình trong trại Fort Chaffee
Nơi mẹ đến ba mươi năm về trước
Buổi di tản mẹ xuống tàu lìa nước
Cắt ruột đau bỏ lại Việt Nam mình
Thời gian sau nối tiếp cuộc hành trình
Mẹ trôi giạt đến miền Nam nước Mỹ
Biloxi sau buổi đầu quạnh quẽ
Đã quen dần thành một chỗ dung thân
Ba mươi năm như một áng phù vân
Mẹ yên phận sống nốt đời còn lại
Mong một ngày bên kia bờ Đông-hải
Quê đổi đời, mẹ nhất định hồi hương
Ba mươi năm thêm một cuộc tang thương
Cơn bão dữ trong một ngày cuối Hạ
Tràn về đây như trận đòn nghiệt ngã
Quất tả tơi trên thân xác triệu người
Đất hôm qua nay bỗng hóa trùng khơi
Căn nhà mẹ chỉ còn là gạch vụn
Căn nhà ấy bao tháng năm gầy dựng
Đã đong đầy ngàn kỷ niệm thân yêu
Ngay cả giáo đường cũng mái đổ tường xiêu
Tượng Thánh Chúa bập bềnh trên nước lũ
Phật đứng lặng dưới mịt trời mưa đổ
Thương chúng sinh trong nghiệp chướng tội tình
Trong đớn đau, trong kinh khổ, nhục hình
Mẹ mừng thấy tình Việt Nam thắm thiết
Đàn con mẹ trên quê người đất khách
Kéo nhau về cùng góp một bàn tay
Trong khu chợ này, chị đó, em đây
Lòng rộng mở đón đoàn người chạy bão
Ly nước, chén cơm, manh quần, tấm áo
Kẻ góp tiền, người góp của, góp công
Tình Việt Nam hơ ấm lại bao lòng
Tim tị nạn thêm một lần rỉ máu
Nhưng máu hôm nay không do tay cường bạo
Của lũ người cùng bọc trứng Âu Cơ
Đời mẹ buồn từ tháng Tám năm-mươi-tư
Ba mươi tuổi, bỏ quê hương miền Bắc
Hương hoa sữa ven hồ Tây thơm ngát
Theo mẹ hiền vào tận đất miền Nam
Rồi đến ngày đen tối bảy-mươi-lăm
Mẹ không chỉ xa quê, mà bỏ nước
Hai mươi năm lại trắng tay như trước
Trắng cả lòng trong mối hận lưu vong
Tám mươi năm, mẹ trở lại số không
Bánh luân lạc cứ xoay vòng quái ác
Nhưng giờ đây trong buồn đau tan tác
Mẹ vẫn còn hơi ấm những bàn tay
Những gói mì, những tô cháo hôm nay
Sẽ ngọt mãi trong lòng người mai hậu
Vì dẫu thế nào…
Thì đây cũng là nơi đất lành chim đậu
Và muôn đời còn hót giọng Việt Nam.
Trầm Mặc Thiên Thu
Biển của Xuân Diệu Nơi mẹ đến ba mươi năm về trước
Buổi di tản mẹ xuống tàu lìa nước
Cắt ruột đau bỏ lại Việt Nam mình
Thời gian sau nối tiếp cuộc hành trình
Mẹ trôi giạt đến miền Nam nước Mỹ
Biloxi sau buổi đầu quạnh quẽ
Đã quen dần thành một chỗ dung thân
Ba mươi năm như một áng phù vân
Mẹ yên phận sống nốt đời còn lại
Mong một ngày bên kia bờ Đông-hải
Quê đổi đời, mẹ nhất định hồi hương
Ba mươi năm thêm một cuộc tang thương
Cơn bão dữ trong một ngày cuối Hạ
Tràn về đây như trận đòn nghiệt ngã
Quất tả tơi trên thân xác triệu người
Đất hôm qua nay bỗng hóa trùng khơi
Căn nhà mẹ chỉ còn là gạch vụn
Căn nhà ấy bao tháng năm gầy dựng
Đã đong đầy ngàn kỷ niệm thân yêu
Ngay cả giáo đường cũng mái đổ tường xiêu
Tượng Thánh Chúa bập bềnh trên nước lũ
Phật đứng lặng dưới mịt trời mưa đổ
Thương chúng sinh trong nghiệp chướng tội tình
Trong đớn đau, trong kinh khổ, nhục hình
Mẹ mừng thấy tình Việt Nam thắm thiết
Đàn con mẹ trên quê người đất khách
Kéo nhau về cùng góp một bàn tay
Trong khu chợ này, chị đó, em đây
Lòng rộng mở đón đoàn người chạy bão
Ly nước, chén cơm, manh quần, tấm áo
Kẻ góp tiền, người góp của, góp công
Tình Việt Nam hơ ấm lại bao lòng
Tim tị nạn thêm một lần rỉ máu
Nhưng máu hôm nay không do tay cường bạo
Của lũ người cùng bọc trứng Âu Cơ
Đời mẹ buồn từ tháng Tám năm-mươi-tư
Ba mươi tuổi, bỏ quê hương miền Bắc
Hương hoa sữa ven hồ Tây thơm ngát
Theo mẹ hiền vào tận đất miền Nam
Rồi đến ngày đen tối bảy-mươi-lăm
Mẹ không chỉ xa quê, mà bỏ nước
Hai mươi năm lại trắng tay như trước
Trắng cả lòng trong mối hận lưu vong
Tám mươi năm, mẹ trở lại số không
Bánh luân lạc cứ xoay vòng quái ác
Nhưng giờ đây trong buồn đau tan tác
Mẹ vẫn còn hơi ấm những bàn tay
Những gói mì, những tô cháo hôm nay
Sẽ ngọt mãi trong lòng người mai hậu
Vì dẫu thế nào…
Thì đây cũng là nơi đất lành chim đậu
Và muôn đời còn hót giọng Việt Nam.
Trầm Mặc Thiên Thu
11:52', 27/12/ 2004 (GMT+7) |
Biển
là một bài thơ tình đặc sắc của Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám, được
sáng tác trên bãi biển Sầm Sơn. Nhưng như chính nhà thơ tâm sự, nguồn
thi hứng của ông được gợi lên từ biển Quy Nhơn cát vàng nước biếc dạt
dào, tiếng thầm thì của phi lao như lời tâm sự của những tình nhân.
Con
người từng được mệnh danh là "ông hoàng của thơ tình" thời Thơ Mới đã
nói lên cảm xúc yêu đương nồng nàn từ vọng tưởng về con sóng quê hương
thấm đẫm hồn thơ từ thuở hoa niên. Một tình yêu mới mẻ, không còn cảm
giác mong manh vì lo sợ "tình yêu đến tình yêu đi ai biết" mà gắn kết
vững bền trong quan hệ sóng - bờ.
Vượt
ra khỏi phạm vi của tâm tình lứa đôi, bài thơ còn nóng hổi những bồi
hồi của đứa con miền Nam những ngày phải xa cách quê hương khi đất nước
cắt chia làm hai nửa.
Bắt
đầu bài thơ là một lời thú nhận nhưng cũng đồng thời là một khát vọng
hóa thân, để được hướng về em bằng tất cả niềm ngưỡng vọng, đắm say:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Em
- bờ cát trắng, như một biểu tượng của cái đẹp muôn đời, được cảm nhận
bằng tất cả sự say mê của một trái tim si tình. Cái nhìn của nhà thơ
trước sau vẫn thế, luôn lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực cho những vẻ
đẹp tự nhiên. Sắc nắng pha lê làm nên sắc cát vàng óng ả. Một dáng
nghiêng mềm mại "thoai thoải hàng thông" tạo thành vẻ đẹp mang đậm nữ
tính. Vẻ đẹp ấy là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình yêu tha thiết với em
khi tự nhận: "Anh xin làm sóng biếc". Cái tôi hóa thân thành con sóng
mới tự do và mãnh liệt làm sao!
Có
lẽ cho đến nay trong thi ca Việt Nam, kể cả những nhà thơ cách tân mới
nhất, chưa ai dám bạo dạn tả cái hôn đắm đuối đến thế: hôn mãi, hôn thật khẽ thật êm, hôn êm đềm, mãi mãi, hôn rồi hôn lại, tan cả đất trời…
Ngỡ như cả vũ trụ nghẹt thở bởi những cái hôn nồng cháy đến thế! Thấp
thoáng trong câu thơ những ám ảnh dục tính rất đời thường mà không hề
vẩn đục bởi những dục vọng thấp hèn.
Và
con sóng tình không chỉ dừng lại đó mà rất bạo liệt ào ạt, nghiến nát
bờ em. Ta lại gặp một Xuân Diệu - kẻ uống tình yêu dập cả môi thuở nào!
Con người đã tìm thấy trong tình yêu sự sống vĩnh cửu, vượt ra khỏi giới
hạn đời người trăm năm để quyện chặt với đời bằng nụ hôn ngàn năm không
thỏa. Bằng tình yêu ấy, thi nhân đã hòa con sóng biếc tâm hồn góp thành
bể biếc cuộc đời - màu tình yêu muôn thuở. Ân tình nhà thơ cũng hòa
chung quan niệm của một thời người yêu người sống để yêu nhau (Tố Hữu).
Có lẽ cũng không cần phải bàn nhiều về tính chất của tình yêu hiển hiện trong những vần yêu nồng nàn ấy.
Đó
cũng là tình yêu vọng về mảnh đất Bình Định thân thương, nơi đã nuôi
hồn thơ cho Xuân Diệu. Biển Quy Nhơn lung linh trong bao thi ảnh bể
biếc, cát vàng, thoai thoải bãi bờ… Tình yêu lứa đôi quyện hòa cùng tình
yêu quê hương. Để những người yêu nhau ra trước biển Quy Nhơn giờ đây
lại có thể ngâm ngợi những vần thơ của người nghệ sĩ đa tình thuở ấy:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết
.Trần Hà Nam
Quy Nhơn, ngày 18 tháng 12 năm 2004
Biển
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết,
Để những khi bọt tung trắng xóa
Và gió về bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
(Xuân Diệu, 4-4-1962)
|
dại khờ
Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
Đường êm quá ai đi mà nhớ ngó
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương
Vì thả lòng không kiềm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.
Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy.
Muôn nghìn đời tìm cớ dõi sương mây
Dấn thân mãi đến kiếm trời dưới đất.
Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương người ta giữ gươm dao,
Không muốn chữa, không chịu lành thú độc.
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
Đường êm quá ai đi mà nhớ ngó
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương
Vì thả lòng không kiềm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.
Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy.
Muôn nghìn đời tìm cớ dõi sương mây
Dấn thân mãi đến kiếm trời dưới đất.
Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương người ta giữ gươm dao,
Không muốn chữa, không chịu lành thú độc.
Sóng
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Biển Diêm Điền, 29-12-1967
Phân tích bài thơ SÓNG - Xuân Quỳnh (cực hay)
Phân tích bài thơ SÓNG - Xuân Quỳnh (cực hay)
Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi.” Thật vậy, từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví von “Yêu là chết trong lòng một tí”, Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương” và cũng không quên nhắc đến “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng. Đó là một hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự phân thân của cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh. Cùng với hình tượng sóng, bài thơ còn có hình tượng Em. Hai nhân vật trữ tình này có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau tạo nên một âm vang. Xuân Quỳnh thật tài tình khi sáng tạo hình tượng sóng giàu giá trị thẩm mĩ để diễn tả tâm trạng, tình cảm với nhiều cung bậc sắc thái của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Bắt đầu bài thơ là hình ảnh sóng nước. Đó là con sóng lúc thì dữ dội, ồn ào có thể phá tan tất cả trong những trận cuồng phong, nhưng lúc trời yên gió lặn thì sóng lại dịu êm, lặng lẽ. Sóng là vậy đấy, dữ đấy rồi êm đấy, chợt ồn rồi chợt lặng, sóng luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Nhưng có ai đã từng hỏi vì sao sóng lại thế? Vô ích thôi, đến ngay sóng cũng chẳng hiểu nổi mình, chỉ biết đó là những tâm trạng thường có. Sóng bối rối, trăn trở, sóng muốn hiểu được mình nên đã tìm ra tận bể, tìm ra tận nơi mênh mông rộng lớn, sâu thẳm vô cùng. Sóng nghĩ ở nơi như thế may ra sóng mới có thể hiểu mình.
Sóng nước mà cũng có những tâm trạng như con người vậy sao? Phải chăng mượn sóng là để làm biểu tượng cho người con gái? Miêu tả sóng với những đặc điểm kì lạ cũng là để nói tới cái đa dạng phức tạp, khó giải thích của người con gái mà đúng hơn là của tình yêu. Thế là sóng nước đã dần chuyển thành sóng tình. Giống như sóng, tình yêu là một khái niệm khó giải thích cho minh bạch. Tình yêu là vậy và khát vọng tình yêu của con người thì muôn đời không thay đổi
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
…………
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Sóng tìm ra tận bể để hiểu mình thì em đây cũng tìm đến tình yêu anh để hiểu sâu hơn về con người của em. Trước không gian bao la là biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu hỏi có từ ngàn xưa, những câu hỏi vượt qua bao không gian thời gian, những câu hỏi giản dị, tự nhiên nhưng khó lí giải. Tất cả chúng như quấn lấy tâm hồn em làm cho em thao thức khôn nguôi. Em tự hỏi, giữa đại dương mênh mông ấy nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó mà trả lời cho chính xác nhưng vẫn có thể trả lời rằng “Sóng bắt đầu từ gió”. Vâng, không thể phủ định được điều đó, có gió mới có sóng thế nhưng “Gió bắt đầu từ đâu?” Lúc này thì khó mà trả lời được. Thế là ra tới tận bể rồi ấy vậy mà sóng cũng vẫn chưa hiểu nổi mình. Cũng như sóng, em đã hòa nhập vào biển lớn của tình yêu anh mà em nào đã hiểu được em. Em yêu anh từ đâu? Khi nào? Từ cái gì? Ánh mắt, nụ cười hay giọng nói? “Em cũng không biết nữa”. Mà biết để làm gì bởi anh và em chỉ cần hiểu rằng ta yêu nhau là đủ.
Trong tình yêu, ta vẫn thường thấy hai mặt yêu và nhớ, yêu say đắm thì nhớ thiết tha. “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước” là những cung bậc khác nhau của nỗi nhớ anh. Dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì con sóng vẫn đều có bờ. Bờ là nơi đến của sóng, là đối tượng để sóng vuốt ve, vỗ về, là cái đích để đi đâu về đâu sóng lúc nào cũng nhớ đến, cũng không quên, ngay cả đó là ngày hay đêm: “Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ có cái biểu hiện ra bên ngoài có cái ẩn chứa tự sâu trong đáy lòng. Vắng anh, em nhớ, khi thức, em nhớ đến anh. Đó là biểu hiện bình thường. Nhưng ở đây, trong mơ em vẫn nhớ. Đó là nỗi nhớ mới da diết, khắc khoải, thổn thức cứ trằn trọc không yên: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Tình yêu là vậy đấy!
Xưa nay, nỗi nhớ luôn gắn liền với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô cùng. Với thời gian, nó không có ngày đêm; với không gian, nó không có phương hướng. Không gian có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng tình yêu thì chỉ có một phương và đó chính là anh. Trong đời, em quen biết nhiều người, họ có thể hơn hẳn anh thế nhưng em lại chọn anh, yêu anh và chỉ biết có anh. Chỉ riêng anh là khiến em luôn nghĩ tới và hướng về: “Nơi nào em cũng nghĩ – Hướng về anh một phương”. Những người đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau, họ là mặt trời suốt đời soi sáng và sưởi ấm cho nhau.
Tình yêu đẹp là vậy, trong sáng là vậy, mãnh liệt bay bổng là vậy nhưng nó không tránh khỏi những dâu bể của đời thường. Chính vì thế những người đang yêu ngoài sự say mê còn phải có đủ nghị lực và lí trí để vượt qua mọi thử thách, giông bão của cuộc đời với niềm tin sẽ tới đích.
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Những con sóng ở đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã cho em sức mạnh như ông bà xưa có câu:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.
Đẹp là thế, thiêng liêng là thế nhưng tình yêu cũng lại là thứ ngắn ngủi, mong manh và khó giữ.
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Bởi thế khi yêu con người luôn khắc khoải, trăn trở. Nỗi trăn trở đã thành bức bách, thôi thúc: Làm sao được tan ra, thành trăm con sóng nhỏ trong đại dương bao la, vô tận kia để được tồn tại mãi, sống mãi và yêu mãi. Tình yêu bùng lên thành khát vọng. Khát vọng sôi sục mà vẫn khiêm nhường, đầy nữ tính.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng thơ vừa dịu dàng vừa sâu lắng vừa dữ dội lại vừa thiết tha. Nhớ tới chị chúng ta càng thêm trân trọng những thi phẩm đặc sắc của chị. Cùng với “Thuyền và biến”, “Sóng” là những bài ca không thể nào quên của tuổi trẻ và tình yêu. Xin cảm ơn nữ thi sĩ đã hiến dâng cho đời những vần thơ đẹp về tình yêu con người và cuộc sống.
Nhận xét
Đăng nhận xét