TIẾU LÂM KIM CỔ 36
-Đọc tin, "nhớ lại", suy ngẫm và mường tượng, thế là tự nhiên bật...cười ruồi! Lại cái tật "đùa dai", Chú Sam "tếu" thật đấy!
-Dù có là phát xít Đức thì cũng không thể "nắn gân" được ý chí hướng đến sống còn của "Những đứa con của Gấu Mẹ vĩ đại"!
-Đến nước thế rồi, đàng nào "kệch sĩ" Kép cũng chết, nội chiến thì chết nhanh, liên bang thì chết từ từ. Tại Kép cả thôi: diễn dở như hạch!
-Nhưng không sao, một chết là để hai sống ("kép" mà!!!), giống như Tiệp Khắc chết để sinh ra Tiệp và Khắc vậy thôi, có gì mà...ầm ĩ!

----------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
“Nếu các công dân Nga bị tấn công, đó như một cuộc tấn công nhằm vào Liên bang Nga”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Nói về việc tăng cường quân đội tại biên giới Nga-Ukraine, ông Lavrov cho biết các binh Nga vẫn ở trong lãnh thổ Nga và chưa hề vượt qua biên giới Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Lavrov cũng nói về sự can thiệp của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hiện thời tại Ukraine, cáo buộc Washington đang cố gắng bóp méo tình hình.
“Không có lý do gì để không tin rằng người Mỹ đang điều khiển cuộc chơi”, ông Lavrov nói, liên hệ tới chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev và cùng thời điểm đó Ukraine quyết định mở lại chiến dịch chống khủng bố nhằm vào người biểu tình ở miền đông.
“Họ chọn thời điểm chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ để thông báo về việc nối lại chiến dịch ở miền đông. Trước đó, việc mở chiến dịch này cũng diễn ra ngay sau chuyến thăm của giám đốc CIA John Brennon tới Kiev”, ông Lavrov nói.
Tình hình tại Ukraine là một ví dụ nữa cho thấy Washington đang cố gắng giành đất trong cuộc tranh giành địa chính trị, theo Ngoại trưởng Nga.
“Ukraine chỉ là một dấu hiệu cho thấy Mỹ không chịu đầu hàng trong cuộc tranh giành địa chính trị. Người Mỹ không sẵn sàng thừa nhận rằng, ngồi từ Washington họ không thể điều khiển cuộc chơi ở mọi nơi trên khắp thế giới”, ông Lavrov nói.
Cuộc chiến tranh kỳ quặc, còn có tên khác là Cuộc chiến Cuội (Tiếng Anh: Phoney War), Cuộc chiến Nhập nhèm (Twilight War, đặt tên bởi Winston Churchill), Cuộc chiến Ngồi (der Sitzkrieg, cách chơi chữ, viết nhại lại của từ Blitzkrieg), Cuộc chiền Buồn chán (Bore War, cách chơi chữ, viết nhại lại của Boer War) và Cuộc chiến Buồn cười (la drôle de guerre) là một giai đoạn vào đầu Thế chiến thứ hai – trong vài tháng tiếp sau khi Đức xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939 và trước Trận chiến nước Pháp vào tháng 5 năm 1940 - một cuộc chiến được chú ý bởi sự vắng bóng các hoạt động quân sự trọng điểm tại Châu Âu.
Ba cường quốc của Châu Âu , một bên là Anh, Pháp và một bên là Đức đã tuyên bố chiến tranh với nhau nhưng không bên nào tiến hành các cuộc tấn công đáng kể, thậm chí có rất ít giao chiến trên thực địa. Lý do cho hành động tuyên chiến của Anh-Pháp với Đức là việc Đức tấn công Ba Lan, một nước đã kí hiệp ước đồng minh với Anh-Pháp. Tuy vậy, sau khi tuyên chiến, Anh-Pháp không có hành động quân sự nào đáng kể nhằm vào Đức, và quân Đức đã có thể rảnh tay để nhanh chóng đánh bại Ba Lan.
Cho đến ngày 10 tháng 5 năm 1940, nước Đức và Đồng minh Anh - Pháp mới bắt đầu đánh nhau to. Đồng minh Anh - Pháp thảm bại trong Trận chiến nước Pháp.
Theo hiệp ước quân sự Pháp-Ba Lan, quân đội Pháp bắt đầu chuẩn bị tấn công phát xít Đức sau ba ngày động viên. Quân Pháp nhanh chóng giành quyền kiểm soát khu vực giữa biên giới Pháp và phòng tuyến quân Đức và bắt đầu thăm dò phòng tuyến Đức. Sau 15 ngày động viên binh sĩ (ngày 16 tháng 9 năm 1939), quân Pháp bắt đầu tấn công toàn diện. Việc động viên cục bộ ở Pháp bắt đầu vào ngày 26 tháng 8 và đến ngày 1 tháng 9 thì lệnh tổng động viên được thi hành.
Đợt tấn công của quân Pháp tại thung lũng sông Rhine (Chiến dịch Saar) mở màn vào ngày 7 tháng 9, sau 4 ngày Pháp tuyên chiến với Đức. Trong thời gian đó, quân Đức đang bận bịu với chiến sự ở Ba Lan và vì vậy người Pháp nắm ưu thế về quân số tại khu vực này. Tuy nhiên, quân Pháp hầu như không có bất cứ hành động nào cụ thể để cứu nguy cho Ba Lan. 11 sư đoàn Pháp tiến quân trên một mặt trận dài 32 cây số gần Saarbrücken, tấn công các cứ điểm phòng thủ yếu của phát xít Đức. Họ tiến được 8 cây số, chiếm 20 làng vốn bị quân Đức bỏ trống và không gặp sự kháng cự đáng kể nào. Tuy nhiên, cuộc tấn công hời hợt của Pháp nhanh chóng dừng lại sau khi họ đánh chiếm rừng Warnt vì gặp phải bãi mìn dày đặc ở một chiến địa sâu 3 dặm của quân Đức.
Cuộc tấn công này không khiến quân Đức rút bớt quân từ Ba Lan sang phía Tây. Tổng số binh lực tấn công bao gồm 40 sư đoàn, trong đó có một sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn bộ binh cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng. Ngày 12 tháng 9, Hội đồng chiến tranh Tối cao Anh-Pháp họp lần đầu tại Abbeville, Pháp. Kết luận của cuộc họp là tất cả các cuộc tấn công phải bị đình lại ngay lập tức. Trong thời gian này người Pháp đã tiến sâu 8 cây số vào lãnh thổ Đức trên một mặt trận rộng 24 cây số bao phủ vùng Saar. Maurice Gamelin ra lệnh cho quân Pháp dừng lại ở các vị trí cách phòng tuyến Siegfried của Đức ít nhất 1 cây số. Tuy nhiên, Gamelin lại dối trá nói với Nguyên soái Ba Lan Edward Rydz-Śmigły rằng một nửa số quân Pháp đã chạm trán với quân Đức và đã buộc phát xít Đức rút ít nhất 6 sư đoàn khỏi Ba Lan. Ngày hôm sau đại diện của quân đội Pháp tại Ba Lan là Louis Faury báo với Tổng tham mưu trưởng Ba Lan, tướng Wacław Stachiewicz rằng kế hoạch tấn công Đức bị dời lại từ ngày 17 sang ngày 20 tháng 9 năm 1939. Cùng lúc đó, quân Pháp bắt đầu rút về các vị trí ban đầu của họ tại phòng tuyến Maginot. Cuộc chiến tranh kỳ quặc chính thức mở màn.
Do vậy, khi chiến lược của Mỹ thay
đổi, Mỹ muốn rút khỏi Việt Nam thì Mỹ sẽ bỏ Thiệu hoặc dùng Thiệu để làm
con cờ thí cho ván cờ tàn của họ. Thực tế trong việc ép Thiệu ký Hiệp
định, Mỹ đã bỏ rơi Thiệu, vấn đề chỉ là họ cố gắng cho sự bỏ rơi đó có
lý do chính đáng mà thôi.
-Dù có là phát xít Đức thì cũng không thể "nắn gân" được ý chí hướng đến sống còn của "Những đứa con của Gấu Mẹ vĩ đại"!
-Đến nước thế rồi, đàng nào "kệch sĩ" Kép cũng chết, nội chiến thì chết nhanh, liên bang thì chết từ từ. Tại Kép cả thôi: diễn dở như hạch!
-Nhưng không sao, một chết là để hai sống ("kép" mà!!!), giống như Tiệp Khắc chết để sinh ra Tiệp và Khắc vậy thôi, có gì mà...ầm ĩ!
----------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ukraine tái triển khai chiến dịch trấn áp ở miền Đông
VOV.VN - Ông Turchynov cho rằng đây là hành động cần thiết vì những người biểu tình thân Nga “đã đi quá xa”.
Ngày 22/4, Tổng thống lâm thời Ukraine,
Oleksandr Turchynov đã tuyên bố tái triển khai chiến dịch quân sự chống
người biểu tình thân Nga tại miền Đông nước này, sau khi 2 người, trong
đó có một chính trị gia địa phương bị “tra tấn đến chết”.
Một chốt chặn được người biểu tình thân Nga dựng lên ở Lugansk, miền Đông Ukraine (Ảnh: AFP/Getty) |
Theo BBC, ông Turchynov cho
biết, thi thể của chính trị gia địa phương có tên Vladimir Rybak được
tìm thấy gần một cơ sở của những người biểu tình ở Slovyansk. Ông
Turchynov nói: “Những kẻ khủng bố hết sức manh động, chúng bắt cóc toàn
bộ vùng Donetsk làm con tin và giờ đã đi quá xa”.
Tuyên bố trên của Tổng thống lâm thời
Ukraine được đưa ra giữa lúc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến
thăm Ukraine hai ngày. Trong cuộc gặp với lãnh đạo nước chủ nhà, ông
Biden kêu gọi Nga “hành động thay vì chỉ nói suông” để tháo ngòi nổ
khủng hoảng tại Ukraine.
Mỹ và phương Tây cáo buộc Nga sử dụng
lực lượng mật vụ để hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine trong
việc chiếm giữ một số tòa nhà của các cơ quan công quyền trong khu vực
này. Tuy nhiên Nga lại cho rằng, họ hoàn toàn không liên quan đến những
sự việc nói trên.
Phó Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo rằng,
nếu Nga “tiếp tục có những hành động khiêu khích”, Nga sẽ phải chịu “sự
cô lập lớn hơn” từ cộng đồng quốc tế, đồng thời hối thúc Moscow ngừng
hậu thuẫn các tay súng thân Nga ở Ukraine.
Trong bài phát biểu trước các nghị sỹ
Ukraine, ông Biden khẳng định, Mỹ sẽ sát cánh cũng các nhà lãnh đạo mới
của Ukraine chống lại “những mối đe dọa thô bạo”.
Ông Biden cũng khẳng định việc Mỹ chuẩn
bị cung cấp cho Ukraine một khoản hỗ trợ bổ sung 50 triệu USD để thực
hiện cải cách chính trị và kinh tế, trong đó có 11 triệu USD để tổ chức
bầu cử Tổng thống vào ngày 25/5 tới.
Trong một động thái khác có liên quan,
Mỹ vừa tuyên bố đang điều động 600 binh sỹ tham gia các cuộc tập trận
của NATO ở Ba Lan và các quốc gia Baltic. Theo phát ngôn viên Bộ Quốc
phòng Mỹ, đây là động thái thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với các đồng
minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong bối cảnh
đang có những căng thẳng với Nga do tình hình Ukraine./.
Hùng Cường/VOV online
Ngoại trưởng Lavrov: Nga sẽ đáp trả nếu bị tấn công
(Dân trí) - Nga sẽ đáp trả nếu bị tấn công và nếu các lợi ích của người Nga bị đe dọa, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố trong một cuộc phỏng với truyền thông nước này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Sophie Shevardnadze của đài Russia Today ngày 23/4, ông Lavrov cho hay nếu lãnh thổ Nga bị tấn công, Mátxcơva sẽ bị đáp trả theo luật pháp quốc tế.
“Nếu chúng tôi bị tấn công, chắc chắn chúng tôi sẽ trả đũa. Nếu các
lợi ích hợp pháp của chúng tôi, các lợi ích của người Nga bị tấn công
trực tiếp, giống như tại Nam Ossetia, tôi không nhìn thấy bất kỳ cách
nào khác là phải đáp trả phù hợp theo luật pháp quốc tế”, nhà ngoại giao
hàng đầu của Nga nói.“Nếu các công dân Nga bị tấn công, đó như một cuộc tấn công nhằm vào Liên bang Nga”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Nói về việc tăng cường quân đội tại biên giới Nga-Ukraine, ông Lavrov cho biết các binh Nga vẫn ở trong lãnh thổ Nga và chưa hề vượt qua biên giới Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Lavrov cũng nói về sự can thiệp của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hiện thời tại Ukraine, cáo buộc Washington đang cố gắng bóp méo tình hình.
“Không có lý do gì để không tin rằng người Mỹ đang điều khiển cuộc chơi”, ông Lavrov nói, liên hệ tới chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev và cùng thời điểm đó Ukraine quyết định mở lại chiến dịch chống khủng bố nhằm vào người biểu tình ở miền đông.
“Họ chọn thời điểm chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ để thông báo về việc nối lại chiến dịch ở miền đông. Trước đó, việc mở chiến dịch này cũng diễn ra ngay sau chuyến thăm của giám đốc CIA John Brennon tới Kiev”, ông Lavrov nói.
Tình hình tại Ukraine là một ví dụ nữa cho thấy Washington đang cố gắng giành đất trong cuộc tranh giành địa chính trị, theo Ngoại trưởng Nga.
“Ukraine chỉ là một dấu hiệu cho thấy Mỹ không chịu đầu hàng trong cuộc tranh giành địa chính trị. Người Mỹ không sẵn sàng thừa nhận rằng, ngồi từ Washington họ không thể điều khiển cuộc chơi ở mọi nơi trên khắp thế giới”, ông Lavrov nói.
An BìnhTheo RT
Cuộc chiến tranh kỳ quặc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Ba cường quốc của Châu Âu , một bên là Anh, Pháp và một bên là Đức đã tuyên bố chiến tranh với nhau nhưng không bên nào tiến hành các cuộc tấn công đáng kể, thậm chí có rất ít giao chiến trên thực địa. Lý do cho hành động tuyên chiến của Anh-Pháp với Đức là việc Đức tấn công Ba Lan, một nước đã kí hiệp ước đồng minh với Anh-Pháp. Tuy vậy, sau khi tuyên chiến, Anh-Pháp không có hành động quân sự nào đáng kể nhằm vào Đức, và quân Đức đã có thể rảnh tay để nhanh chóng đánh bại Ba Lan.
Cho đến ngày 10 tháng 5 năm 1940, nước Đức và Đồng minh Anh - Pháp mới bắt đầu đánh nhau to. Đồng minh Anh - Pháp thảm bại trong Trận chiến nước Pháp.
Chiến dịch tấn công Saar
Chiến dịch tấn công Saar là một hoạt động quân sự của Pháp nhằm vào hạt Saar tại vị trí phòng thủ của Tập đoàn quân số 1 (Đức) trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ hai. Chiến dịch này nhằm mục đích hỗ trợ Ba Lan - lúc này đang chịu cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức. Tuy nhiên, chiến dịch nhanh chóng bị đình lại và người Pháp rút quân.Theo hiệp ước quân sự Pháp-Ba Lan, quân đội Pháp bắt đầu chuẩn bị tấn công phát xít Đức sau ba ngày động viên. Quân Pháp nhanh chóng giành quyền kiểm soát khu vực giữa biên giới Pháp và phòng tuyến quân Đức và bắt đầu thăm dò phòng tuyến Đức. Sau 15 ngày động viên binh sĩ (ngày 16 tháng 9 năm 1939), quân Pháp bắt đầu tấn công toàn diện. Việc động viên cục bộ ở Pháp bắt đầu vào ngày 26 tháng 8 và đến ngày 1 tháng 9 thì lệnh tổng động viên được thi hành.
Đợt tấn công của quân Pháp tại thung lũng sông Rhine (Chiến dịch Saar) mở màn vào ngày 7 tháng 9, sau 4 ngày Pháp tuyên chiến với Đức. Trong thời gian đó, quân Đức đang bận bịu với chiến sự ở Ba Lan và vì vậy người Pháp nắm ưu thế về quân số tại khu vực này. Tuy nhiên, quân Pháp hầu như không có bất cứ hành động nào cụ thể để cứu nguy cho Ba Lan. 11 sư đoàn Pháp tiến quân trên một mặt trận dài 32 cây số gần Saarbrücken, tấn công các cứ điểm phòng thủ yếu của phát xít Đức. Họ tiến được 8 cây số, chiếm 20 làng vốn bị quân Đức bỏ trống và không gặp sự kháng cự đáng kể nào. Tuy nhiên, cuộc tấn công hời hợt của Pháp nhanh chóng dừng lại sau khi họ đánh chiếm rừng Warnt vì gặp phải bãi mìn dày đặc ở một chiến địa sâu 3 dặm của quân Đức.
Cuộc tấn công này không khiến quân Đức rút bớt quân từ Ba Lan sang phía Tây. Tổng số binh lực tấn công bao gồm 40 sư đoàn, trong đó có một sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn bộ binh cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng. Ngày 12 tháng 9, Hội đồng chiến tranh Tối cao Anh-Pháp họp lần đầu tại Abbeville, Pháp. Kết luận của cuộc họp là tất cả các cuộc tấn công phải bị đình lại ngay lập tức. Trong thời gian này người Pháp đã tiến sâu 8 cây số vào lãnh thổ Đức trên một mặt trận rộng 24 cây số bao phủ vùng Saar. Maurice Gamelin ra lệnh cho quân Pháp dừng lại ở các vị trí cách phòng tuyến Siegfried của Đức ít nhất 1 cây số. Tuy nhiên, Gamelin lại dối trá nói với Nguyên soái Ba Lan Edward Rydz-Śmigły rằng một nửa số quân Pháp đã chạm trán với quân Đức và đã buộc phát xít Đức rút ít nhất 6 sư đoàn khỏi Ba Lan. Ngày hôm sau đại diện của quân đội Pháp tại Ba Lan là Louis Faury báo với Tổng tham mưu trưởng Ba Lan, tướng Wacław Stachiewicz rằng kế hoạch tấn công Đức bị dời lại từ ngày 17 sang ngày 20 tháng 9 năm 1939. Cùng lúc đó, quân Pháp bắt đầu rút về các vị trí ban đầu của họ tại phòng tuyến Maginot. Cuộc chiến tranh kỳ quặc chính thức mở màn.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 13:49, ngày 12 tháng 12 năm 2013.
Nguyễn Văn Thiệu: “Cờ thí” trong ván cờ chính trị Mỹ
(Kienthuc.net.vn) - Không có thực quyền, mọi quyết định quan trọng đều
phải nghe theo Mỹ... Thực chất Nguyễn Văn Thiệu chỉ là quân cờ trên bàn
cờ chính trị của Mỹ?
Cờ bí dí tốt
Nguyễn Văn Thiệu được dựng lên nhờ Mỹ.
Người ta đánh giá chính quyền Thiệu lệ thuộc Mỹ nhiều hơn thời Ngô Đình
Diệm. Sự lệ thuộc ngày càng nhiều khiến Nguyễn Văn Thiệu mất dần thế
đứng để trở thành một quân bài trong ván bài chính trị cả đối nội lẫn
đối ngoại của Mỹ.
Sự kiện đầu tiên chứng tỏ điều đó là
vụ bầu cử năm 1968 ở nước Mỹ. Thời điểm đó vừa trải qua cú sốc Tết Mậu
Thân. Tương lai hòa bình còn rất tăm tối. Áp lực dư luận đòi kết thúc
chiến tranh đè nặng lên Johnson. Trước tình thế đó, Johnson tuyên bố
không ra ứng cử nhiệm kỳ 2 và đề cử Phó Tổng thống Hubert Humphrey. Để
giúp Humphrey, Johnson quyết định xuống thang chiến tranh. Một mặt tuyên
bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Mặt khác gây sức ép với Nguyễn Văn
Thiệu để Sài Gòn cử đoàn đàm phán đến Paris. Mục tiêu của Johnson trong
việc ép Thiệu là để xoa dịu dư luận về viễn cảnh đàm phán hòa bình.
Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Nguyễn Cao Kỳ. Ảnh: Pháp luật TP.HCM. |
Qua đại sứ Bunker tại Sài Gòn, Johnson
ra sức thúc ép Thiệu cử phái đoàn đến Paris đàm phán. Cùng lúc này,
người phụ trách vận động tranh cử của Nixon lại thông qua bà Chennault
(quen biết với ông Thiệu) liên tục gửi thông điệp vận động Thiệu trì
hoãn việc đến Paris, chờ Nixon lên làm Tổng thống thì mọi việc sẽ tốt
đẹp.
Nhân dịp kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2013), Kiến Thức xin giới thiệu tới độc giả loạt bài "Lật lại hồ sơ chiến tranh Việt Nam" với những thông tin đầy đủ, sinh động và giàu giá trị tham khảo. Loạt bài sẽ được đăng tải liên tục từ 26/4 - 1/5/2013. Kính mời độc giả theo dõi, đón đọc. |
Kết quả là ông Thiệu ngả về phía
Nixon, ông ta luôn nói: “Với cộng sản không bao giờ có thương lượng”.
Ngày 1/11/1968, Thiệu đọc diễn văn trong lễ mừng ngày quốc khánh đệ nhị
Cộng hòa, tuyên bố không cử đoàn đàm phán đến Hội nghị Paris. Quyết định
này đưa ra trước cuộc bầu cử ở Mỹ 5 ngày đã biến các cố gắng xuống
thang chiến tranh của Johnson trở thành vô nghĩa. Nixon đã thắng cử nhờ
vào hành động trợ giúp của Thiệu. Trong hồi ký của Johnson, ông ta viết
“Tôi tin chắc rằng sự việc đó (hành động của Thiệu) đã khiến ông
Humphrey thất cử”.
Đây là lần đầu tiên Nguyễn Văn Thiệu
bị lôi kéo và trở thành một quân bài trong ván bài chính trị nội bộ của
nước Mỹ. Oái oăm thay, hành động của Thiệu lại khiến Thiệu lún sâu vào
vai trò một quân bài. Vài ngày sau cuộc bầu cử, người vận động tranh cử
của Nixon lại thông qua bà Chennault gửi thông điệp cho Thiệu nhưng giờ
đây là “Nên tham dự ngay các cuộc hòa đàm ở Paris”. Chính Nixon trong
lần thăm Nhà Trắng ngày 11/11/1968 cũng công khai phát biểu: “Chính phủ
Johnson không những có thể hành động nhân danh chính quyền hiện nay mà
còn nhân danh cả toàn quốc và như thế có nghĩa là nhân danh cả chính
quyền sắp tới nữa”. Lời phát biểu của Nixon được Sài Gòn hiểu rằng tân
tổng thống đã bắt đầu gây áp lực đối với mình.
Nước cờ tàn của Nixon
Kể từ năm 1968, Mỹ đã bắt đầu muốn rút
ra khỏi cuộc chiến. Nhưng rút như thế nào là vấn đề rất quan trọng.
Không thể lặng lẽ cuốn cờ ra đi. Làm như vậy tức là thừa nhận thất bại
đồng thời sẽ bị chỉ trích là bỏ rơi đồng minh. Nhưng lúc này, người Mỹ
đã quá mệt mỏi cả về kinh tế lẫn chính trị. Họ không còn cho sứ mệnh
ngăn chặn cộng sản là trách nhiệm của mình như hồi thập niên 1950 nữa.
Vấn đề bây giờ của họ là làm sao thoát khỏi cuộc chiến tranh này trong
danh dự, mang được tù binh về mà vẫn không bị coi là bỏ rơi đồng minh.
Chân dung Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh: Phunutoday. |
Trong thực tế, từ năm 1968, Mỹ và Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã đàm phán công khai và bí mật ở Paris nhiều lần.
Cho đến năm 1972, cơ bản các điều khoản đã hoàn thành. Người Mỹ đã có
được những điều họ muốn: rút trong danh dự, lấy được tù binh. Nhưng chỉ
còn điều cuối là tránh mang tiếng bỏ rơi đồng minh thì họ còn đang vướng
mắc.
Thiệu cực lực phản đối Hiệp định vì
ông ta biết với điều khoản Mỹ rút mà “Cộng sản” không phải rút thì sớm
muộn ông ta sẽ thua. Nhưng bây giờ mối quan tâm hàng đầu của Mỹ không
phải thua hay thắng mà là làm sao để rút đi cho sớm. Muốn vậy, Mỹ phải
ép Thiệu ký sớm.
Trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy,
dựa trên tập hồ sơ về bang giao Mỹ Việt trong giai đoạn trước 1973, ông
Nguyễn Tiến Hưng đã dẫn ra nhiều bức thư của Nixon thúc giục Nguyễn Văn
Thiệu ký Hiệp định.
Để đạt mục đích, Nixon giơ ra một “củ
cà rốt” để thuyết phục Thiệu. Bức thư đề ngày 16/10/1972, Nixon viết:
“Riêng đối với tôi thì điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định, ngoài
những khía cạnh quân sự của nó, là Chính phủ ngài, quân lực và những
định chế chính trị của VNCH sẽ còn nguyên vẹn sau khi cuộc ngưng bắn
được tôn trọng. Trong thời kỳ tiếp theo sau đình chiến, Ngài có thể hoàn
toàn an tâm là chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho Chính phủ của Ngài sự
yểm trợ đầy đủ nhất, kể cả viện trợ kinh tế và bất cứ viện trợ quân sự
nào phù hợp với những điều khoản đình chiến của Hiệp định này… Tôi xin
cam kết với Ngài rằng, bất cứ một sự bội tín nào về phía họ cũng sẽ bị
chúng tôi lên án khắt khe nhất và nó sẽ có những hậu quả trầm trọng
nhất”.
Việc Thiệu ký hay không, vào thời điểm
này còn ảnh hưởng cả đến việc Nixon có trúng cử nhiệm kỳ 2 hay không vì
cuối năm 1972 sẽ diễn ra bầu cử. Trong khi đó, dù biết áp lực Mỹ gia
tăng nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn cố gắng trì hoãn với lý do sự có mặt các
lực lượng “cộng sản” còn lại là mối nguy hiểm. Hai bên tiếp tục thư từ
nhiều lần nữa. Trong khi Thiệu còn chưa quyết định thì ở Washington,
Kissinger rầm rộ tuyên bố: Hòa bình đã ở trong tầm tay. Nixon nhờ đó đắc
cử lần hai.
Nhưng ngày đăng quang đã gần tới mà
chưa thuyết phục được Thiệu, Nixon bắt đầu sốt ruột. Thư đề ngày
14/1/1973, Nixon dọa dẫm: “Tôi nhất quyết cho phê chuẩn bản Hiệp định
vào ngày 23 tháng 1 và sẽ ký vào ngày 27 tháng 1, 1973 tại Paris. Tôi sẽ
làm việc này dù phải làm một mình, trong trường hợp đó, tôi sẽ công
khai tố cáo Chính phủ của Ngài làm cản trở cho công cuộc vãn hồi hoà
bình tại Việt Nam… Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cắt viện trợ quân
sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong Chính
phủ của Ngài cũng không thể cứu vãn được”.
Theo Nguyễn Tiến Hưng, trong “từ điển
chính trị” về mối quan hệ Việt Nam – Mỹ thì “thay đổi nhân sự” là một
cách nói giảm nhẹ của đảo chính. Tuy nhiên, Nixon cũng không quên ngọt
nhạt sẽ bảo đảm viện trợ quân sự, kinh tế và trợ giúp quân sự cho Sài
Gòn khi cần. Đến đây Thiệu buộc phải “đầu hàng”. Ngày 27/1/1973, Hiệp
định Paris về vấn đề Việt Nam đã được ký kết. Mỹ đã đạt được mọi toan
tính của họ.
Ngay từ đầu, việc ông Thiệu “lên ngôi”
đã là một nước cờ của Mỹ. Không phải vì Thiệu có tài năng xuất chúng mà
vì: “Nếu bỏ Thiệu, như Washington hiểu một cách đúng đắn, thì sẽ là một
mớ hỗn tạp của những tập đoàn gây chiến, những phe phái và những người
tham lam đã nổi lên sau khi Diệm chết và vì thế mà sản sinh ra một sự
mất ổn định triền miên chỉ có lợi cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng”
(Gabriel Kolko - Giải phẫu một cuộc chiến tranh).
Nhận xét
Đăng nhận xét